Với
hình ảnh phấn khích giơ hai cánh tay lên và IM LẶNG không tiết lộ nội dung xét
xử sau khi rời khỏi Tòa Trọng Tài Quốc tế tại Paris, dường như cho thấy đã có một
chiến thắng đang nghiêng về phía ông Trịnh Vĩnh Bình vào hôm 27/8.
Ông
Trịnh Vĩnh Bình vừa bước ra khỏi cổng Tòa trọng tài quốc tế ở Paris. Ảnh:
internet
Sự
im lặng không tiết lộ nội dung vụ việc như là một phần nghĩa vụ theo thông lệ
dành cho bên thắng kiện khi xử ở Tòa Trọng Tài để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến
uy tín của bên thua kiện. Thủ tục xét xử của Tòa Trọng Tài rất khác với Tòa án
truyền thống, nó luôn đảm bảo được đến yếu tố bí mật vụ việc, những người không
liên quan vụ việc sẽ không được phép tham dự, trong suốt thời gian xét xử bên
nguyên lẫn bên bị không được phép tiết lộ, cung cấp thông tin vụ việc cho báo
chí. Thậm chí là phải giữ bí mật về bản án thi hành sau đó. Đó là lý do suốt một
tuần qua khi vụ kiện bắt đầu, cộng đồng rất quan tâm đến vụ kiện nhưng báo chí
cũng không thể có được một thông tin về diễn biến phiên tòa.
Trước
khi đi vào đánh giá vụ án của ông Bình, tôi xin cung cấp thông tin 2 vụ kiện
trước đây liên quan đến các cơ quan Chính Phủ Việt Nam, đó là vụ HLV trưởng đội
bóng đá Việt Nam Letard kiện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, và vụ ông Liberati kiện
Hãng Hàng Không Vietnam Arlines (VNA). Cả 2 vụ này phía Việt Nam đều thua kiện
vì những “nhận định ngây ngô” từ phía lãnh đạo, và đến vụ ông Trịnh Vĩnh Bình,
Chính Phủ cũng không rút ra kinh nghiệm mà còn tiếp tục đi vào vết xe đổ của
Liên đoàn bóng đá và VNA.
Vụ
Liên Đoàn Bóng đá VN thua vì “thiếu hiểu biết” luật quốc tế:
Vụ
việc bắt đầu khi Liên Đoàn Bóng đá VN sa thải ông Letard vào năm 2002. Ban đầu
ông Letard đã khiếu nại vụ việc lên Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới (FIFA) để yêu cầu
Việt Nam bồi thường vì đã vi phạm hợp đồng. FIFA ra quyết định giải quyết khiếu
nại với kết luận nghiên về phía Việt Nam, xử thua ông Letard.
Không
đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của FIFA, ông Letard đã khởi kiện ra
Tòa Trọng tài Thể thao ở Thụy sĩ. Tòa Trọng tài Thể thao thụ lý vụ việc và
thông báo cho Liên Đoàn Bóng Đá VN biết và yêu cầu Liên đoàn bóng đá VN cung cấp
thông tin vụ việc, cũng như phản hồi các cáo buộc của ông Letard. Nhưng Liên
đoàn bóng đá Việt Nam không chịu cung cấp thông tin theo yêu cầu của tòa. Thậm
chí khi được triệu tập đến phiên tòa để xét xử nhưng Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam
cũng chẳng thèm tham dự.
Lý
do của việc “không quan tâm đến vụ kiện” là do các quan chức lãnh đạo của Liên
đoàn Bóng đá VN khi đó cho rằng đã có kết quả giải quyết cuối cùng của FIFA, kiện
ra Tòa Trọng tài Thể Thao ở Thụy sĩ không phải là phương phức để giải quyết
tranh chấp theo như hợp đồng ký kết, nên nó không có giá trị. Với lại kiện ra
tòa Thụy Sỹ, nếu thua “mà ở Việt Nam ta không chấp hành thì làm gì được nhau”.
Phiên
tòa vụ này được mở ra mà không có bị đơn là Liên Đoàn Bóng đá VN. Thế là nguyên
đơn đươc dịp tha hồ vạch tội. Kết quả là Tòa trọng tài Thể thao xử ông Letard
thắng kiện, yêu cầu Liên Đoàn Bóng đá VN bồi thường hợp đồng cho ông Letard với
số tiền gần 200 ngàn đô ( 3 tỷ đồng Việt Nam thời đó). Áp dụng hình thức chế
tài nếu không thi hành án thì Liên Đoàn Bóng đá VN sẽ bị cấm tham gia tất cả
các giải đấu bóng đá theo hệ thống FIFA trong 2 năm.
Lúc
này các quan chức Liên đoàn bóng đá VN mới “té ngửa” ra, là phán quyết của tòa
này lại có hiệu lực pháp lý cao hơn phán quyết của FIFA, mà FIFA cũng phải thi
hành bản án của Tòa Trọng tài Thể thao.
Thật
ra việc khởi kiện cũng rất đơn giản, khi trong Quy chế giải quyết khiếu nại của
FIFA nêu rõ, khi tranh chấp xảy ra nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu
nại của FIFA thì các bên có thể khởi kiện vụ việc ra Tòa Trọng tài Thể thao ở
Thụy Sỹ, và các phán xử của Tòa án này là có hiệu lực cuối cùng mà FIFA cũng phải
đảm bảo thi hành.
Thế
là Liên đoàn Bóng đá VN mới chịu báo cáo lên chính phủ và cầu cứu. Ngân sách
nhà nước cấp cho Liên đoàn bóng đá VN vào năm đó được 3,7 tỷ, đã bị ông Letard
“xơi” mất 3 tỉ. Quá đau! Vụ này thua vì ra cuộc chơi quốc tế mà thiếu hiểu biết
luật quốc tế.
Đến
vụ thứ 2, Vietnam Arlines (VNA) thua vì xem thường tòa án nước ngoài
Vụ
việc bắt đầu với một ông người Ý mang tên Liberati kiện Vietnam Arlines (VNA)
ra Tòa án Roma ở Ý, yêu cầu VNA trả tiền chi chí phí cho ổng vì VNA đã Ủy quyền
cho một Đại lý VNA thuê ổng làm việc. Đại lý này bị phá sản, ổng đành nắm đầu
VNA đòi tiền. Phiên tòa mở ra, tòa triệu tập nhưng Vietnam Arlines cũng không cử
người tham dự, theo kiểu “ta chả liên quan”. Sự vắng mặt của bị đơn làm Tòa án
Ý nhanh chóng tuyên Liberati thắng kiện, buộc Vietnam Arlines phải thanh toán
cho bên nguyên đơn 1,3 triệu euro.
Đứng
trước phán quyết này lãnh đạo Vietnam Arlines đánh giá phán quyết ở Tòa án nước
Ý dễ gì thi hành được ở Việt Nam khi Vietnam Arlines là “con cưng” của nhà nước,
Vietnam Arlines cũng chẳng có tài sản ở Ý thì… “làm gì được nhau”.
Đúng
là suốt gần 7 năm sau đó án này không thi hành được, vì ở Ý không có gì để chế
tài được VNA. Rồi bỗng một ngày của năm 2002, luật sư Liberati phát hiện VNA
đang có một tài khoản triệu đô ở nước Pháp, đây là cơ hội ngàn vàng, đảm bảo
cho việc thi hành án của VNA. Thi hành ở Ý không được thì nhờ Pháp “thi hành hộ”,
đó là cách làm của luật sư đại diện cho ông Liberati.
Giữa
Ý và Pháp đều thuộc khối Liên minh Châu âu. Đây là một Liên minh gần như nhất
thể hóa về chính trị, ngoại giao và tương trợ tư pháp rất chặt chẽ với nhau. Thế
là tòa án ở Pháp nhanh chóng ra quyết định phong tỏa tài khoản triệu đô của VNA
tại Pháp để đảm bảo thi hành án.
Điều
buồn cười trong vụ này, lúc đầu VNA chỉ bị yêu cầu thanh toán là 1,3 triệu
euro, nhưng không chịu thi hành ngay, mà đi thuê mấy luật sư để “gỡ” vụ phong tỏa
tài sản ở Pháp. Kết quả cuối sau một thời gian kiện cáo của VNA, gỡ đâu không
thấy mà cuối cùng cũng thành “gỡ ghẻ”. Kết quả cuối cùng là VNA phải thanh toán
bồi thường cho ông Liberati 5,2 triệu euro, vì phải thanh toán cho bên nguyên
đơn thêm tiền lãi suất của nhiều năm và thanh toán luôn chi phí luật sư cho bên
họ, vì VNA là bên thua kiện.
Vụ
này VNA thua đau vì đã xem thường thẩm quyền và khả năng thi hành bản án của
Tòa án quốc gia Ý.
Hai bài học trên đã
có, đến vụ thứ 3, trở lại
vụ án Trịnh Vĩnh Bình, Chính phủ đã đi vào vết xe đổ của Liên Đoàn Bóng
đá và VNA dù hiểu biết luật chơi của quốc tế nhiều hơn, nhưng vẫn còn mang tư
duy thiếu tôn trọng luật chơi quốc tế.
Có
thể kể ra một số lỗi của Chính Phủ trong vụ này như sau:
Thứ
nhất, Chính phủ đã không thi hành đầy đủ
các cam kết với ông Bình theo như Thỏa thuận tại Tòa trọng tài Singapore vào
năm 2006, đó là việc trả lại tài sản đất đai và nhà xưởng đã tịch thu của ông
Bình. Nếu vào thời điểm này Chính Phủ quyết tâm thực hiện thỏa thuận tại Tòa trọng
tài Singapore thì có thể chỉ phải bỏ ra khoảng 20-30 triệu đô thu hồi đất đai để
trả lại hoặc có thể tìm kiếm sự thỏa thuận riêng với ông Bình nhận tiền thay
cho nhận đất đai. Tuy nhiên, chính phủ đã làm ngơ, không tiến hành thực hiện
cam kết này, để rồi sau mười năm dẫn đến việc ông Bình tái khởi kiện, yêu cầu
đòi bồi thường đến ít nhất 1,25 tỷ đô.
Ông
Bình đòi đến ít nhất 1,25 tỷ đô nghe có vẻ như là bất hợp lý. Nhưng vào tay các
luật sư quốc tế là đều có cở sở. Luật sư cũng chẳng khó khăn gì để chứng minh
cho việc giá thành đất đai tại Việt Nam của ông Bình từ lúc bị tịch thu đến nay
đã tăng lên hàng trăm lần. Hay đòi những thứ mà trong Thỏa thuận ở Singapore
trước đây không có như: đòi tiền bồi thường thiệt hại khi bị giam giữ bất hợp
pháp theo án lệ quốc tế, và các tài sản có thể đem lại lợi nhuận sau 20 năm của
ông Bình, bồi thường tổn thất về tinh thần sau hàng chục năm, chi phí thuê luật
sư v.v..
Cái
này gọi là “không chịu đền 1 theo cam kết ban đầu, cuối cùng tòa xử phải đi đền
10”.
Lỗi
thứ hai, Chính phủ đã thúc đẩy ông Bình đi kiện.
Lưu
ý rằng việc Chính phủ cam kết trả lại tài sản “hợp lý” cho ông Bình theo như
Thoả thuận tại Tòa trọng tài Singapore vào năm 2006 không phải là một bản án được
phán quyết của Tòa Trọng tài Singapore, mà nó chỉ là sự thỏa thuận riêng tư giữa
ông Bình với Chính phủ Việt Nam dưới sự hòa giải của Tòa trọng tài. Nói dễ hiểu
sự thỏa thuận này được thiết lập ở giai đoạn “tiền tố tụng” – tức tòa trọng tài
chuẩn bị xử, 2 bên đã đồng ý thỏa thuận tự cam kết giải quyết với nhau thì Tòa
sẽ ngưng xử. Vì vậy, thỏa thuận này sẽ không được xem là một bản án của Tòa trọng
tài để được áp dụng hình thức chế tài được hỗ trợ thực hiện bởi bên thứ ba. Có
lẽ không có chế tài bởi bên thứ ba là lý do để Chính phủ “lơ là” không thực hiện
đầy đủ cam kết của mình đối với ông Bình, và nó giải thích cho vìệc ông Bình
sau này nói rằng mình đã bị lừa là vậy. Thực tế là ông Bình không thể nhờ một
bên thứ ba chế tài Chính Phủ VN để thi hành cái Thỏa thuận đã ký ở Singapore.
Vì vậy không còn cách nào khác ông Bình phải đi kiện lại ra Tòa trọng tài nhằm
có một bản án chính thức để đảm bảo cho sự chế tài được hỗ trợ bởi bên thứ ba.
Rõ
ràng việc ông Bình là một công dân Hà Lan khởi kiện chính phủ VN ra tòa, tòa thụ
lý xét xử theo thủ tục tố tụng là một bất lợi rất lớn cho chính phủ VN vì Chính
phủ hầu như không có cửa thắng kiện trong vụ việc này.
Thắng
sao được khi Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Thương mại Đầu tư giữa Việt
Nam-Hà Lan, tại điều 6 nêu rõ: “không một
Bên ký kết nào được thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tước đoạt trực tiếp hoặc
gián tiếp những đầu tư của các công dân bên kia”. Gỡ sao được khi có sự vi
phạm lộ liễu và quá rõ ràng như vậy.
Lẽ
ra, nếu Chính phủ nhận định sáng suốt hơn thì thấy rõ cửa thắng duy nhất cho
Chính phủ trong vụ này là nằm ở giai đoạn Hòa giải với ông Bình, để qua hình thức
này thể có thương lượng hạn chế thấp nhất số tiền phải bồi thường. Nhưng việc
không thực hiện đầy đủ các cam kết ở giai đoạn Hòa giải với ông Bình trước đây,
đã làm cho cửa thắng của Chính Phủ tự khép lại, khi ông BÌnh yêu cầu mở phiên
tòa và xử theo tố tụng.
Khi
bản án được xét xử theo thủ tục tố tụng được Tòa Trọng tài ở Paris đưa ra, nó sẽ
có giá trị thi hành ở hơn 150 quốc gia đã tham gia ký kết Công ước New York
1958 công nhận và thi hành phán quyết của Tòa trọng tài. Khi thua kiện, mà
Chính phủ không tự nguyện thi hành bản án trả tiền bồi thường theo phán quyết của
Tòa, thì luật sư của ông Bình sẽ canh me tiền và tài sản của Chính phủ VN nằm
trên lãnh thổ của 150 quốc gia này, là họ có quyền yêu cầu Tòa án ở quốc gia ấy
phong tỏa tài sản và nhờ thi hành bản án của Tòa trọng tài.
Luật
sư của ông Bình không dại gì nhờ mấy tòa án quốc gia đã tham gia Công ước như
Trung Quốc, Lào hay Cambodia thi hành án mà chắc chắn họ sẽ chọn các quốc gia
có nền pháp quyền, tòa án hoàn toàn độc lập với thể chế chính trị như tòa án ở
các quốc gia thuộc EU, Mỹ, Úc, hay Canada… Tòa án ở các quốc gia này họ sẽ “đè
ra vặt” không thiếu một xu.
Hết cứu!
Thử
hỏi một quốc gia đang trên đường hội nhập quốc tế, mà để xảy ra những vụ việc
như vậy có đáng trách và đáng xấu hổ không? Nếu ông bà lãnh đạo nào đã làm ẩu
trong vụ này tự bỏ tiền túi ra đền thì cũng chẳng có gì đáng trách, đằng này họ
cứ moi tiền từ ngân sách nhà nước – là tiền do người dân đóng góp để bồi thường.
Thế mới đau!
------------------------------------
29/08/2017
Trước
cả ngày hôm nay (29/8) trên mạng xã hội đã có nhiều ý kiến, theo tôi thế là quá
nhạy cảm, vì thực tế Tòa án chưa chính thức tuyên án (Đã thông báo: 31/8 Tòa mới
chính thức Tuyên án). Số tiền 1 tỉ 250 triệu $ là số ông Trịnh Vĩnh Bình đòi,
cũng chưa rõ Tòa quyết bao nhiêu? Và nhiều khoản khác nữa, nhất là lại có các
khoản mật không công bố?
Lại
còn chuyện ông Bình nói nếu thắng kiện sẽ dùng phần lớn tiền để làm từ thiện,
chưa rõ thực sẽ như thế nào, cũng chưa vội hoan nghênh!
Vấn
đề hiện nay là, chúng ta:
–
Cần theo dõi để biết lời Tuyên án của Tòa (biết chính xác bằng văn bản chứ
không qua lời thông báo tóm tắt của ai).
–
Động thái cần theo dõi tiếp là: Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
lên tiếng phản hồi thế nào? (Chính xác: phản đối>
1-
Chính phủ VN phải ra một Thông báo rất trung thực cho toàn dân VN biết toàn bộ
nguyên do và diễn tiến của vụ việc, lý do nào phải chấp nhận bản án, lý do nào
cần phản bác chống án? v.v… Tuyệt đối từ bỏ phương pháp bí mật thông tin, bưng
bít thông tin chỉ làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn!
2-
Theo trình tự, tương ứng mức độ khẩn trương của của việc xuất tiền nộp án phạt,
không quá kéo dài, phải lôi ngay những kẻ đã gây oan sai thiệt hại cho ông Trịnh
Vĩnh Bình ra xét xử, bao nhiêu tiền bạc, tài sản (đất đai) liên quan đến oan
sai của ông Trịnh Vĩnh Bình đều phải thu hồi ngay để trả hoặc quy trả cho ông
Trịnh Vĩnh Bình! Liên quan bao nhiêu người thì tổ chức bấy nhiêu vụ xử, không dắt
giây, không kéo rê. Càng khẩn trương, minh bạch xét xử bao nhiêu càng lấy lại
uy tín cho chế độ được bấy nhiêu! Bao nhiêu tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình đã
bị cướp đoạt phải thu hồi để trả hết. Không thể nói “trong quá trình..bị thất
thoát hết!” Một Chính phủ có pháp luật thì thất thoát thế nào được? Vướng mắc
là ở chỗ liên quan vụ án hẳn có nhiều người đã chết rồi (hoặc ra sinh sống ở nước
ngoài rồi). Vậy theo thông lệ quốc tế người ta xử lý thế nào mình cũng theo đó
mà thực hiện.
Hãy
làm như thế. Nếu thu hồi tốt thì số mất trắng phải đền cũng giảm được rất đáng
kể! Còn lại phải trả, Dân đau đấy, nhưng biết làm thế nào nữa cơ chứ?
-----------------------------
Trong
tháng 7 và 8/2017 chính quyền Việt Nam đã lĩnh 2 bài học đắt giá. Đó là vụ bắt
cóc Trịnh Xuân Thanh và vụ thua kiện ông Trịnh Vĩnh Bình. 2 bài học “họ Trịnh”
2 tính chất khác nhau, nhưng đều diễn ra trên bình diện quốc tế, làm chính quyền
VN mất mặt trước cộng đồng quốc tế, hiện nguyên hình là một chính quyền hành xử
theo kiểu xã hội đen, quen bắt chẹt, cướp bóc và dối trá, một cách tùy tiện, bất
chấp pháp luật của nhà nước VN và pháp luật quốc tế.
Một
đất nước “có một rừng luật, nhưng chính quyền chỉ quen hành xử theo luật rừng”
đối với dân mình mấy mươi năm nay. Một chính thể không có tam quyền phân lập,
không có tự do phản bác của một xã hội dân sự, nên dù có mở cửa, hội nhập quốc
tế về kinh tế mấy chục năm, nhưng thể chế chính trị, quản lý xã hội vẫn cũ kỹ,
kẹt cứng như thời Trung cổ!
Vụ
Trịnh Xuân Thanh gây ra khủng hoảng ngoại giao với nước Đức và liên quan tởi cả
nước Séc, đã một tháng nay, ảnh hưởng lớn đến cả kinh tế, chính trị; Chính phủ
VN vẫn chưa biết “Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ”!
Vụ
Trịnh Vĩnh Bình, Chính phủ thua kiện một doanh nhân, không chỉ phải bồi thường
hơn 01 tỉ USD, mà lộ rõ bộ mặt xấu xa: chính quyền ở các địa phương chuyên dùng
luật rừng để cướp bóc và bắt dân đi tù oan ức; chính quyền trung ương hoặc bất
lực, hoặc đồng lõa. May ông TVB không bị chết trong tù; may ông trốn được về
“quê hương thứ hai” là nước Hà Lan; may ông mang quốc tịch Hà Lan nên mới kiện
được chính quyền VN... Từ đó suy ra, biết bao doanh nhân VN tử tế, bị chính quyền
o ép ra sao, đến nỗi “không muốn phát triển”, “còi cọc, không lớn lên được”! Những
doanh nghiệp “thắng lớn”, nổi đình đám chỉ vì có ô dù, là sân sau của các nhóm
lợi ích. .. Qua vụ TVB hỏi còn “Kiều bào yêu nước” nào dám mạo hiểm đầu tư vào
VN, nêu không có ô dù? Còn doanh nhân nào tin tưởng vào chính quyền và pháp luật
VN?
Để
tránh mắc phải những “bài học” tương tự tiếp theo, chỉ có một cách là Việt Nam
không thể “một mình một chợ được”, phải cải cách thể chế chính trị, hệ thống quản
lý xã hội và Luật pháp theo những quy chuẩn chung của quốc tế; học tập cách quản
lý xã hội theo Nhà nước pháp quyền, may ra vài ba chục năm mới xóa bỏ dần đi
cách hành xử vô pháp, vô đạo, hiện nay đã thấm sâu vào lối nghĩ, cách làm của
cán bộ chính quyền các cấp từ thôn, xã, huyện, tỉnh đến trung ương.
Ước mong sao đây là 2 bài học cuối cùng cho chính quyền VN; chính quyền chỉ mất mặt trước bàn dân thiên hạ (mà mặt dầy lắm rồi), nhưng mọi thiệt hại thì người dân phải gánh chịu!
29/8/2017
---------------------------------------------
Nguyễn Đình Cống
29/08/2017
Tòa trọng tài quốc tế họp ở Paris xét xử vụ
ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ CHXHCNVN từ ngày 21/ 8 đã kết thúc vào chiều
27/8 (làm việc cả chủ nhật). Mọi người chờ đợi công bố kết quả, nhưng chưa có.
Người ta chỉ chứng kiến ông Bình rời khỏi Tòa với nét mặt hân hoan, hai tay giơ
lên cao theo hình chữ V, tượng trưng cho thắng lợi. Vì sao chưa có kết quả? Tôi
đã từng là Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế của VN, có biết chút
ít về xét xử trọng tài, xin được trình bày vài điều.
Xét xử của Tòa Trọng tài (TTT) có chỗ giống
và khác với xét xử của Tòa án (TA). Chỗ giống là: Cùng gọi là vụ kiện, có
nguyên đơn và bị đơn. Mỗi bên đều có thể tự bảo vệ hoặc thuê luật sư.
Một số chỗ khác như sau:
1- Với TA các bên không được chọn Chánh án và
thẩm phán, tại TTT các bên có quyền chọn Trọng tài viên (TTV). Các TTV có vai
trò như Thẩm phán và bầu ra Chủ tịch HĐ, có vai trò như Chánh án.
2- Căn cứ để xét xử của TA là Luật pháp do
Tòa chọn, còn của TTT là Hợp đồng hoặc các thỏa thuận của 2 bên và Luật do các
bên chọn.
3- Quyết định của TA được công bố ngay cuối
phiên tòa, được gọi là Bản án. Quyết định của TTT chưa được công bố ngay vào cuối
phiên xét xử mà chỉ được công bố cho 2 bên sau một thời gian, được gọi là Phán
quyết Trọng tài. (không công khai).
4- Bản án của TA cấp dưới có thể được khiếu nại
lên TA cấp trên để được xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm. Phán quyết của TTT
là chung thẩm, là quyết định cuối cùng.
5- Trong xét xử Trọng tài, bên bị đơn có thể
kiện trở lại, như vậy có 2 vụ kiện song song, chúng có thể được xét xử cùng lúc
hoặc tách rời.
Trong vụ kiện, ông Trịnh Vĩnh Bình đòi Chính
phủ CHXHCNVN trả số tiến 1,25 tỷ đô la. Số tiến đó là tổng cộng nhiều khoản: a,
b, c, d, e. v.v… Trong xét xử, TTT căn cứ váo lý lẽ của cả 2 bên để quyết định
chấp nhận khoản nào và bác bỏ khoản nào. Vì vậy mà số tiền Chính phủ CHXHCNVN
phải nộp cho ông Bình có thể ít hơn. Tiền đó rõ ràng là Chính phủ phải lấy từ
ngân sách, nghĩa là từ tiền thuế của dân.
Vì sự tham lam, đểu cáng của một số cán bộ
nào đó đã ăn cướp và chia nhau tài sản của ông Bình hoặc là vô trách nhiệm, coi
thường luật pháp, để rồi nhân dân phải gánh chịu. Hỏi CP và Luật pháp có làm gì
được chúng nó không hay lại tìm cách bao che, không dám lôi chúng ra ánh sáng.
Trong vụ này, ngoài số tiền phải trả cho ông Bình, Chính phủ còn phải chi thêm
3 khoản nữa đều rất lớn, đó là: Tiền thuê luật sư, tiền án phí, tiền chi cho
các tổ chức và cán bộ theo vụ án. Cả 3 khoản thêm này cũng lên tới hàng trăm
triệu đô la.
Trước đây ông Bình có hứa, số tiền thu lại được,
sau khi trả các chi phí vụ kiện, ông sẽ không chi dùng cho cá nhân và gia đình
mà ủng hộ cho các dân oan của Việt Nam. Cũng mong ông sớm công bố điều kiện và
thể thức đối với dân oan để họ có thể nhận sự ủng hộ đó.
No comments:
Post a Comment