Sunday, November 20, 2011

ĐỌC TẬP SÁCH "CHẾT BỞI TRUNG QUỐC" của TÁC GIẢ PETER W. NAVARRO & GREG AUTRY [Phần 9/2] - Lý Thái Hùng



Lý Thái Hùng
Cập nhật: 17/11/2011

Giải Giới Vũ Khí Hủy Diệt Việc Làm Của Trung Quốc
Disarming China’s Weapon of Job Destruction
Các chính trị gia Hoa Kỳ cần thông minh hơn về cái hộp mà những chủ trương lái buôn và bảo hộ của Trung Quốc đang bỏ chúng ta vào - vì nó càng ngày càng hiện rõ nét của một cỗ quan tài). Đó là lý do tại sao Quốc Hội, Tổng Thống phải nói rõ ràng với Trung Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ không còn có thể tha thứ cho bất cứ hành vi tấn công mậu dịch bất chính nào trên hạ tầng sản xuất của chúng ta.
Nếu Trung Quốc từ chối dẹp bỏ những vũ khí hủy diệt việc làm của họ - tức những vũ khí vi phạm nguyên tắc tự do mậu dịch – thì Tổng Thống và Quốc Hội sẽ không có chọn lựa nào hơn là hành động. Đây là phương thức mà Hoa Kỳ có thể đơn phương giải giới những vũ khí của Trung Quốc:

Thông qua Đạo Luật Mậu Dịch Tự Do và Công Bằng Của Hoa Kỳ (American Free and Fair Trade Act.)
Cách chữa trị theo pháp lệnh đơn giản và hiệu quả nhất đối với chính sách lái buôn và bảo hộ của Trung Quốc – và là cách tránh được sự đối đầu trực tiếp vì nó không cần phải trực tiếp nêu đích danh Trung Quốc – đó là: Hạ Viện thông qua Đạo Luật Mậu Dịch Tự Do và Công Bằng của Hoa Kỳ. Đạo Luật này sẽ đặt ra các nguyên tắc cơ bản sau đây - với những chế tài nghiêm khắc nếu có vi phạm:
Bất kỳ quốc gia nào muốn tự do mậu dịch với Hoa Kỳ phải bỏ tất cả những trợ cấp xuất khẩu phi pháp, duy trì một đồng tiền được định giá công bằng, cung cấp những bảo vệ về sở hữu trí tuệ, tôn trọng những tiêu chuẩn về môi trường, y tế và an toàn, phù hợp với các quy tắc quốc tế, cung ứng cho một thị trường toàn cầu không giới hạn về năng lượng và nhiên liệu, và cho phép truy cập tự do và cởi mở vào thị trường nội địa, kể cả báo chí và dịch vụ Internet.
Khi thông qua đạo luật như vậy, Hạ Viện có thể vừa bảo vệ được hệ thống quốc tế về tự do mậu dịch, vừa bảo đảm được sự thịnh vượng lâu dài của nền kinh tế Hoa Kỳ. Đạo luật như thế không mang tính chất “bảo hộ” – như những ủng hộ Trung Quốc cáo buộc. Thay vào đó, nó đơn thuần chỉ là sự tự vệ chính đáng trước sự xâm lăng kinh tế của Trung Quốc.

Hợp tác và phối hợp toàn cầu là khẩu hiệu:
Trích dẫn lời của nhà đại ái quốc Ben Franklin: “Chúng ta phải đoàn kết, bằng không chắc chắn chúng ta sẽ bị treo cổ từng người.” Đó là lý do tại sao, như một hành động hỗ trợ cho việc thông qua Đạo luật mậu dịch tự do và công bằng, Hoa Kỳ phải liên kết với Âu Châu, Brazil, Nhật Bản, Ấn Độ và những nạn nhân khác của chính sách lái buôn và bảo hộ của Trung Quốc để kiến nghị với Tổ Chức Tự Do Mậu Dịch Quốc Tế WTO buộc Trung Quốc phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc của tổ chức này. Chỉ có sức mạnh qua số đông thì Hoa Kỳ và những nước khác mới thành công trong việc mang một Trung Quốc hiện đang theo đuổi thủ đoạn ‘lợi mình, hại người” hội nhập vào cộng đồng thực sự của những quốc gia tự do mậu dịch.

Sứ mạng thao túng tiền tệ bí mật.
Nếu được yêu cầu để xác định vấn đề nghiêm trọng nhất trong quan hệ Mỹ - Trung, chúng tôi muốn nói đó là ấn định hối xuất cố định của đồng nhân dân tệ (yuan) với đồng Mỹ Kim. Một đồng tiền thả nổi là nền tảng để tự động điều chỉnh dòng chảy mậu dịch và ngăn chặn thặng dư mậu dịch đối với rất nhiều đối tác mậu dịch của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đồng ý với những người bênh vực Trung Quốc rằng chính quyền Trung Quốc không đáp ứng tốt với áp lực trực tiếp. Đó là lý do tại sao, ít ra là trên vấn đề tiền tệ, giải pháp đầu tiên tốt nhất nhằm mang lại giá trị tương đối cho đồng tiền Trung Quốc có thể đạt được qua những cuộc “đi đêm ngoại giao” bí mật.
Để đạt được mục tiêu này – và đây là một vấn đề cực kỳ khẩn cấp – Tòa Bạch Ốc phải ngay lập tức gửi một sứ giả bí mật để thông báo cho đảng Cộng sản Trung Quốc điều này: Hoa Kỳ sẽ không có lựa chọn nào khác hơn là tố cáo Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ trong kỳ Tái Xét Ngân Khố hai năm một lần sắp tới và áp đặt những thuế suất trả đũa tương ứng ngoại trừ Trung Quốc gia tăng trị giá của đồng tiền của họ đúng mức.
Trong thảo luận này, sứ giả Hoa Kỳ nên nêu rõ ràng rằng Hoa Kỳ rất muốn việc cải tổ tiền tệ là theo “ý tưởng Trung Quốc” chứ không phải theo Hoa Kỳ và Hoa Kỳ không hề muốn Trung Quốc “mất mặt” trong vấn đề này. Trong thực tế, đó là lý do tại sao sứ mệnh này phải được thi hành hoàn toàn bí mật.
Tuy nhiên, sứ giả Hoa Kỳ phải nói rõ rằng sau hơn 7 năm tranh luận về vấn đề này, Hoa Kỳ đã hết kiên nhẫn về mặt chính trị và hết giờ về mặt kinh tế. Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc không hành động kịp thời, Bộ tài chánh phải tiến tới cáo buộc Trung Quốc là một kẻ thao túng tiền tệ và áp đặt những thuế suất tự vệ thích hợp để làm cho đồng yuan gia tăng giá trị hợp lý.

Nhận thức những rủi ro thực sự cho các công ty từ việc xuất nguồn sản xuất sang Trung Quốc.
Có quá nhiều lãnh đạo điều hành công ty Hoa Kỳ quyết định xuất nguồn một cách chiến lược sự sản xuất và việc làm sang Trung Quốc đã không lượng giá đầy đủ một loạt các rủi ro. Những rủi ro hiển nhiên gồm có sự mất mát sở hữu trí tuệ của công ty hoặc do đánh cắp trắng trợn, hoặc do chính sách chuyển giao kỹ thuật cưỡng bách và di chuyển cưỡng bách công tác nghiên cứu và phát triển sang Trung Quốc.
Ngoài sự mất mát về sở hữu trí tuệ của công ty, những rủi ro khác đi từ nạn tham nhũng mãn tính, ô nhiễm nghiêm trọng và khan hiếm nước đang bắt đầu xuất hiện đến chính sách Vạn Lý Cấm Thành qui mô của Trung Quốc. Trong bất kỳ lượng định rủi ro toàn diện nào của công ty, những lãnh đạo điều hành phải nhìn nhận thực tế này:
Nếu có bất kỳ quốc gia nào mà Hoa Kỳ có thể đụng độ quân sự trong vài thập niên tới đây, đó chắc chắn là một Trung Quốc đang ráo riết vũ trang. Và nếu bạn là một cán bộ điều hành kinh doanh Hoa Kỳ đang xem xét quyết định xuất nguồn, liệu bạn có thực sự muốn đặt tất cả trứng của công ty bạn trong cái rổ Trung Quốc không? khi xung đột như thế xảy ra liên quan đến Đài Loan, Tây Tạng, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông hay tranh chấp nguồn dầu khí ở Trung Đông?
Những lãnh đạo điều hành công ty Hoa Kỳ đang xuất nguồn sang Trung Quốc phải gỡ bỏ cặp kiếng màu hồng ra và thực hiện một thẩm định rủi ro toàn diện hơn. Một cái nhìn tỉnh táo như thế trước hết cho thấy những rủi ro thực sự đi đôi với việc xuất nguồn sang Trung Quốc, kế đó, sẽ giúp khởi động một làn sóng “trở về nguồn” để mang việc làm trở lại cho Hoa Kỳ, Brazil, Nhật Bản, Âu Châu và những thị trường đang đổi dậy bên ngoài Trung Quốc.
Hãy theo gương Dan DiMicco của Nucor Steel, đừng theo gương Jeffrey Immet của GE.
Nếu những lãnh đạo điều hành công ty Hoa Kỳ muốn hiểu rõ hơn nghệ thuật đánh trả chính sách lái buôn và bảo hộ của Trung Quốc, họ không cần phải tìm đâu xa hơn là công ty Nucor Steel và tấm gương sáng của giám đốc điều hành (CEO) Dan DiMicco. Ngoài việc quản lý một trong những công ty thành công nhất và sáng tạo nhất về kỹ thuật trên thế giới, DiMicco dành khá nhiều thì giờ để vận động hành lang (lobby) công khai cho một cuộc cải tổ mậu dịch đích thực với Trung Quốc. Theo cách này, DiMicco cho thấy một tương phản rõ ràng với hành động ngây thơ hay thậm chí đào ngũ của những giám đốc điều hành công ty như Jeffrey Immelt của GE và Jack Allen của Westinghouse.

Chấm dứt cưỡng bách chuyển giao công nghệ và không tặc chương trình nghiên cứu & phát triển của Hoa Kỳ.
Theo khuyến cáo mạnh mẽ của Ủy ban Mỹ - Trung, chính phủ Hoa Kỳ phải “giúp những công ty Hoa Kỳ chống lại những toan tính của nhà cầm quyền Trung Quốc trong việc chỉ thị hay ép buộc những công ty công nghệ cao nước ngoài phải tiết lộ những thông tin về sản phẩm nhạy cảm như một điều kiện tiên quyết để tham gia thị trường Trung Quốc.” Chính phủ Hoa Kỳ phải giúp những công ty chống cự lại sự cưỡng bức di chuyển những cơ sở nghiên cứu và phát triển sang Trung Quốc như một điều kiện tham gia vào thị trường. Chúng ta, như một quốc gia, đang tự hủy diệt qua hàng nhiều thập niên trì trệ do việc giao nộp kỹ thuật của chúng ta cho Trung Quồc, và điều này phải được chấm dứt. Vì tầm quan trọng của vấn đề này, chúng ta cũng phải xem xét đạo luật nào có thể ngăn ngừa những công ty Hoa Kỳ tránh được những giao dịch với Trung Quốc đòi hỏi phải chuyển giao công nghệ như một điều kiện tham gia thị trường.

Chấm dứt kiểm duyệt, một hình thức rào cản mậu dịch phi thuế quan.
Đa số xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ là từ các công nghệ thượng đẳng nhất thế giới qua những công ty giải trí, truyền thông và Internet. Sự kiện Trung Quốc mạnh tay kiểm duyệt phim ảnh, truyền hình và Internet kết hợp với sự hỗ trợ ngầm trong việc ăn cắp bản quyền rộng khắp là một vi phạm to lớn tự do mậu dịch. Trong khi Facebook hoàn toàn bị phong tỏa ở Thượng Hải, công ty đối tác RenRen của Trung Quốc lại được hoan nghênh ở Hoa Kỳ và nhận được phần ký thác trị giá 500 triệu Mỹ Kim trên thị trường chứng khoán NASDAQ. Đây là một điều rất sai lầm!
Để bảo đảm rằng Trung Quốc không thu lợi được trong cuộc chiến kinh tế săn mồi như vậy, Quốc Hội nên thông qua một đạo luật cấm bất kỳ công ty truyền thông và Internet nào của Trung Quốc có dính dáng với kiểm duyệt đầu tư vào các thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Cấm những doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc mua lại những xí nghiệp tư nhân.
Chúng ta phải chấm dứt giả vờ rằng một công ty quốc gia khổng lồ về đầu hỏa, viễn thông hay quặng mỏ được sự hậu thuẫn của nhà nước Trung Quốc, khi mua đứt một công ty cạnh tranh ở Hoa Kỳ, Gia Nã Đại hay Úc Châu, sẽ có thể tạo được bất kỳ giá trị thực sự nào cho người tiêu dùng hoặc những cổ đông của chúng ta. Thay vào đó, chúng ta phải nhận ra rằng những doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đều được nuôi dưỡng trong một môi trường độc quyền, sống nhờ những lợi nhuận từ những thủ đoạn mâu thuẫn bất chính, nhận được tài trợ lớn lao từ các ngân hàng nhà nước, và tất cả đều được điều khiển bởi những cán bộ chọn lọc của đảng cộng sản với ý đồ phong tỏa thị trường và khuynh loát tài nguyên khắp thế giới. Trong khi đó, những giám đốc điều hành công ty Hoa Kỳ vui vẻ bán đứng tài sản quốc gia cho những tư bản đỏ ở Bắc Kinh để vội vã bỏ ít tiền vô túi; những thương vụ như thế không hề phục vụ cho quyền lợi quốc gia một chút nào.
Và chúng ta nên rõ ràng về điểm này: Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép một công ty Phương Tây mua lại bất cứ công ty nào của Trung Quốc thuộc loại “công nghệ chiến lược” – bao gồm máy bay, xe hơi, năng lượng, tài chánh, kỹ thuật, nhiên liệu và bất kỳ thứ gì cao cấp hơn những thứ như hamburger hay gà chiên.
Vì mối đe dọa chiến lược từ những chính phủ nước ngoài muốn kiểm soát các công ty tư nhân Hoa Kỳ, Quốc Hội Mỹ nên thông qua một đạo luật ngăn chận công ty tư nhân nội địa khỏi bị cám dỗ bởi những đề nghị mua lại béo bở của các doanh nghiệp quốc doanh, dù đó là Trung Quốc, Nga hay nước nào khác.

Chúng ta cần một Tổng thống có đầu óc và can đảm.
Phần lớn trách nhiệm trong việc hủy diệt hạ tầng sản xuất của Hoa Kỳ qua một làn sóng xuất nguồn lớn lao có thể được quy trách nhiệm trực tiếp cho Tòa Bạch Ốc. Từ năm 2001 đến 2008, Tổng thống George W Bush chắc chắn đã can đảm đứng lên đối mặt với Trung Quốc. Tiếc thay, nhóm giáo điều của ông đã bưng bít không cho phép ông nhận thức được sự khác biệt giữa mậu dịch tự do (free trade) và mậu dịch công bằng (fair trade). Kết quả là chính quyền Bush (con) đã không làm gì khác ngoài việc chú tâm vào cuộc chiến chống khủng bố, trong khi một Trung Quốc lái buôn và bảo hộ một cách hệ thống đã cướp mất của chúng ta hết việc làm này đến việc làm khác và hết công ty này đến công ty khác.
Hoàn toàn ngược lại, Tổng Thống Barack Obama chắc chắn có được trí khôn để hiểu vấn đề - ông đã tranh cử trên lập trường trừng phạt chính sách lái buôn của Trung Quốc và chắc chắn nhận thức được vấn đề. Tuy nhiên, vấn đề của Tổng thống Obama là: Ông không tỏ ra can đảm để thực hiện những hành động cần thiết.
.
.
.

No comments: