Friday, August 25, 2017

BẢN TIN NGÀY 25/8/2017 (Báo Tiếng Dân)





Tin trong nước

Biển Đông
Báo Zing: Ngư dân Quảng Ngãi liên tục bị tấn công ở Hoàng Sa. “Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho hay thời gian gần đây, phía Trung Quốc gia tăng rượt đuổi, tấn công ngư dân Quảng Ngãi khi hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa. Chưa đầy 3 tháng qua, địa phương này có 21 tàu cávới 136 ngư dân bị một số lực lượng của Trung Quốc tấn công, trong đó ba tàu cá bị tông va, đập phá dẫn đến chìm“.

Gần 3 tháng qua, ngư dân VN bị TQ tấn công, cướp bóc trên vùng biển mà VN khẳng định chủ quyền, nhưng vẫn chưa thấy lãnh đạo đảng và nhà nước hay Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối.

Vừa nghe Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Vũ Văn Tám lên tiếng, nhưng thay vì lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, tấn công, cướp bóc ngư dân mình, ông Tám chỉ đòi nghiêm trị ngư dân Việt Nam đánh cá trong hải phận ngoại quốc.

Còn chuyện TQ làm mưa, làm gió ở vùng biển Việt Nam, ông Tám cũng chỉ “theo dõi sát sao, khẩn trương củng cố chứng cứ để đấu tranh ngoại giao với phía Trung Quốc” và ông khuyên ngư dân nên “ghi lại hình ảnh để có chứng cứ đấu tranh có sức thuyết phục đối với Trung Quốc”. Mời nghe clip phát biểu ngày 24/8/2017 của ông Vũ Văn Tám:

Bài này lặp lại văn bản của Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam, gọi tên con tàu 46106: Chỉ tên tàu cá Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam (ĐV). Mời đọc thêm tin về ngư dân: Quảng Ngãi: 51 tàu cá xâm phạm lãnh hải nước ngoài(TT). – Không để ngư dân đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài (TN).

Trang web Bộ Ngoại giao VN đưa tin, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN lên tiếng phản đối Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa, “là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam“.

Mặc dù thông tin trên website viết là họp báo và ghi rõ “trả lời câu hỏi của phóng viên”, nhưng không thấy ghi ngày giờ, địa điểm họp báo ở đâu, cũng không có video hay hình ảnh họp báo, mà chỉ có những dòng thông báo ngắn ngủi. Các tờ báo trong nước đăng lại cũng không có được một tấm ảnh mới, chỉ đăng lại ảnh cũ, nên mỗi bài báo là một hình ảnh khác nhau của bà Hằng.

Một cơ quan như Bộ Ngoại giao VN nhưng làm việc thiếu chuyên nghiệp. Cũng có thể đây không phải là buổi họp báo, mà các tờ báo “lề phải” nhận được bản thông báo từ Bộ Ngoại giao, nhưng phải đưa tin “họp báo” dù thực tế không có cuộc họp báo nào. Mời đọc thêm: Việt Nam phản đối Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình (RFA).

Thông tin về chuyến đi Indonesia của TBT Nguyễn Phú Trọng, VOA có bài: Việt Nam kêu gọi ĐNÁ đoàn kết dù có căng thẳng Biển Đông. “Lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam kêu gọi các nước Đông Nam Á đoàn kết hơn nữa vào lúc Việt Nam ngày càng thân cô thế cô hơn trong việc chống lại các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông“. Ông Trọng phát biểu: “Đừng để ASEAN trở thành một con bài trong cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn“.


Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông có bài dịch của TS Ian Storey, thuộc Viện Yosof Ishak: Đánh Giá Bản Khung của ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông. Tác giả viết: “Văn bản này bao gồm một dẫn chiếu mới về việc ngăn ngừa và quản lý sự cố, cũng như cam kết dường như mạnh mẽ hơn đối với an ninh hàng hải và tự do hàng hải. Tuy nhiên, văn bản không có cụm từ ‘ràng buộc pháp lý’, cũng như phạm vi địa lý của thỏa thuận và cơ chế thi hành và trọng tài“.

BBC có bài: 5 điều cần biết về ngành dầu khí Việt Nam. Câu hỏi: “Vì sao đối tác thoái vốn hoặc rút đi?” Tác giả trả lời, một trong hai lý do chính là, “áp lực từ Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc“.

Hết tiền xài, bán nước từng phần
Báo Tuổi Trẻ: Đặc khu được dành cơ chế vượt trội, thuê đất 99 năm. Ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sẽ được cho nước ngoài thuê 99 năm. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: “Một trong những chính sách quan trọng là đất đai, sở hữu nhà ở. Theo đó, sẽ cho phép thời hạn sử dụng đất tối đa 99 năm đối với một số ngành nghề ưu tiên phát triển nếu được Thủ tướng đồng ý“.

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong có tổng diện tích 150.000 ha, được cho thuê với giá, 2,2 tỉ Mỹ kim trong 99 năm. Giá mỗi hecta đất được cho thuê 148 Mỹ kim/ năm, tương đương 3.368.000 đồng/ 10.000 m2/ năm. Mỗi mét vuông đất ở Bắc Vân Phong được cho thuê với giá 336,8 đồng/ năm, tương đương 28 đồng/ m2/ tháng. Một ly trà đá giá 5.000 đồng, có thể thuê được 178,6 mét vuông trong một tháng!

Dự kiến nguồn thu và các giá trị tạo ra tại các đặc khu đến năm 2020 – Đồ họa: Vĩ Cường

Bài trên báo Zing: 3 đặc khu kinh tế Việt Nam: Dọn tổ đón phượng hoàng? “Một loạt chính sách ưu đãi về tiền tệ ngân hàng, đất đai, giao thông, thuê chuyên gia nước ngoài và ưu đãi thuế suất cũng được xem xét. Điển hình như có thể sẽ cho phép thiết lập thể chế tiền tệ, ngân hàng riêng, đa dạng hóa các loại hình giao dịch phù hợp thông lệ quốc tế“.

Cảnh giác trước Trung Quốc
Báo An ninh Thủ đô có bài: Đại gia Vũ Văn Tiền đề xuất bắt tay với doanh nghiệp Trung Quốc xây sân bay Long Thành. Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT về việc hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng sân bay Long Thành trong 3-5 năm, “với giá thành đầu tư thấp nhất“.

Ông Tiền kiến nghị: “Với năng lực, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh trong điều kiện khó khăn về vỉệc thu xếp vốn trên thị trường tài chính hiện nay của các nhà đầu tư khác, chúng tôi đề xuất với Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc cho Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hình thức đối tác công tư”.

Ông Vũ văn Tiền, biệt danh “Tiền còi”, cùng với Công ty TNHH Hong Kong United Investors Holding (HUI) đã từng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép tham gia đầu tư vào một số dự án như đường cao tốc Bắc Nam đoạn Thanh Hóa – Hà Tĩnh và từ Sài Gòn đến Khánh Hòa, dự án đường bộ cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tổng kinh phí cho 4 dự án ước tính lên tới gần 50 tỷ USD. Đến nay các đề xuất này cũng chìm xuồng.

VOA có bài: Trung Quốc tăng cường tấn công mạng chính phủ Việt Nam. “Họ dùng phần mềm độc hại 008S Trojan để tấn công tài khoản của các quan chức chính phủ Việt Nam qua các email có gắn kèm các tài liệu về các vấn đề kinh tế của ASEAN cũng như các cuộc họp APEC ở Việt Nam từ đầu năm nay để đánh cắp mật khẩu và thông tin người dùng“.

Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh
TS Nguyễn Sỹ Phương có bài: Cần hiểu thiết chế “Nhà nước Pháp quyền” trong vụ Trịnh Xuân Thanh. Tác giả kể lại sự kiện xảy ra 50 năm trước, khi ông Isang Yun, nhà soạn nhạc nổi tiếng Nam Hàn, đã bị mật vụ Nam Hàn bắt cóc ở Tây Đức, đưa về nước xét xử tội phản quốc, làm gián điệp cho Bắc Hàn.

Lập tức chính trường Đức sôi sục, kết quả nhiều nhân viên Đại sứ quán Hàn Quốc bị Đức yêu cầu phải về nước, mọi khoản viện trợ kinh tế cho Hàn Quốc hồi đó rất cần thiết, bị đình chỉ“. Và để tránh thiệt hại, chính quyền Nam Hàn đã phải giảm án cho ông Isang Yun từ tù chung thân, xuống 15 năm, rồi 10 năm, cuối cùng đình chỉ thi hành án và trao trả ông Isang Yun cho Tây Đức.

Tác giả Hiếu Bá Linh có bài: Tiết lộ mới: Chiếc xe thứ hai Audi-Limousine trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Bài báo cho biết, ngoài chiếc xe hiệu Volkswagen của Đức, còn có chiếc xe thứ hai tham gia vụ bắt cóc, là chiếc xe Audi Limousine 5 chỗ ngồi, mang biển số CH Séc. Cả hai xe này đều có hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Một bài viết khác của tác giả Hiếu Bá Linh ghi lại mốc thời gian từ ngày 20/7/2017 là ngày nghi can Nguyễn Hải Long thuê xe từ CH Séc đi Berlin tham gia vụ bắt cóc, đến ngày 23/8/2017 khi nghi can Nguyễn Hải Long bị dẫn độ từ Praha qua Đức. Trong bài còn có nội dung Thông cáo Báo chí của Tổng Công tố viên Liên bang Đức ngày 24/8/2017.

Trong khi chưa có dấu hiệu trừng phạt kinh tế nào của Đức dành cho Việt Nam, thì Bộ Ngoại giao nhận bàn giao 25 xe ô tô Mercedes S400L Star phục vụ lễ tân Nhà nước. Còn ông Nguyễn Việt Cường, cựu Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, vừa hết nhiệm kỳ về nước, được điều động giữ chức Phó Vụ trưởng, công tác tại Văn phòng Đảng ủy – Đoàn thể.


Vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình
Tác giả Ngô Văn Hiếu có bài: Vụ kiện “Trịnh Vĩnh Bình đối với CSVN ở Paris” đã củng cố thêm niềm tin vào công lý của dân mình. Ông Hiếu cho biết: “Việc Trịnh Vĩnh Bình đang kiện CSVN tại Paris để đòi hơn 1 tỉ dollars là bài học quý báu để xiển dương công lý, quyền pháp lý và định chế xã hội. Cho nên, dù có tốn VN 1 tỉ hay 100 tỉ dollars thì đó cũng là giá quá rẻ cho 1 bài học để đời về việc nâng cao dân trí, nhất là dân trí của giới trí thức được CSVN đào tạo cũng như những nhà dân chủ trong nước – hai trong những thành phần cốt lõi cho dân chủ hóa nước ta“.

Mời nghe audio trên đài SBS: Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình sẽ là niềm hy vọng cho nhiều án tù oan tại Việt Nam? Bài viết của GS Nguyễn Đình Cống: Trịnh Vĩnh Bình mắc bẫy (TD). Thêm tin về Trịnh Vĩnh Bình: Vụ án Trịnh Vĩnh Bình và uy tín của Việt Nam với quốc tế (RFA).


Nhân quyền Việt Nam
RFA đưa tin: Việt Nam không đặc xá cho tù nhân dịp Quốc khánh năm nay. Báo Người Lao Động có bài: Vì sao không đặc xá dịp Quốc khánh 2-9 năm nay? Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cụ VIII – Bộ Công an), cho biết: “Không phải dịp Quốc khánh nào cũng đặc xá, thông thường đặc xá là những năm chẵn“.

Ông Bằng cũng cho biết thêm: Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 quy định sẽ tiến hành thực hiện việc tha tù trước thời hạn có điều kiện, “những đối tượng chấp hành án tốt trong trại giam sẽ được tha tù trước thời hạn…“.

Theo LS Hà Huy Sơn, ông nhận được văn bản của Viện KSND tối cao, cho biết “Ls Nguyễn Văn Đài bị khởi tố thêm Đ79 BLHS, như vậy thời gian điều tra tối đa 20 tháng nữa“. Văn bản nêu: “Bị can Nguyễn Văn Đài bị khởi tố về các tội, “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 88 và 79 Bộ luật hình sự“.

RFA có bài: Gia hạn điều tra lần 2 nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh. Bài báo cho biết, cơ quan chức năng Việt Nam gia hạn điều tra lần hai đối với nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh, thời gian điều tra từ ngày 4/7 cho đến cuối tháng 10.

Facebooker Trịnh Bá Phương cho biết: “Theo lịch hẹn chiều mai tại trung tâm Hà Nội tôi và các đại diện Đồng Tâm sẽ làm việc với ĐSQ Hoa Kỳ, về các vấn đề liên quan đến Đồng Tâm, và trọng tâm là động thái khủng bố của công an HN qua việc ra quyết định triệu tập hơn 70 người dân ĐT.” Tuy nhiên, theo anh Phương, cuộc gặp ngày mai buộc phải hoãn vì bị an ninh ngăn chặn.

RFA đưa tin: Ân Xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp cho cựu tù Nguyễn Bắc Truyển. Sau hơn 3 tuần ông Nguyễn Bắc Truyển biến mất, vợ ông Truyển “vẫn chưa nhận được văn bản xác nhận từ phía cơ quan công an về cáo buộc đối với ông hoặc về nơi ông bị giam giữ“. Lo ngại ông Nguyễn Bắc Truyển bị tra tấn, bị ngược đãi hay không được điều trị y tế cần thiết, Ân Xá Quốc Tế lên tiếng kêu gọi mọi người cần có hành động khẩn cấp.

Về thông tin ông Phan Văn Bách bị bắt, đã có clip Phan Văn Bách tường thuật 1 ngày ở đồn công an:  https://www.youtube.com/watch?v=B97aEfZ5NDg

Vụ bê bối thuốc trị ung thư giả
Trang VnExpress có bài: Thuốc chữa ung thư giả của VN Pharma bị chặn trước khi ra thị trường. Ông Đỗ Văn Dũng, Trưởng Phòng Quản lý Dược Sở Y tế TP HCM cho biết: năm 2014 thuốc H-Capita 500 mg Caplet chữa các loại ung thư vú, dạ dày, đại trực tràng, được sở đấu thầu với giá mời thầu là 66.000 đồng một viên và Công ty VN Pharma trúng thầu với giá 31.000 đồng một viên.

Nhưng “nhờ phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên toàn bộ số thuốc vi phạm không được đưa ra thị trường, không giao thuốc cho bệnh viện. Sở Y tế TP HCM đã quyết định hủy kết quả trúng thầu đó“. Nhưng “nếu không đưa ra thị trường thì làm sao có chuyện chia hoa hồng cho bác sĩ 7,5 tỷ“?

VietNamNet có bài: Vụ VN Pharma: Vì sao lạc đà chui lọt lỗ kim? ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, cựu Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định: “Một nhà sản xuất không ai biết, kinh doanh không ai biết, giấy tờ ngụy tạo mà vẫn qua mặt được hội đồng tư vấn, qua bao nhiêu cấp như thế nhưng vẫn được Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cấp số đăng ký thuốc”.

Bà Lan nói rằng, “tất cả những người liên quan đều liên đới trách nhiệm. Một mình ông Hùng sẽ không làm gì được. Việc này rất phức tạp, cần làm rõ. Nhưng trước mắt cho thấy trong cấp phép là có vấn đề, cơ chế đấu thầu cũng có vấn đề“. Và quan trọng là, “khi thuốc được đưa ra thị trường sẽ can tội sản xuất thuốc giả theo bộ luật Hình sự cả cũ và mới thì mức phạt cao nhất là tử hình“.

Báo Nhà Quản Lý có bài: Bệnh viện Ung bướu TPHCM có dùng một số thuốc của Cty VN Pharma, trừ H-Capital. Ông Nguyễn Văn Vĩnh – Phó GĐ Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, “thuốc H-Capita chứa hoạt chất Capectitabine 500mg, đặc trị một số loại ung thư. Từ trước đến nay, Bệnh viện Ung bướu có sử dụng hoạt chất Capectitabine để điều trị một số loại ung thư cho bệnh nhân, nhưng bệnh viện sử dụng thuốc biệt dược gốc có tên là Xeloda (do Cty Roche sản xuất) và 2 loại thuốc generic (thành phần bản sao của thuốc biệt dược gốc) khác chứ chưa từng sử dụng thuốc H-Capita của Cty VN Pharma“.

Lảng tránh trách nhiệm trong vụ bê bối thuốc ung thư giả, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến mua lòng trắc ẩn của mọi người bằng một bài “khóc than” trên VnExpress: Áo blouse nhuốm máu. Bà Tiến viết, “tôi nguyện sẽ làm tất cả để chiếc áo của thầy thuốc – biểu tượng cho bình an không bao giờ bị nhuốm máu, để thầy thuốc không bao giờ trở thành nạn nhân của bạo lực“.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: internet

Biết bao bệnh nhân ung thư đang đau đớn vật vã trong cơn tuyệt vọng, bao nhiêu cái chết oan khiên vì uống phải những viên thuốc ung thư giả kia do sự đồng lõa của Bộ Y tế mà lẽ ra họ đã được cứu sống, nhưng không nghe bà Bộ trưởng lên tiếng đòi công đạo cho họ. Phải chăng mạng của những người dân đen bị chết oan ức kia, không bằng mạng của những đồng nghiệp mà bà đang khóc than?!

Blog RFA có bài: Áo blouse nhuốm máu và “thức ăn máu”. “Biết đau cùng nỗi đau của đồng nghiệp và thuộc cấp, nhưng lại không thấy đau trước sự sống còn, trước lằn ranh sinh tử của từng bệnh nhân. Bao nhiêu bác sĩ, thầy thuốc với chiếc áo choàng blouse nhuốm máu. Vâng. Nhưng cũng đã bao nhiêu, hàng chục, hàng trăm, hay vạn vạn những bệnh nhân ung thư từ Bắc chí Nam, trong suốt nhiều năm qua trở thành ‘thức ăn máu’ của những người thầy thuốc táng tận lương tâm, phải nhờ vụ án VN Pharma mới lôi ra được ánh sáng“.

Bài trên trang Nhà Quản Lý: Tội ác giết người! Bài báo viết: “Khi nhóm lợi ích trong y tế được đồng tiền cầm tay chỉ lối, thì con đường đi đến nghĩa địa của bệnh nhân quả là rất gần. Vụ việc nhập khẩu 9.000 hộp thuốc ung thư giả, là tội ác giết người hàng loạt chứ không phải chỉ là tội buôn lậu hay làm giả chứng từ”.
“Bộ trưởng Bộ Y tế, chúng tôi rất cần một lời giải thích, và cam kết khi bà còn là tư lệnh ngành. Có lẽ ảo tưởng chăng, khi mà văn hóa từ chức, hoặc cúi đầu xin lỗi dân sẽ không bao giờ xuất hiện ở Việt Nam”.

Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu có bài: Khi Bộ trưởng Bộ Y tế viết báo! Tác giả viết: “Thời điểm mà áo blouse trắng của một ít bác sĩ nhuốm máu (chữ của Bộ trưởng) thì triệu triệu người bệnh nước mình áo của họ đã nhuốm đẫm nước mắt, túi tiền của họ đã nhuốm đẫm nhọc nhằn để dâng cho gian thương cấu kết cùng các y bác sĩ thoái hoá biến chất“.

Báo Thanh Niên đưa tin: Không có chuyện Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến xin từ chức. Bộ Y tế cho biết, đã có văn bản gửi một số cơ quan chức năng “đề nghị làm rõ một số thông tin trên mạng xã hội“, trong đó có cả thông tin: “Bộ trưởng Tiến nộp đơn từ chức và đã được Chính phủ chấp thuận“. Bộ này khẳng định: “Đây là những tin đồn ác ý nhắm tới cá nhân Bộ trưởng, trong khi Bộ trưởng không hề liên quan”.

Báo Tuổi Trẻ có bài: Bộ Y tế nói sẽ ‘đề nghị xử lý’ báo chí đăng tin sai về bộ trưởng. Nhưng Thông cáo Báo chí hiện đã không còn ở website Bộ Y tế: Thông cáo báo chí của Bộ Y tế, mà chỉ còn trên Facebook. Facebooker Hoàng Hà bình luận: “Thuốc chữa ung thư giả như vậy, bảo sao lãnh đạo nhà nước cứ bị ung thư là ra nước ngoài chữa. Bà bộ trưởng ung thư chắc cũng ra nước ngoài chữa đúng không ạ?


Bất cập các dự án BOT
Báo Đấu Thầu có bài: Hàng loạt trạm thu phí BOT vi phạm khoảng cách: Bộ Giao thông vận tải nói gì? Bộ bảo, sở dĩ hàng chục trạm thu phí BOT không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70 km trên cùng tuyến đường là “do địa hình vị trí đặt trạm đảm bảo khoảng cách 70 km không thuận lợi” cho việc móc túi dân?

Như trạm thu phí Biên Hòa này, thay vì nằm trên đường tránh, lại được đặt ngay trên quốc lộ 1: https://www.facebook.com/vtcnewsvn/videos

Mời xem tranh biếm họa của họa sỹ Leo: “Bác Trọng có thịt được mấy trăm con này lấy sụn về kịp hầm với cháo? Củi lửa đã nóng lò rồi“.

Tranh: LEO

Cả nhà làm quan, bao giờ chấm dứt?
Báo Pháp luật Plus có bài: Phú Thọ: Cả “gia đình làm quan” tại huyện Thanh Ba. Bài báo cho biết, bà Nguyễn Thị Phương Hạnh, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ có nhiều người nhà được sắp xếp giữ các vị trí chủ chốt tại huyện này.
Vị Phó CT này có người trong gia đình là “Phạm Xuân Thịnh đang giữ chức Phó Ban tuyên giáo Huyện ủy. Em ruột vị này là Nguyễn Việt Đức đang giữ chức Phó Phòng Nông nghiệp. Em dâu là Mai Phương Oanh (vợ ông Đức) đang giữ chức Trưởng phòng văn hóa thông tin. Còn một người em gái vừa được tuyển dụng về Phòng Tài chính của huyện…


Biệt phủ… bóng đen
Báo Soha có bài: Lần thứ 5, Thanh tra Chính phủ tiếp tục lùi lịch công bố kết luận vụ “biệt phủ” Yên Bái. Ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục chống tham nhũng cho biết: “Hiện nay lãnh đạo Thanh tra Chính phủ vẫn đang tiếp tục xem xét kỹ nội dung dự thảo kết luận thanh tra và chưa ký kết luận chính thức, do đó, vẫn chưa có lịch chính thức để công bố“.

Ông Đạt cho biết: “Việc thanh tra đã được đoàn làm rất công tâm, khách quan, rõ ràng nên không có vấn đề gì. Còn khi nào lãnh đạo Thanh tra Chính phủ ký chính thức, có thời gian công bố chúng tôi sẽ thông báo đến các cơ quan báo chí bởi việc này là công khai, minh bạch“.

Nếu thực sự ông không có quyền quyết định việc công bố, có lẽ ông không nên vội phát biểu như những lần trước, bởi giờ đây, cho dù “việc công bố công khai, minh bạch rõ ràng, sớm” cũng sẽ không còn “giúp người dân yên tâm, tránh sự nghi ngờ liên quan đến tiêu cực” nữa.

Ông Đạt lại hứa tiếp nữa đây: Kết luận biệt phủ Phạm Sỹ Quý: Sẽ công bố trước 2/9. Ông Đạt nói: “Chúng ta càng giục thì lãnh đạo sẽ càng thận trọng, nhưng 1-2 hôm nữa sẽ phải công bố, vì các cơ quan liên quan cũng đã thẩm định xong, cốt yếu cũng chỉ là đảm bảo tính khách quan chứ không có vấn đề gì. Nhưng cũng không để qua nghỉ lễ mùng 2/9 được, mong là như thế, nhưng vẫn chưa chắc chắn được ngày công bố, tôi không khẳng định được ngày nào công bố“.

Sao không hẹn tới năm 2018 luôn, thay vì hết tháng 8, tới tháng 9 rồi lại: Tháng 10 mới công bố kết luận thanh tra ‘biệt phủ’ Yên Bái: Cục trưởng Phòng chống tham nhũng nói gì? (VTC). – Lần lữa đến bao giờ? (KTĐT).

Tăng thuế: Phung phí đâu nghĩ đến dân
Báo Công Luận có bài: Tăng thuế VAT: Cần một lý do thuyết phục! Các chuyên gia cho rằng, Bộ Tài chính phải đưa ra được lý do tại sao chọn tăng thuế VAT và cần phải cho người dân thấy ảnh hưởng đến đời sống của việc tăng thuế. Và liệu có phải nguyên nhân do “nợ công tăng cao” hay do Chính phủ “vung tay quá trán” để bây giờ hết tiền, coi dân như vịt để bu vào vặt lông?

TS Lê Đăng Doanh cho rằng, khi hội nhập với thế giới, Việt Nam đã có những cam kết ổn định môi trường kinh doanh. Khi chính sách thay đổi phải có lộ trình và lấy ý kiến rộng rãi trong dân cũng như doanh nghiệp, cũng như cần lắng nghe và sửa đổi, để người dân và doanh nghiệp có phương án chuẩn bị và ứng phó.

Bài của TS Vũ Thành Tự Anh: VAT không có mắt. “Đề xuất tăng thuế VAT lần này của Bộ Tài chính tuy không làm tôi ngạc nhiên nhưng khiến tôi thất vọng, bởi vì nó không chỉ tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội, mà còn không giúp giải quyết tận gốc vấn nạn thâm hụt ngân sách và nợ công hiện nay“.

Tác giả nhắc lại, thay vì tăng thuế, chính phủ nên tăng hiệu quả và tiết giảm chi tiêu ngân sách, để giảm nợ công và thâm hụt ngân sách.


Chính phủ 4.0: không có gì…
LS Lê Văn Luân có bài viết: Chuyện ở cấp Bộ, nêu lên tình trạng tham nhũng, lãng phí, bất cập… diễn ra hầu khắp các bộ ngành thuộc Chính phủ Việt Nam.

Với bộ Giao thông, không chỉ bê bối ở các Dự án BOT, nó còn xảy ra ở các dự án sân baybến cảng, đường sắt trên cao… Bộ Tài nguyên và Môi trường thì lừa dối dân trong các thảm hoạ về môi trường như Formosa , kết quả đánh giá tác động môi trường dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải ở nhiệt điện Vĩnh Tân.

Bộ Y tế dính tới vụ bê bối buôn thuốc điều trị ung thư giả, hoa hồng bác sỹ, giá thuốc tăng cao…; Bộ Giáo dục thì điểm rất thấp vẫn đỗ sư phạm, bằng cấp giả, mua điểm, bạo lực học đường,…

Bộ Quốc phòng thì nhập nhằng dự án về đất đai Sân Golf Tân Sơn Nhất, trường bắn Miếu Môn – Đồng Tâm…; Bộ 4T kiểm duyệt, hạn chế đối với báo chí và xuất bản sách, ấn phẩm, tạp chí…

Tin Formosa: Ngư dân ở các tỉnh miền Trung được bồi thường ra sao?
RFA có bài phóng sự điều tra: Dân nói về việc bồi thường thảm họa Formosa. Một cư dân tên Phú ở Hà Tĩnh, chia sẻ: “Nó chơi trò bịp dân vậy đấy. Nó cho kê khai 100 người thì nó đền bù khoảng 60 người thôi. Như ban đầu kê khai thì nó kê khai cả kể từ 15 đến 19 tuổi. Nhưng sau này không còn một ai trong độ tuổi này nhận được tiền bồi thường. Dân ban đầu đi kê khai thì ghi danh sách từ 15 tuổi trở lên nhưng khi đền bù, 10 người chỉ nhận được 5 người, 6 người.

Có nhà nó chỉ trả 2 người, may lắm 1 người vì có nhà không được đồng nào. Thế thì đền bù đâu, đấy là tiền Formosa đền bù cho dân chứ phải tiền các anh đâu mà các anh làm như vậy. Các anh bóp cổ dân chứ, các anh đã thấy dân chúng tôi chết chưa, chết hơn 1 năm rồi. Đâu phải tiền các anh đâu mà các anh làm vậy, nào là kinh tế, nghề nghiệp, sức khỏe, môi trường, tương lai… Các anh phải đền cho chúng tôi từ A đến Z, vậy mà các hành xử như vậy. Cho nên là một chế độ đen tối, thối nát”.

Nắm luật chưa rành, đã đe kỷ luật
Facebooker Phạm Lê Vương Các có bài: Choáng với quy trình kỷ luật luật sư Võ An Đôn. Theo ông Các, để xử lý kỷ luật một luật sư, trước tiên Hội đồng khen thưởng kỷ luật sẽ xem xét có dấu hiệu vi phạm hay không rồi sau đó mới chuyển hồ sơ lên Ban Chủ Nhiệm, “đề nghị” Ban Chủ Nhiệm xem xét quyết định kỷ luật. “Việc có đưa ra quyết định xử lý kỷ luật hay không sẽ hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư“.

Tuy nhiên, “việc xử lý kỷ luật Võ An Đôn lại đi theo một quy trình ngược lại“. Ban Chủ nhiệm lại là cơ quan chuyển hồ sơ rồi “đề nghị” Hội đồng khen thưởng kỷ luật xem xét kỷ luật. Quá trình xử lý như vậy của Ban Chủ nhiệm đoàn Luật sư “đã vi phạm nghiêm trọng vào Khoản 2 Điều 85 của Luật Luật sư“.

Người Việt với thế giới
VOA có bài: Người Việt ‘tin Tổng thống Putin hơn ông Trump’. Kết quả thăm dò được Trung tâm Nghiên cứu Pew ở Washington DC công bố: “Người Việt nằm trong số ít công dân các quốc gia ‘yêu’ nước Nga và đặt niềm tin lớn vào Tổng thống Vladimir Putin, trong khi đa phần thế giới có cái nhìn ‘thiếu thiện cảm’ đối với xứ sở bạch dương và nguyên thủ của xứ này.

Còn nếu so giữa ông Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump, nghiên cứu của Pew cho thấy rằng, “số người Việt dành sự ủng hộ cho người đứng đầu Điện Kremlin vẫn hơn hẳn so với ‘ông chủ’ Nhà Trắng, với tỷ lệ tương ứng là 79% và 58%“.

Trang Sputnik có bài: Không chỉ Nga rơi vào tình huống không được cấp thị thực Mỹ mà cả Việt Nam nữa? “Theo tin tức Reuters, chính phủ Hoa Kỳ hiện nay đang có một số đòi hỏi về việc nhận lại công dân bị trục xuất đối với Việt Nam và một số nước khác, như Trung Quốc, Cuba, Lào, Iran, Campuchia, Myanmar, Morocco, Hong Kong, Nam Sudan, Guinea và Eritrea“.

Bài trên VOA: Mỹ sắp hạn chế visa từ 4 nước không chịu nhận công dân bị trục xuất. “Các quan chức này nói rằng các nước Campuchia, Eritrea, Guinea và Sierra Leone sẽ sớm chịu chế tài. Những chế tài này nhằm mục đích buộc các quốc gia “ngoan cố” phải nhận lại những cá nhân mà Mỹ tìm cách trục xuất“.

Tin quốc tế

Chuyện của Trump và chính trường Mỹ
VOA có bài: Trump mắng lãnh đạo Cộng hòa ở Quốc hội làm ‘lộn xộn’ trần nợ. “Trong một loạt phát biểu đăng trên Twitter, ông Trump mắng Lãnh đạo Khối Đa số Thượng viện Mitch McConnell và Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan vì không gắn dự luật trần nợ vào một dự luật gần đây mới được ký ban hành nhằm giúp đỡ các cựu chiến binh“.


Trung Quốc
RFI đưa tin: Trung Quốc: Các công ty châu Âu lo ngại về sự can thiệp của Đảng. Lãnh đạo của các công ty lớn của châu Âu ở Trung Quốc lo ngại về vai trò của đảng Cộng sản trong các công ty nước ngoài, nên họ đã nêu lên mối quan ngại đó tại một cuộc họp do Phòng Thương mại Liên Hiệp châu Âu tổ chức ở Bắc Kinh.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài, “các công ty ngoại quốc được yêu cầu bổ nhiệm các đại diện của đảng vào các cơ cấu lãnh đạo công ty, thậm chí để cho bí thư chi bộ kiêm luôn chức chủ tịch hội đồng quản trị, đồng thời tính vào ngân sách của công ty những chi phí hoạt động của chi bộ đảng“.

Bài trên RFI: Giới xuất bản quốc tế chịu tự kiểm duyệt để vào được Trung Quốc. “Vụ nhà xuất bản Cambridge University Press toan tính tự kiểm duyệt là một ví dụ cụ thể cho thấy những gì mà Bắc Kinh muốn kiểm duyệt: từ các vấn đề Thiên An Môn, Tây Tạng, cho đến các phong trào ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc hay hồ sơ Đài Loan. Vấn đề đặt ra là dù chấp nhận tự kiểm duyệt, nhưng giới xuất bản nước ngoài không thể đoán trước được là chế độ Bắc Kinh sẽ đòi kiểm duyệt những gì khác nữa“.


Tin Bắc Hàn
VOA có bài: Lãnh tụ Kim Jong Un không màng tới ngoại giao. “Mặc dù về mặc ngoại giao và 90% hoạt động kinh tế, Bắc Triều Tiên phải dựa vào Trung Quốc, nhưng ông Kim Jong Un vẫn không gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trái ngược với cha ông, người đã nhiều lần thăm Bắc Kinh“.


*
*
Bài Mới Nhất
25/08/2017
25/08/2017
25/08/2017
25/08/2017
25/08/2017
25/08/2017
24/08/2017
24/08/2017
24/08/2017
24/08/2017







No comments: