Wednesday, November 30, 2011

CON EM CÁCH MẠNG (Jeremy Page, WSJ)




Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Buổi tối đầu năm nay, một chiếc Ferrari màu đỏ ngừng lại trước nơi cư trú của Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, bước ra khỏi xe trong bộ dạ phục là con trai của một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc.
Ngươì khách được mời đến: Bạc Qua Qua (Bo Guagua) 23 tuổi. Anh có hẹn ăn tối với cô con gái của Jon Huntsman, người khi ấy là đại sứ Mỹ tại Trung Quốc.
Dẫu sao, chiếc xe ấy cũng là một điều ngạc nhiên. Vì Bạc Hy Lai, cha của người cầm lái đang ở giữa một chiến dịch gây tranh cãi, muốn làm sống lại tinh thần Mao Trạch Đông thông qua hàng loạt các khúc ca cách mạng, thường được gọi là những bài "nhạc đỏ". Ông ra lệnh cho các sinh viên và cán bộ đang làm việc ở các trang trại phải kết gắn bó với các vùng nông thôn. Trong khi đó, con trai ông, lại đã lái một chiếc xe màu đỏ cờ Trung Quốc trị giá hàng trăm ngàn đô la, trong một đất nước có các hộ gia đình thu nhập trung bình năm ngoái vào khoảng 3.300 USD.
Chương kịch tuồng này, có liên quan đến nhiều người quen thuộc với nó, là triệu chứng của một thách thức đang đối mặt với Đảng Cộng sản Trung Quốc khi họ đang cố gắng duy trì tính hợp pháp của mình trong một xã hội đầy đủ thông tin và yêu cầu ngày càng đa dạng. Con cái của các lãnh đạo đảng, thường được gọi là "giới con ông cháu cha" ngày càng trở dễ bị chú ý hơn, thông qua các quyền lợi kinh doanh mở rộng của họ và sự thèm khát đến các thị hiếu sang trọng, vào thời điểm mà mối giận dữ của công chúng đang gia tăng vì các báo cáo về quan chức tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Các phương tiện truyền thông nhà nước miêu tả giới lãnh đạo Trung Quốc sống với các giá trị cộng sản khắc khổ mà họ từng công khai tán thành. Tuy nhiên, khi con cháu của tầng lớp quý tộc chính trị này đục khoét được những vai trò hấp dẫn trong kinh doanh và rơi vào những cái bẫy của sự sang giàu, thì hình ảnh ngày càng lộ diện của họ nâng cao các câu hỏi khó chịu cho một đảng biện minh cho độc quyền quyền lực của mình bằng cách cứ chỉ đến nguồn gốc là một phong trào mang tính công nông của mình.
Tầm nhìn của giới trẻ này có sự cộng hưởng đặc biệt với việc đất nước đi gần đến một sự thay đổi lãnh đạo mười năm mới có một lần vào năm tới, khi một số cô cậu con ông cháu cha lớn tuổi đang được dự kiến sẽ đảm nhiệm các vị trí hàng đầu của Đảng Cộng sản. Tiềm năng đó đã khiến một số doanh nghiệp Trung Quốc và giới chính trị phải tự hỏi phải chăng là trong thâp kỷ tới đảng sẽ được thống trị bởi một nhóm các gia đình ưu tú,những người kiểm soát phần lớn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và vận dụng được một ảnh hưởng đáng kể trong quân đội.
"Không còn mập mờ nữa, xu hướng ấy đã trở nên rõ ràng" ông Cheng Li, một chuyên gia về giới ưu tú chính trị của Trung Quốc tại Viện Brookings ở Washington nói. "Nhiều người chưa bao giờ từng biết về giới con ông cháu cha này, nhưng hiện nay họ đã trở nên hết sức thế lực về chính trị , có một số mối lo lắng nghiêm trọng về tính hợp pháp của các nhà "quý tộc đỏ". Công chúng Trung Quốc đặc biệt bực bội về sự kiểm soát quyền lực chính trị và của cải kinh tế của giới con ông cháu cha này".
Các nhà lãnh đạo hiện tại bao gồm một số con ông cháu cha, nhưng họ được cân bằng bởi một nhóm đối thủ không cha truyền con nối bao gồm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, chủ tịch đảng và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Tuy nhiên, người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào, dự kiến sẽ là Tập Cận Bình, người phó chủ tịch hiện tại, vốn là con trai của một anh hùng cách mạng, và sẽ là bậc vương hầu đầu tiên nm được chc v hàng đầu ca đất nước. Nhiu chuyên gia v chính tr Trung Quc tin rng ông đã to dng được mt liên minh không chính thc vi các cô cu con ông cháu cha từng là các ứng cử viên cho việc thăng thưởng.
Trong số đó liên minh đó là ông Bạc lớn, người cũng là con trai của một nhà lãnh đạo cách mạng. Theo những người thường xuyên tiếp xúc với ông, ông thường nói về những mối quan hệ thân thiết của mình với gia đình ông Tập. Con gái Tập Cận Bình hiện đang là một sinh viên tại đại học Harvard, nơi con trai của ông Bạc là một sinh viên tốt nghiệp tại Kennedy Shcool of Government.
Bạc Hy Lai, đã là một trong 25 thành viên Bộ Chính trị, là người về đầu để được thăng tiến đến Uỷ ban Thường Vụ, bộ phận tạo quyết định cao nhất. Ông đã không trả lời yêu cầu bình phẩm và con trai của ông cũng không đáp ứng với những yêu cầu qua email và bạn bè.
Trò hề của con em một số quan chức đã trở thành một chủ đề nóng trên Internet ở Trung Quốc, đặc biệt trong những người dùng micro-blogs giống như Twitter, vốn khó khăn hơn cho việc kiểm duyệt, theo dõi ngăn chặn trên Web bởi vì thông tin ấy di chuyển rất nhanh. Vào tháng Chín, người sử dụng Internet nhìn thấy rằng cậu con trai 15 tuổi của một vị tướng là một trong hai thanh niên trẻ đã đâm chiếc BMW của mình vào một chiếc xe hơi khác ở Bắc Kinh, sau đó còn đánh người lái xe và cảnh cáo người xem không được gọi cảnh sát.
Một cuộc náo động đã xảy ra sau đó, và cậu con vị tướng đó đã bị gửi đến một cơ sở cải huấn trong một năm, theo như báo cáo từ phương tiện truyền thông nhà nước.
Lẽ ra các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc không được hưởng sự giàu có và cả các kinh doanh để bổ sung thêm vào tiền lương khiêm tốn của mình, được cho là vào khoảng 140.000 nhân dân tệ (22.000 USD) một năm cho một bộ trưởng. Thân nhân của họ được phép làm kinh doanh miễn là họ không được lợi nhuận từ các kết nối chính trị của mình. Tuy nhiên, trong thực tế, nguồn gốc giàu có của các gia đình thường không thể để theo dõi được.
Năm ngoái, qua internet người Trung Quốc biết được rằng con trai của cựu phó chủ tịch của đất nước và là cháu nội của một cựu chỉ huy Hồng quân đã mua một ngôi biệt thự trước bến cảng trị giá 32.4 triệu ở Úc. Anh ta đã đệ đơn xin giấy phép phá bỏ ngôi biệt thự cổ đó để xây dựng một biệt thự mới, với hai hồ bơi kết nối qua một cái thác nước.
Nhiều cô cậu con ông cháu cha tham gia kinh doanh hợp pháp, nhưng ở Trung Quốc ai cũng biết rằng họ hưởng được các lợi thế bất công trong một hệ thống kinh tế mặc dù theo đuổi chủ nghĩa tư bản nhưng vẫn do nhà nước thống trị và không hề cho phép công chúng giám sát những quyết định quan trọng.
Nhà nước sở hữu tất cả các ngành công nghiệp chiến lược đất đai và đô thị, cũng như các ngân hàng, vốn đã chia các khoản vay cực lớn cho các công ty nhà nước. Trong chính trị, các chiến lợi phẩm lớn ấy có thể tận dụng những quan hệ kết nối cá nhân và uy tín gia đình để bảo đảm nguồn tài nguyên, sau đó huy động được các mạng lưới tương tự để bảo vệ chúng.
Năm ngoái, Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng đã thừa nhận vấn đề này với một cuộc thăm dò cho thấy 91% số người được hỏi tin rằng tất cả các gia đình giàu có ở Trung Quốc đều có nguồn từ chính trị. Li Kim Hoa, một cựu kiểm toán viên, đã viết trên một diễn đàn trực tuyến rằng sự giàu có của thành viên các gia đình quan chức "là những gì công chúng mà công chúng bất mãn nhất".
Một vương hầu tranh cãi li quan nim cho rng, cô và các bn đồng trang la được hưởng li t ngun gc "đỏ". "Là con em từ một gia đình chính phủ nổi tiếng không hề giúp tôi được thuê nhà rẻ hơn hoặc hưởng được ưu đãi tài chính gì từ các ngân hàng hoặc bất kỳ hợp đồng nào của chính phủ", Ye Mingzi, một nhà thiết kế thời trang 32 tuổi và là cháu gái của người sáng lập Hồng quân, cho biết trong một email. "Sự thực" cô nói, "con em các gia đình chính phủ chủ yếu bị giám sát rất khe khắt. Hầu hết đều rất cẩn thận để tránh cả đến việc thể hiện một sự thiên vị không đúng chỗ".
Trong vài thập niên đầu tiên sau cuộc cách mạng 1949 của Mao, đa số con em các lãnh tụ Cộng sản đều không lộ diện, lớn lên trong các khu nhà tường cao che phủ và tham dự trường Nam trung học ưu tú Bắc Kinh số 4, nơi các bậc cha anh như ông Bạc và một số các nhà lãnh đạo hiện hành khác từng theo học.
Trong những năm 1980 và 90, các vương hầu đi ra nước ngoài để theo học bậc hậu đại học, sau đó thường tham gia vào các công ty nhà nước, cơ quan chính phủ hoặc ngân hàng đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc. Nhưng chủ yếu họ đều duy trì một sự xuất hiện rất kín đáo trước công chúng.
Hiện nay, gia đình các nhà lãnh đạo Trung Quốc gửi con cái của họ ra nước ngoài ở độ tuổi còn trẻ hơn thế, và thường cho theo học các trường tư hàng đầu ở Mỹ, Anh, Thụy Sĩ để đảm bảo rằng sau đó chúng có thể nhập học các trường đại học tốt nhất của phương Tây.
Các Cô Cậu trong độ tuổi 20, 30 và 40 ngày càng chiếm những vị trí nổi bật trong thương mại, đặc biệt là trong cổ phần tư nhân, cho phép họ tối đa hóa lợi nhuận của mình và cũng cho họ được tiếp xúc thường xuyên với các tầng lớp doanh nghiệp Trung Quốc và quốc tế.
Các cô cậu con ông cháu cha trẻ tuổi thường được nhìn thấy giữa đám người mẫu, diễn viên và các ngôi sao thể thao, giới thường tập trung tại một dọc các night clubs cạnh sân vận động Công nhân ở Bắc Kinh để khoe chiếc những chiếc Ferrari, Lamborghini và Maserati. Những cô cậu khác đã được phát hiện đang nói chuyện kinh doanh với xì gà và rượu cổ Trung Quốc ở những địa điểm độc quyền như Mao Đài Club, trong một ngôi nhà lịch sử gần Tử Cấm Thành.
Vào một buổi chiều gần đây tại một câu lạc bộ đánh khúc côn cầu mới ở ngoại ô Bắc Kinh, do cháu nội của một Phó Thủ tướng trước đây lập nên, các cầu thủ Argentina cưỡi trên lưng ngựa nhập khẩu được mang ra trong một cuộc tranh tài triển lãm cho các thành viên tiềm năng xem.
"Chúng tôi đang mang khúc côn cầu giới thiệu với công chúng, đúng ra không chính xác là cho công chúng" một nhân viên nói. "Người đàn ông đàng kia là con trai của một vị tướng quân đội Còn ông nội của cậu kia là thị trưởng thành phố Bắc Kinh".
Các cô các cậu cũng đang trở nên ngày càng được nhìn thấy ở nước ngoài. Cô Ye, nhà thiết kế thời trang, được lên trang trong một ấn bản gần đây của tạp chí Vogue cùng với Wan Baobao, một nhà thiết kế đồ trang sức là cháu gái của một cựu Phó Thủ tướng.
Nhưng chỉ Bạc Qua Qua là nhân vật nổi bật giữa các cô cậu trẻ. Không một cô cậu nào của một thành viên Bộ Chính trị đang tại chức từng có một hình ảnh ồn ào cả ở trong và ngoài nước như thế.
Uy thế gia đình của anh có từ thời Bạc Nhất Ba, người đã giúp lực lượng của Mao Trạch Đông giành chiến thắng, để rồi đã bị thanh lọc trong cuộc Cách mạng Văn hóa 1966-1976. Cuối cùng Bo Yibo đã được phục hồi, và con trai của ông, Bạc Hy Lai, là một ngôi sao đang lên trong đảng năm 1987 khi Bo Guagua được sinh ra.
Theo các bạn bè cho biết, cậu bé lớn lên trong một môi trường riêng biệt - khép kín sau các khu rào kín có người canh gác, di chuyển đây đó có tài xế lái, ăn học một phần từ các giáo viên kèm riêng và một phần tại trường Jingshan uy tín ở Bắc Kinh.
Năm 2000, cha của anh, khi ấy là thị trưởng thành phố phía đông bắc của Đại Liên, đã gửi cậu con trai 12 tuổi của mình đến một trường học ở Anh quốc nang tên Papplewick, theo trang web của trường này thì hiện nay chi phí học là 22.425 Bảng Anh (khoảng 35,000 USD) một năm.
Khoảng một năm sau đó, cậu bé trở thành người đầu tiên từ Trung Quốc đại lục theo học trường Harrow, một trường học tư nhân độc nhất của nước Anh, mà theo trang web của trường, học phí hiện nay là 30,930 Bảng mỗi năm.
Vào năm 2006, khi cha là Bộ trưởng thương mại Trung Quốc, anh Bạc đã đến Đại học Oxford để theo học về triết học, chính trị và kinh tế. Chi phí hiện tại vào khoảng 26.000 bảng Anh một năm. Chương trình học hiện nay của anh tại Trường Harvard Kennedy có chi phí khoảng 70.000 USD một năm.
Với một nền giáo dục uy tín như thế này tại nước ngoài, với tổng chi phí vào khoảng 600000 USD vào thời giá hiện tại, một câu hỏi đã được nêu lên là làm thế nào anh đã trả nổi tiền học. Giới bạn bè cho biết rằng họ không biết, mặc dù cho rằng mẹ của anh Bạc đã trả với là nhờ các khoản thu nhập từ sự nghiệp pháp lý của mình. Tuy nhiên, công ty luật của bà từ chối bình luận chi tiết.
Trong các phương tiên truyền thông Trung Quốc, Bạc Qua Qua đã được trích dẫn rằng anh đã giành được học bổng toàn phần từ năm 16 tuổi trở đi. Các trường Harrow, Oxford và Kennedy nói rằng họ không thể nhận xét gì về các nhân của một sinh viên.
Chi phí ăn học là một chủ đề nóng giữa các thành viên của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, nhiều người trong số họ không hài lòng với chất lượng của các trường ở Trung Quốc. Nhưng chỉ những người tương đối giàu có mới có thể gửi con cái của họ ở nước ngoài để đi học.
Đối với những người khác, lối sống buông thả của Bạc Qua Qua là đáng tranh cãi. Những hình ảnh của anh ta tại các sự kiệ xã hội ở Oxford - trong một trường hợp anh để ngực trần, dịp khác lại trong một bộ dạ phục hay kiểu cách cầu kỳ đã được lưu hành rộng rãi trực tuyến.
Theo bạn bè của anh cho biết, trong năm 2008, Bạc đã giúp tổ chức cái được gọi là Buổi Khiêu vũ Đường tơ lụa, trong đó bao gồm một pha trình diễn bởi các nhà sư võ thuật từ ngôi chùa Thiếu Lâm Trung Quốc. Anh cũng mời cả Jackie Chan, ngôi sao điện ảnh kung fu Trung Quốc, đến nói chuyện tại Oxford và có lúc ca hát với anh ta trên sân khấu.
Năm sau, Bạc đã được vinh danh là "Một trong Mười Nhân vật trẻ Nổi bật nhất Trung Quốc" ở London bởi một nhóm mang tên là Liên đoàn Thanh niên Trung Quốc. Anh cũng là cố vấn cho Oxford Emerging Markets, một công ty được thành lập bởi các sinh viên tốt nghiệp đại học Oxford để khám phá "đầu tư và triển vọng nghề nghiệp tại các thị trường mới nổi", theo như thông tin từ trang web của công ty này.
Năm nay, hình ảnh lưu trên trực tuyến của anh Bạc là một kỳ nghỉ ở Tây Tạng với vương tử Trần Hiểu Đan, một phụ nữ trẻ có cha đứng đầu Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và là một nhà cách mạng nổi tiếng. Các hình ảnh ấy dẫn đến kết quả là một loạt các tin đồn dồn dập, cùng những lời chỉ trích trên Internet về việc cả hai cô cậu rõ ràng đi du lịch với một công an hộ tống. Cô Trần đã không trả lời các yêu cầu bình luận qua email và Facebook.
Khi được hỏi về chuyện tình lãng mạn rõ ràng của con trai mình tại một cuộc họp báo trong cuộc họp quốc hội năm nay, Bạc Hy Lai trả lời một cách bí ẩn: "Tôi nghĩ rằng đó là chuyện của thế hệ thứ ba - thế chẳng phải là hiện nay chúng ta đang nói về dân chủ hay sao ?"
Các bạn bè nói rằng gần đây anh Bạc trẻ từng cân nhắc nhưng cuối cùng đã quyết định từ bỏ việc rời trường Harvard để làm việc trong một mạng web mới khởi động trên internet mang tên guagua.com. Tên miền này được đăng ký một địa chỉ ở Bắc Kinh. Nhân viên tại địa chỉ đó đã từ chối không tiết lộ bất cứ điều gì về doanh nghiệp này. "Đó là một bí mật," một người đàn ông trẻ giữ cửa đã trả lời.
Theo giới bạn bè, không rõ là anh Bạc sẽ làm sau khi tốt nghiệp và liệu anh có thể để duy trì một vị trí cao nếu cha mình thúc đẩy. Anh ta đã nói trong một bài phát biểu tại Đại học Bắc Kinh trong năm 2009 rằng anh muốn "phục vụ nhân dân" trong lãnh vực văn hóa và giáo dục, theo Tờ Tin Cuối tuần Phương Nam, một tờ báo tại Trung Quốc.
Tờ báo cho biết, anh từ bỏ một sự nghiệp chính trị nhưng trong việc trả lời các câu hỏi của sinh viên đã cho thấy một số uy tín và mâu thuẫn của cha mình. Khi được hỏi về những hình ảnh tiệc tùng của mình tại Oxford, anh đã trích dẫn lời Chủ tịch Mao nói rằng "bạn cần phải có một đời nghiêm túc và một đời sống động" và đã tiếp tục thảo luận về việc là một thành phần quý tộc mới của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào.
"Những việc như lái một chiếc xe thể thao chẳng hạn, tôi biết quý tộc Anh không chảnh như thế" anh nói. "Các quý tộc thực sự tuyệt đối không làm điều đó, nhưng đấy là những chuyện không quan trọng".
.
.
.

No comments: