Lý Thái Hùng
Cập nhật: 17/11/2011
Phải đánh giá thành thực những lỗ hổng của chúng ta.
Theo khuyến cáo của Ủy Ban Mỹ - Trung, Ngũ Giác Đài nên có trách nhiệm phúc trình hàng năm về khả năng của quân đội Hoa Kỳ trong việc chống cự một cuộc tấn công bằng không quân và hỏa tiễn của Trung Quốc vào các căn cứ của chúng ta, và liệt kê một loạt những bước cụ thể có thể tiến hành nhằm sống sót sau một cuộc tấn công như thế. Ủy ban cũng kêu gọi giới quân sự của Hoa Kỳ “tăng cường đối tác với các đồng minh ở Tây Thái Bình Dương” và “nới rộng ảnh hưởng của mình đến những quốc gia khác ở Á Châu để chứng tỏ sự cam kết tiếp tục của Mỹ ở khu vực này.” Xây dựng thế liên minh mạnh mẽ với ba trong số những mục tiêu đối đầu (hay thù nghịch) của Trung Quốc, đó là Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam – tượng trưng cho một phần của chiến lược này.
Chúng ta phải giải giới những vũ khí hủy diệt việc làm của Trung Quốc nếu muốn ngăn chận sự vũ trang khổng lồ của Trung Quốc.
Như lý thuyết gia chiến lược nổi tiếng Karl von Clausewitz đã từng nói: “Chiến tranh là một phần nối dài của chính trị, nhưng bằng những phương thức khác”. Ngày nay, cũng tương tự như thế, chúng ta phải công nhận rằng sự ráo riết tăng cường quân sự của Trung Quốc là sự nối dài trực tiếp của tăng trưởng kinh tế, và phần lớn sự tăng trưởng đó diễn ra trên những thiệt hại của Hoa Kỳ.
Đó là lý do tại sao cuối cùng chúng ta phải hiểu được rằng lập luận liên quan đến việc giải giới những vũ khí hủy diệt việc làm của Trung Quốc không phải là “cứu những việc làm của chúng ta” – cho dù chuyện đó là quan trọng đi nữa. Thay vào đó, lập luận tốt nhất để đối phó với những thủ đoạn mậu dịch bất chánh của Trung Quốc là luận cứ liên quan đến quốc phòng:
Nếu chúng ta tự giao nạp hạ tầng sản xuất của chúng ta cho chính sách lái buôn của Trung Quốc trong khi chúng ta tiếp tục tài trợ sự trổi dậy của Trung Quốc bằng cách mua sản phẩm Trung Quốc và chấp nhận những thâm thủng mậu dịch khổng lồ, tất cả những gì chúng ta đang làm như những kẻ tiêu dùng là tự tạo ra sự hủy diệt tối hậu cho chính chúng ta.
Đối Phó Với Con Rồng Thực Dân.
Coutering the Colonial Dragon.
Coutering the Colonial Dragon.
Như chúng tôi đã minh họa rất chi tiết, gót giày Trung Quốc trên mặt đất đang hành quân xuyên khắp các lục địa Châu Phi và tiến vào Châu Mỹ La Tinh nhằm khuynh loát năng lượng và nguyên liệu cho bộ máy công nghiệp của Trung Quốc. Cho đến nay, đế quốc thực dân vừa chớm nở này đã tiến lên hầu như không bị thách thức.
Chận đứng làn sóng thực dân Trung Quốc chắc chắn sẽ không dễ dàng. Nhưng cũng giống như mọi cuộc hành trình bắt đầu với một bước nhỏ, ít nhất có một số bước mà chúng ta có thể làm ngay để đáp ứng thách thức toàn cầu này của Trung Quốc.
Ngăn chận ngay việc lạm dụng quyền phủ quyết Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc.
Đây là một trong những vấn đề đạo đức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: mỗi công dân Hoa Kỳ chúng ta phải liên tục tự vấn và hỏi các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta tại sao Tổng Thống, Ngoại Trưởng và Đại Sứ tại Liên Hiệp Quốc vẫn giữ im lặng trong khi một Trung Quốc lái buôn tiếp tục xử dụng quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc như một lợi khí mua bán nhằm giành lấy những nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguyên liệu từ những quốc gia côn đồ như Iran và những chế độ độc tài như Sudan và Zimbabwe? Hành vi lái buôn thô bỉ này của Trung Quốc nhằm củng cố đế chế thực dân của họ phải bị lên án quyết liệt không chỉ bởi Hoa Kỳ mà cả những quốc gia khắp thế giới - từ Âu Châu và Á Châu đến Châu Mỹ La Tinh và nhất là Phi Châu, nơi đang hứng chịu những hệ quả của chiến lược phủ quyết đẫm máu và man rợ của Trung Quốc.
Tái cấu trúc sứ mạng ngoại giao với trọng tâm đối kháng lại Trung Quốc.
Chúng ta cần tăng cường và bổ sung những định chế vốn đã giúp cho Hoa Kỳ tỏa “quyền lực mềm” ra khắp thế giới. Những định chế này bao gồm những cơ quan chính phủ như Sở Ngoại Vụ, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Tổ chức hòa bình thế giới và nhiều chi nhánh của quân đội Hoa Kỳ vốn cung ứng dịch vụ trong những vùng mà lực lượng Hoa Kỳ được điều phối tới.
Như một phần của nỗ lực phục hồi hoạt động ngoại giao Hoa Kỳ, chúng ta cũng cần theo dõi cẩn thận những hoạt động của Trung Quốc khắp thế giới. Sự theo dõi như thế phải được tiến hành khắp toàn cầu; do đó, tại mỗi cơ quan trong số gần 300 Toà đại sứ, Tổng lãnh sự và các cơ quan đại diện ngoại giao khác mà Hoa Kỳ duy trì khắp thế giới, chúng ta nên bổ nhiệm một hay nhiều chuyên gia Trung Quốc. Nói rộng hơn, sự tập trung này sẽ giúp xây dựng một đội ngũ cốt lõi gồm những nhà phân tích về Trung Quốc trong cộng đồng ngoại giao và tình báo Hoa Kỳ.
Cũng không nên bỏ qua sự đóng góp của các công ty có khả năng tỏa phóng quyền lực mềm của Hoa Kỳ. Thực sự có nhiều giám đốc điều hành công ty Hoa Kỳ tự xem mình là những nhà ái quốc và chúng ta cần vận động các xí nghiệp của họ trong khi hoạt động ở nước ngoài hãy hành động như những đại sứ của quốc gia.
Gửi Thông Điệp Hoa Kỳ ra khắp thế giới.
Cả hai chúng tôi đã nghe chương trình phát thanh của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) ở những nơi xa xôi trên khắp thế giới, và chúng tôi cảm nhận được sức mạnh của những thông tin như thế. Chúng ta cũng biết tầm quan trọng của những cơ sở như các Trung tâm Hoa Kỳ cung ứng thư viện và các chương trình văn hóa đã ảnh hưởng như thế nào lên những “com tim và khối óc” ở những nước đang phát triển. (Both of us have listened to radio broadcasts from the Voice of America in far-flung places around the world, and we both know first-hand the power of such information. We also know how important facilities like American centers offering libraries and cultural programming can be in swaying "hearts and minds" in developing countries.)
Về Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, cần ghi nhận là chương trình truyền hình phát qua vệ tinh rất phổ biến tại các vùng nông thôn Trung Quốc, nơi những căn nhà gạch thậm chí có đến 200 tuổi mắc đầy những đĩa nhận sóng vệ tinh lớn. Vì lý do này, chúng tôi nghĩ rất nên mở rộng dịch vụ truyền hình qua vệ tinh của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đến Trung Quốc; và điều này có thể thực hiện trên những vệ tinh định vị hiện có ở Á Châu. Nếu Trung Quốc phản đối, chúng ta nên nói với họ đó là cách mà chúng tôi thực hiện một phần “tiếp cận thị trường” mà họ đã đồng ý khi ký kết với Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới.
Phương Tây cũng có thể xem xét những cách thức để tích cực cung ứng tự do Internet qua dịch vụ máy chủ miễn phí (proxy server) cho các công dân Trung Quốc. Những dịch vụ này sẽ cho phép người xử dụng Internet vượt bức tường lửa của Trung Quốc và tự do du hành vào “thế giới ảo thực sự”.
Khi xem xét những lựa chọn như thế, cần nhớ rằng Hoa Kỳ vẫn còn là vua của thế giới trong lãnh vực truyền thông và tiếp thị. Vậy mà không ngờ chúng ta lại hoàn toàn thất bại trong việc tận dụng khả năng đó của mình để truyền đạt các giá trị dân chủ ra nước ngoài.
Thay thế tiếng Pháp và Đức bằng tiếng Quan Thoại ở các trường Trung Học.
Tất cả chúng ta đều phải sử dụng đa ngôn ngữ trong thế giới ngày nay, nhưng chúng ta sẽ rất thiển cận nếu trong thế kỷ 21 mới mẻ này, nhiều trường Trung học các cấp vẫn tiếp tục bắt học sinh chọn ngoại ngữ Pháp và Đức mà không mở lớp học tiếp Quan Thoại. Trong thực tế, tiếng Quan Thoại nên được dạy bắt đầu ở bậc tiểu học. Đây là một trường hợp trong đó chúng ta đã gặp kẻ thù và đó chính là hệ thống trường học. Vì vậy, hãy vận động Hội đồng giáo dục theo chiều hướng đó. Cùng lúc, hãy yêu cầu họ thay đổi lối viết tay bằng bàn phím máy vi tính.
Chấm Dứt Tai Họa Trung Quốc Trên Trung Quốc.
Stopping Death on China by China.
Stopping Death on China by China.
Ngay sau khi nhậm chức Ngoại Trưởng, bà Hillary Clinton đã thông báo với thế giới rằng Hoa Kỳ sẽ không gây áp lực với Trung Quốc về nhân quyền. Không thể có những lời thiếu thận trọng hơn về chủ đề này.
Sự thật là: Chúng ta cần một « cuộc cách mạng Hoa Lài” ở Trung Quốc - ôn hòa hay không - hoặc để giải phóng nhân dân Trung Quốc khỏi sự cai trị của đảng Cộng sản Trung Quốc hay để bắt buộc lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc nới lỏng sự độc tài toàn trị của họ trên đất nước đông dân nhất hoàn cầu này. Hạ giọng và hạ thấp sức ép đối với những vi phạm nhân quyền như Ngoại Trưởng Clinton đã làm là đưa Trung Quốc lạc hướng hoàn toàn và tạo cho phần còn lại của thế giới có ấn tượng – rằng phương Tây ngấm ngầm chấp nhận chế độ ở Bắc Kinh và nhãn hiệu nhà nước tư bản độc tài toàn trị.
Khôi phục nhân quyền như một yêu tố của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới phải tiếp tục gây sức ép lên Trung Quốc để buộc họ tôn trọng những quyền căn bản của con người, gồm có tự do ngôn luận, hội họp, lập hội và tín ngưỡng, cùng với tự do tổ chức tại nơi làm việc và quyền tự quyết về sinh đẻ.
Hoa Kỳ cũng phải cương quyết đứng ra đấu tranh cho quyền của những dân tộc bản xứ như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông; điều đó bao gồm cả việc kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các chiến dịch diệt chủng hiện đang tiến hành trong những nơi không có gì là “khu tự trị” của Trung Quốc.
Giải tư, không đầu tư.
Chiến dịch « giải tư » chống những công ty Nam Phi đã rất thành công trong việc hạ bệ đám đầu xỏ kỳ thị chủng tộc. Chúng tôi đề nghị chiến thuật tương tự sẽ hiệu quả với một quốc gia lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài như Trung Quốc. Hãy làm phần việc của bạn bằng cách không đầu tư vào những doanh nghiệp Trung Quốc, quỹ hỗ tương Trung Quốc ngay cả qũy tăng trưởng dành cho các « quốc gia đang phát triển » vốn tràn ngập những chứng khoán Trung Quốc. Thành thật mà nói, bạn sẽ tự giúp mình bằng cách giảm bớt sự phiêu lưu của bạn vào một nền kinh tế đầy rủi ro, tham nhũng, và mờ ám, ảnh hưởng bởi những tài sản bong bóng. Nếu bạn muốn chơi lá bài tăng trưởng Trung Quốc, ít nhất hãy thực hiện một bước lùi bằng cách xem xét những quốc gia giàu tài nguyên như Úc Châu và Brazil cũng bùng nổ phát triển như Trung Quốc.
Hạn chế xuất khẩu những công cụ kiểm duyệt Internet.
Quá nhiều những “viên gạch” ảo - được đặt ra để xây dựng “bức tường lửa vĩ đại” của Trung Quốc - đã được sản xuất tại Hoa Kỳ bởi một số công ty nổi tiếng nhất của chúng ta; Cisco là một trường hợp điển hình cho vấn đề này. Đã đến lúc chúng ta phải chấm dứt loại đồng lõa và lường gạt này. Do đó, Quốc Hội nên thông qua ngay một đạo luật hạn chế việc xuất khẩu bất kỳ sản phẩm nhu liệu cũng như cương liệu nào có thể được những chế độ độc tài sử dụng để kiểm soát Internet.
.
.
.
No comments:
Post a Comment