Saturday, November 5, 2011

VỀ QUYẾT ĐỊNH THU HỒI TẬP TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN VĨNH NGUYÊN (RFI phỏng vấn Tạ Duy Anh)


Trọng Thành   -   RFI
Thứ bảy 05 Tháng Mười Một 2011

Tập truyện ngắn mang tựa đỞ lưng chừng nhìn xuống đám đông của Nguyễn Vĩnh Nguyên do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Sách Phương Nam phát hành cách đây nửa năm tại Việt Nam, vừa bị thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông TP HCM ra quyết định thu hồi. Từ Hà Nội, nhà văn Tạ Duy Anh cho biết ý kiến.

Nghe (10:23)   :   Nhà văn Tạ Duy Anh (Hà Nội)

RFI : Thưa anh, cách đây ít hôm, có tin là tập truyện ngắn của nhà văn trẻ Nguyễn Vĩnh Nguyên bị Sở Thông tin Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định thu hồi. Với tư cách là người biên tập cuốn sách, anh có thể có cho biết ý kiến của anh về câu chuyện đột ngột này không ạ?
Tạ Duy Anh : Trước hết, mình cũng không hiểu cái quyền hạn của một Sở Thông tin là đến đâu, để biết rằng, một quyết định thu hồi như vậy có hợp với luật pháp hay không. Nhưng mà mình cứ coi như đó là quyết định của một cơ quan có thẩm quyền. Việc thu hồi này là việc rất bất ngờ đối với bản thân tôi và nhiều độc giả, vì cuốn sách này đã ra được sáu tháng rồi.
Thông thường ở Việt Nam, một cuốn sách nào có vấn đề gì, thì trong vòng một, hai tháng là phải có phản hồi từ các cơ quan chức năng, mà thông thường từ Cục Xuất bản. Nhưng lần này lại là một cuốn sách ra đời cách đây đến nửa năm. Dư luận nói chung không có phản ứng gì cả, từ các cơ quan chức năng, như Công an văn hóa hay Cục Xuất bản, thế mà bây giờ lại có phản ứng mạnh mẽ, quyết đoán từ Sở Thông tin Truyền thông TP HCM. Mình thấy rất là lạ.
Lý do mà họ đưa ra ban đầu mà Tạ Duy Anh có nhận được, thì nó không giống như tin đăng ở báo Tuổi trẻ. Ban đầu họ cho rằng, đây là một cuốn sách « khiêu dâm, kích động tình dục », và « mượn chuyện tình dục để miệt thị chế đ». Nhưng đến khi đăng báo Tuổi trẻ, thì có lẽ họ rút lại điều « miệt thị chế đ», vì thật ra nó không có căn cứ. Họ chỉ còn nói đây là một cuốn sách « dâm ô, trụy lạc ».
Tôi cho rằng, đó là một lý do rất thiếu cơ sở, không thuyết phục, một quyết định cần phải bãi bỏ ngay tức khắc. Đấy là ý kiến của cá nhân tôi, là một người biên tập.

RFI : Vì sao anh lại có một xác quyết như vậy, trước quyết định của Sở Thông tin Truyền thông TP HCM ?
Tạ Duy Anh : Là bởi vì, cách đọc của họ đầy tính thiên kiến. Đấy là mình phỏng đoán. Nếu không thiên kiến, thì cũng rất là cổ hủ. Họ đọc một cuốn sách văn học, mà vẫn giữ một quan niệm rằng, cuốn sách phải phản ánh một điều gì đó, đưa ra một điều gì cụ thể nào đó, rồi là phải ca ngợi một cái gì đó. Những cách đọc như thế hiện nay ở Việt Nam, nói chung đã rất lạc hậu rồi, không nói là một cơ quan chính quyền như Sở Thông tin.
Thứ hai nữa là, các kết luận họ đưa ra không có bằng cớ, đây không phải là cuốn sách đề cao dâm ô, trụy lạc. Trong cuốn sách, tỷ lệ viết về tình dục không phải là nhiều, nếu so tỷ lệ số chữ về chuyện này trong một truyện, còn nếu so với việc trong số 13 truyện, có 9 truyện có nói về tình dục, mà người ta cho là quá nhiều, thì lại là chuyện khác, quan niệm như thế về vấn đề tình dục là rất sai.
Quan niệm của tôi là thế này : một cuốn sách dâm ô trụy lạc, thì tác giả phải dùng chuyện đó nhằm để kích động tình dục. Còn trong cuốn sách này, thì đời sống tình dục được đưa vào như những mảng hiện thực khác, như là chuyện bóng đá, như chuyện đi chơi chứng khoán, như là chuyện buôn bất động sản, như là chuyện sáng tác văn chương, Tình dục là một phần rất quan trọng của đời sống. Nhà văn sử dụng chuyện này trong tác phẩm để xây dựng tính cách nhân vật, chứ không phải chủ ý của tác giả là đđề cao những cái thác loạn.
Đây là một cuốn sách lành mạnh, thậm chí đầy sáng tạo của một nhà văn trẻ. Không thể đọc tác giả một cách đơn thuần, mà vấn đề là phải giải mã. Đây là ý kiến của tôi.

RFI : Thưa anh, ở đây có một điều thú vị là, cuốn sách này sáu tháng sau khi phát hành mới bị Sở Thông tin địa phương đưa ra quyết định thu hồi. Tức là, có thể nửa năm sau, người « kiểm duyệt » mới bắt đầu hiểu ra một ý nghĩa gì đó từ cuốn sách ? Vậy, với tư cách là một nhà văn, là người biên tập cuốn sách, anh có thể cho biết, cảm nhận của anh về cuốn sách này ?
Tạ Duy Anh : Nói về vấn đề này thì hơi lòng vòng một chút. Nguyễn Vĩnh Nguyên thuộc thế hệ trưởng thành khi đất nước chuyển sang một thời k rất khác biệt. Những thành tựu về kinh tế, văn hóa, rồi khả năng tiếp cận thông tin, các xu hướng tư tưởng rất là khác. Nói thẳng ra là nó dễ và nó dân chủ hơn ngày xưa rất nhiều. Nó tạo ra những mặt rất mạnh.
Ví dụ như, một mặt mạnh của thế hệ này so với thế hệ trước là : Họ không bị bó hẹp trong quan niệm nghệ thuật cho rằng, phải phục vụ một mục tiêu chính trị cụ thể, mà như nhà văn Nguyễn Minh Châu nói « [văn học] minh họa ». Họ coi nghệ thuật có đời sống riêng, với những mục đích, những giá trị thuần túy nghệ thuật, ví dụ như đề cao cái Đẹp, cái Thiện, thế rồi đề cao những giá trị thuộc về con người, như Tự do, như Tình Yêu. Thế thì, những thứ đó, không thể nào hiểu một cách đơn giản, mà « anh » phải đọc văn bản và đọc những thứ không có trong văn bản. Tức là phải giải mã, phải tìm được chìa khóa để giải mã họ. Cho nên, tôi không tin đây là việc [Sở Thông tin TP HCM] hiểu chậm, mà theo tôi, có thể có một lý do khác. Ở Việt Nam, người ta có nhiều lý do đđưa ra một quyết định thu hồi một cuốn sách. Có lý do có thể không nói lên thành văn bản được, nhưng đôi khi lại là lý do chính. Đấy là phỏng đoán của mình.

RFI : Về giá trị đặc biệt của tác phẩm này, thưa anh, anh có thể lưu ý những ai chưa đọc, về việc cuốn sách có thể mang lại một cảm nhận, một cảm nghiệm gì mới cho người đọc, được không ạ ?
Tạ Duy Anh : Cái quan trọng nhất của cuốn sách này, theo mình là : Nó khiến cho người đọc phải suy nghĩ triền miên, suy nghĩ không ngừng về một vấn đề gì đó, đánh thức não trạng của họ. Bởi vì, nếu « anh » có suy nghĩ, có quan tâm đến một điều gì anh chưa thể gọi ra được, thì anh mới có hy vọng tìm ra được một cái gì đó. Chứ còn, nếu một cuốn sách chẳng cần suy nghĩ gì cả, đọc xong nó trôi tuột đi, nó mang tính giải trí đơn thuần, hoặc là nó quá cũ kỹ, thì những cuốn sách như vậy, hiện nay ở Việt Nam, đầy rẫy ra.
Cuốn sách của Nguyễn Vĩnh Nguyên kích thích người đọc phải suy nghĩ, khiến cho người ta không yên được. Đọc xong rồi, thì không thể yên tâm được với những gì mình đang đinh ninh, mình đang quan niệm. Nó buộc mình phải xem xét lại. Từ những cách nhìn của tác giả, những đề xuất của tác giả, những ý tưởng của tác giả buộc mình phải soi xét lại những hành vi, suy nghĩ, quan niệm của mình, những điều mà mình tưởng rằng đó là chân lý, chẳng hạn ... Ít nhất nó buộc mình phải hồ nghi chính bản thân mình. Mình cho rằng, đây là tác động rất lớn của nhà văn đối với độc giả. Một yếu tố khiến cho tác phẩm thành công, tức là khiến người đọc, khi gấp trang sách lại, đấy là lúc độc giả phải làm việc tiếp về những điều mà tác giả đã viết ở phía trên. Vì thế, không thể đơn giản đưa ra bất cứ một nhận định chủ quan nào về một tác phẩm như thế này.
Để làm được điều này, trước hết nhà văn phải có tài, thứ hai phải có học và thứ ba là phải có một sự quan sát tinh tế, một suy nghĩ thường trực về những vấn đề của đời sống, thì mới có thể làm được.
Bằng một linh cảm nghề nghiệp của một người viết văn, mình nói luôn : Đây là một cuốn sách lành mạnh về mọi khía cạnh, về cả mặt thẩm mỹ, về cả mặt đạo đức, về cả mặt tư tưởng, đặc biệt là về mặt ngôn ngữ. Nguyễn Vĩnh Nguyên có một cái ngôn ngữ rất đẹp đậm chất thơ. Đây không phải là chất thơ như mình hiểu là véo von hay bay bổng. Có những cái nhức nhối về mặt trí tuệ, có những thách đố về mặt hình tượng, về mặt cảm nghĩ, về nhiều thứ,
Bất kể ngày mai, cuốn sách này có bị thu hồi, có bị nguyền rủa chăng nữa, mình có thể nói rằng, đấy là một cuốn sách đáng hoan nghênh.
Đương nhiên là những nhà văn và những nhà chuyên môn phải là đáng tin hơn là những người làm công tác chuyên môn, theo kiểu « công chức đơn thuần ». Mình có thể nói thẳng như thế. Bởi vì, các công chức đơn thuần, họ phán xét theo kiểu khác, đôi khi là rất thiên kiến. Thậm chí tôi đã từng định hỏi ông Nguyễn Vĩnh Nguyên là, hay là ông có ám chỉ đến một nhân vật thanh tra Sở Thông tin nào không, vì trong đó có một nhân vật như vậy hơi bị miệt thị. Có thể vì lý do đó mà ông ấy bị ăn đòn chăng ? Đấy là một ý kiến chủ quan. Nhưng cũng có thể có những nguyên nhân như thế. Những nguyên nhân phi văn học, phi luật pháp như thế, thì không thể chấp nhận được. Cần phải thay đổi cái cách nghĩ như vậy của giới quản lý nghệ thuật, quản lý văn chương để cho họ có một cái nhìn khác đi.
Mình có một suy nghĩ chủ quan thế này, ngay những cấp thẩm quyền cao hơn, hầu như nhiều người, chắc là cũng chả khoái gì cuốn sách này đâu, nhưng họ cũng rất là khiêm tốn, và họ cũng rất cẩn thận, cho nên họ không đưa ra một ý kiến gì cả. Chỉ có điều là, không hiểu tại sao Sở Thông tin TP HCM lại đủ tự tin đđưa ra quyết định như vậy. Đấy là điều mà mình không hiểu.

RFI : Thưa anh, phải chăng anh tạm đặt ra một nghi vấn như vậy để khép lại cuộc phỏng vấn hôm nay và chờ xem là, trong thời gian tới chờ đợi câu trả lời từ phía các cơ quan công quyền về quyết định vừa rồi ?
Tạ Duy Anh : Mình có một tiên đoán là, quyết định của Sở thì họ cứ quyết định thế thôi, nhưng việc thực thi một quyết định như thế thì cũng phải xem xét. Không phải cứ một Sở Thông tin lại có quyền ra quyết định thu hồi một cuốn sách. Nếu điều đó mà xảy ra được, thì sẽ cực k nguy hiểm. Bởi vì, nó sẽ khiến cho việc thực thi luật pháp rất khó. Một ông nào đó, cán bộ xã hay huyện cũng có thể đưa ra một quyết định như thế thì nguy. Cho nên ở khía cạnh thực thi pháp luật, thì phải rà soát lại xem quyết định này có đúng không, nếu đúng thực là như thế, thì phải có ý kiến.

Xin chân thành cảm ơn nhà văn Tạ Duy Anh.

--------------------------


Báo Lao Động phỏng vấn Nguyễn Vĩnh Nguyên
Thứ Bảy, 5.11.2011 | 21:26 (GMT + 7)

…………..
Tập truyện ngắn “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên (NXB Hội Nhà văn và Phương Nam Book) xuất bản vào tháng 4 năm 2011 được đánh giá là một chủ đề “ngồ ngộ” của văn xuôi hiện nay.
Ngộ vì 13 truyện ngắn này ít có bóng dáng của những truyện ngắn có nội dung thông thường, khác cả lối viết của Nguyễn Vĩnh Nguyên trước đây, nay đọc, người ta thấy cả những kết quả nghiên cứu khoa học ở trong đó. Ngộ vì góc nhìn (ở lưng chừng) và cả quan niệm về truyện ngắn, nó không bị gò bó vào cấu trúc cố định, như một cuộc lắp ghép, cắt dán và cả giễu nhại. Có đoạn, tác giả còn khuyên độc giả nếu không có quan tâm thì đừng đọc, vì nó dành cho những kẻ “ở lưng chừng”
Thu Thủy

.
.
.

No comments: