Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-30
XEM PHIM :
Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn và Bình Châu do ông André Menras-Hồ Cương Quyết hợp tác với Đài Truyền hình TPHCM thực hiện năm 2011 đã bị cấm chiếu ra mắt vào đêm 29 tháng 11 tại quận Bình Thạnh vừa qua.
Theo lời ông André Menras Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim kể lại thì vào lúc 17 giờ 30 tối hôm 29 tháng 11 ông cùng bạn bè cũng như anh em trong đoàn làm phim của hãng phim TFS dự định chiếu ra mắt cuốn phim Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát trong vòng thân hữu tại quán cà phê Ami thuộc khu du lịch Văn Thánh, Quận Bình Thạnh TPHCM.
Theo lời ông André Menras Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim kể lại thì vào lúc 17 giờ 30 tối hôm 29 tháng 11 ông cùng bạn bè cũng như anh em trong đoàn làm phim của hãng phim TFS dự định chiếu ra mắt cuốn phim Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát trong vòng thân hữu tại quán cà phê Ami thuộc khu du lịch Văn Thánh, Quận Bình Thạnh TPHCM.
Cấm chiếu bằng cách cắt điện
Tuy nhiên cuốn phim đã gặp phải sự cấm đoán của cơ quan an ninh và theo lời thuật lại của nhiều nhân chứng thì hàng rào chào đón cuốn phim do an ninh thiết lập từ bên ngoài đã rất dày dặc. Theo lời kể của ông André Menras cho chúng tôi biết như sau:
-Hôm qua thì buổi sáng còn hôm nay thì không bắt Internet được vì công an theo dõi. Tối nay ở khu du lịch Văn Thánh công an đông người lắm. Anh phản đối công an bắt một cách phi pháp vì việc chiếu phim có phép của Bộ Ngoại giao, được kiểm duyệt một cách đàng hoàng và không có một cái gì khác nói về Hoáng Sa, nói về người dân của mình. Không có gì sai không có gì trái với pháp luật Việt Nam.
-Hôm qua thì buổi sáng còn hôm nay thì không bắt Internet được vì công an theo dõi. Tối nay ở khu du lịch Văn Thánh công an đông người lắm. Anh phản đối công an bắt một cách phi pháp vì việc chiếu phim có phép của Bộ Ngoại giao, được kiểm duyệt một cách đàng hoàng và không có một cái gì khác nói về Hoáng Sa, nói về người dân của mình. Không có gì sai không có gì trái với pháp luật Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là một trong các vị khách mời của cuốn phim cho biết những ghi nhận của ông khi cuốn phim bị cấm chiếu:
-Tôi biết được cái tin André Menras Hồ Cương Quyết định chiếu cái phim này ở cà phê Ami gần cái ngõ vào Văn Thánh thì tôi có tới để xem nhưng tôi thấy nó xảy ra cái chuyện người ta nói là không chiếu được bởi vì cúp điện và anh Minh là người chủ quán bị áp lực cho nên không được phép chiếu cái phim này.
-Tôi biết được cái tin André Menras Hồ Cương Quyết định chiếu cái phim này ở cà phê Ami gần cái ngõ vào Văn Thánh thì tôi có tới để xem nhưng tôi thấy nó xảy ra cái chuyện người ta nói là không chiếu được bởi vì cúp điện và anh Minh là người chủ quán bị áp lực cho nên không được phép chiếu cái phim này.
Chị Bùi Thị Thủy ở Bình Châu, có chồng là ngư dân bị mất tích ở vùng biển Hoàng Sa. Source tuanvietnam.net
Tác giả nói gì?
Theo ông André Menras Hồ Cương Quyết cho biết thì đây là một phim tài liệu dài 59 phút, phỏng vấn người dân ở xã Bình Châu và đảo Lý Sơn, đặc biệt là những ngư dân bị mất tài sản vì Trung Quốc. Ngư dân kể lại trong những lần bão lớn tàu của họ chạy tránh bão nhưng bị tàu Trung Quốc không cho vào tạm trú tại các địa điểm an toàn gần Hoàng Sa, do đó rất nhiều vụ đắm tàu gây nhiều cái chết thương tâm.
Cuốn phim do chính ông đứng ra xin phép cũng như vận động bạn bè, người quen biết giúp đỡ về mặt tài chánh để thành hình nhằm nói về hoàn cảnh của ngư dân tại xã Bình Châu và huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Cuốn phim do chính ông đứng ra xin phép cũng như vận động bạn bè, người quen biết giúp đỡ về mặt tài chánh để thành hình nhằm nói về hoàn cảnh của ngư dân tại xã Bình Châu và huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Khi được hỏi cuốn phim có theo đúng thủ tục xin phép mà nhà nước quy định hay không, ông André Menras xác nhận:
-Tôi được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Với sự đồng ý của Bộ Ngoại Giao tại Hà Nội và Sở Ngoại Vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là phim duy nhất tại Việt Nam nói về ngư dân và chính quyền Việt Nam đã cho phép chiếu phim này.
Để chứng minh lời nói của mình là đúng sự thật ông André Menras cho chúng tôi biết nguyên văn bức Công văn do bà Vụ Trưởng Vụ Báo chí Nguyễn Phương Nga của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi cho Đài Truyền hình TPHCM yêu cầu tạo điều kiện giúp đỡ cho ông trong đó có đoạn:
“ Ông Hồ Cương Quyết đã được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam năm 2009 vì có công đối với Việt Nam trong thời gian kháng chiến chống Mỹ trước kia và xây dựng đất nước hiện nay.
Vụ thông tin báo chí đã đề nghị Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi thu xếp cho ông Hồ Cương Quyết thực hiện phóng sự và cử cán bộ hướng dẫn ông Quyết thực hiện chương trình.
Trên cơ sở đó Vụ Thông Tin Báo Chí Bộ Ngoại Giao trân trọng đề nghị quý đài cử quay phim đi cùng, hỗ trợ ông Hồ Cương Quyết ghi hình tại Lý Sơn theo sự hướng dẫn của Sở Ngoại Vụ Quảng Ngãi.”
“ Ông Hồ Cương Quyết đã được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam năm 2009 vì có công đối với Việt Nam trong thời gian kháng chiến chống Mỹ trước kia và xây dựng đất nước hiện nay.
Vụ thông tin báo chí đã đề nghị Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi thu xếp cho ông Hồ Cương Quyết thực hiện phóng sự và cử cán bộ hướng dẫn ông Quyết thực hiện chương trình.
Trên cơ sở đó Vụ Thông Tin Báo Chí Bộ Ngoại Giao trân trọng đề nghị quý đài cử quay phim đi cùng, hỗ trợ ông Hồ Cương Quyết ghi hình tại Lý Sơn theo sự hướng dẫn của Sở Ngoại Vụ Quảng Ngãi.”
Cuộc phỏng vấn đầu tiên cua Andre Menras là với bà Nguyễn Thị Hào, người đã bị mất chồng (ông Nguyễn Huệ) và con (Nguyễn Văn Ngữ, 24 tuổi) tại vùng biển Hoàng Sa vào ngày 17.4.2008. RFA screen capture
Cuộn phim là tâm huyết của một người Pháp, yêu Việt Nam đến nỗi xin nhập tịch và sống như một người Việt thuần túy. Với cái tên Hồ Cương Quyết, ông André Menras đã chu du khắp nước, sống cùng người dân và cảm nhận nỗi khó khăn của họ như chính của mình đặc biệt là những ngư dân chịu quá nhiều thiệt thòi vì Trung Quốc.
Tình yêu và mối nợ của André
Đối với André Menras, ông tự cho mình là mắc nợ với ngư dân khi chưa nói lên được những sự thật này ra trước công luận. Ông cho biết đã cảm động không thể chịu nỗi khi nghe trực tiếp gia đình ngư dân kể lại những nỗi thương tâm của họ. Những người vợ góa mất chồng ngoài biển, những bà mẹ mất con tại Hoàng Sa. Đây là tiếng nói của họ và sự trung thực phải là tuyệt đối và theo ông thì chính quyền không thể không cho phép công luận nghe những sự thật này. Theo ông thì chính quyền không thể tiếp tục bịt miệng người ta vì đấy không phải là phục vụ và bảo vệ cho đồng bào.
-Dù sao thì phim này cũng hoàn toàn có lợi cho Việt Nam giúp đỡ đồng bào ngư dân bị Trung Quốc làm khó và uy hiếp ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy có lợi nhưng vẫn cứ cấm chiếu mà không có lý do. Không đưa ra một lý do nào, cái đó lá khó chịu nhất và tôi sẽ tiếp tục tố cáo thái độ đó bởi vì thái độ đó không phải là thái độ bảo vệ dân, là thái độ chỉ phục vụ cuối cùng cho một nước đang hại Việt Nam, đang hại ngư dân.
Họ không biết gia đình ngư dân khổ như thế nào, vất vả, buồn như thế nào khi mất chồng mất con ở vùng biển của mình vì phải mưu sinh ở ngư trường của mình! Công an chắc chắn là nó không cần về vấn đề đó khi cấm người yêu nước Việt Nam hỗ trợ và đưa thông tin về tình hình đó là đi ngược lại lời tuyên bố của Thủ tướng.
Tại sao lại cấm?
Bản đồ đảo Lý Sơn và quần đảo Hoàng Sa. RFA screen capture
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho biết nhận xét của ông về việc cấm đoán của chính quyền địa phương đối với cuốn phim như sau:
-Tôi thấy đây là một chuyện rất khó hiểu nó không có lợi trên chỗ đứng của Việt Nam trên trường quốc tế vào lúc này. Quan điểm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất rõ ràng, hợp lý và nhất là hợp lòng dân. Đây có thể nói là điều thiêng liêng về hải đảo Hoàng Sa mà Việt Nam phải tiếp tục đòi cho được bởi vì thủ tướng đã nói rõ Hoàng Sa đã bị Trung Quốc nhiều lần chiếm bằng võ lực, mà lấn chiếm như vậy thì đã vi phạm hiến chương Liên hiệp quốc. Đây là vần đề được lòng dân và nhất là giới trí thức rất hoan nghênh. Những việc mà quản lý của địa phương rất không phù hợp với quan điểm của Thủ tướng. Những cách làm cũ vẫn còn tồn tại. Họ chưa thấu triệt những diễn biến mới về vấn đề này.
-Tôi thấy đây là một chuyện rất khó hiểu nó không có lợi trên chỗ đứng của Việt Nam trên trường quốc tế vào lúc này. Quan điểm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất rõ ràng, hợp lý và nhất là hợp lòng dân. Đây có thể nói là điều thiêng liêng về hải đảo Hoàng Sa mà Việt Nam phải tiếp tục đòi cho được bởi vì thủ tướng đã nói rõ Hoàng Sa đã bị Trung Quốc nhiều lần chiếm bằng võ lực, mà lấn chiếm như vậy thì đã vi phạm hiến chương Liên hiệp quốc. Đây là vần đề được lòng dân và nhất là giới trí thức rất hoan nghênh. Những việc mà quản lý của địa phương rất không phù hợp với quan điểm của Thủ tướng. Những cách làm cũ vẫn còn tồn tại. Họ chưa thấu triệt những diễn biến mới về vấn đề này.
Ông André Menras-Hồ Cương Quyết cũng cho biết ông sẽ viết bài yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ ai đã ra lệnh cấm chiếu bộ phim này và cấm vì lý do gì. Ông nói:
-Chánh phủ, quận và phường có thái độ có thể nói là thiếu hiểu biết tình hình nên thô bạo như vậy. Cấm cái phim nhưng không biết nội dung của nó như thế nào. Họ không biết nhưng họ vẫn cấm. Tôi không hiểu rõ nên phải hỏi cái văn bản cấm chiếu cuốn cuốn phim ở đâu? Ai đã ra lệnh và tôi không bao giờ bỏ cuộc, tôi sẽ tiếp tục.
Với một bích chương viết bằng tiếng Việt, ông André ghi rõ: “Tôi Hồ Cương Quyết, công dân Việt Nam, phản đối các hoạt động phi pháp và bạo động của công an TPHCM ngăn chặn và cấm việc chiếu phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát, dù nó là tiếng nói của đồng bào ngư dân Miền Trung và hoàn toàn có lợi cho Việt Nam trong sự nghiệp khẳng định chủ quyền trên biển đảo Hoàng Sa”.
Dư luận quần chúng
Việc cấm đoán chiếu cuốn phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” đã dấy lên rất nhiều đồn đoán trong dư luận. Người dân không tin UBND thành phố Hồ Chí Minh do lo ngại mất lòng Trung Quốc mà ra tay cấm đoán cuốn phim bởi tình hình hiện nay không còn như vài tháng trước. Quốc tế chú ý và ủng hộ Việt Nam ngày một nhiều và công khai hơn trong đó có Hoa kỳ cùng liên Âu cũng như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản.... Đây là tiền đề khiến Thủ tướng Dũng tuyên bố công khai những gì mà Bộ chính trị trước đây vẫn còn e ngại.
Câu hỏi đang gây bức xúc là phải chăng tại Việt Nam đang hình thành một hình thái loạn sứ quân của thế kỷ thứ 10 qua câu chuyện bắt người biểu tình tại Hà Nội và cấm chiếu cuốn phim tại TPHCM. Cả hai sự kiện đều liên quan đến tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cả hai cho thấy hành động của chính quyền địa phương cao hơn nội dung của một nguyên thủ quốc gia trước Quốc hội. Đây là thách thức lòng tin của người dân hay là thước đo sự trung thực, khả tín của Thủ tướng?
Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
------------------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment