Sunday, November 20, 2011

ĐỌC TẬP SÁCH "CHẾT BỞI TRUNG QUỐC" của TÁC GIẢ PETER W. NAVARRO & GREG AUTRY [Phần 4/1] - Lý Thái Hùng



Lý Thái Hùng
Cập nhật: 30/09/2011

Chương 7:
Death by Colonial Dragon: Locking Down Resources and Locking Up Markets Round The World.
Chết Bởi Rồng Thực Dân: Thâu Tóm Mọi Tài Nguyên và Thống Lĩnh Thị Trường Toàn Cầu.

Tờ Daily Mail Online đã viết về những chuyển động gần đây của Trung Quốc như sau: “Trong dòng chuyển động vĩ đại của con người mà thế giới chưa từng thấy, Trung Quốc đang bí mật tích cực chuyển đổi toàn bộ lục địa Phi Châu thành một thuộc địa mới. Điều này khiến người ta nhớ lại chính sách thực dân của Phương Tây trong thế kỷ 18 và 19 – nhưng trên một quy mô nghiêm trọng và quyết liệt hơn rất nhiều, lãnh đạo Trung Quốc tin rằng Châu Phi có thể trở thành một nhà nước vệ tinh, giải quyết những vấn đề nội tại của chính Trung Quốc như nạn “nhân mãn” với dân số quá đông và khan hiếm tài nguyên.”
Theo tác giả thì trong khi các công xưởng tại Hoa Kỳ bị phủ đầy bụi hơn bao giờ hết, trong khi những nhà ngoại giao và các lãnh đạo quân đội tiếp tục tầm nhìn thiển cận về Trung Đông và trong khi các chính trị gia tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đang ngủ kỹ, Trung Quốc cứ tiến quân. Đội quân một triệu người đang di chuyển không ngừng qua Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh để tìm cách thâu tóm mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên và thao túng những thị trường mới trổi dậy và loại trừ Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhật Bản và những nền kinh tế khác của thế giới ra khỏi những cải tổ của thịnh vượng tương lai. Đó mới chỉ là một trong nhiều cái đinh đóng vào cỗ quan tài của Hoa Kỳ và những hạ tầng sản xuất toàn cầu; và đã đến lúc thế giới bắt đầu chú ý đến đế quốc thuộc địa đang vươn lên giữa chúng ta.
Con Rồng thực dân Trung Quốc chính là đứa con hoang của Con Rồng Sản Xuất Đói Ăn - một khu vực sản xuất vốn đã tiêu thụ phân nửa lượng xi măng thế giới, gần phân nửa số thép thế giới, một phần ba số lượng đồng, và một phần tư lượng nhôm, cùng với những số lượng lớn lao về đủ mọi thứ từ antimony, chromium, và cobalt cho đến lithium, gỗ, và kẽm. Chính tất cả những tài nguyên này và những thứ khác, đến từ khắp nơi trên thế giới, góp phần tăng trưởng kinh tế và phẩm chất đời sống của mỗi quốc gia– và chung lại, đó là những nguồn nguyên liệu thô để tạo ra tất cả những công việc sản xuất và dịch vụ liên hệ.
Quặng Bauxite và Sắt đến từ Guinea và Tanzania được chế biến thành nhôm và thép mà chúng ta cần để chế tạo máy bay ở Seattle, tiểu bang Washington; và chế tạo tàu thủy ở Bath, tiểu bang Maine. Quặng Đồng từ Chile làm thành dây điện sử dụng trong nhà, Cobalt từ Congo giúp chế tạo các máy móc tại các cửa hàng ở Michigan, và chất Niobium từ Brazil cần cho mọi thứ từ những động cơ hỏa tiễn dùng cho quốc phòng đến những lò phản ứng nguyên tử để thắp sáng nhà của chúng ta.
Chất Lithium từ Bolivia và Namibia sẽ là nhiên liệu cho những bình ắc quy sử dụng cho các loại xe hybrid (vừa dùng xăng, vừa dùng điện), manganese từ Gabon giúp làm khuôn cho hàng tỷ lon có thể tái chế dùng đựng các thức uống, và titanium từ những nơi như Mozambique, Madagascar và Paraguay giúp sản xuất mọi thứ cần tỷ lệ độ cứng/trọng lượng cao - từ những kỳ xảo của thế kỷ 21 như máy bay tiết kiệm nhiên liệu mới 787 Dreamliner của hãng Boeing đến hông và đầu gối giả của hãng Johnson & Johnson.
Tất cả những tài nguyên thiên nhiên này từ các quốc gia khác nhau trên thế giới mà Trung Quốc hiện nay muốn giành lấy hết cho riêng mình để xử dụng cho hạ tầng sản xuất và bộ máy tạo công ăn việc làm của họ. Và nếu chúng ta bàng quang đứng nhìn trên sân khấu toàn cầu và cho phép điều này xảy ra, thì chẳng khác nào chúng ta tự đào mồ chôn kinh tế của mình bằng cái xẻng mạ vàng chế tạo từ Thượng Hải. Nhưng chuyện đó đang xảy ra, và tất cả chúng ta cần hiểu rõ trò chơi thực dân “mồi câu và lật lọng” (bait and switch) của Bắc Kinh, nếu chúng ta muốn đối phó với đế quốc đang vươn lên này trên những vấn đề thiết yếu cho sự sống còn của cả nền kinh tế lẫn an ninh quốc gia.

Mồi Câu và Lật Lọng (Bait And Switch)
Chiến lược “Mồi Câu và Lật Lọng” của Trung Quốc luôn luôn bắt đầu cùng một cách: Chủ tịch nước, Thủ tướng, hay Bộ trưởng của họ đi đến thủ đô của vài quốc gia xa xôi như Djibouti hay Niger, Somalia mà phần lớn người Mỹ thậm chí không biết đến trên bản đồ. Họ đến vẫy tay với tấm ngân phiếu to lớn hứa hẹn sẽ cho những khoản tiền vay hấp dẫn với lãi xuất thấp để xây dựng hạ tầng dân sự lẫn quân sự - như đường xá, hải cảng và đường xa lộ, một cung điện nguy nga và sang trọng cho những tay bạo chúa hay những khẩu súng AK 47 dùng để kềm kẹp một dân tộc bất mãn dưới gót giày áp bức.
Để đổi lấy sự hào phóng của Trung Quốc, tất cả những thuộc địa vừa chớm nở phải làm hai điều: Một là họ phải trao quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên để đổi lấy tiền vay – như vậy cho phép Trung Quốc thâu tóm tài nguyên thiên nhiên của thuộc địa để xử dụng cho mình. Hai là phải mở cửa thị trường cho tất cả những sản phẩm công xưởng Trung Quốc đã sản xuất từ những nguyên liệu mà thuộc địa cung ứng – như vậy cho phép Trung Quốc khuynh loát thêm một thị trường mới trổi dậy.
Thực ra, kế hoạch quả đấm sắt (brass – knuckled) của Trung Quốc để thu tóm tài nguyên khác hẳn với phương pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới, những nước này nhờ vào thị trường toàn cầu để phân phối năng lượng và nguyên liệu qua hệ thống giá cả. Dựa trên thị trường như thế để phân phối tài nguyên thiên nhiên là bản chất của một nền kinh tế toàn cầu dựa trên lợi ích của cộng đồng. Nhưng thay vì dựa trên chủ nghĩa tư bản hợp tác, các tay tư bản thực dân Bắc Kinh lại đặt một dấu chấm than trên vế “thực dân” của phương trình.
Ngoài ra, tác giả còn cho rằng: sự mặc cả của Con Rồng, hiện đang tiến hành khắp Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh – và nhiều nước ở Trung Á – chính là định nghĩa sâu sắc của chủ nghĩa thực dân: thu tóm quyền kiểm soát những tài nguyên thiên nhiên vốn tiêu biểu cho của cải thực sự của một thuộc đia. Xuất khẩu những tài nguyên này ngược trở lại Trung Quốc thay vì cho phép thuộc địa xử dụng những tài nguyên này để phát triển kinh tế của chính họ. Sau đó tái xuất khẩu những nguyên liệu trở lại thuộc địa dưới những hàng hóa đã chế biến. Điều này như vậy đã tạo ra việc làm cho mẫu quốc, gia tăng lợi nhuận của những công ty mẫu quốc, và dĩ nhiên kéo dài tình trạng thất nghiệp tại thuộc địa. Những gì còn lại trong thuộc địa phần lớn chỉ là những công việc với đồng lương rẻ mạt trong các kỹ nghệ khai thác, trong khi tất cả những công viêc sản xuất có giá trị cao đều chuyển đến Quảng Châu, Thành Đô hay Thượng Hải. Tất cả những điều tốt để cho Trung Quốc; còn tất cả những thứ tệ hại để cho thuộc địa.

Chính Sách Ngoại Giao Bằng Tiền Của Trung Quốc.
Theo nhận xét của tác giả thì Trung Quốc đang tiến hành chính sách “Mồi Câu và Lật Lọng” ở khắp hoàn cầu. Để đổi lấy dầu hỏa, Trung Quốc đã cho Angola vay trên 10 tỷ Mỹ Kim và còn đang tiếp diễn. Cộng hòa dân chủ Công Gô đang vướng vào một trao đổi khai thác mỏ Đồng trị giá hàng tỷ Mỹ Kim với Trung Quốc cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở. Ghana đang trao đổi hạt Ca Cao, Nigeria thì bán khí đốt thiên nhiên cho Trung Quốc, và Sudan gia tăng trang bị quân sự qua việc thanh toán phí tổn và gánh nợ bằng dầu hỏa. Và không một nước nào trong số này được lợi thế hơn trong việc đổi chác.
Trong khi đó, tại Peru, Trung Quốc hiện đang sở hữu toàn bộ một quả núi có mỏ Đồng, và khi mua núi Toromacho của Peru, Bắc Kinh đã dùng ngay một phương châm (hay khẩu hiệu) nổi tiếng của ông W.C. Fields: “Đừng bao giờ tha kẻ dại” (Never give a sucker an even break). Thực vậy, một tay chuyên bắt chẹt giá Trung Quốc (a hard-bargaining China) đã chiếm được mỏ Đồng này với giá 3 tỷ Mỹ Kim, trả đứt mọi thứ và hiện đang hưởng 2,000% tiền lời trong việc đầu tư này. Trong khi đó, đói, dốt và nghèo – cùng những tai nạn hầm mỏ khủng khiếp và ô nhiễm môi sinh - vẫn còn là những sự kiện hàng ngày trong đời sống miền núi của Peru.
Cuộc đổi chác của Peru dù tệ hại cũng không thể bằng vụ Bắc Kinh lừa tên độc tài sát nhân Robert Mugabe của xứ Zimbabwe. Tên độc tài già mua và run rẩy này, vốn cai trị một trong những quốc gia giàu tài nguyên nhất và ít việc làm nhất thế giới, đã thế chấp trữ lượng kim loại quý Platium của Zimbabwe trị giá 40 tỷ Mỹ Kim để nhận lấy chỉ khoảng 5 tỷ Mỹ Kim từ Trung Quốc. Hắn đã sử dụng số tiền này để xây các cung điện mới, mua trực thăng và phi cơ phản lực chiến đấu, mua súng tiểu liên để đè lên cổ người dân Zimbabwe gót giày tàn bạo của độc tài toàn trị Trung Quốc. Chỉ có Trung Quốc có thể làm cho chủ nghĩa Kỳ thị chủng tộc của Zimbawee trước kia có vẻ tốt hơn so với tình trạng hiện nay.
“Rồi sao nào?”, có người sẽ hỏi. Chả lẽ Trung Quốc không có quyền hưởng những tài nguyên này giống như Hoa Kỳ, Âu Châu hay Nhật Bản? Và tại sao công dân Hoa Kỳ phải bận tâm nếu như Trung Quốc chỉ khai thác một vài quốc gia độc tài tham nhũng ở Phi Châu hay vài quốc gia lạc hậu tại Nam Mỹ? Nếu lãnh đạo của các địa ngục trần gian trong thế giới thứ 3 này quá tham lam và ngu dốt thì cứ để yên cho họ trở thành nạn nhân của chính sách ngoại giao bằng tiền của Trung Quốc? Điều gì khả dĩ có thể ảnh hưởng đến đời sống của nhân viên tại các công ty và nhà máy sản xuất đá graphite tại Illinois, hay Thủy tinh nhuộm màu tại Kokomo, Indiana hoặc đồ nội thất gỗ tại Asheboro North Carolina? Và làm thế nào vài chính sách thuộc địa hóa kiểu Trung Quốc lại có thể ảnh hưởng đến triển vọng công ăn việc làm của một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp đại học ngành hóa trường Cal – Berkeley hay một phụ nữ trẻ có bằng kỹ sư vừa rời trường George Tech? Thật ra, ít nhất đây là một câu trả lời:
Khi thìết lập mối quan hệ thuộc địa xuyên qua các Châu Phi, Châu Á và sân sau của Hoa Kỳ là Châu Mỹ La Tinh, Trung Quốc đang ngày càng nắm giữ nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên của thị trường thế giới cho riêng mình. Chính sách thao túng thuộc địa này đã cho các nhà sản xuất Trung Quốc độc quyền sử dụng các tài nguyên thiết yếu này với chi phí rẻ nhất, và do vậy họ dễ dàng có lợi thế cạnh tranh với Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới.
Trong thực tế, để thấy rõ điều mà Trung Quốc đang làm là hiểu chính sách thu tóm tài nguyên không gì khác hơn là Trung Quốc cấm vận thế giới sử dụng tài nguyên nhưng dưới một lớp nguỵ trang mỏng. Vì nếu các nhà sản xuất Trung Quốc có thể thao túng Bauxite từ Brazil, Guinea Xích Đạo, và Malawi; Đồng từ Congo, Kazakstan và Namibia; Sắt từ Liberia và Somalia; Mangan từ Burkina Faso, Campuchia và Gabon; Nickel từ Cuba và Tanxania; và Kẽm từ Algeria, Kenya; Nigeria; và Zambia; thì ngần ấy nguyên liệu sẽ ít đi cho các nhà máy tại Cincinmati, Menphis và Pittsburgh, hoặc Munich và Yokohama hay Seoul.
Cuộc cấm vận thực dân của Trung Quốc trong thực tế cũng đã hỗ trợ hàng tỷ tấn tài nguyên thiên nhiên và lý do tại sao các nhà máy sản xuất ô tô trong tương lai sẽ tập trung tại Lan Châu, Vũ Hán thay thế cho Detroit và Humtsville. Đó là lý do tại sao các loại máy bay của tương lai sẽ được chế tạo tại Bainzhou và Shenyang, Trung Quốc thay cho Seattle và Wichita, Hoa Kỳ; Tại sao các thế hệ tương lai của con chíp máy vi tính sẽ được chế tạo tại Đại Liên và Thiên Tân hơn là tại Thung lũng Silicon.

.
.
.

No comments: