Web Đối Thoại
Thứ ba, ngày 29 tháng mười một năm 2011
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngòai Nước
Tín Châu tổng hợp
Sau nhiều giờ bị giam giữ không rõ lý do, 6 người tham gia trận bóng đá giao hữu của đội bóng đá No U Sài Gòn đã được thả. Mặc dù vậy, vẫn còn 2 người nữa trong đó có chị Bùi Hằng vẫn chưa có thông tin gì.
Trong vòng 36 tiếng đồng hồ nữa, bà Ngoại trưởng Mỹ sẽ đặt chân đến Miến Điện, khởi đầu chuyến viếng thăm kéo dài 2 ngày.
Lâu nay vấn đề tranh chấp Biển Đông thường không được mang ra thảo luận hoặc chất vấn trong các kỳ họp Quốc Hội vì tính chất “nhạy cảm” của nó
Trong 6 năm qua, Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam có trụ sở tại Melbourne (Úc Châu) đã thực hiện giai đoạn 1 mang lại “mồ yên mả ấm” cho hơn 1 ngàn thuyền nhân bạc mệnh ở đất liền Malaysia.
Hôm 25/11 Liên đoàn bóng đá Việt Nam - VFF cho biết, cơ quan chức năng đang điều tra xem liệu kết quả đội tuyển U23 Việt Nam thắng Lào 3-1 có dinh líu gì tới lời đồn đoán bán độ tại SEA Games 26?
Người dân chen chân đến các phòng phiếu để bắt đầu tham gia cuộc bầu cử đầu tiên ở Ai Cập kể từ khi Tổng thống Mubarak bị lật đổ hồi tháng Hai
Trung Quốc ra lệnh cấm quảng cáo trong các phim chiếu trên truyền hình trong một phần chiến dịch cải cách hoạt động văn hóa.
Các nghiên cứu mới nhất của các ngân hàng quốc tế dự đoán rằng lạm phát tại Việt Nam sẽ giảm đi trong năm 2012.
Tòa phúc thẩm tại TP Hồ Chí Minh giảm án tù tội lật đổ cho giảng viên đại học Phạm Minh Hoàng xuống còn 17 tháng.
Lần đầu tiên cử tri đi bầu quốc hội kể từ ngày cuộc nổi dậy của dân chúng đã kết thúc quyền cai trị của cựu Tổng thống Hosni Mubarak
Lần đầu tiên cử tri đi bầu quốc hội kể từ ngày cuộc nổi dậy của dân chúng đã kết thúc quyền cai trị của cựu Tổng thống Hosni Mubarak
Hằng triệu cử tri Congo đi bỏ phiếu hôm thứ Hai trong cuộc bầu cử đa đảng thứ nhì kể từ khi chấm dứt cuộc nội chiến tàn bạo tại nước này
Những tội ác bao gồm sát hại, tra tấn, hãm hiếp và những hình thức bạo hành tình dục khác, cầm tù hoặc tước đoạt quyền tự do
Tuần qua là một tuần xấu nhất cho thị trường chứng khoán New York trong hai tháng nay. Chỉ số Dow Jones, đo lường giá trị các cổ phiếu đã mất gần 5% giá trị
Mai Việt Tú 03:46:pm | Bài điểm sách của Joseph Harriss về cuốn sách của Richard McGregor là một bài tóm tắt rất hay
Phạm Hồng Sơn 12:00:am | Ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng đương nhiệm của Trung Quốc, khoảng một năm trở lại đây đã có những phát biểu công khai làm xôn xao dư luận tiến bộ trong và..
Hoàng Linh Vương 05:25:pm | Đề cập đến biểu tình mà không thống nhất về ngữ nghĩa của nó thì chỉ có cãi nhau suông mà chẳng đem đến kết luận nào cả. Tiếng Việt thì phức tạp.
Những trở ngại trong việc xây dựng Luật biểu tình tại Việt Nam (RFI 28-11-11) -- P/v TS Nguyễn Quang A◄
Kinh tế Âu - Mỹ hỗn loạn: Việt Nam sẽ ra sao? (VEF 29-11-11) -- Đọc hết bài, nhiều lần, tôi vẫn không hiểu ông này muốn nói gì.
Bộ trưởng Thăng bức xúc vì thông tin lệnh mình bị chống (VTC 29-11-11) -- Có ngày nào không có tin về ông Thăng? Ngày mai sẽ có tin ông khó chịu vì ách xì? Ngày mốt thì ông bực mình vì táo bón? Đề nghị báo chí "kiêng" ông Thăng ít nhất một tuần để dân chúng xã hơi. (Phi Thanh Vân đâu rồi? Tôi cần tin về Phi Thanh Vân!)
Myanmar - Việt Nam - Trung Quốc: What will happen to China as Burma (Myanmar) gets closer with Vietnam, US? (CSM 29-11-11)
Thế trận Mỹ ở Tây Thái Bình Dương: How much defense is enough in the Asia-Pacific region? (WP 29-11-11) -- Nên để dành bài này, sẽ có nhiều dịp trích dẫn. Bài này của Christopher Hill (quan lớn!) cũng nên đọc: A Shift from the Middle East to the Pacific (Project Syndicate 29-11-11). Và bài này của Robert Kaplan: The US navy fostered globalisation: we still need it (FT 29-11-11)
Chính sách ngoại giao của Obama: Obama's Foreign Policy Doctrine Finally Emerges With 'Offshore Balancing' (Daily Beast 29-11-11) -- Bài của Peter Beinart, đùa nhưng đúng! "Offshore balancing" Ha Ha Ha! (Peter Bernart rất giỏi, còn khá trẻ (chắc cũng cỡ tuổi Cường đô-la) nhưng đã từng là tổng biên tập tạp chí The New Republic cho giới trí thức). Nghiêm trang hơn, đọc bài này của Dan Trombly: Onshore warfare and offshore balancing (25-11-11))
Giấu chồng bán vịt lấy tiền hầu bóng (ĐV 29-11-11) -- "Chị Thoa đã tái mét mặt khi thằng con trai thở hổn hển báo tin: “Bố đang tìm mẹ đòi vịt kìa”." Tôi nghe câu này rất thường.
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Các bài mới đăng:
Xâm nhập đường dây “chạy” bảo lãnh hồi gia. Bài 1: Sáng đưa tiền, chiều về nhà
Thứ ba, 29/11/2011, 01:59 (GMT+7)
Chỉ cần chi tiền, bất cứ ai cũng có thể bảo lãnh hồi gia cho các đối tượng bị thu gom đang được quản lý tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội TPHCM (gọi tắt là Trung tâm). Sau hơn một tháng thâm nhập, nhóm PV Báo SGGP đã xác định tồn tại đường dây chuyên chạy giấy tờ, nhận tiền để làm hồ sơ bảo lãnh người hồi gia sai quy định, trong đó có sự tiếp tay của không ít cán bộ nhà nước. Đường dây này hoạt động như thế nào, tồn tại đã bao lâu?… Loạt bài điều tra do nhóm PV Báo SGGP thực hiện sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều bất ngờ!
Ai cũng có thể bảo lãnh
Trong vai người nhà của anh N.Đ.H. (SN 1975, quê Thanh Hóa), đang được quản lý tại Trung tâm, chúng tôi được cán bộ quản lý tại đây cho biết: “Trường hợp này ít nhất sau một tháng mới làm thủ tục bảo lãnh hồi gia được!”.
Mang gương mặt thất thểu, chúng tôi ghé vào quán cà phê K.K. (đối diện cổng Trung tâm). Sau một hồi ngồi uống nước, chúng tôi được một người đàn ông tự giới thiệu là Cường, chủ quán cà phê K.K. bắt chuyện: “Có người nhà trong đó à?”. “Vâng, người nhà ăn xin bị tập trung vào đây nhưng không bảo lãnh ra được. Nghe nói phải ở cả tháng” - chúng tôi trả lời. “Muốn ra sớm không?”. “Có chứ, nhưng cán bộ nói trường hợp này phải đưa đi Bình Dương”. “Đúng đấy, trường hợp này ít nhất phải ở trên đó 6 tháng. Nhưng có đường “binh” hết, nếu muốn ra sớm, chịu chi một ít mình làm cho…” - Cường nói. “Chi là chi bao nhiêu hả anh?” - chúng tôi hỏi. “Cái đó phải phụ thuộc vào từng hoàn cảnh; tập trung như thế nào? Lần thứ mấy?” - Cường phân tích.
Sau khi chúng tôi đưa ra trường hợp H., đi bán vé số, xin ăn bị tập trung ở quận 5, Cường ra giá: “Vậy 30 triệu đồng. Nếu có tiền chồng ngay thì chiều nay ra, vì hôm nay thứ sáu là ngày duyệt hồ sơ, nếu không phải chờ đến thứ ba tuần sau. Cứ đưa trước 15 triệu đồng, ai bảo lãnh cũng được”. “Chắc không anh?”. “Chắc chứ, tui làm bao nhiêu người rồi mà, làm ăn uy tín đàng hoàng”. “Nhưng mắc quá, nhà ở quê nghèo lắm, anh bớt chút đỉnh được không?”. “Có giá cả rồi, còn phải chi cho nhiều người khác nữa, rồi lại đứng ra làm giấy tờ, hộ khẩu (giả - PV) để hợp thức hóa người bảo lãnh và người bị quản lý trong đó chung 1 hộ khẩu, riêng phần này đã mất mấy triệu đồng rồi. Chưa kể chi cho người duyệt hồ sơ, rồi anh em trong đó, tui chỉ lấy tiền cà phê thôi à”. “Nhưng mắc quá! Thà để cho nó ở trong đó mấy tháng chứ giờ không biết lấy đâu ra tiền!”.
Nghe thế, Cường bảo chúng tôi viết họ tên cụ thể người bị tập trung, nơi bị tập trung, ai là người bảo lãnh… rồi gọi điện thoại cho ai đó. Sau khi quay lại, Cường cho biết: “Về trường hợp này, “họ” đồng ý giảm xuống còn 25 triệu đồng. Đủ tiền thì chiều ra luôn, nếu không thì mai đưa trước 15 triệu, còn lại khi người ra thì giao luôn. Tụi tui làm ăn uy tín”.
Lấy lý do phải chuẩn bị thêm tiền, chúng tôi cáo lui. Trước khi ra về, Cường còn đưa chúng tôi tấm danh thiếp của mình, đằng sau có ghi số điện thoại di động và kèm theo dịch vụ “tư vấn… pháp lý (?)”.
Hôm sau, chúng tôi tiếp tục đến cà phê K.K. để đưa tiền đặt cọc, lúc này Cường cho biết xem lại hồ sơ thì H. vô trung tâm lần 2 chứ không phải lần đầu tiên nên phải tăng thêm tiền mới ra được. Sau khi thấy chúng tôi không đồng ý, Cường mềm giọng: “Giá cũ cũng được nhưng khi H. ra thì cho xin thêm ít tiền cà phê”. Lấy lý do cần bàn với người nhà thêm, chúng tôi thoái thác…
Tiếp cận...
Trong khi đang thỏa thuận với chúng tôi, Cường đồng thời tất bật lo “gút” giá với người nhà ông N.V.C. (81 tuổi, tập trung vào Trung tâm ngày 22-10 khi đang lang thang xin ăn ở khu vực chợ Nhật Tảo, quận 10). Chị D. (con gái ông C.), đưa theo hộ khẩu, giấy tờ liên quan cùng tờ đơn trình bày hoàn cảnh bố mình nay đã 81 tuổi, một chân bị cụt, tình trạng sức khỏe đang yếu.
Sau vài phút trao đổi, Cường gọi điện cho “ông anh” làm bên Trung tâm: “Ở đây có người nhà một ông bị tập trung ngày 22-10, ông lẩm cẩm lắm rồi, trên 80 tuổi, bị cụt một chân, tên C., anh xem có làm được không? Bao nhiêu tiền để em báo giá cho họ luôn…”. Nói rồi Cường quay sang chị D. chép miệng: “Sao chị không báo sớm, ở Trung tâm chỉ giải quyết hồi gia vào thứ ba và thứ sáu hàng tuần thôi. Sáng nay cũng có một vụ, sáng đưa tiền là chiều ra liền”. Khi nghe người nhà cầu khẩn mong ráng làm cho sớm vì ông lớn tuổi quá, Cường “vẽ” thêm: “Giờ làm cho gia đình thì được nhưng nếu lên Trung tâm ở Bình Dương thì ở đây cũng làm được luôn nhưng trễ hơn một chút, 10 ngày sau mới về”.
“Nếu bị chuyển lên Bình Dương, sau khi lên đó, tụi này sẽ làm hồ sơ bệnh án cho ông ấy. Việc bảo lãnh cho người lang thang xin ăn không đơn giản nhưng chị tìm đến đây là đúng rồi. Tụi em làm thường xuyên mà, nếu không quen biết làm sao em biết chuyện ông C. đã có quyết định chuyển đi” - Cường thuyết phục chị D. “Cứ để lại tên tuổi ông già và người bảo lãnh lại đây, giấy tờ hồ sơ còn lại tụi em lo hết. Bảo lãnh gái đứng đường 17 triệu đồng, giật đồ thì 20 triệu đồng, sáng đưa tiền chiều ra liền. Còn trường hợp ăn xin lang thang này do mới có quy định của thành phố, khó khăn hơn nên giá 25 triệu đồng là “tình nghĩa” lắm rồi. Chứ có những trường hợp nghiện ma túy, phải 50 triệu đồng tụi em mới làm. Gia đình cứ suy nghĩ đi, có gì gọi 090240…” - Cường nói.
Sau mấy ngày không thấy chị D. quay lại, Cường chủ động liên lạc với chị D. qua điện thoại, hạ giá xuống 20 triệu đồng. Thấy chị D. vẫn đắn đo chuyện tiền bạc, Cường nói: “Nếu chị chưa tin thì đến ngày đưa ông cụ ra khỏi Trung tâm đưa tiền luôn cũng được nhưng phải 20 triệu đồng đấy…”.
Lật lại hồ sơ
Mới đây, K.T.K.P. (SN 1965, ngụ Trà Vinh) bị tập trung vào Trung tâm khi đang lang thang tại khu vực chợ An Đông, quận 5. Theo hồ sơ quản lý, ngày 14-10, P. bị Công an phường 9, quận 5 phát hiện, lập hồ sơ gửi lên Trung tâm. Trong hồ sơ, P. khai: “Ngày 14-10 từ quê lên TPHCM xin việc làm nên không có nơi ở nhất định. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, sống lang thang tại khu vực chợ An Đông thì Công an phường 9, quận 5 tập trung”. Nếu đúng lời khai thì P. mới chân ướt chân ráo lên TPHCM. Tuy nhiên, trong hồ sơ P. lại có đơn xin cớ mất CMND số 291059267 cấp ngày 22-3-2009 và được Công an phường 7, quận Bình Thạnh xin xác nhận ngày 18-9-2011. Rõ ràng, ở đây có sự mâu thuẫn.
Mặt khác, trong giấy tờ và bản tự khai, P. không nhắc đến “người thân” nào là Lê Thị H., SN 1966, địa chỉ thường trú ở phường 5, quận 6 cũng như không đề cập đến địa chỉ tạm trú tại TPHCM. Thế nhưng, ngày 1-11, chị H. làm đơn xin Công an phường 25, quận Bình Thạnh xác nhận chị và P. “cùng tạm trú để bảo lãnh chị tôi về” và đã được đại úy Trần Thế Dân, Phó trưởng Công an phường 25, quận Bình Thạnh, xác nhận đóng dấu cả hai “hiện cùng tạm trú tại địa chỉ 2D3 cư xá 304”.
Điều đáng nói trong hộ khẩu gia đình H. không có tên P. và hai người cũng không cùng họ nhưng chiều cùng ngày 1-11, P. đã được thả ra (theo quy định thì muốn bảo lãnh ít nhất 2 người phải có chung hộ khẩu). Có thông tin cho rằng, để được ra sớm người nhà của P. đã chi 16 triệu đồng.
Đây chỉ mới là một trong hàng loạt hồ sơ bảo lãnh hồi gia tồn tại nhiều khuất tất chúng tôi có được.
Trích ghi âm điện thoại giữa Cường và chị D. vào chiều 8-11
Cường: Bên đây người ta nói nếu giúp lo tiền về ở đây luôn thì gởi 20 triệu.
Chị D: 20 thì bây giờ đặt trước khoảng 4 - 5 triệu được không anh?
- Ở đây người ta nói đưa tiền đủ người ta mới làm…
- Nhưng anh nhận tiền lỡ không đưa ra được thì sao?
- Tiền đó là tiền gửi cà phê cho người ta, đưa tiền hôm nay thì thứ sáu ra.
- Vậy gửi trước 5 triệu được không anh?
- Trời, 5 triệu làm được gì, ba cái giấy tờ đó khó khăn lắm!
- Vậy giờ đưa trước bao nhiêu, chứ đưa một lần không đủ tiền.
- Bây giờ phải gửi ít nhất 15 triệu mới làm, chứ không thì tụi anh không làm.
- Đưa trước 10 triệu không được (hả) anh?
- Không được em ơi, tại bên này anh làm hồ sơ mà không được anh trả tiền lại chứ anh đâu có lấy tầm bậy tầm bạ.
- Tại gia đình em cũng khó khăn, cũng chạy tiền. Mà 15 triệu thì… để em xem gia đình có lo đủ không rồi em gọi lại…
- Ừ, ừ…
(Còn tiếp)
H.THU - Đ. LOAN - K.NHUNG
Chương hình hạt nhân của Iran có thể bị ảnh hưởng do vụ nổ căn cứ quân sự
Thứ ba, 29/11/2011, 12:05 (GMT+7)
Ngày 29.11.2011, 08:05 (GMT+7)
Miền Tây không còn là nơi mưa thuận gió hoà
Ngày 28.11.2011, 14:57 (GMT+7)
Liên bộ Tài chính-công thương thống nhất giữ nguyên giá xăng dầu
Thứ ba, 29/11/2011 9:14 GMT+7
Tái cơ cấu… chính bộ máy thực thi
Thứ ba, 29/11/2011 8:53 GMT+7
Thông tin tiếp vụ “Hiệu trưởng bị tố ăn chặn tiền của GV”
Vì sao chưa giảm giá xăng?
29/11/2011 0:57
Con gái duy nhất của Stalin qua đời
29/11/2011 11:40
10:35 | 29/11/2011
Nan giải bài toán quá tải bệnh viện
07:15 | 29/11/2011
Truy tố cảnh sát thẩm vấn bằng dùi cui
Thứ Ba, 29/11/2011, 12:19 (GMT+7)
Chúng tôi có ý kiến: Bệnh viện phải mượn thiết bị y tế
Thứ Ba, 29/11/2011, 12:24 (GMT+7)
Không đâu có kiểu bệnh viện như ở VN
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Giả nhân viên y tế lừa sản phụ trong bệnh viện
Thứ hai, 28/11/2011, 15:36 GMT+7
Triệu Thị Nghị mặc áo blouse, vờ là nhân viên Bệnh viện Phụ sản Thái Bình lừa các bà mẹ vừa sinh con đang nằm ở khoa Sản đi sang nhà khác để "tư vấn sức khỏe". Nghi án bắt cóc trẻ sơ sinh này đang được xác minh.
Chiều 27/11, trước yêu cầu bất thường của nữ nhân viên y tế này, một số sản phụ đã hỏi lại bác sĩ của bệnh viện. Và hành vi giả mạo của Nghị bị phát hiện.
Tại cơ quan công an, người đàn bà khoác áo blouse này khai làm điều dưỡng y tế tại một xã ở tỉnh Nam Định. Cô ta sang Thái Bình để mua vàng vì giá ở đây rẻ. Tiện thể, Nghị ghé vào Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình để "xâm nhập thực tế", tư vấn chuyên môn cho các sản phụ, kiểm tra vết mổ... Khi tiếp xúc với các bà mẹ vừa sinh con ở đây, Nghị vờ ghi chép cẩn thận tình hình sức khỏe của họ.
Chiều 28/11, một lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho VnExpress.net biết, Nghị đang bị tạm giữ để làm rõ mục đích của việc giả danh. Cô ta đã lảng vảng ở khoa Sản từ ngày 26/11. Nghi án bắt cóc trẻ sơ sinh này đang được tiếp tục xác minh.
Đầu tháng 11 tại Hà Nội, Nguyễn Thị Lệ đã ăn cắp quần áo blouse, giả danh nhân viên y tế của Bệnh viện Phụ sản Trung ương bắt cóc bé trai 2 ngày tuổi của một sản phụ. Sau một tuần, Lệ đã bị bắt, đứa trẻ được giải cứu trở về với mẹ. |
Nam Anh
Thuê thợ khóa mở cửa 'dọn' nhà người khác
Thứ hai, 28/11/2011, 17:25 GMT+7
Thấy ngôi nhà khóa cửa, Tiên vờ là bà nhà, thuê thợ khóa tới mở cửa với lý do mất chìa. Cô ta gọi tài xế xe tải đến chở tivi, két sắt đi.
Ngày 28/11, Công an thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp khởi tố Nguyễn Thị Thủy Tiên (phường 3) về hành vi trộm cắp tài sản.
Tiên nhiều ngày theo dõi nhà chị Nguyễn Thị Thúy Liên (khóm Mỹ Hưng, phường 3) với ý định trộm tài sản. Thấy chị Liên khóa cửa đi vắng, Tiên thuê thợ tới mở cửa với lý do mất chìa.
Thợ khóa tưởng cô ta là chủ nhà nên làm theo yêu cầu. Tiếp đó, Tiên thuê xe tải nhỏ đến nhà chị Liên chuyển tivi 32 inch, két sắt về nhà mình. Cô ta tìm cách mở két nhưng không được.
Từ nguồn tin do hàng xóm nạn nhân cung cấp, cơ quan điều tra đã khám xét nhà Tiên, thu hồi két sắt bị trộm. Chủ nhà cho biết, trong két có 21 chỉ vàng, 2 chỉ vàng bạch kim cùng 27 triệu đồng.
Nhựt Thanh
170 người ngộ độc/tháng
Thứ Ba, 29/11/2011, 02:00 (GMT+7)
* Cả nước có 60.000 ca sốt xuất huyết
TT - Đó là số liệu được Tổng cục Thống kê thông báo hôm qua (28-11) về tình trạng vi phạm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm trên toàn quốc trong tháng 11.
Một tháng qua, cả nước xảy ra năm vụ ngộ độc thực phẩm, làm 170 người bị ngộ độc. Tích lũy từ đầu năm đến nay, đã có 98 vụ ngộ độc thực phẩm trên toàn quốc làm 4.600 người bị ngộ độc, trong đó 16 người tử vong.
Tháng 11 cũng ghi nhận 17.800 trường hợp mắc sốt xuất huyết với tám ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay lên 60.000 trường hợp và 52 ca tử vong.
Ngoài ra, cả nước cũng có 1.400 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut; 65 trường hợp mắc bệnh viêm não virut (ba trường hợp tử vong); 111 trường hợp mắc thương hàn; 25 trường hợp mắc cúm A/H1N1 (ba ca tử vong) trong tháng này.
NGỌC HÀ
Mổ mắt... chỉ sáng được 20 ngày
Thứ Ba, 29/11/2011, 02:20 (GMT+7)
TT - Anh Nguyễn Văn Toàn ở xã Tắc Vân, TP Cà Mau cho biết cha anh là ông Nguyễn Văn Bé, 64 tuổi, mắt bị cườm đá, được đoàn cán bộ Trung tâm Khúc xạ Medic Optic mổ mắt miễn phí cách đây ba tháng.
Tuy nhiên sau khi mổ, mắt ông chỉ sáng được 20 ngày rồi đau nhức, mờ dần, giờ thì không còn thấy gì. Anh Toàn cho biết thêm đã đưa cha đi khám nhiều nơi nhưng tình hình vẫn không cải thiện. Ngày 21-11, ông Bé tìm lên Trung tâm Khúc xạ Medic Optic khám lại mắt. Bác sĩ chích cho ông hai mũi thuốc miễn phí rồi kê toa thuốc, hẹn hai tuần sau tái khám, có thể phải múc bỏ hoặc thay thủy tinh thể. Vì nhà nghèo, ông Bé lo không kham nổi chi phí đi lại và tái khám.
Trao đổi về trường hợp của ông Bé, bác sĩ Nguyễn Cường Nam - giám đốc Trung tâm Medic Optic - cho biết biến chứng sau khi mổ mắt là thường gặp. Trường hợp ông Bé bị nhiễm trùng bồ đào mắt.
Nguyên nhân có thể do sau khi mổ ông vận động nhiều, hoặc do môi trường nơi ông sinh sống ô nhiễm, cũng có thể ông Bé không tái khám theo định kỳ nên thiếu thuốc... Song ông Bé nên yên tâm tái khám, trung tâm sẽ tạo mọi điều kiện để hỗ trợ ông và hạn chế chi phí thấp nhất.
ĐÔNG TRIỀU ghi
Đề nghị trục xuất chuyên gia Trung Quốc hành hung công nhân
29/11/2011 0:55
Sự việc chị Lê Thị Phương, công nhân Công ty giày Hong-Fu Việt Nam (KCN Hoàng Long, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) bị chủ quản người Trung Quốc bắt tự dán keo dán sắt vào hai bàn tay rồi ép dính lại vào ngày 26.11 đã gây bức xúc trong dư luận.
Ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng: “Hành vi xúc phạm nhân phẩm, hành hung người lao động bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm. Không nên để tiền lệ tiếp tục xảy ra”. Đối với công nhân đã bị chuyên gia nước ngoài hành hung, ông Mai Đức Chính cho biết sau khi sự việc xảy ra, Tổng liên đoàn đã chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp với các cơ quan chức năng đưa NLĐ đi giám định thương tật, nhanh chóng làm rõ vụ việc, giải quyết các hậu quả xảy ra. Đồng thời, kiến nghị phải xử lý nghiêm chuyên gia nước ngoài đã đánh công nhân. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cần phải khởi tố để làm gương. Nếu không, căn cứ vào nội quy lao động, cơ quan chức năng trục xuất chuyên gia nước này về nước.
Đồng quan điểm cần xử lý nghiêm, TS Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) nói, những trường hợp người sử dụng lao động vi phạm, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, đánh người cần căn cứ vào luật hình sự xử lý. Không thể bỏ qua hành vi hành hung với NLĐ, theo ông Điều, người sử dụng lao động phải xin lỗi NLĐ, bồi thường cho NLĐ.
Hôm qua, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân cũng thông tin, theo báo cáo nhanh của Sở LĐ-TB-XH Thanh Hóa, đoàn công tác của Sở đã trực tiếp xuống làm việc với Công ty giày Hong-Fu. Hiện công an huyện Hoằng Hóa cũng đã vào cuộc điều tra vụ việc. Về phía Công ty Hong-Fu, đã đình chỉ hợp đồng đối với chuyên gia người Trung Quốc và hỗ trợ nạn nhân 2 triệu đồng. Trước mắt, Sở LĐ-TB-XH Thanh Hóa đã yêu cầu trục xuất chuyên gia Trung Quốc về nước.
Trao đổi với Thanh Niên chiều qua, ông Lê Đức Huấn, Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Theo nội quy thì việc công nhân tự ý mang keo 502 vào nhà máy với mục đích để xử lý những sản phẩm khiếm khuyết trong quá trình sản xuất là sai, nhưng có thể đưa ra những hình thức kỷ luật như trừ lương, trừ thưởng, thậm chí đuổi việc nếu thấy nghiêm trọng. Còn như hành động bắt công nhân tự đổ keo, dính 2 tay lại của ông A Vương là hết sức tàn bạo và không thể chấp nhận được”.
Từ đầu năm đến nay, tại Công ty Hong-Fu đã có ít nhất 2 lần các công nhân đình công để kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chế độ của người lao động, cũng như yêu cầu phía công ty phải có biện pháp xử lý với những cán bộ quản đốc, chủ quản phân xưởng người nước ngoài thường xuyên có hành động và thái độ cư xử thiếu tôn trọng đối với công nhân Việt Nam.
Thu Hằng - Ngọc Minh
Xe mang biển số quân sự chở gỗ lậu
29/11/2011 0:57
Chi cục Kiểm lâm Phú Yên ngày 28.11 ra quyết định tạm giữ hơn 54m3 gỗ (ảnh) cùng xe đầu kéo mang biển số quân sự TH7834 để điều tra, xử lý hành vi vận chuyển gỗ không rõ nguồn gốc.
Chiếc xe này do Trần Ngọc Thanh (24 tuổi, ở Bắc Ninh) điều khiển chạy trên QL1A, khi qua TP.Tuy Hòa thì bị lực lượng CSGT Phú Yên phát hiện.
Thanh đã xuất trình hóa đơn do Công ty TNHH Hiền Thái (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) xuất bán hơn 54m3 gỗ hộp từ nhóm 1-6 cho ông Dương Văn Kết (ở Hà Nam) nhưng kiểm tra trên xe, lực lượng chức năng phát hiện có hơn 4m3 gỗ hương và gỗ gõ (thuộc nhóm 1 quý hiếm), không phù hợp với hồ sơ vận chuyển.
Tin, ảnh: Đức Huy
Truy bắt nghi can vào BV chém người trọng thương
29/11/2011 - 00:29
(PL)- Ngày 28-11, Ban Chỉ huy Công an quận 3 (TP.HCM) cho biết đã xác định được hung thủ trong vụ xông vào BV quận 3 chém người trọng thương đêm 27-11.
Qua điều tra ban đầu, Công an quận 3 đang truy bắt nghi can Nguyễn Mạnh Hùng (ngụ phường 9, quận 3).
Trước đó, tiếp xúc Pháp Luật TP.HCM, nạn nhân Lê Trọng Bảo Duy (ngụ phường 10, quận 3) đã kể lại việc bị đâm chém vào đêm 27-11. Vào thời điểm đó, Duy cùng với Nguyễn Mạnh Hùng ngồi uống cà phê tại chung cư Nguyễn Phúc Nguyên (quận 3). Sau đó, hai người phát sinh mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau, Hùng rút dao trong người ra đâm vào tay Duy rồi cầm vỏ chai nước ngọt đâm vào cổ Duy nhưng vết thương chỉ sượt ngoài da.
Duy chạy thoát về gần nhà nhờ người quen chở đi BV cấp cứu. Tại BV quận 3, Duy được các bác sĩ sơ cứu, may chín mũi ở tay và hai mũi ở cổ.
Khi bác sĩ vừa may xong vết thương, Hùng từ bên ngoài xông vào tiếp tục truy sát, đâm Duy ba nhát vào bụng, đùi và tay rồi bỏ chạy. Thấy vậy, các bác sĩ cùng bảo vệ BV quận 3 đuổi theo bắt Hùng nhưng không kịp.
Nghe tin con bị đâm, mẹ của Duy là bà Lê Thị Linh Lan đến BV xem tình hình của con. Khi bà Lan vừa dắt xe ra đến cổng BV thì nghe mọi người hô hoán “Nó đâm người, bắt nó lại!”, đồng thời bà thấy một thanh niên từ trong BV chạy ra. Theo phản xạ, bà Lan dừng xe, Hùng tưởng bà Lan cản đường mình, sẵn con dao đang cầm trên tay Hùng đâm một nhát vào lưng bà Lan khiến bà gục xuống, máu chảy lênh láng.
Tại BV 115, bà Lan được chẩn đoán vết dao đâm gần trúng tim và tràn dịch màng phổi.
Hiện bà Lan đã qua cơn nguy kịch, còn Duy đã hồi phục tốt.
HẢI DUYÊN
Nguyên cán bộ bưu điện tỉnh chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng
28/11/2011 - 20:31
Chị Phương tố cáo Mai Tố Uyên, nguyên cán bộ bưu điện tỉnh Yên Bái lừa đảo chiếm đoạt tiền, qua việc bán thẻ Vinacard, số tiền bị chiếm đoạt khoảng 1,3 tỷ đồng. Mở rộng điều tra, Phòng PC46 còn làm rõ Uyên có hành vi chiếm đoạt tiền của rất nhiều người…
Qua xác minh, đến ngày 24/11, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV - Công an tỉnh Yên Bái (PC46) xác định Mai Tố Uyên (39 tuổi, trú tại tổ 67, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái), nguyên cán bộ bưu điện tỉnh đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Vụ việc được phát hiện khi Phòng PC46 - Công an tỉnh Yên Bái nhận được đơn tố cáo của chị Hà Thị Lan Phương (Kế toán trưởng Trung tâm Viễn thông TP Yên Bái). Chị Phương tố cáo Uyên lừa đảo chiếm đoạt tiền, qua việc bán thẻ Vinacard, số tiền bị chiếm đoạt khoảng 1,3 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra, chị Phương đã khai báo về quan hệ giữa chị với Uyên, đồng thời giao nộp một giấy biên nhận thẻ Vinacard với tổng số tiền hơn 1,9 tỷ đồng, Phòng PC46 - Công an tỉnh Yên Bái đã triệu tập Uyên đến trụ sở làm rõ.
Mở rộng điều tra, đến ngày 24/11, Phòng PC46 còn làm rõ Uyên có hành vi chiếm đoạt tiền của rất nhiều người…
Theo Xuân Mai (CAND)
Trọng án xảy ra tại đám cưới
Thứ Hai, 28.11.2011 | 18:51 (GMT + 7)
Chỉ trong vòng ít ngày, tại một số đám cưới ở huyện ngoại thành Hà Nội đã xảy ra trọng án.
Khoảng 20h30 ngày 27.11, Công an huyện Mê Linh, Hà Nội nhận được tin báo tại đám cưới nhà chị của chị Nguyễn Thị Trang (SN 1994 trú ở thôn Yên Mạc, xã Yên Mạc, huyện Mê Linh xảy ra vụ án mạng. Nạn nhân là Vũ Văn Hải (SN 1990, trú ở Yên Thịnh, Tiến Thịnh, Mê Linh)
Sau khi xuống hiện trường điều tra, cơ quan công an đã làm rõ, vụ án bắt đầu từ việc đoàn thanh niên nhà trai tại Yên Thị, Tiến Thịnh, rủ nhau sang nhà gái tại Yên Mạc, Liên Mạc chơi. Lúc trở về có một thanh niên làm mất vé xe nên xảy ra cãi cọ với người trông giữ xe. Đối tượng Nguyễn Văn Ký (tức Điệp, SN 1988, trú ở Yên Bài, Tự Lập, huyện Mê Linh) là em họ của người trông xe đã bức xúc trước việc anh họ bị nhóm thanh niên chửi bới.
Ký đi vào bếp lấy con dao giấu vào người rồi đi ra. Khi ra đến ngoài thì cũng là lúc 2 nhóm thanh niên Tiến Thịnh và Liên Mạc xông vào đánh nhau. Thấy vậy, Ký vội lao vào. Trong lúc hỗn chiến, Ký rút dao đâm vào mạng sườn thanh niên tên Hải rồi bỏ chạy. Sáng 28.11, CA huyện Mê Linh đã bắt Ký để điều tra về hành vi giết người.
Trước đó, khoảng 20h30’ ngày 25.11, tại đám cưới nhà chị Nguyễn Thị Tân (ở thôn Thượng, xã Đức Hoà, huyện Sóc Sơn, HN) xảy ra mâu thuẫn rồi xô xát giữa hai nhóm thanh niên. Hậu quả anh Nguyễn Thanh Tênh (SN 1991, ở thôn Đồng Lạc, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn), bị đối tượng dùng dao bấm đâm vào bụng, phải đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn.
CA huyện Sóc Sơn điều tra làm rõ đối tượng đâm là Nguyễn Văn Trung (SN 1992, ở thôn Thượng, xã Đức Hoà).
Còn lúc 20h ngày 25.11, tại đám cưới nhà ông Nguyễn Văn Nam (ở thôn Nam Lý, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn) cũng xảy ra xô xát giữa hai nhóm thanh niên. Hậu quả anh Lưu Văn Mỹ (SN 1990, ở thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn), bị đối tượng dùng hung khí đâm xuyên vai thấu phổi và đâm vào mông. Nạn nhân phải đi cấp cứu tại bệnh viện Xanh Pôn.
CA huyện Sóc Sơn đang điều tra, truy tìm thủ phạm.
Ngọc Lương
'Đơn đặt hàng'giết người giá... 200.000 đồng
16:21 | 28/11/2011
Chỉ vì xích mích nhỏ mà nam công nhân thuê côn đồ kéo lê bạn mình dưới đường, đánh đến chết. Tội ác dã man như thời trung cổ này khiến dư duận căm phẫn.
Giết người giá rẻ: 200.000 đồng!
Từ TP Cần Thơ khăn gói đến Khu công nghiệp Tân Đức (Đức Hòa, Long An) làm công nhân, Nguyễn Văn Kiệt (41 tuổi) được bố trí làm tại kho của Công ty ST với Bùi Hoàng Châu (26 tuổi, quê Bến Tre).
Tưởng cùng là dân tha phương cầu thực, Kiệt và Châu sẽ đồng cảm mà đùm bọc giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, nhưng có ai ngờ chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong công việc mà Kiệt nhắn tin cho Trần Duy Linh (21 tuổi, ở Đức Hòa, Long An) với yêu cầu: “Làm cho thằng Châu biến khỏi kho!” và không quên dặn thêm: “Làm cho kín kín!”.
Nhận “đơn đặt hàng” từ Kiệt, Linh rủ Nguyễn Thành Trung (23 tuổi, ở Bến Lức, Long An) tìm người “xử” Châu giúp Kiệt rồi mời đi nhậu để cảm ơn. Tuy nhiên, khi Linh lên kế hoạch đánh Châu thì Kiệt lại bảo: “Linh đừng đi đánh Châu nữa, Kiệt vẫn cho tiền đi nhậu!”.
Nghe Kiệt nói, Linh sĩ diện cho rằng Kiệt xem thường mình, vì muốn mời Linh đi nhậu nên vờ thuê đánh Châu. Mặc cho Kiệt can ngăn, Linh vẫn kêu Trung tìm người đánh Châu theo “đơn đặt hàng”.
Khoảng 21 giờ ngày 19-4-2011, Linh báo cho Trung biết: “Chút nữa vợ chồng Châu tan ca, chạy qua đường Tân Đức gần Công ty ST thì chặn đánh, xong việc Linh cho 200.000 đồng!”.
Chỉ đạo xong, Linh và Trung giấu mặt để Phạm Thành Công (18 tuổi) và Cao Văn Giác (25 tuổi) cùng Lê Thanh Tú (21 tuổi, đều quê Long An) nấp vào tán cây gần Công ty ST để đánh Châu.
Một lát sau, anh Châu chở vợ chạy xe ra khỏi công ty thì tên Giác phóng theo ép xe máy của anh Châu bắt dừng lại. Tên Công xông vào dùng tay kéo mũ bảo hiểm của anh Châu ra phía sau rồi dùng tay đánh liên tục vào mặt nạn nhân.
Mặc cho chị Nhân (vợ anh Châu) kêu cứu, tên Công vẫn nắm mũ bảo hiểm kéo lê anh Châu dưới mặt đường và cùng Giác, Tú đấm, đá túi bụi vào người anh Châu cho đến khi nạn nhân nằm bất động mới bỏ đi. Bị đánh quá nhiều, anh Châu đã chết sau đó.
Xúi bạn đi giết người rồi đổ lỗi cho bạn
Đứng trước vành móng ngựa là năm bị cáo còn rất trẻ. Trong đó có bị cáo Phạm Thành Công khi phạm tội mới hơn 17 tuổi, mặc dù là người chưa thành niên nhưng hành vi giết người của Công lại mang tính chất côn đồ, hung hãn. Chính Công xông vào giật mũ bảo hiểm của anh Châu rồi kéo lê anh này dưới đường đánh cho đến bất tỉnh mới thôi.
Tại tòa, Công đã cúi đầu nhận toàn bộ tội lỗi của mình và xin Hội đồng xét xử (HĐXX) giảm nhẹ hình phạt cho hắn, đồng thời Công xin lỗi gia đình bị hại và mong được tha thứ.
Cũng như Công, hai bị cáo Tú, Giác luôn cúi mặt không dám nhìn HĐXX và thừa nhận hành vi phạm tội của mình, mong Tòa cho hưởng sự khoan hồng.
Phiên tòa chỉ “nóng” khi bị cáo Trần Duy Linh kêu oan rằng: “Bị cáo không tham gia đánh bị hại mà bị những 18 năm tù, trong khi Tú, Giác trực tiếp tham gia đánh chết nạn nhân chỉ bị 12 năm!”. Linh cãi chày cái cối: “Các bị cáo lớn rồi, Linh xúi nhưng các bị cáo không đánh thì Linh cũng không dám làm gì!”. Từ “lý luận” này, Linh khẩn khoản xin HĐXX giảm hình phạt cho mình.
Cũng như Linh, tên Trung luôn miệng kêu oan và xin giảm hình phạt vì: “Bị cáo không tham gia đánh chết bị hại, vậy mà bị phạt 16 năm tù!”.
Nghe Linh và Trung “kêu oan”, nhiều người dự phiên xử rỉ tai nhau: “Rủ rê, kích động và chỉ đạo các bị cáo khác giết người mà còn kêu oan! Bọn này ác quá, giết người kéo lê ngoài đường như thời trung cổ!”.
Y án 72 năm tù cho năm kẻ sát nhân
HĐXX phúc thẩm vụ án nhận định: Linh và Trung tuy không tham gia đánh chết bị hại, nhưng là người chỉ đạo và hứa cho tiền Công, Giác, Tú đánh nạn nhân, do đó Linh - Trung phải chịu hình phạt chính trong vụ án. Các bị cáo Công, Giác, Tú tham gia đánh chết người một cách dã man nên cần cách ly khỏi xã hội một thời gian dài để cải tạo thành người có ích cho xã hội sau này.
Từ nhận định trên, ngày 24-11 vừa qua, Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM đã tuyên y án sơ thẩm của TAND tỉnh Long An khi phạt Trần Duy Linh 18 năm tù, Nguyễn Thành Trung 16 năm tù về tội “Giết người”; phạt Phạm Thành Công 14 năm tù, Lê Thanh Tú và Cao Văn Giác mỗi tên nhận 12 năm tù cùng về tội trên.
Phiên tòa kết thúc, người nhà các bị cáo thở dài thườn thượt ra về. Bởi trong thâm tâm họ hiểu mức án như vậy là có tình lắm rồi. Chứ như một Luật sư nhận định thì các bị cáo giết người dã man quá. Hành vi kéo lê nạn nhân ngoài đường đánh chết như vậy là tình tiết tăng nặng hình phạt. Tuy nhiên, xét các bị cáo ít học, chỉ có Giác là học đến lớp 10 nên cũng được xem xét khi lượng hình.
Riêng Trung có vợ nhưng đã ly thân và có một con 3 tuổi nên tuyên mức án như vậy cũng là để Trung có cơ hội trở về chăm sóc con cái sau này. Chân bước ra xe về trại, Trung luôn ngoái đầu về phía sau nhắn nhủ với người thân: “Nhớ chăm sóc con tui cẩn thận nhé!”, rồi gạt nước mắt bước lên xe chở phạm nhân về trại giam...
Theo Hồng Cơ
Pháp Luật Việt Nam
Bác sĩ nhậu, bỏ mặc bệnh nhân
Thứ hai, 28 Tháng mười một 2011, 10:53 GMT+7
Chiều 27/11, bác sĩ Từ Phương Nam - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Phước - cho biết đang yêu cầu kíp trực tối 21/11 báo cáo về việc bỏ mặc bệnh nhân Phan Anh Quốc (57 tuổi, ngụ thị xã Đồng Xoài) để... nhậu nhẹt.
“Đây là sự việc nghiêm trọng cần xem xét, xử lý thích đáng với các cá nhân vi phạm” - bác sĩ Nam nói.
Theo phản ảnh của bà Đỗ Thị Ước (vợ bệnh nhân Phan Anh Quốc), khoảng 22h ngày 21/11 ông Quốc (đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Bình Phước) bị lên cơn đau dữ dội và ngất đi, bà Ước đến phòng trực khoa ngoại gõ cửa nhiều lần nhưng không thấy ai mở. Sốt ruột, con trai bà là anh Phan Thanh Hải đẩy cửa vào trong thấy 5-6 người đang ngồi uống bia. Anh Hải thắc mắc thì bất ngờ bị một người xưng là bảo vệ bệnh viện lao đến đánh vào mặt làm anh Hải chảy máu miệng.
Sau khi sự việc xảy ra, bà Ước chuyển chồng đến Bệnh viện tư nhân Thánh Tâm, cách Bệnh viện Đa khoa Bình Phước khoảng 10km. Tại đây, sau khi chẩn đoán, ngày 22/11 các bác sĩ tiến hành phẫu thuật thủng đại tràng cho ông Quốc. “May mắn bệnh nhân được đưa đến kịp thời, nếu không rất dễ bị sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong” - bác sĩ Nguyễn Văn Mạnh, người trực tiếp mổ cho ông Quốc, nói.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Chí Lương - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Phước, người phụ trách trực lãnh đạo đêm 21/11 - thừa nhận có chuyện khóa cửa nhậu nhẹt tại phòng trực khoa ngoại. Còn việc anh Hải bị đánh chảy máu miệng do một bạn nhậu (chưa rõ danh tánh) của bác sĩ trực Đặng Thế Cường đánh.
Viet Bao (Theo TTO)
.
.
.
No comments:
Post a Comment