Wednesday, November 30, 2011

GIỚI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC MẤT ĐOÀN KẾT TRƯỚC THỜI KỲ MỚI (Tania Branigan, The Guardian)




Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Không có những tranh luận nảy lửa ở quốc hội; cũng không có những thảo luận được truyền hình hoặc những khẩu hiệu hào nhoáng đanh thép. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tham gia vào một tranh luận mãnh liệt về hướng đi của đất nước khi họ tranh giành những vị thế trước quá trình chuyển đổi quyền lực cho thế hệ mới vào năm tới. Và, trong một hướng đi trệt khỏi việc phô trương đoàn kết đầy kỷ luật vốn là đặc điểm của giới lãnh đạo cộng sản, họ đang bắt đầu bày tỏ những khác biệt của mình trước công chúng.

“Khoảng cách giữa những người có quan điểm khác nhau thì rất lớn. Nó cũng được thể hiện công khai, một điều rất hiếm,” Qiu Feng, một học giả cấp tiến tại Học viện Kinh tế Unifule tại Bắc Kinh.

“Có những quan điểm khác biệt. Chúng từng tồn tại trước đây, nhưng chúng không được nhận thấy một cách dễ dàng. Giờ đây những nhà lãnh đạo đã công khai bày tỏ chúng,” Giáo sư Zhang Ming thuộc phân viện khoa học chính trị Đại học Nhân Dân nói.

Trong hơn 20 năm, kể từ việc chia rẽ trong giới lãnh đạo cao cấp giúp tạo ra những cuộc biểu tình của sinh viên ủng hộ dân chủ, các nhà lãnh đạo đã ra sức gìn giữ một vẻ ngoài đoàn kết.

“Một trong những bài học quan trọng nhất mà giới lãnh đạo Trung Quốc học được từ sự kiện Thiên An Môn năm 1989 là họ không nên hé lộ những mâu thuẫn nội bộ cho công chúng,” Cheng Li, giám đốc nghiên cứu tại Trung Tâm Trung Quốc John L Thornton thuộc Học viện Brooking nói.

Nhưng giờ đây đã có những dấu hiệu của một cuộc tranh luận nội bộ về hướng đi kinh tế và xã hội của đất nước, trong khi ngày càng có nhiều những bất an và quan tâm đến viễn cảnh kinh tế. Một số xem đây là một lựa chọn giữa mô hình “Trùng Khánh” và mô hình “Quảng Đông”. “Hiện tượng phi thường này bắt nguồn những vấn đề xã hội tại Trung Quốc đã lên đến cực điểm,” ông Qiu nói. “Mặt khác, qua hơn 30 năm chúng ta đã thấy được sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, những người hiện đang mong muốn tham gia chính trị và quyền lợi được bảo vệ. Mô hình Quảng Đông chú trọng vào cơ chế xã hội. Trong khi đó lại có một sự cách biệt giàu nghèo mà mô hình Trùng Khánh đang nhắm vào.”

Điều này không có nghĩa là mô hình Quảng Đông đang khuyến khích dân chủ: dường như nó hướng về sự cảm nhận lớn hơn rằng những người khá giả đang quan tâm đến những vấn đề lớn hơn thu nhập ca mình, ví dụ như chất lượng đời sống và có lẽ một chính quyền minh bạch hơn.

Những người khác nhìn thấy sự chia rẽ này theo khía cạnh tàn nhẫn của kinh tế, với mô hình Trùng Khánh chú trọng vào việc nâng đỡ những người ở đáy xã hội , và mô hình Quảng Đông đề xướng rằng lợi ích của việc phát triển sẽ giúp đỡ mọi tầng lớp.

Tranh luận về lý thuyết này thì gắn liền với triển vọng của những nhân vật đang thúc đẩy những chủ thuyết ấy: Bạc Hy Lai, bí thư đảng uỷ Trùng Khánh và Uông Dương, bí thư đảng uỷ Quảng Đông.

Hiện nay mọi người cho rằng Tập Cận Bình sẽ trở thành chủ tịch vào năm tới, và Lý Khắc Cường được cho là sẽ giữ chức thủ tướng. Nhưng những nhân vật cao cấp khác cũng đang xoay trở những vị trí trong uỷ ban thường trực bộ chính trị.

“Nếu đọc tờ Nhân dân Nhật báo, chúng ta sẽ thấy quá trình vận động gián tiếp đại diện cho những vị lãnh đạo khác nhau. Bạn đọc được bài viết về Bạc Hy Lai, bạn cũng đọc được bài viết về Uông Dương,” Bo Zhiyue, một chuyên gia về giới tinh tuyển chính trị tại Học viện Đông Á thuộc Đại học Quốc Gia Singapore nói. “Trước hội nghị lần 6 [cuộc họp của những lãnh đạo cấp cao, năm nay chú trọng vào vấn đề văn hoá] đã có một bài báo quan trọng về quá trình phát triển văn hoá ở Quảng Đông - một sự cổ suý rất đúng lúc cho ông Dương,” ông nói thêm.

Ông Dương đã khuyến khích khái niệm “Quảng Đông Hạnh Phúc”, nhắm vào những vấn đề về chất lượng đời sống. Bạc Hy Lai cũng đã sử dụng một phương thức nổi bật hơn nữa, ông đề xướng một chiến dịch xóa bỏ tội phạm có tổ chức, tiếp theo bằng một chiến dịch “văn hoá đỏ” với những chương trình truyền hình phong phú và những bài hợp ca cách mạng. Trong khi chúng đã khích lệ tinh thần của nhiều người tại Trùng Khách, những phương pháp thanh trừng và giọng điệu thúc dục văn hoá theo phong cách Mao đã đánh động những người cấp tiến.

Các nhà phân tích nói rằng Bạc dường như đang lo ngại chiến dịch của mình đang gặp khó khăn: vừa qua, ông bất thình lình biện hộ cho thành tích của mình.

“Một số đồng chí đã hiểu lầm, cảm thấy rằng việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân có thể bị mâu thuẫn,” ông Bạc nói với biên tập viên tạp chí Tài Tân.

Bo Zhiuye nói: “Đây là chính trị Trung Quốc; anh không nên vươn cổ ra... Vị thế của Bạc quá cao và nhiều người không hài lòng.”

Trong khi đó, Dương phát biểu tại một hội nghị cấp tỉnh vào mùa hè vừa qua rằng học hỏi và ôn lại lịch sử đảng thì có lợi “hơn chỉ là hát những bài hát ca tụng”, một nhận xét mà một số người cho rằng là nhắm vào chiến dịch nhạc đỏ của Bạc.

Nhưng trong khi Cheng Li tin rằng một số tiến triển gần đây “cho thấy việc đấu đá chính trị trong giới lãnh đạo cao cấp đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát,” những người khác lại cho rằng những bất đồng về dân chúng hoặc chính trị không nên được hiểu như là những va chạm thật sự. Một số nhà phân tích cho rằng một loạt những vận động quảng cáo cho Lý Khắc Cường năm nay là bằng chứng rằng ông chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng, trong khi những người khác lại nghi rằng những kẻ ủng hộ ông ta thấy rằng ông cần được quảng cáo nhiều hơn.

Cuối cùng, Bo Zhiuye nói, những vấn đề sẽ được giải quyết theo phương cách thường thấy: “Thoả thuận chung giữa những lãnh đạo tối cao, chủ yếu là trong hàng ngũ những thành viên hiện tại thuộc uỷ ban thường trực và những cựu lãnh đạo, và những thành viên bộ chính trị cũng có ý kiến đóng góp.”
.
.
.

No comments: