01/04/2019
Tin Biển Đông
Báo Thanh Niên có bài: Biển Đông vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong tranh chấp
chủ quyền. Phát biểu tại hội nghi đối thoại ASEAN – Mỹ lần thứ 32 diễn
ra ở thủ đô Washington của Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao VN Nguyễn Quốc Dũng cho rằng,
Biển Đông “vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức bắt nguồn từ những
tranh chấp chủ quyền, các hoạt động bồi đắp, quân sự hóa, nạn cướp biển, tội phạm
xuyên quốc gia, đánh bắt cá trái phép, ô nhiễm môi trường biển, thiên tai”.
Ông Dũng tái khẳng định lập trường của ASEAN để giải
quyết mâu thuẫn ở Biển Đông là “kiềm chế, không quân sự hóa, giải quyết
hòa bình các tranh chấp, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về luật
Biển năm 1982”.
Mời đọc thêm: Trung Quốc sẽ sớm có 4 tàu sân bay (TP).
– Trung Quốc giật mình khi tàu đổ bộ tấn công Mỹ mang đầy
F-35B tiến vào biển Đông (ANTĐ). – Ngoại trưởng Mỹ: Vành đai con đường và đảo nhân tạo của
Trung Quốc là giống nhau — Việt Nam và Ấn Độ diễn tập tìm kiếm và cứu nạn trên biển (RFA).
Hậu “nâng đỡ không
trong sáng”
Cựu Phó chủ tịch Thanh Hóa “nâng đỡ không trong sáng” Quỳnh
Anh sẽ về Sở Xây dựng, theo VietNamNet. Ông Ngô Văn Tuấn, người từng bị
cách chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa do vụ bê bối “nâng đỡ không trong
sáng” sẽ “được sắp xếp làm tổ trưởng tổ giúp việc của Ban chỉ đạo quy
hoạch xây dựng phát triển đô thị và nhà ở. Đây là ban kiêm nhiệm do Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa làm trưởng ban”.
Dù ông Tuấn đã “làm trái quy định của hội đồng thi
tuyển công chức tỉnh Thanh Hóa năm 2011”, UBND tỉnh Thanh Hóa vẫn “giao
cho Sở Nội vụ tham mưu, sau đó được tỉnh đồng ý chủ trương để ông Ngô Văn Tuấn
là chuyên viên thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác tại Sở Xây dựng”.
Độc giả Trinh Linh của báo VietNamNet bình luận:: “Không
có chuyện lạ đời đến thế, chẳng có nhẽ Thanh hóa lại thiếu cấn bộ trầm trọng đến
thế. Về chánh VP rồi lại lên PGĐ rồi GĐ. Khi đã kỷ luật mất hết chức vụ Đảng và
chính quyền thì nên cho về nghỉ đi cho rồi“. Độc giả Vandunem viết: “Anh
đã nói rồi, việc chú giúp anh cứ để báo chí lắng xuống rồi anh lại đưa em về vị
trí. Trên không làm được gì đâu“.
Biếm họa “Nâng đỡ
không trong sáng” của LAP/ internet
Mời đọc thêm: Cựu PCT Thanh Hóa, bị kỷ luật, được về lại Sở Xây Dựng (RFA).
– Cựu phó chủ tịch tỉnh nâng đỡ ‘hot girl’ Quỳnh Anh sẽ về Sở
Xây dựng? (Zing). – Quan chức ‘nâng đỡ không trong sáng’ hot girl về làm lại Sở
Xây dựng (TT).
Loay hoay với nạn
“chạy” chức, “chạy” quyền
Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu vừa kỷ luật lãnh đạo huyện vi phạm trong đề bạt, giới thiệu cán
bộ, VOV đưa tin. Ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hòa
Bình vừa bị kỷ luật khiển trách vì “vi phạm quy định của Đảng trong việc
đề bạt, giới thiệu cán bộ ứng cử không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đối
với một số trường hợp, quyết định cử một số cán bộ đi đào tạo sau đại học và đề
xuất hỗ trợ kinh phí đào tạo từ ngân sách cho một số cán bộ không đúng quy định”.
Báo Lao Động có bài tổng hợp lời một số trí thức “lề
đảng” bàn về giải pháp ngăn chặn nạn chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu: Không giao đặc quyền cho một nhóm người quyết định.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng, “quy trình thực hiện công tác cán bộ
từ đánh giá đến quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cần phải được dân chủ, công khai
và không thuộc đặc quyền do một nhóm người quyết định”.
Rõ ràng, ông Phúc và nhiều trí thức “lề đảng” lại tự
mâu thuẫn với chính họ và các nguyên tắc làm nên cấu trúc chế độ của họ. Ngay
chuyện đảng CSVN độc quyền lãnh đạo, không cho đảng khác hoạt động, không cho
dân bầu cử tự do đã là trao đặc quyền cho một nhóm người ở thượng tầng chế độ.
Ông Nguyễn Phú Trọng giờ nắm giữ 2 trong 4 chức lãnh đạo cao nhất của chế độ,
đó chẳng phải là trao quá nhiều đặc quyền cho một cá nhân?
Mời đọc thêm: Nhà báo Nhị Lê: “Không giữ được liêm sỉ thì đừng làm lãnh đạo” (GT).
– Bạc Liêu kỷ luật nhiều lãnh đạo huyện Hòa Bình (Zing).
– Một loạt cán bộ ở Bạc Liêu bị kỷ luật (GT).
– Chống “chạy chức, chạy quyền”: Phải đặt công tác cán bộ ra
ánh sáng (VOV). – Thanh tra với doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực nhà nước để
phòng, chống tham nhũng (PL&XH).
Các vụ cướp nhà,
“ăn” đất
Báo Tiền Phong có bài: Đi làm về, người dân “tá hỏa” phát hiện cả ngôi nhà biến mất.
Người dân ấp Tân An, xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương “đang
xôn xao về việc một căn nhà của hộ dân đang sinh sống nhiều năm” bỗng
nhiên “biến mất sau khi chủ nhà đi làm. Trong khi đó, lãnh đạo xã này tỏ
ra bối rối, thừa nhận cán bộ xã xuống phá nhà dân”.
Chủ nhà kể: “Tại sao căn nhà hiện hữu mấy
năm nay cùng hàng trăm căn nhà khác trong khu vực lại bị phá mà không có một giấy
tờ gì. Tài sản trong nhà không còn, trong khi tôi không nhận được văn bản tịch
thu hay cưỡng chế nhà”.
Trang Tài Nguyên và Môi Trường viết: Sai phạm đất đai, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Bắc Kạn bị
kỷ luật cảnh cáo. UBKT Tỉnh ủy Bắc Kạn vừa kỷ luật cảnh cáo đối với ông
Trịnh Đình Sính, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Bắc Kạn, vì đã “ký quyết
định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chưa có đủ căn cứ và có diện
tích vượt so với biên bản họp của hội đồng xét giao đất”, ký quyết định
chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số
hộ dân trái quy định.
Mời đọc thêm: Cựu Chủ tịch xã gây thiệt hại hơn 8 tỉ đồng vì giao đất trái
thẩm quyền (CAND). – Nhường đất cho thủy điện Đăk Đrinh, người dân mòn mỏi chờ tiền
đền bù(Tin Tức). – Tiền Giang: Sự thật vụ cưỡng chế trụ sở ấp Lăng Hoàng Gia (CL&XH).
– Biệt thự tàn phá rừng Sóc Sơn bất động, nhồi cao ốc 18 tầng
sẽ thành ‘điểm nóng’ (TP).
Tin nhân quyền
Liên Hiệp Quốc chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam,
theo RFA. Ủy ban chuyên trách theo dõi nhân quyền của LHQ vừa kêu gọi VN “chấm
dứt biện pháp bỏ tù những nhà hoạt động, nhà báo vì lên tiếng chỉ trích các
chính sách của nhà nước. Ủy ban này cũng bày tỏ quan ngại về số lượng lớn các
án tử hình và hành quyết áp dụng đối với những tội nhẹ hơn sau những phiên xử đầy
sai phạm”.
Báo Người Việt đưa tin: Nhiều cá nhân, tổ chức chống nhà thầu Trung Quốc làm cao tốc
Bắc-Nam. Theo đó, “hàng trăm cá nhân và tổ chức người Việt
trong và ngoài nước thúc giục nhà cầm quyền CSVN không để nhà thầu Trung Quốc
tham gia làm đường cao tốc Bắc-Nam”. Trên mạng xã hội đang lan truyền “một
bản tuyên bố của bảy tổ chức xã hội dân sự và 443 cá nhân” kêu gọi
chính quyền VN không để TQ can thiệp vào dự án cao tốc.
Bản tuyên bố trên xuất hiện ngày 31/3/2019, cùng
ngày với cuộc biểu tình của giáo dân Giáo xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh. Cuộc biểu
tình kêu gọi người Việt không thờ ơ với vận mệnh đất nước, cảnh giác trước những
thủ đoạn của TQ nhằm can thiệp vào VN.
Linh mục và giáo
dân giáo xứ Song Ngọc ở Nghệ An bày tỏ thái độ về nhà thầu Trung Quốc muốn làm
cao tốc Bắc Nam. Nguồn: FB Xuân Ly/NV
Mời đọc thêm: Ủy ban LHQ chỉ trích VN đàn áp các quyền tự do, vi phạm nhân
quyền (VOA). – Ủy Ban Bảo vệ Quyền Làm Người VN hoan nghênh kết luận của
Liên Hiệp Quốc(RFA). – Hậu quả nào sau khi VN bị Ủy ban LHQ chỉ trích đàn áp nhân
quyền?
Vụ nữ sinh bị đánh
hội đồng, lột quần áo
Thêm vụ bạo hành tập thể mà các thủ phạm và nạn nhân
đều là học sinh, vừa diễn ra ở trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng
Yên. Tuy nhiên, vụ này làm cả dư luận “lề đảng” và “lề dân” rúng động bởi nạn
nhân bị làm nhục nặng nề, bị đánh hội đồng và lột quần áo trước máy quay của thủ
phạm. Báo Dân Trí đưa tin: Nữ sinh lớp 9 bị bạn lột quần áo, đánh đập dã man.
Ông Nguyễn Văn Doanh, chú ruột của nạn nhân N.T.H.Y,
là học sinh lớp 9 Trường THCS Phù Ủng, tố cáo với báo chí, “ngày 22/3,
cháu Y. bị 5 học sinh cùng lớp lột quần áo, đánh đập dã man và quay video ngay
tại Trường THCS Phù Ủng”. Theo ông Danh, nhóm thủ phạm gồm Đặng T.H., Đặng
T.L., Nguyễn D.T, Nguyễn T.T.T và Nguyễn Thị M.Q.
VTC có clip, tổng hợp toàn cảnh nữ sinh lớp 9 bị bạn học lột đồ, đánh hội đồng ở
Hưng Yên.
Trang An Ninh Thủ Đô viết: Nữ sinh Hưng Yên bị đánh hội đồng vẫn điều trị tại bệnh viện
tâm thần vì hoảng loạn. BV Tâm thần Hưng Yên cho biết, nữ sinh H.Y “nhập
viện điều trị từ chiều 28/3, với chẩn đoán ban đầu là phản ứng stress cấp, sang
chấn tâm lý. Bệnh viên cố gắng giúp em ổn định tinh thần để sớm trở lại trường”.
Báo Một Thế Giới dẫn lời kể của nữ sinh ở Hưng Yên: Em bị đánh nhiều lần nhưng cô giáo không
can. Nữ sinh H.Y kể: “Không chỉ bị đánh vào buổi trưa 22/3 vừa
qua mà em đã bị các bạn kiếm cớ đánh rất nhiều lần rồi, có những lần bị đánh cô
giáo cũng biết, các bạn khác cũng biết khi em bị đánh ở học kỳ I nhưng không ai
dám can ngăn”.
VTC có clip, ghi lại lời Hiệu trưởng trường THCS Phù Ủng yêu cầu xóa clip nữ sinh bị
đánh hội đồng để “hạn chế phát tán”.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi vụ nữ sinh bị lột quần áo, bạo hành trong lớp: Trách nhiệm
giáo viên ở đâu? Bài viết lưu ý: “Một trong những điều khiến
dư luận bức xúc, phẫn nộ nhất trong vụ việc này có lẽ là cách xử lý của nhà trường.
Hình thức kỷ luật là xin lỗi, đình chỉ học tập 5 nữ sinh một tuần; giáo viên
còn buộc các học sinh phải xóa những đoạn video bạo lực đã quay”, nhiều người
cho rằng đó là “giơ cao đánh khẽ”.
Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đã cách chức Ban Giám hiệu, Chi ủy… vụ nữ sinh bị đánh hội
đồng, theo báo Pháp Luật TP HCM. Trong buổi làm việc sáng 31/3/2019 giữa
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch tỉnh Hưng Yên, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hưng
Yên, lãnh đạo huyện Ân Thi và các cơ quan chức năng tỉnh với cán bộ Trường THCS
Phù Ủng, Chủ tịch tỉnh Nguyễn Văn Phóng đã “tuyên bố cách chức toàn bộ
BGH, Chi uỷ, kỷ luật hội đồng Sư phạm, cô giáo chủ nhiệm”.
Báo Lao Động dẫn lời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bàn về
vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Hội đồng kỷ luật xử lý du di, xuê
xoa. Trong buổi làm việc tại trường THCS Phù Ủng, ông Nhạ cho rằng “đây
là vụ việc nghiêm trọng, đau lòng, vượt quá bạo lực học đường thông thường”.
Từ ngày ông Nhạ lên làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đến
nay, ngành Giáo dục VN xuống dốc không phanh, hết vụ tiêu cực này đến sai phạm
nghiêm trọng khác xảy ra, cho thấy sự băng hoại đạo đức ở cả giáo viên, học
sinh lẫn các quan chức giáo dục đến hồi báo động. Ông Nhạ vẫn chỉ biết nói
suông, không có kế họahc hành động thực chất nào tương xứng với trách nhiệm Bộ
trưởng ông ta.
Báo Tiền Phong dẫn lời ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng
Cục Trẻ em, thuộc Bộ LĐ-TB&XH bàn về vụ nữ sinh lớp 9 bị lột đồ, đánh đập: Bệnh thành tích khiến sự
việc càng trầm trọng. Ông Nam cảnh báo: “Xu hướng ngày nay là
các lớp học vì bệnh thành tích nên khi phát hiện sự việc thường muốn giữ lại để
giải quyết nội bộ, không có phối hợp với các đơn vị bên ngoài, kể cả
trung tâm hỗ trợ nạn nhân là trẻ em, cũng như các cơ quan pháp luật để họ có biện
pháp hỗ trợ xác minh, điều tra”.
Mời đọc thêm: Vụ nữ
sinh Hưng Yên bị bạo hành: dư luận phẫn nộ khiến Bộ Giáo dục vào cuộc (BBC). – Tạm đình chỉ học 5 học sinh lột đồ, đánh bạn dã man trong lớp(DV).
– Nữ sinh bị đánh ở Phù Ủng-Hưng Yên: Một hành động man rợ (VOV).
– Bộ Giáo dục: Hưng Yên báo cáo vụ nữ sinh bị đánh hội đồng
trước ngày 2/4 (VNN). – Cái ác vẫn “sống” ở chốn học đường (NLĐ).
– Vụ
nữ sinh bị đánh hội đồng tại Hưng Yên: Cách chức Ban giám hiệu (DV).
– Vụ
đánh hội đồng nữ sinh: Không làm được thì… cho thôi! (ĐV). – Chủ
tịch tỉnh Hưng Yên: Xem xét cách chức Ban Giám hiệu nhà trường nơi nữ sinh bị lột
đồ, đánh “hội đồng” (GĐ&XH). – Thủ
tướng yêu cầu xử lý nghiêm sự việc nữ sinh Hưng Yên bị đánh hội đồng(VTC).
– Yêu cầu hỗ trợ điều trị tâm lý cho nữ sinh bị đánh hội đồng ở
Hưng Yên (LĐ). – Nhói lòng nghe lời kể của nữ sinh Hưng Yên bị lột đồ và đánh
hội đồng dã man (BVPL). – Nữ sinh Hưng Yên bị bạn bạo hành chưa sẵn sàng chuyển đến
nơi khác học (TN). – Chú ruột nữ sinh Hưng Yên: “Tôi không cầm được nước mắt khi
xem cháu bị lột quần áo” (VNN). – Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: ‘Xin cho các cháu cơ hội sửa
sai’ (TT).
– Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Nhà trường muốn bao che? (PLTP).
– Cô chủ nhiệm lớp nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng: “Nhà trường
biết việc, các bên thống nhất bỏ qua cho nhau” (DS). – Nhóm nữ sinh đánh hội đồng, lột quần áo bạn học: Thầy cô
không ngăn chặn có thể bị xử lý hình sự (VTC). – Nữ sinh bị bạn lột quần áo, đánh “hội đồng”: Cần làm rõ hành
vi che giấu, “bưng bít” (GĐ&XH). – Vụ nữ sinh ở Hưng Yên bị hành hạ: “Kẻ tội đồ” đáng trách nhất
là ai? (ANTĐ). – Thầy cô đang coi bạo lực học đường là điều bình
thường? (PLVN).
Giáo dục VN: Bên bờ
vực thẳm
Báo Tuổi Trẻ có bài: Từ Khá Bảnh, nghĩ về văn hóa băng đảng và mạng xã hội Bài
viết tổng hợp nhiều dẫn chứng trong và ngoài nước để chứng minh luận điểm, xu
hướng bạo lực của giới trẻ hiện nay chịu sự tác động từ mạng xã hội. “Rất
nhiều băng đảng có website, fanpage với lượng người hâm mộ hùng hậu. Tại Việt
Nam cũng thế, trong vòng 2 năm qua, nổi lên rất nhiều nhóm thanh niên thể hiện
văn hóa băng đảng, được thanh niên, học sinh đặc biệt quan tâm”.
Khá Bảnh là biệt danh và tên fanpage của Ngô Bá Khá,
một thanh niên có lý lịch bất hảo ở huyện Từ Sơn, Bắc Ninh, từng đi tù khi mới
17 tuổi. Chuyện Khá Bảnh khoe có thu nhập hơn 100 triệu đồng/ 1 tháng từ
việc đăng tải video trên YouTube, đã khiến không ít học sinh thán phục và ước
ao làm được điều tương tự.
Ảnh minh họa từ báo
Tuổi Trẻ
VietNamNet có bài: Gian lận điểm thi quốc gia là một hình thức tham nhũng.
Bài viết phân tích: “Vụ này không đơn giản là chuyện gian lận thi cử mà
thực chất là một hình thức tham nhũng. Hầu hết những thí sinh được nâng điểm
đều lọt vào các trường top cao, đắt giá thuộc các ngành quân đội, công an”.
Đó chính là cách các “đồng chí” CSVN bảo đảm cho các “hạt giống đỏ” của họ tiếp
tục được làm việc trong các cơ quan trọng yếu của chế độ.
Chuyện quan chức ngành
Giáo dục VN vẫn chưa dám công khai danh tính các thí sinh gian lận ở các tỉnh
miền Bắc, báo Giáo Dục VN có bài: Đừng bao biện nữa, không dám nói tức là sợ, có thế thôi! Theo
bài viết, khả năng vụ bê bối này “chìm xuồng” là “hoàn toàn có thể xảy
ra và biết đâu đó chỉ là kết quả của những cuộc vận động hậu trường?”
Bài viết thống kê, “có
222 thí sinh được nâng điểm, đồng nghĩa với việc có khoảng trên 200 phụ huynh
có những liên hệ nào đó với kết quả chấm thi lần đầu của các thí sinh này”.
Hơn nữa, ít nhất 200 thí sinh không gian lận đã bị những “hạt giống đỏ” cướp cơ
hội.
Báo Người Đưa Tin đặt câu
hỏi về vấn đề công khai hay không danh tính các thí sinh trong vụ gian lận
điểm thi: Sinh viên nói gì? Một sinh viên chia sẻ: “Em
nghĩ là nên công khai danh tính, bởi vì người Việt Nam mình vẫn còn tư tưởng xấu
xa thì che đậy lại, như vậy sẽ không để mọi người biết rõ và sửa sai, tạo nên một
lối mòn cũ. Mình cũng học và điểm của mình không phải là thấp nhưng vẫn bị trượt,
còn những bạn ấy không học mà nhờ vào tiền và mối quan hệ của bố mẹ nên được điểm
cao từ 1 lên 9 điểm”.
Báo Dân Trí đặt câu hỏi: Gần 300 GV Sóc Sơn “kêu cứu” vì có nguy cơ mất việc, lãnh đạo
huyện nói gì? Vụ gần 300 GV hợp đồng có thể mất việc, bà Trần Thị
Toàn, Phó trưởng phòng Nội vụ, UBND huyện Sóc Sơn khẳng định, “hiện nay
không chỉ Sóc Sơn, ở các quận, huyện khác ở Hà Nội đều có tình trạng này”,
kết quả của chuyện ký hợp đồng vô tội vạ với nhiều GV mà không qua thi tuyển
viên chức.
Người lớn nói dối lại muốn
“làm gương” cho học sinh: Sở giáo dục tổ chức đi chơi, nói dối đi hội thảo,
theo báo Lao Động. Hai Phó GĐ Sở GD&ĐT cùng hơn 30 hiệu trưởng các trường
THPT tỉnh Sóc Trăng đã đi du lịch Côn Đảo ngày 29/3. Chuyến đi này được Sở
GD&ĐT Sóc Trăng “hợp đồng trọn gói với một công ty du lịch, chi phí
mỗi người trên 2 triệu đồng”. Vì chuyến du lịch diễn ra vào thứ Sáu, vẫn là
ngày làm việc trong tuần, nên họ lấy lý do “dự hội nghị tại Côn Đảo”.
Vụ thầy giáo Phạm Quốc Đạt
ở trường THPT Võ Trường Toản, TP HCM cho học sinh đóng cảnh ân ái trong
tiết Văn, VnExpress có bài: Đồng nghiệp lên tiếng về việc thầy giáo cho học sinh diễn cảnh
nhạy cảm. Hiệu trưởng Lương Văn Định cho biết: “Trước khi quyết
định cảnh cáo, nhà trường đã nhắc nhở nhiều lần thầy Đạt. Nếu thầy lắng nghe
chân tình và cầu thị thì sẽ không có hậu quả hôm nay”.
Mời đọc thêm: Không công khai có triệt để? (HQ). – Rất phi lý, bất công nếu chỉ trả lại điểm thi thật cho thí
sinh được nâng điểm — Thanh xuân đã qua mất rồi, đường sống nào cho giáo viên hợp
đồng ở Sóc Sơn? (GDVN). – Giáo viên ở Sóc Sơn bật khóc trước nguy cơ mất việc (Zing). – Thầy giáo Sài Gòn bị kỷ luật vì học sinh đóng cảnh nhạy cảm
trong tiết Văn (VNE). – Tinh giản biên chế trong nhà trường: Làm khó chính mình? (GD&TĐ). – Giáo viên nào phải siêu nhân, thầy cô kiêm nhiệm nhiều nghề,
sao dạy tốt được? (GDVN).
Người VN thờ ơ với môi trường ô nhiễm
Báo Lao Động có
bài: Hàng trăm du khách bỏ tiền thuê thuyền Kayak vớt rác trên
sông Thu Bồn. Dĩ nhiên, phần lớn du khách này là người nước ngoài. Bài
báo cho biết: “Việc phải dậy từ sớm sau một đêm thức trắng cùng phố Hội
đối với khách quốc tế là điều không dễ dàng”, họ không thờ ơ với môi trường
như người dân bản địa.
Các du khách dùng
thuyền Kayak bắt đầu di chuyển đến nơi nhặt rác. Nguồn: LĐ
Một du khách Ba Lan chia
sẻ: “Dù thời tiết khá nóng cộng thêm công việc thật sự vất vả, tuy
nhiên, chúng tôi nhặt rác không đơn thuần là làm sạch dòng sông rất đẹp này, bảo
vệ môi trường sinh thái nơi đây; điều quan trọng là mỗi người phải hành động
ngay từ bây giờ”.
Zing có clip: Biển Quảng Ngãi bị xâm hại do hồ tôm tự phát xả thải.
Mời đọc thêm: Giật mình với con số người bị ung thư quanh Nhà máy xử lý
rác Việt Hồng (CAND). – Vụ nước thải trắng đục tuôn ra môi trường: Xem xét xử lí 2
công ty lén xả thải (NĐT). – Mỗi năm mất đi 1,5 triệu người vì ô nhiễm không khí ở khu vực
Nam và Đông Nam Á (TQ). – Bụi mịn xuyên qua khẩu trang, đi thẳng vào máu gây độc cho
cơ thể (DT). – Ô nhiễm không khí có thể gây ung thư và hàng loạt bệnh (Zing).
***
Thêm một số tin: Trẻ em Việt ‘biến mất’ ở Hà Lan bị bán sang Anh để trồng cần
sa (Zing). – Ngày 1/4, bắt đầu cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở lớn nhất
từ trước đến nay (CP). – Vụ
chùa Ba Vàng ‘có trách nhiệm của chính quyền’? (BBC). – Bắt giám đốc dùng búa đập đầu phó giám đốc và nữ trợ lý (TT).
– Bà Rịa–Vũng Tàu: Làm rõ hình ảnh cán bộ có hành vi phản cảm
trong phòng karaoke (NĐT). – 60 bến thủy nội địa hoạt động không phép bị xử phạt (PLTP).
No comments:
Post a Comment