Friday, April 19, 2019

SẾP VĂN HÓA VATICAN LẠC QUAN TRƯỚC BI KỊCH CỦA NHÀ THỜ ĐỨC BÀ Ở PARIS ( Claire Giangravè)




Claire Giangravè
DCVOnline dịch
Posted on April 17, 2019 by editor

ROME - Hôm thứ Ba, trong lúc giới thiệu về cuộc triển lãm của Tòa Thánh sẽ bắt đầu diễn ra tại Bắc Kinh vào cuối tháng Tư, Hồng y trùm văn hóa của Vatican đã nhận định về cuộc hỏa hoạn ở nhà thờ Đức Bà ở Paris và cố đưa ra một cái nhìn lạc quan về sự kiện mà coi là “một khoảnh khắc đen tối.”

Một người quỳ bên đường cạnh những người đến xem và chụp ảnh nhà thờ Đức Bà sau vụ hỏa hoạn ở Paris, Thứ Ba, ngày 16 tháng 4 năm 2019. Các chuyên gia đang đánh giá nhà thờ Đức Bà bị cháy xém biểu tượng của Paris để định sẽ làm gì hầu trùng tu nhà thờ Đức Bà sau trận hỏa hoạn tàn khốc phá hủy một phần quan trọng của tòa nhà gần 900 năm lijh sử. Nguồn: Ảnh AP/Barshe Ena.

Hồng y Ý Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giam mục về Văn hóa, trong một cuộc họp báo tại Vatican 16 tháng Tư phát biểu,

“Tôi thật sự xúc động vì người dân và du khách ở Paris đã rơi lệ tiếc thương và quay phim ghi lại cảnh tượng này.
Điều đó cho thấy rằng nhà thờ lớn, tất cả các thánh đường lớn và đại thánh đường, thực sự là những thực thể sống.”

Tối thứ Hai, người dân Paris và công dân trên toàn thế giới đã đau khổ theo dõi cảnh tượng Nhà thờ Đức Bà — một kiến trúc có hơn 800 năm lịch sử, một biểu tượng của nghệ thuật và Thiên Chúa giáo ở trung tâm thành phố Paris, Pháp — chìm trong biển lửa.

Cảnh quay trực tiếp cho thấy ngọn tháp nhà thờ sụp đổ, và dù lửa đã tắt, giới hữu trách vẫn chưa xác định được nguyên nhân và thiệt hại của vụ cháy.

Hồng y Gianfranco Ravasi đã mô tả nhà thờ, giống như tất cả các nhà thờ ở Pháp thuộc về nhà nước, như “một thực thể sinh động của tất cả mọi nơi cử hành phụng vụ, nơi diễn ra các cuộc họp đức tin và ngay cả những người ngoại đạo cũng đến thăm một điểm đến tuyệt với.”

Hồng y và học giả Gianfranco Ravasi nói thêm, câu chuyện về nhà thờ Đức Bà, không phải là một câu chuyện thẳng hàng. Hoàn thành vào năm 1345, nhà thờ Đức Bà đại diện cho tầm cỡ của kiểu kiến ​​trúc Gothic đã trải qua nhiều lần tái thiết và phục hồi. Ngay cả ngọn tháp trên mái, làm bằng gỗ và chì, đã được xây dựng lại vào thế kỷ 18.

“Lịch sử của nhà thờ Đức Bà, trong thực tế, là lịch sử của một người, trong suốt cuộc đời, đã gặp đau khổ, bị thương và đôi khi tưởng như sắp chết, đó là một con người, nhưng luôn luôn tái sinh và lại sống.”

Cộng đồng Thiên Chúa giáo trên toàn thế sắp làm lễ kỷ niệm quan trọng nhất trong năm; đó là sự phục sinh của Chúa Kitô vào dịp Lễ Phục sinh, thì hình ảnh mà hồng y Gianfranco Ravasi miêu tả quả là sâu sắc. Hồng y Ravasi nói thêm,

“Có một cuộc sống không ngừng qua những thay đổi kiến ​​trúc đa dạng và đôi khi là sự tái thiết sâu rộng. Sự hiện hữu liên tục của đức tin là một cố gắng bằng mọi cách để phục sinh một biểu tượng  nghệ thuật.”

Giống như Giáo hoàng Phanxicô đã viết trong một điện tín gới cho giáo phận Paris ngày 16 tháng 4, Hồng y Ravasi thừa nhận rằng trong khi nhà thờ là một biểu tượng lớn cho người Thiên Chúa giáo, nó cũng đại diện cho nhịp đập của quả tim của thành phố Paris và đã thu hút nhiều người ngoại đạo.

Vẻ đẹp của kiến ​​trúc của nhà thờ Đức Bà, theo ông, dẫn đến một “chiều kích tâm linh, bí mật và một cảm giác siêu việt mà ngay cả những người ngoại đạo cũng cảm thấy.”

Tổng Giám mục Pháp, Michel Aupetit, sẽ cử hành Thánh lễ Chrism vào thứ Năm, một trong những lễ kỷ niệm phụng vụ Thiên Chúa giáo quan trọng nhất, tại Nhà thờ Saint-Sulpice ở trung tâm thành phố Paris. Vào ngày 17 tháng 3, Saint-Sulpice cũng bốc cháy, nhưng nhân viên cứu hỏa đã dập tắt vụ cháy và không ai bị thương.

Khi được phóng viên hỏi liệu Vatican có hỗ trợ cho việc xây dựng lại nhà thờ Đức Bà hay không, Hồng y Gianfranco Ravasi nói rằng Pháp “tự túc” về mặt kinh tế và tiền vé vào cửa thăm nhà thờ Đức Bà là “một quỹ dùng cho những dự án trùng tu hay tái thiết.” Ông nói thêm

“Tòa Thánh sẽ có thể đóng góp, đặc biệt về mặt  kỹ thuật, bởi vì trong lĩnh vực này, chúng tôi được công nhận là có khả năng phẩm chất cao. Nếu có thì đề nghị trong tương lai, sẽ phát sinh ra từ một cuộc đối thoại giữa các bên liên quan.”

Ravasi nhận xét như vậy tại một cuộc họp báo giới thiệu gian hàng triển lãm đầu tiên của Vatican tại cuộc Triển lãm quốc tế về Trồng trọt được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, từ ngày 28 tháng 4 đến ngày 7 tháng 10 với chủ đề “Cuộc sống Xanh. Sống tốt hơn.” Hồng y Ravasi nói,

“Sáng kiến ​​này, thoạt nhìn có vẻ xa lạ với lợi ích của chúng tôi,” thể hiện hai biểu tượng gần với trái tim của Giáo hội Thiên giáo và Giáo triều của GH Phanxicô. Đầu tiên là Thông tri Laudato Si, về việc chăm sóc sáng tạo và môi trường, thứ hai là gần 80% Nhà nước Vatican là các di tích, bảo tàng và vườn cây.

Triển lãm của Tòa Thánh tại Bắc Kinh. Nguồn: Vatican.

“Gian hàng triển lãm của chúng tôi là một trong những nơi rẻ nhất và đẹp nhất” Hồng y Ravasi, người được giao trọng trách tổ chức gian hàng triển lãm của Vatican. Chi phí cho việc xây dựng gian hàng rộng hơn 2.000 bộ vuông lên tới 1 triệu đô la và được Hòa Lan hỗ trợ bằng cách gửi hoa và tài nguyên.

Trong gian hàng triển lãm của Vatican, du khách sẽ thấy các tài liệu từ Thư viện Tông đồ mô tả  chi tiết các tính chất của dược liệu cũng như các bức tượng và đài phun nước. Một tác phẩm giải trí tương tác của bức tranh đồ sộ “Adam Adam và Eva trong Vườn Địa đàng” của Peter Wenzel, được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Vatican, cũng sẽ được trưng bày.

Tranh “Adam Adam và Eva trong Vườn Địa đàng” của Peter Wenzel. Nguồn Vatican Museums.

Trong số năm lựa chọn, Vatican đã chọn chủ đề phụ là “Ngôi nhà của những trái tim”, vì theo linh mục Tomasz Trafny, phó ủy viên gian hàng,

“Chúng tôi nhận ra mình ở chiều kích này, không chỉ là một Nhà nước mà còn là một Nhà thờ, như một thực tế cuối cùng tạo ra một ngôi nhà cho nhiều quả tim.”

Ravasi công nhận có những thách thức khi cố gắng thực hiện một cuộc triển lãm cách xa Rome và ở một đất nước không có quan hệ ngoại giao chính thức với Vatican. Ông nói,

“Tôi cũng cố gắng để thực sự hiểu bước tiếp theo trong cuộc đối thoại này sẽ diễn ra như thế nào. Chiều kích văn hóa độc quyền này có lẽ sẽ nhằm mục đích tạo ra một bầu không khí đối thoại.”

Ravasi và người phó bí thư  của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, linh mục Paul Tighe, sẽ đến thăm Bắc Kinh vào ngày 29 tháng 4 và gặp gỡ các đại diện văn hóa và chính phủ của Bắc Kinh. Ông nói,

“Tôi không biết sẽ gặp giới chức nào trong chính quyền, nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ có cơ hội đối thoại nhiều hơn về khả năng hội ngộ.”

© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

*
Nguồn:  Vatican culture czar offers ‘optimistic’ take on Notre Dame tragedy | Claire Giangravè | Crux | Apr 17, 2019. BDD6A2oNFt1uk






No comments: