Sunday, November 20, 2011

ĐỌC TẬP SÁCH "CHẾT BỞI TRUNG QUỐC" của TÁC GIẢ PETER W. NAVARRO & GREG AUTRY [Phần 9/3] - Lý Thái Hùng



Lý Thái Hùng
Cập nhật: 17/11/2011

Soạn Một Đường Lối Cứng Rắn Với Gián Điệp và Chiến Tranh Mạng Với Trung Quốc
Drawing a Hard Line in the Sand on Chinese Espionage and Cyberwarfare.
Chúng ta thấy rằng Trung Quốc điều khiển một hệ thống gián điệp hiếu chiến nhất tại Hoa Kỳ và những lữ đoàn tin tặc đỏ của họ thường xuyên tấn công vào những hệ thống vi tính cá nhân, xí nghiệp và chính quyền của chúng ta. Chúng ta phải nhận ra những mối nguy hiểm rõ ràng hiện nay và các hình thức khác nhau của “chiến tranh không khói súng”, và đứng lên đối phó với chúng.
Cần tự vấn: Tại sao chúng ta lại giao thương quá nhiều với một nước vốn hung hăng dọ thám chúng ta?

Tăng cường nỗ lực phản gián với Trung Quốc.
Phần lớn tài nguyên dành cho cộng đồng tình báo Hoa Kỳ - Cục Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ, Cảnh Sát Liên Bang Hoa Kỳ và những cơ quan khác như Hội Đồng An Ninh Quốc Gia – tiếp tục tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố dường như vô tận. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên trước mối đe dọa đáng sợ về khả năng một nhóm Hồi Giáo cực đoan nắm được vũ khí giết người hàng loạt.
Hiểu như vậy rồi, chúng ta cũng phải đối phó với một thực tế không cần tranh cãi là: Ngay cả khi một Trung Quốc đang nhanh chóng quân sự hóa tích lũy hàng trăm vũ khí hạt nhân, họ cũng đang tiến hành một cuộc chiến tranh không ngừng nghỉ về các hoạt động gián điệp và tấn công mạng đối với Hoa Kỳ. Để đối phó với nguy cơ không thể chối cãi này (or hiểm họa không thể chối cãi này), chúng ta phải cực lực bổ xung và tăng cường những nỗ lực phản gián đối với Trung Quốc – và phối hợp việc này với những đồng minh của chúng ta ở Á Châu, Âu Châu và Châu Mỹ La Tinh.
Mặc dù những chi phí phụ trội sẽ khó được phê chuẩn trong lúc ngân sách gặp khó khăn, nhưng cuối cùng, chúng ta sẽ nhận hậu quả của chính những điều mà chúng ta không muốn trả giá. Khi xem xét các khoản chi phụ trội đó, chúng ta phải ý thức rằng những mất mát kinh tế chỉ từ gián điệp Trung Quốc thôi chắc chắn vượt xa những khoản tiền nhỏ nhoi mà Hoa Kỳ đang bỏ ra để đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc.

Quyết liệt truy tố và trừng phạt gián điệp Trung Quốc.
Một điệp viên đóng góp cho khả năng của Trung Quốc để phát triển những hệ thống vũ khí tối tân thì hoàn toàn nguy hiểm như bất kỳ một người lính Trung Quốc nào bóp cò khai hỏa những vũ khí đó. Đó là lý do tại sao tòa án, bồi thẩm đoàn và những công tố viên của chúng ta cần gián điệp Trung Quốc nghiêm túc hơn coi vấn đề gián điệp Trung Quốc một cách nghiêm chỉnh hơn nhiều, và bất kỳ hình thức gián điệp nào cũng cần bị truy tố quyết liệt.
Đối với hình phạt thích đáng cho những công dân Mỹ làm gián điệp cho Trung Quốc là tội phản quốc - tội phạm cao nhất chống lại xứ xở chúng ta. Tội đó đáng bị tù chung thân và trong những trường hợp có liên quan đến những bí mật quốc phòng và quân sự, nên áp dụng tội tử hình.
Hơn nữa, bất kỳ điệp viên nào của Trung Quốc bị bắt ở Hoa Kỳ, chúng nên bị tống giam vĩnh viễn – vì những hình phạt nặng nề như thế sẽ răn đe các hoạt động gián điệp trên đất nước chúng ta. Và cần ghi nhận rằng bất kỳ điệp viên Hoa Kỳ nào nếu bị bắt trên đất Trung Quốc sẽ bị một số phận tàn nhẫn hơn nhiều so với bất kỳ hình phạt nào của hệ thống tư pháp chúng ta.

Tăng cường kiểm tra những du khách Trung Quốc và chiếu khán (Increased Scrutiny of Chinese Visitors and Visas).
Chính quyền Trung Quốc rõ ràng là không cho phép những du khách, sinh viên hay các nhà kinh doanh Hoa Kỳ được tự do đi lại khắp Trung Quốc và họ áp dụng những hạn chế khắt khe đối với nhiều loại du khách, bao gồm các nhà báo và những nhà làm phim tài liệu. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cho phép hầu như bất kỳ công dân Trung Quốc nào có chiếu khán đều được đi lại tự do. Điều này phải được chấm dứt ngay từ bây giờ.
Vì vậy, như là một phần của nỗ lực tăng cường phản gián (our enhanced counterespionage efforts), chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ hơn đối với bất kỳ ai trong Cộng hòa nhân dân Trung Quốc nộp đơn xin chiếu khán. Trong khi đa số du khách Trung Quốc đến thăm Hoa Kỳ trong hòa bình, lại có quá nhiều điệp viên trà trộn trong số này nên cần phải gia tăng biện pháp phòng ngừa.
Đây có phải là “phân biệt chủng tộc?” Tuyệt đối là không. Chỉ là phân biệt “chính, tà”, và cần phải thực hiện chính vì Trung Quốc đã chứng tỏ là quốc gia hung hăng nhất trên thế giới khi nói đến vấn đề xuất khẩu điệp viên sang Hoa Kỳ.

Tuyên bố cuộc tấn công mạng là hành vi chiến tranh – và cần đáp ứng phù hợp.
Chính quyền Obama đã kêu gọi phải có một chính sách an ninh mạng toàn diện hơn, và đó là điều hoàn toàn tốt. Điểm quan trọng của chính sách này là phải xem bất kỳ cuộc tấn công mạng nào do nhà nước hỗ trợ đều là những hành vi chiến tranh cần phải trả đũa ngay lập tức bằng kinh tế, chính trị, và nếu cần, bằng quân sự. Hơn nữa, chúng ta phải hoàn toàn trung thực trong việc xác định nguồn gốc của những đe dọa mạng đến từ đâu và đối phó trực tiếp với chúng.
Về vấn đề này, từ quá lâu chúng ta đã cho phép đảng Cộng sản Trung Quốc ẩn mình phía sau luận điệu phi lý cho rằng tin tặc vi tính phát xuất từ vùng mạng bị kiểm duyệt và theo dõi nặng nề nhất thế giới đều nằm bên ngoài sự kiểm soát của đảng. Hãy tin chúng tôi: Nếu những tin tặc này tán phát băng ghi hình về những hành vi tàn bạo ở Tây Tạng, hay những cuộc hội họp ủng hộ dân chủ ở Thượng Hải hay của những tín đồ Pháp Luân Công ở Thành Đô, công an mạng Trung Quốc đã truy lùng và ngăn chận. Vì vậy, hãy chấm dứt luận điệu này và buộc tội: một tin tặc Trung Quốc là một tin tặc do nhà nước Trung Quốc tài trợ.
Chúng tôi cũng tin rằng việc bồi thường kinh tế cho các nạn nhân của tin tặc Trung Quốc phải là một phần của bất kỳ chính sách an ninh mạng toàn diện nào. Theo đó, Quốc Hội Hoa Kỳ, cùng với Liên Hiệp Âu Châu, Quốc Hội Nhật Bản và những cơ quan lập pháp khác khắp thế giới nên thông qua một đạo luật vạch rõ sự bồi thường như thế nào cho những công dân, công ty, và những cơ quan chính quyền bị tin tặc nước ngoài tấn công. Để việc bồi thường được ý nghĩa, đạo luật này nên đề ra những cơ chế mạnh gắn liền với tài sản của công ty có liên hệ đến hoạt động tin tặc - một trường hợp điển hình là vai trò của một công ty viễn liên lớn của Trung Quốc dính dáng trong một vụ tấn công mà chúng tôi đã mô tả trong chương 10.

Thiết lập “Cái Ngắt Điện Sát Thủ Trung Quốc” cho mạng Internet.
Từ một quan điểm chiến lược, không có sự khác biệt thực sự giữa một nhà máy điện bị phá hủy bởi một hỏa tiễn của Trung Quốc hay một nhà máy điện bị vô hiệu hóa bởi tin tặc của Trung Quốc. Cả hai mối đe dọa là có thật. Cả hai đều phải được tiên đoán và đề phòng.
Với sự lặp đi lặp lại các cuộc tấn công và dọ thám của những tin tặc Trung Quốc trên những định chế của Hoa Kỳ trong cái gọi là “thời bình”, điều tối quan trọng là chúng ta cần phải thiết lập một “Cái Ngắt Điện Sát Thủ Trung Quốc” có thể cắt đứt Internet Hoa Kỳ khỏi tất cả những địa chỉ mạng Trung Quốc trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh mạng quy mô. Nhưng đó chưa phải là tất cả.
Nhiều cuộc tấn công tin tặc Trung Quốc được phát động từ những trung tâm dịch vụ và máy điện toán cá nhân bên ngoài Trung Quốc nhưng do những lữ đoàn tin tặc đỏ khống chế. Điều này có nghỉa là cần một loại “cầu ngắt điện sát thủ” cấp thứ hai có khả năng cô lập toàn bộ những mục tiêu trọng yếu ở hạ tầng cơ sở của chúng ta khỏi Internet - điện nước – ngân hàng, cơ sở quốc phòng.
Các cuộc thảo luận chính trị của hệ thống phòng thủ rất cần thiết này sẽ dẫn đến những tranh luận ý nghĩa về tự do ngôn luận và tự do dân quyền. Rõ ràng là bất cứ giải pháp nào được thiết kế cũng cần phải nhằm để tối thiểu hóa những tác động lên trên thông tin liên lạc dân sự và bằng mọi cách không được giới hạn truy cập của truyền thông. Tuy nhiên, mối đe dọa từ bên ngoài đối với tự do của chúng ta đáng tiếc lại thực tế hơn rất nhiều so với một số âm mưu tưởng tượng ở bên trong, và nếu chúng ta tin tưởng chính phủ của chúng ta với một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, chúng ta cũng cần có khả năng tin vào chính phủ đó thực hiện được lời kêu gọi đúng đắn: phải bảo vệ quốc gia khỏi cuộc chiến tranh mạng rộng lớn từ bên ngoài.

Kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt gián điệp và ăn cắp.
Cũng như chúng ta cần phải minh định: một tin tặc Trung Quốc là một tin tặc Trung Quốc, một điệp viên là một điệp viên và công khai chỉ trích Trung Quốc về hành vi gián điệp thù nghịch của họ. Chúng ta cũng cần nói rõ rằng Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Úc Châu, Ấn Độ và Liên Hiệp Âu Châu sẽ không tiếp tục làm ngơ trong lúc những điệp viên Bắc Kinh đánh cắp kỹ thuật, phá hoại các định chế và chuẩn bị cho một ngày tận chế chiến tranh mạng trong tương lai. Nếu Cộng hòa nhân dân Trung Quốc muốn làm ăn với chúng ta, họ sẽ phải cư xử như một thành viên của cùng một câu lạc bộ những quốc gia mậu dịch tự do và công bằng.
Đương Đầu và Đối Phó Mối Đe Dọa Quân Sự Đang Lên Của Trung Quốc.
Confronting and Countering the Rising Chinese Military Threat.
Chúng ta không thể quay lưng trước sự thật này: sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc - dựa trên sự thiệt hại của hạ tầng sản xuất Hoa Kỳ - đang tài trợ cho sự leo thang quân sự thậm chí còn nhanh hơn nữa của Trung Quốc. Đó là một sự tích lũy đa phương (multidimensional buildup) của bộ máy chiến tranh gồm không quân, lục quân, hải quân, mạng vi tính và không gian chẳng bao lâu sẽ đe dọa ngôi bá chủ toàn cầu của quân đội Hoa Kỳ. Chúng ta phải nhận thức và đối diện với đe dọa này; và khi làm như thế, chúng ta phải tự hỏi: Tại sao chúng ta mua rất nhiều sản phẩm Trung Quốc khi những lợi nhuận đang được sử dụng để chế tạo vũ khí càng ngày càng nhắm vào chúng ta?

Chúng ta không thể áp đảo được Trung Quốc bằng sức mạnh công nghiệp.
Như một nguyên tắc chiến lược thứ nhất, Hoa Kỳ phải nhận ra rằng Trung Quốc đang đặt Hoa Kỳ vào chính vai trò mà Đức đã đóng: đối mặt với Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Roosevelt trong Thế Chiến Thứ Hai. Hoa Kỳ đã đánh bại Phát xít Đức không phải với kỹ thuật thượng đẳng mà với sức mạnh áp đảo của guồng máy công nghiệp.
Ngày hôm nay, đôi giày đã đi vào chân kẻ khác bởi vì bây giờ Trung Quốc có thể sản xuất hàng loạt tàu chiến, xe tăng và máy bay ngay công xưởng của họ. Ưu thế vượt trội về số lượng vũ khí của Trung Quốc cuối cùng chôn sống phẩm chất siêu việt của vũ khí Hoa Kỳ) - tương tự như khối lượng vũ khí lớn lao của Hoa Kỳ đã áp đảo Đức Quốc Xã. Do đó, chúng ta phải tuyệt đối khôn khéo và giàu óc chiến lược hơn nữa trong chiến lược quân sự của chúng ta.
Như một quy luật đầu tiên, chúng ta tuyệt đối phải tăng cường hiệu năng trong hệ thống kỹ thuật quân sự vốn phí phạm, và đang hấp hối về tài chánh. Hệ thống cung ứng vũ khí hiện thời tạo nên những hệ thống vũ khí quá ư tốn kém thường xuyên vượt ra ngoài ngân sách, luôn luôn trễ hạn và thường gặp nhiều vấn đề.
Đồng thời, chúng ta phải nhận ra rằng, khi Trung Quốc ráo riết tăng cường vũ trang, những nhược điểm của chúng ta sẽ chỉ gia tăng mà thôi. Do đó, nếu chúng ta phải đối đầu với Trung Quốc trên cuộc chiến tranh lạnh đang âm thầm leo thang này, bây giờ là lúc phải hành động. Chúng ta cần công khai kêu gọi họ chấm dứt sự trổi dậy không hòa bình chút nào, và nghiêm túc tự hỏi: phải chăng “tối huệ quốc” lại thực sự thuộc về một quốc gia địa ngục có xu hướng trở thành mối đe dọa quân sự hàng đầu đối với chúng ta?

Chúng ta không thể để bị lừa vào một cuộc chạy đua vũ trang và cái “Bẫy Reagan”.
Từ một quan điểm chiến lược, các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Hoa Kỳ cũng phải thừa nhận là một Bắc Kinh thừa tiền (a cash-fush Beijing) có vẻ thích đặt Hoa Kỳ vào đúng vai trò mà Liên Xô đã đối mặt với Tổng Thống Ronald Reagan của Hoa Kỳ trong thập niên 1980. Như Trung Quốc biết rõ, chính quyền Reagan đã đánh bại Liên Xô bằng cách lừa họ vào một cuộc chạy đua vũ trang để cuối cùng khiến Liên Xô phá sản – và kéo theo sự sụp đổ của những chế độ cộng sản trên toàn thế giới.
Ở đây, một lần nữa, giày vào chân khác. Trung Quốc, với hàng ngàn tỷ Mỹ Kim ngoại hối, kinh tế phát triển và ráo riết quân sự hóa, sẽ thích đánh lừa một Hoa Kỳ đang suy yếu về mặt tài chánh vào một cuộc chạy đua vũ trang để cuối cùng đánh bại Hoa Kỳ về mặt tài chánh. Một lần nữa, thực tế này đòi hỏi Hoa Kỳ phải vừa khôn khéo vừa có óc chiến lược tinh vi hơn nữa trong chính sách của mình – đồng thời phải tích cực hơn trong hành động để chặn trước sự gia tăng quân sự như sấm sét của Trung Quốc.

.
.
.

No comments: