Tuesday, November 29, 2011

CHÍNH MARX & ENGELS ĐÃ XÁC NHẬN RẰNG CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN LÀ MỘT BÓNG MA ! (Nguyễn Tôn Hiệt)



26.11.2011

Đọc bài “Đường kách mệnh” hay Những tháng năm... “phản động” của anh Trương Đức, tôi thấy anh nói rất có lý về chuyện “bóng ma”.

Trương Đức viết:
Cho dù những người cộng sản Việt Nam có “tô son trét phấn” đến thế nào đi nữa, cái gọi là “Cách mạng Việt Nam”, chính là một thứ “Phản động”, chính là một thứ “Bóng ma” theo đúng ý nghĩa của những từ này!

Rồi anh viết thêm:
Từ những năm đầu của thế kỷ trước, có một “bóng ma” (mình nói là “bóng ma”, bởi vì nhân thân của nhân vật Hồ Chí Minh rất chi là mờ ám, thoắt ẩn, thoát hiện và làm những việc “không bình thường” như... bóng ma!) xuất hiện để đem vào Việt Nam cái gọi là “Đường Kách Mệnh”. Và, cũng từ đó “những bóng ma cộng sản” cũng hình thành, ngày càng đông đúc trên “mảnh đất lắm người nhiều ma” cong cong hình chữ S của chúng ta. “Những bóng ma” có thể thấy “hiển hiện” rõ nhất trong “Cuộc Cải Cách Ruộng Đất”. Hồi đó, những người cộng sản Việt Nam đã gây ra một sự “cuồng nộ” dã man nhất trong “lịch sử cách mạng” của họ đối với dân tộc Việt Nam. Hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng, chết một cái chết vô nghĩa và oan ức, tiêu biểu là cái chết của bà Nguyễn Thị Năm. Và những “xác chết” đó, không phải mình mê tín dị đoan đâu, tạo thành vô số “những bóng ma” lởn vởn mãi trên bầu trời Việt Nam! Thật đó!

Quá chí lý.

Tôi chỉ xin bổ sung một chút xíu.
Thật ra, chính hai “cha đẻ” của chủ nghĩa cộng sản đã xác nhận rằng chủ nghĩa cộng sản là một bóng ma. Trong bản TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN năm 1848, ngay ở câu đầu tiên, Marx và Engels đã viết:

“Ein Gespenst geht um in Europa — das Gespenst des Kommunismus.”
[“Một bóng ma đang ám ảnh châu Âu — bóng ma của chủ nghĩa cộng sản.”]

Sau đó, bản Tuyên Ngôn đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và truyền bá khắp châu Âu. Chắc là người ở châu Âu thời đó ban đêm phải đóng cửa thật chặc vì sợ ma cà rồng chui vào nhà!
“A spectre is haunting Europe — the spectre of communism.”
“Un spectre hante l'Europe — le spectre du communisme.”
“Uno spettro ossessiona l’Europa — lo spettro del comunismo.”
“Un fantasma recorre Europa — el fantasma del comunismo.”
...
Nghe mà phát ớn!

Tất nhiên lối nhập đề của Marx và Engels như vậy chủ yếu là để gây sốc, gây tò mò về bản Tuyên Ngôn, nhưng ít ra thì họ cũng đã xác nhận rằng chủ nghĩa cộng sản là một bóng ma!

Bóng ma ấy đã chết tiệt ở Châu Âu từ khuya, chẳng còn ám ảnh được ai nữa.

Nhưng ở nước ta... cho đến bây giờ… Than ôi!

-----------------------------------

23.11.2011

Phải nói là mình đã bị... “sững sờ” khi đọc được câu thơ sau đây của nhà thơ Trần Hữu Dũng trên Tiền Vệ:

“Bài học cách mạng
Ba đời viết bằng máu
Trong gia phả dòng tộc tôi.”

Đó là bởi vì mình nhớ đến bài hát này của Trịnh Công Sơn, bài “Hát trên những xác người”, và, tất nhiên, đến cả... cuốn “Đường Kách Mệnh” của nhân vật “xác ướp” Hồ Chí Minh!

Có một điều chắc chắn như thế này: ông nhạc sỹ tài ba họ Trịnh và ông “cha già vĩ đại” họ Hồ, cả hai người đã viết lên “tác phẩm” của mình — một người: bài hát, người kia: cuốn sách —, bằng... bút mực bình thường. Nhưng, cái gọi là “Cách mạng Việt Nam”, đấy là mình gọi theo cách nói của những người cộng sản “con cháu ông Hồ” chỉ những cuộc chiến tranh xảy ra trên mảnh đất Việt Nam ở thế kỷ trước, xét cho cùng, cũng như cái gia phả của bao dòng tộc Việt Nam ta, là được/bị viết bằng... máu! Máu của những xác người!

Hôm trước, mình đọc được một bài “phỏng vấn” rất hay của nhà văn Liêu Thái, trong đó có đoạn: “Cụm từ này đang rất hot, nhưng không dễ nhận ra nó, từ từ nha, nó nói là chuyện nó nói, thật đấy, nó thành thật, nhưng tin nó như thế nào thì là chuyện hên xui và thuộc về sức mạnh cá nhân cũng như thế lực phe nhóm... À há! Nó tên là Phản Động, có người nhầm nó là bóng ma , cũng có người nghĩ rằng nó đang ngộ Phật, có người còn cho rằng nó là một Bồ-tát, hay là một Niết-bàn khác sau khi Phật nhập diệt. Cứ thế, mỗi người đều gán cho nó một cái định nghĩa trên... một cái định nghĩa trên... một cái định nghĩa.

Mình mới nghĩ như thế này: Cho dù những người cộng sản Việt Nam có “tô son trét phấn” đến thế nào đi nữa, cái gọi là “Cách mạng Việt Nam”, chính là một thứ “Phản động”, chính là một thứ “Bóng ma” theo đúng ý nghĩa của những từ này!

Bậy nà, cha nội nói gì nghe lạ rứa hè, “Cách mạng Việt Nam” phải là “diễm lệ và hào hùng” chứ, tại sao lại là phản động, là bóng ma được, bậy nà!

He, he, chẳng có gì lạ cả! Nếu phản động được định nghĩa trên... một định nghĩa (trên... một định nghĩa trên... một định nghĩa) là “đi ngược lại với chiều hướng phát triển chung của loài người”, thì Cách mạng Việt Nam không là phản động thì là gì đây hả trời?! Hãy nhìn mà xem, trong suốt “quá trình làm cách mạng” hay nói như nhà thơ Trần Hữu Dũng là “học bài học cách mạng”, bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu nước mắt đã rơi, bao nhiêu máu đã đổ cho cái “cuộc cách mạng” thổ tả này?!

Ờ, ờ, nghe cũng có lý, thế còn “bóng ma”, tại sao lại là “bóng ma”?

À há, “bóng ma”, vấn đề chính là ở đây đấy!

Mình nhớ mãi một câu văn này trong truyện dài Những tháng năm cuồng nộ” của nhà văn Khuất Đẩu: “Bóng ma vô hình đã thực sự lởn vởn khắp mọi nhà. Nó đến lúc nào không ai biết, nó đi lúc nào cũng chẳng ai hay. Nhưng trước mặt, sau lưng, bên phải, bên trái, trên trời dưới đất đâu đâu cũng có nó. Từ đây, mọi người lại co rúm như làng đang có dịch!

Mình thấy như thế này, không cần phải nói dài dòng mà làm gì, lịch sử cái nước Việt Nam ta, chính là lịch sử của... “những bóng ma”! Đây nhá, suốt từ những thời “dựng nước và giữ nước” xa xưa của An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu..., cho đến “giải phóng và thống nhất đất nước” của những người cộng sản mà đứng đầu là nhân vật Hồ Chí Minh, do chiến tranh chém giết nhau liên miên, mà có rất nhiều người chết “như ngả rạ”, tức là: hàng đàn, hàng đàn xác người — “bóng ma” —, được... “sinh ra”! Và, vì thế, lịch sử, chính là được “những bóng ma” này ghi nên mà thành!

Về “lịch sử bóng ma” của những thời đại xa lắc xa lơ, như là của “Vua Hùng”, Bà Trưng, Bà Triệu..., mình không muốn bàn tới, bởi vì nó cũ quá rồi, cũ như trái đất ý, hihi, mình chỉ muốn nói về cái thời ngày nay của chúng ta thôi, cho nó... gần, mới cả, dễ kiểm chứng, đúng không, nhá?!

Mình xin bắt đầu... À, nhưng trước tiên, có một điều như thế này, mình muốn nêu ra đây, đó là: chỉ “những bóng ma” mới cuồng nộ, con người bình thường không bao giờ cuồng nộ cả!

Rồi, bây giờ mình xin tiếp tục:

Từ những năm đầu của thế kỷ trước, có một “bóng ma” (mình nói là “bóng ma”, bởi vì nhân thân của nhân vật Hồ Chí Minh rất chi là mờ ám, thoắt ẩn, thoát hiện và làm những việc “không bình thường” như... bóng ma!) xuất hiện để đem vào Việt Nam cái gọi là “Đường Kách Mệnh”. Và, cũng từ đó “những bóng ma cộng sản” cũng hình thành, ngày càng đông đúc trên “mảnh đất lắm người nhiều ma” cong cong hình chữ S của chúng ta. “Những bóng ma” có thể thấy “hiển hiện” rõ nhất trong “Cuộc Cải Cách Ruộng Đất”. Hồi đó, những người cộng sản Việt Nam đã gây ra một sự “cuồng nộ” dã man nhất trong “lịch sử cách mạng” của họ đối với dân tộc Việt Nam. Hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng, chết một cái chết vô nghĩa và oan ức, tiêu biểu là cái chết của bà Nguyễn Thị Năm. Và những “xác chết” đó, không phải mình mê tín dị đoan đâu, tạo thành vô số “những bóng ma” lởn vởn mãi trên bầu trời Việt Nam! Thật đó!

Sau đó, những người cộng sản Việt Nam (có giai thoại là Hồ Chí Minh đã khóc(?)), vẫn tiếp tục... “hát trên những xác người”, dường như chưa thỏa mãn cơn cuồng nộ (lên đồng tập thể) đẫm máu ấy, họ tiến hành làm cuộc “Nam tiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”. Lại bao xác người, toàn thanh niên trai trẻ, ngã xuống... Tầng tầng lớp lớp bóng ma ngày càng “sinh sôi nảy nở”!

Dĩ nhiên, như mình có nói ở bài trước trên Tiền Vệ, là mình không muốn nhắc lại những điều vô nghĩa của chiến tranh, không muốn khơi dậy những nỗi đau của các bà mẹ Việt Nam, nhưng cái “hiện thực” là tồn tại “những bóng ma”, là có đấy trên quê hương Việt Nam của chúng ta!

Những bóng ma cộng sản vẫn đang gây ra “những tháng năm cuồng nộ” cho dân tộc Việt Nam! Ngày mỗi ngày, những bóng ma mới lại xuất hiện, lại gây nên “những tháng năm cuồng nộ mới”, mà theo cách dùng từ “thời thượng”, hoặc nói như nhà văn Liêu Thái, là “những tháng năm Phản Động”! Và trớ trêu thay, chúng ta không thể thấy được quê hương đến bao giờ thì hết “bóng ma” khi mà từ 1969 đến giờ, vẫn còn một “bóng ma” (mình nói cái xác ướp của họ Hồ là bóng ma, một phần xác người đã chết là bóng ma, phần nữa, như mình có nói ở trên, ông ta là một “bóng ma” sinh thời, thì khi chết, “bóng ma” lại trở về “bóng ma” thôi) trấn ngự giữa Ba Đình! Chúng ta không thể thấy được, phải chăng bởi vì chúng ta là những người bình thường, không phải là “những bóng ma”, “Chỉ những xác chết mới nhìn thấy kết thúc của cuộc chiến tranh”? (Only the dead have seen the end of war! - Plato).

Viết đến đây, nhìn qua Tiền Vệ, mình thấy bác Nguyễn Đăng Thường tặng một bông hồng nhung cho nữ sĩ Thanh Bình, mình cũng bắt chước bác Thường, cũng xin tặng nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình một bông hồng nhung, và, tiện đây, xin tặng nhà văn Liêu Thái một đôi... dép dự phòng, để lần sau có “đi... phỏng vấn”, nếu chẳng may mải lo “rút êm quên... cầm dép”, có cái mà đi cho đỡ đau chân, hihi!
.
.
.

No comments: