Lý Thái Hùng
Cập nhật: 22/10/2011
Nạn Diệt Chủng và Hán Hóa
Cưỡng bức triệt sản không chỉ giới hạn đối với phụ nữ Trung Quốc muốn có đứa con thứ hai. Nó còn là thủ tục vận hành tiêu chuẩn tại Tây Tạng, Nội Mông và Đông Turkestan – ba vùng của cái được gọi một cách mỉa mai là tỉnh “tự trị” của Trung Quốc. Đây là bức tranh lớn hơn của chính sách diệt chủng các sắc tộc thiểu số.
Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố rằng Tây Tạng, Nội Mông và Đông Turkestan trên danh nghĩa đã từ lâu được đặt dưới sự thống trị của Trung Quốc, nhưng sự thực là các khu vực này duy trì một nền văn hóa riêng biệt đầy tự hào của họ và thường thực hiện nguyên tắc tự quản cho đến khi xe tăng của Cộng sản tiến vào trong thập niên 1950s. Trong thời gian này, Hồng Quân Trung Quốc đã đuổi Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi Tây Tạng và Mao Trạch Đông đã tách Nội Mông ra khỏi Liên Xô. Với sự giúp đỡ của Stalin, Mao cũng đã thành công trong việc dàn dựng vụ tai nạn rớt máy bay để xử trảm nguyên giàn đầu lãnh chính trị của Đông Turkestan và cho phép thay thế một cách dễ dàng các nhà lãnh đạo này bằng những thành phần bù nhìn của Trung Quốc.
Ngày nay, hơn năm mươi năm sau, cả ba vùng lãnh thổ một thời độc lập này vẫn còn dưới gót giày của đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ cũng hứng chịu một chiến dịch diệt chủng tàn nhẫn nhằm mục tiêu thay thế sắc dân bản xứ bằng sắc dân Trung Hoa gốc Hán. Điều này gọi là Hán hóa (Hanification) Tây Tạng, Nội Mông và Đông Turkestan liên quan đến tất cả mọi thứ - từ việc sắp xếp đưa vào hàng triệu sắc dân Hán và giết hại người dân địa phương hàng loạt, đến việc triệt sản người phụ nữ địa phương và lai giống của họ thông qua chính sách kết hôn với đàn ông người Hán.
Đến nay, chính sách diệt chủng bản xứ đã thành công nhất tại Nội Mông, nơi có đến 80% dân số là người Hán. Theo đảng Nhân Dân Nội Mông, để thực hiện chính sách Hán hóa này, hơn một phần tư triệu dân Mông Cổ đã bị sát hại trong khi hơn 15 triệu người Hoa được di cư đến để xóa dần nền văn hóa Nội Mông.
Như đối vối Đông Turkestan – nơi được biết như là Tỉnh Tân Cương trên bản đồ của Trung Quốc – 240 ngàn dân Duy Ngô Nhĩ, đa số là phụ nữ, đã bị cưỡng bức rời khỏi quê hương của họ, theo lời điều trần trước hạ viện Hoa Kỳ của bà Rebiya Kadeer, một lãnh đạo của người Duy Ngô Nhĩ bị trục xuất sang Hoa Kỳ. Đa số những người phụ nữ này đã bị ép buộc làm vợ đàn ông Hán để lai giống, trong khi nhiều người khác bị cưỡng bức làm nô lệ lao động và làm điếm rẻ tiền. Thêm nữa, mặc dù có trường hợp ngoại lệ dành cho các sắc dân thiểu số về chính sách một con, hàng ngàn phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đã bị bắt buộc phá thai, triệt sản, đặt vòng...
Sự căm phẫn ở Tân Cương đã lên đến đỉnh điểm vào năm 2009 với những cuộc chống đối leo thang dẫn đến những cuộc ẩu đã giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán. Bằng sự đối phó cứng rắn, công an Trung Quốc đã vây bắt và đánh đập hàng trăm người chống đối - thậm chí họ đã thủ tiêu hàng chục người đàn ông Duy Ngô Nhĩ. Một nhân chứng đã mô tả cuộc đàn áp dã man đó với Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền như sau:
“Họ kêu mọi người ra khỏi nhà. Phụ nữ và người già đứng qua một bên, và tất cả đàn ông, 12 đến 45 tuổi, đứng xếp thành hàng úp mặt vào tường… Họ đánh tới tấp vào những người đàn ông, thậm chí cả những người già – ông già hàng xóm 70 tuổi của chúng tôi bị đấm và đá nhiều lần. Chúng tôi không thể làm gì để ngăn cản vụ cuồng đả - họ đã không nghe chúng tôi.”
Ở Tây Tạng cũng chẳng khá gì hơn so với Nội Mông hay Tân Cương. Thực vậy, việc thiết lập tuyến tàu xe lửa cao tốc vào Tây Tạng từ Bắc Kinh, Thành Đô, Quảng Châu và Thượng Hải chỉ gia tăng thêm những làn sóng hầu như bất tận của người Hán vào dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Ở Tây Tạng ngày nay, người Hán sở hữu hầu hết các cửa tiệm ở thủ đô Lhasa và có thể đã bao gồm phần lớn dân số của thủ đô. Trong khi đó, tiếng Tây Tạng đang dạy như ngôn ngữ thứ hai còn tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ duy nhất được phép dùng trong các trường học.
Nông thôn Tây Tạng cũng nằm dưới sự Hán hóa tương tự. Có những trường hợp, toàn bộ các ngôi làng bị di tản và sau đó bị ngập lụt từ những con đập do Trung Quốc xây dựng, trong khi dân du mục bị lùa vào các trại giam bê tông kiên cố và gia súc của họ bị tịch thu. Một người bị giam trong trại giải thích hoàn cảnh khốn khó của đồng bào ông rằng: “Họ không có việc làm và không có đất. Cách duy nhất để họ có thể trám đầy bao tử là ăn cắp”.
Trong khi đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma bị lưu đày sống lưu vong tại Ấn Độ, tuyệt vọng trong những nỗ lực của Ngài nhằm đưa dân tộc thoát khỏi sự thống trị của Trung Quốc và giành lại quyền tự trị thực sự. Và tại công viên gần Thánh Điện Potala, nơi mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng sống trong cung điện mùa đông, tín đồ của Ngài đã phải cất giấu những hình ảnh bị nghiêm cấm của Ngài trong túi họ và cầu nguyện trong khi các loa phóng thanh lớn của chính quyền phát đi những lời tuyên truyền như: “Chúng ta là một phần của đất nước Trung Quốc đóng góp cho một tương lai vĩ đại – chúng ta là người Trung Quốc.”
Và đây là những giòng ta thán thấu trời trước sự hăng say lẫn kiện toàn của gót giày xâm lược Bắc Kinh: Họ đã rắp tâm thực hiện hai bước để bảo đảm rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp sẽ trở thành một trong những con rối của họ và không phải là một tiếng nói độc lập như Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay.
Thứ nhất là từ lâu họ đã cho “mất tích” vị Thiền Ma tái sinh 6 tuổi hiệu Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama), khuôn mặt đứng hàng thứ hai của Phật Giáo Tây Tạng. Tù nhân chính trị trẻ nhất thế giới này đã không thấy xuất hiện từ năm 1996.
Thứ hai, và đây là điều dở khóc dở cười không kém, là Bắc Kinh đã cấm các tu sĩ Phật Giáo ở Tây Tạng không được tái sinh khi không có phép của chính quyền. Tờ The Huffington Post đã giải thích ý đồ ẩn giấu đàng sau điều luật phi lý này: bằng việc cấm bất kỳ tu sĩ Phật giáo nào sống bên ngoài Trung Quốc không được tái sinh, nhà cầm quyền Trung Quốc tự cho phép mình quyền chọn lựa Đức Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp mà theo truyền thống, linh hồn của vị này được tái sinh như một người mới để tiếp tục sự nghiệp cứu khổ.”
Nạn Nô Lệ Lao Động
Trong khi người Tây Tạng, Nội Mông và Duy Ngô Nhĩ chịu đau khổ dưới gót giày cai trị của đảng Cộng sản Trung Quốc, hàng ngũ công nhân cũng không được đối xử tốt hơn. Thực tế, trong khi các quan chức Trung Quốc thích đưa khách phương Tây đến những nhà máy làm cảnh được gọi là “năm sao” trong các chuyến thăm có người hướng dẫn: những nhà máy được dọn dẹp sạch sẽ với những trang thiết bị an toàn tân tiến và dụng cụ bảo vệ môi trường, họ hiếm khi được cho phép nhìn thấy sự thật của những điều tệ hại không thể dung thứ che giấu đàng sau các cổng điện tử và những toán bảo vệ vây quanh mà hầu như mọi hãng xưởng Trung Quốc đều có. Chẳng hạn như một công nhân trong một nhà máy phía Nam Trung Quốc, nơi những Xboxes của hãng Microsoft được lắp ráp đã giải thích: “Chỉ khi nào có khách ngoại quốc đến thì ban giám đốc mới mở máy điều hòa không khí.”
Lao động trong những nhà máy lụp xụp nóng bức là một trong những điều kiện bán-nô lệ lao động mà hàng triệu công nhân Trung Quốc phải đối mặt. Đây là điều có thực ngay cả trong các nhà máy mà bề ngoài có vẻ được đặt dưới sự chỉ huy của những công ty lớn của Hoa Kỳ như Microsoft và Walmart. Chẳng hạn, công ty Yuwei ở phía Nam thành phố Đông Quan. Công ty này sản xuất những bộ phận bằng thép và nhựa cho phụ tùng xe hơi như phanh (thắng xe), cửa sổ và hộp số..., và công ty xe hơi Ford mua đến 80% sản phẩm của họ. Ngoài ra, Yuwei còn cung cấp các dịch vụ cho General Motors, Chrysler, Honda và Volkswagen; và như một phần kết nối với các đối tác Hoa Kỳ, Yuwei thậm chí còn thiết lập văn phòng và kho hàng tại Ann Arbor, tiểu bang Michigan.
Tác giả đã trích dẫn một báo cáo về tình trạng công nhân làm việc tại công ty Yuwei Trung Quốc, dựa theo bản điều tra năm 2011 có tên là “Những Bộ Phận Bẩn Thỉu/ Nơi Những Ngón Tay Bị Cụt Quá Rẻ Mạt: Xe Ford tại Trung Quốc cho thấy như sau: Công nhân Yuwei làm việc vất vả 7 ngày 1 tuần, trong những ca làm 14 giờ mỗi ngày, và thường điều khiển những dụng cụ với các thiết bị an toàn bị cố tình vô hiệu hóa. Một kết quả là tốc độ sản xuất cao trông thấy; nhưng kết quả kia cũng đạt tỷ lệ cao không kém, đó là công nhân bị cắt, cụt tay, chân, ngón, hay bị tàn phế.
Báo cáo nói trên mô tả một cảnh tàn khốc đó như sau: Công viên A 22 tuổi, bị cắt đứt 3 ngón tay và giập nhiều khớp trên bàn tay trái khi nó bị mắc kẹt trong máy dập nén cực mạnh. Công nhân này đang làm “ống RT” để xuất khẩu sang cho hãng Ford khi anh ta bị tai nạn. Ban quản lý trước đó đã chính thức ra lệnh cho công nhân này tắt bộ phận kiểm soát an toàn chạy bằng hồng ngoại tuyến để anh ta có thể làm việc nhanh hơn. Công nhân A nói rằng: ‘Chúng tôi phải tắt máy. Ông chủ không cho tôi mở nó.’ Công nhân A phải sản xuất 3,600 ống RT mỗi ngày, tức một ống mỗi 12 giây.
Tác giả cho biết là công nhân A nói trên chỉ được trả khoảng 7,000 Mỹ Kim tiền bồi thường tai nạn, và bị mất việc. Ngoài ra, theo điều tra của tác giả thì bất cứ công nhân nào nghỉ một ngày ở nhà máy Yuwei đều bị trừ 3 ngày lương. Trên thực tế, bị sa thải vì bị thương là một tiêu chuẩn lao động tại Trung Quốc. Một người bạn của tác giả đang bán hàng cho một nhà máy ở Thượng Hải cho biết là ở Trung Quốc nếu có xảy ra tai nạn, ngay cả chết người trong nhà máy, cũng không có điều tra. Bị tai nạn lần thứ hai với công việc tương tự cũng không được điều tra. Đến lần thứ ba xảy ra tương tự thì mới có thể sẽ được cho điều tra.
Trong tình trạng lao động tồi tệ nói trên, theo sự điều nghiên của IHS Child Slave Labor News thì tỉ lệ lao động trẻ em tuổi từ 10 đến 14 tuổi ở Trung Quốc chiếm 11.6%. Rất nhiều nhà máy Trung Quốc thích nhận lao động trẻ em vì rẻ và sẵn sàng nghe lời, nhanh nhẹn để có thể điều khiển trong những khu vực có nhiều máy móc.
Trong lãnh vực sản xuất gạch thủ công và đồ chơi là những công việc lập đi lập lại một cách buồn chán, rất khó tìm công nhân vào làm việc. Trẻ em và những người khuyết tật đã là nguồn lao động phong phú cung ứng cho những loại việc như thế này. Chính nhu cầu này đã sản sinh ra bọn buôn người, nhằm cung ứng lao động trẻ em cho các nhà máy. Theo tác giả thì ở một số trường hợp, trẻ em và những người khuyết tật bị đánh lừa hay cưỡng bức bởi bọn buôn người đóng vai đi tuyển người lao động trá hình để bán lại cho các nhà máy ở Trung Quốc. Trong những trường hợp khác, chủ nhân các nhà máy là những thủ phạm bắt cóc trẻ em. Dù bị bắt cóc hay cưỡng bức, tất cả trẻ em và những người khuyết tật bị bắt làm việc trong những điều kiện tồi tệ không thể nào tả xiết.
Tác giả kể về số phận của anh Lưu Tiểu Bình, một thanh niên nghèo, 30 tuổi, mắc bệnh tâm thần. Anh Bình bị bọn buôn người dụ dỗ tìm việc làm, đưa anh ra khỏi nhà và bán cho một lò gạch - khét tiếng là một trong nhưng nơi tàn bạo nhất trong nhiều địa ngục lao động tại Trung Quốc. Sau khi không còn khai thác Lưu được nữa, chủ lò gạch đã vứt Lưu Tiểu Bình ra ngoài đường, trong hoàn cảnh mà tờ Los Angeles Times đã mô tả: “Bàn tay (của Lưu) đỏ như con tôm hùm mới luộc do bốc gạch từ trong một lò nung nóng mà không có bao tay bảo vệ thích hợp.”
Tác giả cho biết là ngoài những điều kiện làm việc tồi tàn, nguy hiểm và nhàm chán, công nhân Trung Quốc còn phải chịu đựng một áp lực khác tạo ra từ cuộc sống xa nhà hàng trăm dặm. Họ buồn vì nhớ nhà, nhớ người thân nhưng lại không có điều kiện về thăm. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng như vậy, đã có nhiều công nhân chịu không nổi phải tự tử. Trong một chuyến viếng thăm bí mật công ty Foxconn tại Thẩm Quyến, với 350 ngàn công nhân làm việc chuyên sản xuất những sản phẩm nổi tiếng của Apple, tác giả nhìn thấy chủ công ty đã phải thiết kế một số hàng rào đặc biệt từ tầng hai của các tòa nhà để ngăn chận nạn công nhân nhảy lầu tự tử.
Không Chấp Nhận Công Đoàn Độc Lập
Tất nhiên, một lý do chính khiến những công ty Trung Quốc có thể bóc lột triệt để công nhân của họ là vì việc tổ chức một công đoàn thực sự trong “thiên đường lao động” của Trung Quốc là dứt khoát phi pháp. Trong khi đó, Tổng liên đoàn lao động Trung Quốc (All-China Federation of Trade Unions) được sự hậu thuẫn chính thức của chính quyền vừa là bù nhìn của các công ty, vừa là công cụ nhằm dò thám và kiểm soát công nhân.
Tình hình nô lệ lao động của Trung Quốc tiếp tục phức tạp do phải tuân thủ các mối quan hệ lao động của Trung Quốc: hầu hết các nỗ lực tổ chức do công nhân chủ động đều bị nghiền nát một cách tàn nhẫn bởi công an hoặc đầu gấu được công an thuê - việc thuê đầu gấu đánh đập và đe dọa là một thực tế phổ biến ở Trung Quốc.
Một trường hợp điển hình liên quan đến số phận của 2000 công nhân tại nhà máy sản xuất KOK, bên ngoài Thượng Hải. Công nhân đã dám tổ chức một cuộc đình công để phản đối điều kiện làm việc khắc nghiệt – bao gồm làm việc với cao su nóng trong những phòng lên đến 122 độ F (khoảng 50 độ C). Một nữ công nhân mô tả những gì đã xảy ra khi phong trào phản đối của họ tràn qua các đường phố: “Công an đã đánh chúng tôi loạn xạ. Họ đá và dẫm lên tất cả mọi người, không cần phân biệt nam hay nữ”.
Ngay cả việc nộp đơn khiếu nại trong khuôn khổ quy định của luật pháp cũng có thể gây rắc rối nghiêm trọng cho chính người lao động. Ví dụ Lý Quốc Hồng, một công nhân dầu khí ở Hà Nam đã lãnh 18 tháng “cải tạo lao động” tại một trong những trại lao động cưỡng bức khét tiếng của Trung Quốc. Họ Lý phạm tội gì? Gửi kiến nghị và kiện để phản đối bị sa thải.
Tất nhiên việc bị đưa vào một trại tù lao động cưỡng bức chắc chắn không phải là điều mà Lý Quốc Hồng có thể hình dung khi tìm cách trở lại làm việc. Nhưng hiện ông đã chịu chung số phận của hơn 50 triệu công dân Trung Quốc trong hơn 50 năm qua, những người đã đi qua (hoặc chết) tại hơn 1,000 trại lao động cưỡng bức của Trung Quốc. Ngày nay, các trại này được biết đến ở Trung Quốc với cái tên tăm tiếng Lao Cải (Laogai) - chứa khoảng 7 triệu công dân Trung Quốc, nhiều người trong số họ không có tội gì khác ngoài việc cố thực thi ôn hòa một số quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, hội họp và lập hội.
Theo nhận xét của tác giả thì ở Trung Quốc, chính quyền chỉ cho phép đình công khi có lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc trong việc đánh bại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Tác giả dẫn chứng về trường hợp xảy ra một loạt các cuộc đình công và biểu tình đóng cửa một số nhà máy sản xuất xe hơi của công ty Honda. Thay vì can thiệp, công an chống bạo lực chỉ đứng nhìn và sau đó bỏ đi. Biến cố trên khiến chỉ tiêu sản xuất hàng ngàn xe hơi của Honda không thực hiện được. Việc công an chống đình công không can thiệp, khiến cho công ty Honda phải điều đình tăng lương cho các công nhân biểu tình. Điều này đã làm cho công ty Honda của Nhật cạnh tranh yếu hơn so với những công ty xe hơi của Trung Quốc như Chery và Geely.
(Còn tiếp)
Lý Thái Hùng
Ngày 21/10/2011
Ngày 21/10/2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment