Benjamin
Ramm - BBC Culture
Để
đối phó với việc bị bắt, các sáng tác của nhà thơ được giấu diếm bằng những
cách vô cùng sáng tạo - khâu vào trong gối, trong giày, hay giấu vào đệm, vào
nồi nấu. Cảnh sát tịch thu hầu hết các thứ giấy tờ của ông, nhưng những thứ
khác vẫn được đưa lậu ra bên ngoài, hoặc giấu kín trong những chỗ khuất nẻo ít
ai ngờ.
Trong cuốn hồi ký của mình, Hy vọng Đối lại Hy vọng, Nadezhda Mandelstam, vợ của nhà thơ Osip Mandelstam, nhớ lại những nỗ lực của mình trong việc bảo vệ các tác phẩm của chồng.
Việc
đọc lại, phân tích, sao chép rồi phổ biến những vần thơ bị cấm trở thành một
phần trong văn hóa samizdat - (tự in ấn ngoài luồng) để vượt
qua hàng rào kiểm duyệt ngặt nghèo ở Liên Xô.
Ngày
nay, chúng ta có thể đọc thơ Mandelstam là nhờ đã có những cá nhân dám đương
đầu với mối hiểm nguy to lớn, dám can đảm chép lại và chia sẻ các tác phẩm của
ông, thường là bằng những biện pháp phi thường.
Thuật
ngữ samizdat ('tự xuất bản') được đưa ra nhằm đối chọi
lại với gosizdat ('nhà nước xuất bản'), vốn là con dấu được
đóng lên mọi ấn phẩm chính thức ở Liên Xô.
Samizdat dùng những chất
liệu không chính thức khác nhau, và được thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau: các bàn luận về chính trị, những bài phân tích, diễn giải tôn giáo, tiểu
thuyết, thơ, diễn văn, và âm nhạc.
Có
một từ liên quan là tamizdat ('được xuất bản ở đó') - tư liệu
được đưa lậu vào Liên Xô.
Đó
có thể là các bản ghi dùng trên tờ chụp phim x-quang, các bản ghi dùng trên máy
nghe nhạc với nội dung là các tác phẩm âm nhạc bị cấm lưu hành, gồm cả các ca
khúc rock 'n 'roll và các sáng tác của những người di cư ra nước ngoài. Những
thứ này nhanh chóng xuất hiện trên thị trường chợ đen.
Việc
có máy ghi âm lậu (magnitizdat) thì ít rủi ro hơn, bởi các công dân
Xô-viết được phép sở hữu một máy ghi dùng băng cối; hầu hết các nội dung không
công khai nói về chính trị mà chủ yếu là những giai điệu được các ca sỹ Nga
trình bày dưới dạng phổ thơ (bard).
Số
lượng người đọc các tác phẩm tự xuất bản dưới hình thức viết hiếm khi vượt quá
vài ngàn người, nhưng có tới khoảng một triệu người nghe trên các băng cối.
Aleksandr
Galich, một trong những nhà du ca (bard) nổi tiếng nhất, người kêu
gọi đấu tranh mạnh mẽ nhất, đã dùng các ca khúc của mình để chỉ trích "mẹ
đỡ đầu của tình trạng kiểm duyệt" và ca ngợi vai trò của truyền thông
ngầm.
Thuật
ngữ samizdat tuy được dùng để nhắc tới thời kỳ Liên Xô, nhất
là sau cái chết của Stalin vào năm 1953, nhưng việc xuất bản bất chấp việc
không được cấp phép đã tồn tại từ lâu ở Nga.
Hồi
cuối Thế kỷ 19, giới sinh viên chuyền tay nhau những cuốn sách nhỏ có nội dung
cấp tiến lên án Sa Hoàng. Sau thất bại của cuộc cách mạng 1905 cùng cuộc trấn
áp tự do dân sự thì những nội dung kêu gọi lật đổ chế độ được chia sẻ rộng rãi.
Từ
thời Đệ nhất Thế chiến, rồi cuộc cách mạng hồi 1917, rồi cuộc nội chiến ở Nga
cho tới tận 1922, có nhiều quy định hạn chế khá nghiêm ngặt đã được áp đặt lên
các loại tác phẩm in ấn.
Dấu
ấn văn hóa
Tự
xuất bản, samizdat, phản ánh sự thay đổi bối cảnh chính trị, văn
hóa và địa lý của nhà nước Xô-viết.
Một
số sản phẩm là nhằm phản đối sự đàn áp nhằm vào các dòng Ki Tô giáo (Chính
thống giáo, Công giáo La Mã, Baptist), hoặc nhằm phản ánh tiếng nói của những
nhóm thiểu số muốn có quyền tự quyết (người Do Thái, người Tartar vùng Crimea,
hay cộng đồng người Đức ở sông Volga).
Toàn
bộ quá trình được nhà bất đồng chính kiến Vladimir Bukovsky tóm tắt lại như
sau: "Tự xuất bản: Tôi viết cho mình, biên tập cho mình, kiểm duyệt cho
mình, xuất bản cho mình, phân phối cho mình, và tự mình chấp nhận thời gian
ngồi tù."
Định
nghĩa phổ biến này khiến samizdat nghe giống như một hành động
đơn độc, nhưng mối nguy hiểm sẽ xảy ra khi mỗi cá nhân tạo ra một bản sao cho
người khác.
Nếu
bị phát hiện, các tài liệu thường sẽ bị giới chức lần ra, bởi hầu hết các máy
chữ cá nhân đều phải đăng ký với nhà nước. Các bản dự phòng thỉnh thoảng được
lưu trên microfilm, là thứ được đưa lậu ra để xuất bản trước khi lại được đưa
lậu vào.
Sách
và các cuốn sổ nhỏ được sao chép trên giấy than, với tối đa là chín trang bên
dưới, cho nên mỗi lần sẽ in ra được tổng số tối đa là 10 bản - cũng là mức tối
đa được phép in.
Để
tận dụng được hết các chỗ trống, người ta đánh máy tràn hết cỡ ra cả lề trái
lẫn lề phải, cả lề trên đầu trang lẫn lề dưới trang giấy.
Boris Pasternak (hình trên) sau khi bị
chính quyền Liên Xô không cho xuất bản, đã đưa lậu tác phẩm Bác sỹ Zhivago sang
Italy, nơi cuốn tiểu thuyết đã được xuất bản lần đầu tiên - CIA đã giúp sức
trong việc đưa cuốn tiểu thuyết ra in và phát hành tại những nơi khác
Giấy
rất hiếm cho nên những ai mua nhiều hơn một chút đều sẽ bị báo cáo cho giới
chức.
Những
người được phân phối giấy phải in hay đánh máy mỗi lần ít nhất là bốn bản. Tuy
nhiên, họ không được phép tìm cách che giấu để tác giả không bị phát hiện, và
phải chỉ điểm cho công an nếu thấy có dấu hiệu khác thường.
Người
ta phải in ấn, đánh máy một cách vội vã, qua quýt, trên những chất liệu gần như
là phế phẩm, đánh máy chữ mờ, trên những trang giấy nhàu nát và không được đóng
bìa tử tế.
Một
số người thậm chí còn tự mình chỉnh sửa hoặc thêm bớt vào các nội dung. Cách
sáng tác, phóng tác như thế được áp dụng nhiều trước thực tế là nhiều tác giả
thực sự, do e sợ cho sự an toàn bản thân, đã dùng bút danh và không nhận các
tác phẩm là của mình.
Tình
thế này được bản thân Đảng Cộng sản khai thác với lập luận rằng việc không rõ
bản quyền về sở hữu trí tuệ khiến việc nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ tác phẩm là
không công bằng.
Chiến
thuật độc địa đầy tính tưởng tượng này khiến tạo cảm giác rằng nhà nước đang
bảo hộ cho các tác giả khỏi tình trạng bị khai thác - chỉ có điều như vậy là
tác giả phải chấp nhận mất không, phải cho không những đứa con tinh thần của
mình.
Có
lẽ tài liệu quan trọng đầu tiên xuất hiện dưới dạng tự xuất bản là 'bài diễn
văn bí mật' của Khruschev hồi 1956 - với nội dung lên án Stalin, đánh dấu sự
khởi đầu của tình trạng tan băng chính trị và văn hóa.
Tiến
trình này đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng trở nên rõ rệt vào năm 1962 với việc
chuẩn thuận cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Một ngày trong đời Ivan Denisovich
của tác giả Aleksandr Solzhenitsyn (1962).
Được
xuất bản trên tạp chí văn hóa Novy Mir (Tân Thế giới), tác phẩm khắc họa cuộc
sống hàng ngày ở một trại lao cải (gulag) dưới thời Stalin - một chủ đề
mà trước đó không hề được bàn đến công khai.
Hai
bước thụt lùi
Hệ
thống trại cải tạo gulag phần lớn đã được Nikita Khruschev cho
dỡ bỏ. Ông cũng là người đã làm suy yếu hệ thống cảnh sát mật và là người ra
sáng kiến về việc trao đổi văn hóa xuyên biên giới.
Dưới
thời Khruschev, samizdat chiếm vị thế thống trị trong Liên Xô,
bởi việc xuất bản các tư liệu không phù hợp với ý thức hệ chính thống không còn
bị gắn kèm với cái án tử hình nữa.
Nhưng
những cải tổ mang tính tự do hóa của Khruschev đã vấp phải sự phản kháng dữ dội
từ những người theo đường lối cứng rắn, và vào năm 1964 ông đã bị hất cẳng bởi
chính cựu đệ tử ruột, Leonid Brezhnev.
Hầu
như ngay lập tức, dưới sự chỉ đạo của Yuri Andropov (người lãnh đạo ngành tình
báo KGB, và sau này thành người kế vị Brezhnev), việc kiểm duyệt được tăng
cường và các nhà bất đồng chính kiến bị bỏ tù hoặc phải đi sống đời lưu vong.
Năm
1965, hai cây viết là Yuli Daniel và Andrei Sinyavsky bị bắt vì tội tamizdat,
xuất bản truyện giả tưởng ở nước ngoài và ký dưới tên khác.
Một
bản ghi phiên tòa xử kín hai người này đã được các nhà thơ Alexander Ginzburg và
Yuri Galanskov lấy được, và họ đã sáng tác Sách Trắng, mô tả về phiên xử.
Vụ
đàn áp bị phản ứng bằng các cuộc biểu tình - là đợt biểu tình chính trị tự phát
đầu tiên xảy ra trong suốt 30 năm, và hai lá thư ngỏ được lan truyền dưới hình
thức samizdat, trong đó một thư kêu gọi Brezhnev hãy chống trả sự
quay trở lại của chủ nghĩa Stalin.
Thư
này được nhiều gương mặt có tiếng ký tên, trong đó có nhà soạn nhạc Dmitri
Shostakovich.
Chuyện
chính bản thân Ginzburg và Glanskov cũng bị đưa ra xét xử về tội xuất bản và
phân phát tài liệu dạng samizdat chỉ còn là vấn đề thời gian.
Sự
trở lại của chế độ kiểm duyệt gắt gao hơn đã càng thúc đẩy xu hướng samizdat,
và các tác phẩm vốn được phép lưu hành dưới thời Khruschev bị buộc phải trở lại
đời sống ngầm.
Năm
1968, một nhóm các học giả tại Moscow bắt đầu một giai đoạn samizdat kéo
dài nhất, nổi tiếng nhất, với việc xuất bản tập san Ghi chép các sự kiện diễn
ra (Chronicle of Current Events).
Trong
65 số được phát hành trong 15 năm, Chronicle đã nêu chi tiết một cách tỉ mỉ
những vi phạm dân quyền và trình tự tố tụng, trong đó gồm 424 phiên tòa kết tội
753 người, không có ai được trắng án.
Các
chủ biên của Chronicle không cổ súy cho việc lật đổ chế độ và nói rằng theo
Hiến pháp Liên Xô 1936, việc xuất bản của họ là hợp pháp.
Giới
chức không nghĩ vậy: các chủ biên, cộng tác viên bị tống vào trại cải tạo, vào
các nhà thương điên, hoặc phải sống lưu vong.
Chủ
biên đầu tiên của Chronicle, Natalya Gorbanevskaya bị bắt sau khi tham dự cuộc
biểu tình Quảng trường Đỏ 1968 để phản đối việc đàn áp cuộc nổi dậy Mùa xuân
Prague. Gorbanevskaya trở thành cái tên nổi tiếng, được ca ngợi trên thế giới.
Ca sỹ người Mỹ Joan Baez đã ca ngợi bà trong các buổi diễn âm nhạc.
Phong
cách khô khan, chính xác của Chronicle nhằm cố ý tạo tương phản với tờ báo quốc
doanh Pravda. Mặc dù tường thuật về những lời kể đầy đau đớn, Chronicle cam kết
"nỗ lực hết mình để viết với văn phong bình tĩnh, kiềm chế" và
"một phong cách hoàn toàn dựa vào thực tế" - như được minh họa bằng
các tít bài mang tính luật hóa ('Các vụ bắt giữ, Lùng soát, Thẩm vấn', 'Trong
các nhà tù và các trại cải tạo'), và luôn đính chính ngay cả khi chỉ có những
sơ suất nhỏ nhất.
Đến
năm 1985, đã có hơn một triệu món đồ vật là các tư liệu bị cấm được lưu tại Bảo
tàng Quốc gia Lenin - là bộ spetskhran (bộ sưu tầm chỉ hạn chế
cho những đối tượng nhất định được xem) lớn nhất.
Hiện
trạng không duy trì được lâu: cơ quan nhà nước hoạt động quan liêu, cứng nhắc,
nền kinh tế trì trệ, và những người 'canh gác' già chết dần - ba nhà lãnh đạo
qua đời trong một thời gian ngắn.
Điều
này dẫn tới sự nổi lên của nhân vật 54 tuổi, Mikhail Gorbachev, người thừa nhận
rằng Đảng Cộng sản không thể đàn áp nội bộ mãi mãi được.
Gorbachev
đưa ra các chính sách perestroika ('tái cơ cấu') và glasnost ('cởi
mở'). Chính sách cởi mở về sau này trở thành tên gọi của một trong những ấn
phẩm samizdat được nhiều người biết đến nhất thời đó.
Rất
khó để đánh giá được tác động của samizdat, dẫu nhiều người tin
rằng nó là một yếu tố to lớn làm suy yếu quyền lực Xô-viết.
Với
phóng viên người Ukraine Vitaly Korotich, thì "Liên bang Xô-viết đã bị hủy
diệt bởi thông tin - và làn sóng này bắt đầu từ tác phẩm Một Ngày của
Solzhenitsyn".
Tuy
việc lưu hành các ấn phẩm samizdat chỉ nằm trong một lượng độc
giả ít ỏi, nhưng nhiều người trong số các bạn đọc lại là những người có ảnh
hưởng văn hóa.
Một
số người còn là những gương mặt đầy quyền lực - thật ra các quan chức chính phủ
đã trở thành những độc giả thường xuyên, bởi họ chỉ có thể kiểm duyệt được
những gì mà họ hiểu.
Samizdat giúp họ suy nghĩ, và
những thông tin mà họ nắm được từ những luồng nằm ngoài pháp luật đó giúp vạch
ra những giới hạn phát biểu mà họ cho là chấp nhận được về chính trị.
Một
thế kỷ đã trôi qua kể từ sau Cách mạng Nga, tiến trình dân chủ hóa nhờ vào
internet có vẻ như đã phủ nhận nhu cầu phải có truyền thông ngầm.
Nhưng samizdat lại
nhận được sự chú ý mới kể từ năm 2014, khi mà để ứng phó với các cuộc biểu tình
Maiden ở Ukraine, chính quyền Nga đã tăng mạnh các nỗ lực kiểm soát những nội
dung được đăng tải trên mạng internet.
Các
trang mạng lần theo dấu vết các vụ lạm dụng của nhà nước thường bị chặn, và các
thư điện tử cùng các tài khoản mạng xã hội của lãnh đạo đối lập Alexei Navalny
đã bị tin tặc tấn công.
Trong
năm 2015, trang mạng New Chronicle of Current Events được cho ra mắt, ở chính
tại nơi mà các công dân bị trao những thông tin sai do sự lũng đoạn của truyền
thông đại chúng. New Chronicle đã công bố danh sách 217 nhà bất đồng chính kiến
bị bỏ tù tại Nga, trong đó có các lãnh đạo chính trị đối lập và các nhà hoạt
động vì môi trường.
Chủ
các trang mạng chỉ trích chính phủ Nga đang chuyển sang đặt vị trí ở nước
ngoài, nhưng sự thách thức mà họ vấp phải không chỉ bó hẹp trong phạm vi một
quốc gia.
Blogger
nổi tiếng Anton Nosic nhìn thấy một sự song hành trên thế giới, và nói rằng
"Wikileaks là sự tiếp nối trực tiếp của truyền thống samizdat."
Các
lực lượng an ninh Hoa Kỳ và Anh muốn "thu giữ các thiết bị máy tính, gây
áp lực lên các chủ biên, đòi không được công bố những tư liệu nhất định... cơ
chế và động cơ giống với những gì xảy ra 45 năm trước".
Dù
cho nhà nước muốn bắt những người bất đồng chính kiến phải im lặng, thì tinh
thần samizdat sẽ vẫn tiếp diễn mạnh mẽ.
-----------
Bài
tiếng Anh đã đăng trên BBC
Culture.
No comments:
Post a Comment