Sunday, November 20, 2011

ĐỌC TẬP SÁCH "CHẾT BỞI TRUNG QUỐC" của TÁC GIẢ PETER W. NAVARRO & GREG AUTRY [Phần 7/2] - Lý Thái Hùng



Lý Thái Hùng
Cập nhật: 22/10/2011


Mao Đã Giết Bao Nhiêu Người?
Để ghi nhận công lao của Mao Trạch Đông, ông ta đã tái thống nhất Trung Quốc dưới sự cai trị của “Hán” tộc, trục xuất vô điều kiện tất cả những người ngoại quốc, và khôi phục niềm tự hào Trung Hoa. Điều đó nói rằng, cái giá mà nhân dân Trung Quốc đã phải trả - bằng máu, nước mắt, mồ hôi, lao động cưỡng bức, tù tội và sống trong nơm nớp sợ hãi - cho cuộc giải phóng kiểu cộng sản của Mao là một cái giá cực kỳ đắt.
Trong khi Hitler giết hay tiêu diệt khoảng 12 triệu thường dân và Stalin khoảng 23 triệu trong các cuộc thanh trừng và bỏ đói của ông ta, thì con số người chết do Mao đâu đó khoảng 49 đến 78 triệu. Điều đó khiến Mao trở thành kẻ giết người hàng loạt tồi tệ nhất của mọi thời đại – ít nhất đó là theo ông Piero Scaruff, người đã thống kê những vụ diệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử.
Trên thực tế, trong suốt 2 thập niên rưỡi cai trị của Mao, khi không bơi qua sông Dương Tử để tập thể dục, tên Chủ Tịch tâm thần này sẽ nhảy từ một chương trình điên rồ hay một cuộc thảm sát này sang một chương trình điên rồ hay một cuộc thảm sát khác. Ví dụ, chương trình “Đại Nhảy Vọt” của ông ta bao gồm việc nấu chảy toàn bộ sắt thép trong nước tại những lò rèn tự chế tại nhà và tận diệt chim sẻ. Điều tất yếu theo sau từng bước cải cách hoàn toàn điên rồ của Mao là thảm họa kinh tế và nạn đói lan tràn khắp nước.
Thảm khốc và khủng khiếp không kém là những cuộc thanh trừng định kỳ của Mao đối với những phần tử phản “cách mạng”, trí thức, các phần tử trong đảng mà Mao dán nhãn là “những kẻ theo con đường tư bản”. Hiện tượng những năm 1960 được biết đến như là cuộc “cách mạng văn hóa” cực kỳ tàn bạo, và tất cả những người đã sống qua thời kỳ đó đều lưu lại nỗi kinh hoàng.
Trong thởi kỳ cách mạng văn hóa này, khi những ban nhạc Rolling Stones và Beatles nổi lên từ nước Anh làm sôi động thế giới âm nhạc và những dân híp-pi đi tìm hòa bình và tình yêu trong những cánh đồng Woodstock, những vệ binh điên cuồng trong Hồng Vệ Binh đã săn lùng khắp đường phố để tìm kiếm những nạn nhân cho cuộc bạo động chính trị quái đản của họ. Đồng thời, những doanh nhân, trí thức, giáo sư bị kết tội về tất cả những xấu xa của Trung Quốc và bị cưỡng bức lao động chân tay, còn những người thiếu “nhiệt tình cách mạng” thường bị vây bắt, bị làm nhục công khai, và bị giam giữ nhiều năm trong trại lao cải. Ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục rơi vào trì trệ, người dân Trung Quốc được dạy nói láo để tồn tại và vâng lời để tiến thân: và tấm vải liệm kiểu Orwell phủ trên nước Cộng Hòa Nhân Dân này vẫn tiếp tục là di sản lâu dài nhất của Mao.

Đế Quốc Đỏ Trổi Dậy
Người đã đưa Trung Quốc ra khỏi vũng lầy kinh tế của Mao là Đặng Tiểu Bình. Ông là một nhà cựu cách mạng và là một lãnh tụ đảng bị thanh từng, đưa về làm việc trong một nhà máy sản xuất máy cày trong cuộc Cách mạng văn hóa. Sau khi con trai của ông ta bị Hồng Vệ Binh đánh đập và ném ra cửa sổ từ tầng bốn, họ Đặng được tha và phục chức bởi Hoa Quốc Phong, người thừa kế Mao.
Sau khi Mao chết, họ Đặng khôn khéo đánh bại vợ của Mao và nhóm Tứ Nhân Bang cũng như người đã cứu ông ta là Hoa Quốc Phong. Mặc dù không bao giờ tuyên bố chính thức các chức vụ lãnh đạo đảng của mình, họ Đặng đã nắm giữ quyền hành một cách không chính thức và mọi người đều hiểu rằng ông là bậc thầy của bầy rối.
Thực ra, Đặng Tiểu Bình là nhân vật quan trọng nhất ở Trung Quốc ngày nay vì hai lý do. Thứ nhất, trong khi Chủ tịch Sô Viết Tối Cao Mikhail Gorbachev nhượng bộ những người biểu tình và cho phép giải thể một Liên Bang Xô Viết, chính Đặng Tiểu Bình là người đã ra lệnh quân đội Trung Quốc tàn sát những người biểu tình tại Thiên An Môn vào năm 1989 - để bảo vệ nhà nước Trung Cộng tàn nhẫn và áp bức.
Quan trọng không kém, họ Đặng có thành tích đã một mình thúc đẩy nhãn hiệu chủ nghĩa tư bản trọng thương được nhà nước bao cấp, đặc trưng của nền kinh tế Trung Quốc “lợi mình, hại người” ngày nay. Chính họ Đặng là người đã mở cửa những đặc khu kinh tế cho Tây Phương và cuối cùng giải phóng một lực lượng lao động khổng lồ của chính họ trên thị trường thế giới được trang bị những vũ khí hủy diệt việc làm mạnh mẽ như trợ cấp xuất khẩu phi pháp và thao túng tiền tệ.
Chính đó là Trung Quốc ngày nay mà Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đã tạo ra, tàn nhẫn với nhân dân của mình và chơi bẩn với các đối tác mậu dịch trên khắp thế giới.


Chương 14:
Death by China on China: Shanghaiing the Gene Pool at the Top of the World and Other Earthly Tales.
Chết Bởi Trung Quốc Trên Đất Trung Quốc: Thượng Hải Hóa Tập Hợp Di Truyền Chọn Lọc Tại Đỉnh Cao Thế Giới và Những Huyền Thoại Trần Gian Khác.

Tại sao đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay đã đánh đập, tra tấn, bắt làm kiệt sức, triệt sản, bỏ tù và giết chết chính công dân của họ - và hàng triệu người Tây Tạng, Nội Mông và người Duy Ngô Nhĩ? Chúng ta thử liệt kê những phương pháp trong chương này, và ngay cả đọc lướt qua những thủ đoạn tàn bạo và dã man của Bắc Kinh, để quý vị dễ dàng hiểu rằng vấn đề ở Trung Quốc không phải là do nhân dân mà là do chính quyền thường xuyên chà đạp lên người dân của chính họ.

Nạn Triệt Sản Phụ Nữ
Tờ Economist đã viết như sau: “Chỉ riêng Trung Quốc mới có số lượng quá nhiều thanh niên độc thân – bị gọi là “những cành cây trụi lá” (bare braches)– lớn bằng tổng số thanh niên của nước Mỹ. Ở bất cứ quốc gia nào, những thanh niên độc thân thường gây vấn đề… tỷ lệ tội phạm, nạn buôn bán cô dâu, lạm dụng tình dục, ngay cả tỷ lệ tự tử của nữ giới gia tăng và sẽ còn tăng hơn nữa khi những thế hệ mất cân đối tới tuổi trưởng thành.”
Đó là sự thật, quả thực đúng, Trung Quốc là quốc gia vừa bị nhân mãn, vừa đông dân nhất hành tinh. Tuy nhiên, trong nhiều cách, lối giải quyết nạn nhân mãn của Trung Quốc – chính sách một con – đã tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết. Trong khi những quốc gia đang phát triển như Brazil, Ấn Độ và Mễ Tây Cơ đã kiểm soát dân số của họ hiệu quả hơn theo những cách nhân đạo hơn, sự kiểm soát và giới hạn sinh xuất của chính quyền Trung Quốc hãy còn là một sự kiện cưỡng bức, ép buộc triệt sản, nạo phá thai và giết chết trẻ sơ sinh.
Nền tảng của chính sách cưỡng chế là số tiền phạt đối với trường hợp sinh con thứ hai: số tiền phạt to lớn gần như luôn luôn vượt quá mức thu nhập hàng năm của nhiều gia đình. Mức tiền phạt lớn đó có nghĩa là đa số những cặp vợ chồng nào lỡ mang thai đứa con thứ hai sẽ kiệt quệ tài chánh nếu quyết định giữ đứa con. Hậu quả không có gì ngạc nhiên là Trung Quốc có nhiều vụ phá thai hơn phần còn lại của thế giới cộng lại và gần 13 triệu mỗi năm – và đó là con số ước lượng dè dặt của chính quyền.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ngay cả một cặp vợ chồng có đủ tiền để trả tiền phạt hay đủ điều kiện được miễn, điều đó cũng không có nghĩa là họ có thể sinh đứa thứ hai. Các quan chức quá hăng say tại địa phương, những người mà cơ hội thăng tiến của họ phụ thuộc vào mức độ chấp hành chính sách một con, thường được biết đã cưỡng ép tập trung phụ nữ mang thai.
Ví dụ, Tạp chí Time đã nêu trường hợp 61 phụ nữ mang thai đã bị cưỡng ép và đưa đến bệnh viện Quảng Tây để chích thuốc phá thai. Ngay cả đài truyền hình Al Jazeera thường vẫn thân thiện với Trung Quốc cũng đã có chương trình đặc biệt về chuyện cô Tiểu Ái Anh (Xiao Ai Ying) bị “bắt ép nạo thai 8 tháng vì cô đã có con gái 10 tuổi”. Đài phát thanh Quốc Gia (National Public Radio) đã mô tả về Mục sư Tin Lành Lương (Liang Yage) và vợ ông ta là bà Vị (Wei Linrong) được lệnh phải vào bệnh viện mặc dù họ sẵn sàng chịu đóng phạt để có đứa con thứ hai. Khi hai vợ chồng từ chối không ký đơn đồng ý phá thai, các quan chức đã ký giả chữ ký của họ và chích thuốc cho người vợ đang mang thai 7 tháng. Ngày hôm sau, bà Vị đã chịu những cơn đau thắt suốt 16 tiếng đồng hồ trước khi sinh ra nam thai nhi đã chết; thai nhi sau đó đã bị nhân viên bệnh viện ném vào bịch ny lông đựng rác.
Trong khi bà Lương mất đứa con trai, thì hầu hết những đứa bé gái đã là nạn nhân bởi chính sách một con của Trung Quốc. Thực vậy, hầu hết những thai nhi bị bỏ rơi của Trung Quốc là con gái; nhiều vụ phá thai là do lựa chọn giới tính, và việc loại bỏ thai nhi gái hiện vẫn còn khá phổ biến nên cần phải có những cuộc vận động công khai mang tính chất cộng đồng để chống lại tệ nạn này. Vì luật lệ Trung Quốc nghiêm cấm những cặp vợ chồng dưới 35 tuổi và những người đã có con nhận con nuôi, cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi hàng ngàn bé gái Trung Quốc bị bỏ rơi lại may mắn tìm thấy mái ấm tình thương ở Mỹ, Úc và Châu Âu – nhờ đó mà những công ty quốc doanh lo dịch vụ con nuôi của Trung Quốc thu về nhiều ngoại tệ hơn.
Ngày nay do chính sách một con và chuộng nam giới mà ngày nay hơn một trăm triệu đàn ông Trung Quốc không thể tìm được vợ. Những “cành cây trụi lá” này – theo cách gọi của Trung Quốc - lớn hơn số đàn ông của Nhật và Nam Hàn gộp lại hay bằng toàn bộ thanh niên của Hoa Kỳ. Hậu quả không tránh khỏi là sự gia tăng đột biến về nạn mãi dâm (cùng tất cả những hệ lụy của nó), nạn nô lệ tình dục, buôn bán phụ nữ và ngay cả bắt cóc phụ nữ từ nước ngoài. Thực vậy, tờ Washington Post cho biết khoảng 100 ngàn phụ nữ Bắc Hàn đã bị đưa vào Trung Quốc như những nô lệ tình dục. Những gì xảy ra ở Trung Quốc không chỉ dừng lại ở Trung Quốc!
.
.
.

No comments: