Sunday, November 20, 2011

ĐỌC TẬP SÁCH "CHẾT BỞI TRUNG QUỐC" của TÁC GIẢ PETER W. NAVARRO & GREG AUTRY [Phần 9/1] - Lý Thái Hùng



Lý Thái Hùng
Cập nhật: 17/11/2011

Lời Mở Đầu: Đây là chương cuối cùng, trong một loạt 16 chương của tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” (Death By China) mà Bình luận gia Lý Thái Hùng đã tóm lược và giới thiệu đến quý độc giả trong 2 tháng vừa qua. Ngoài 16 chương này, Bình luận gia Lý Thái Hùng sẽ có một bài nhận định tổng hợp về Nguy Cơ Trung Quốc Đối Với Việt Nam, khi mà Trung Quốc đang trổi dậy và làm cho Siêu Cường Hoa Kỳ khốn đốn như qua sự phân tích của hai tác giả Peter W. Navarro và Greg Autry.
Sống bên cạnh xứ láng giềng khổng lồ mang đầu óc bành trướng bá quyền, chúng ta không thể không lo lắng về những thủ đoạn thực dân của Bắc Kinh. Sự lấn chiếm biên giới qua cuộc chiến đẫm máu vào năm 1979 và nhất là những xung đột trên Biển Đông cho chúng ta thấy rõ ý đồ xâm lăng và thực dân của Trung Quốc đối với nước ta càng ngày càng rõ ràng.
Chúng tôi xin cảm ơn quý độc giả đã gửi E Mail đóng góp ý kiến cũng như góp phần tán phát tập điểm sách Chết Bởi Trung Quốc của Bình luận gia Lý Thái Hùng đến cho nhiều người. Chúng tôi hy vọng là qua tập điểm sách này, quý vị sẽ hiểu rõ hơn vì sao chúng ta phải chống Trung Quốc.
Ban Biên Tập Trang Nhà Việt Tân

------------------------------


PHẦN 9 - HẾT

Chương 16:
Life with China: How to Survive and Prosper in the Dragon’s Century.
Sống Với Trung Quốc: Làm Thế Nào Sống Còn và Thịnh Vượng Trong Kỷ Nguyên Con Rồng.

Như chúng tôi đã hứa ở đầu cuốn sách sẽ cung ứng cho quý vị một số hướng dẫn để sống còn (survival guide) và kế hoạch hành động (action plan). Do đó trong chương này, chúng tôi sẽ đề cập đến một loạt những chọn lựa cá nhân, những quyết định và những hành động liên quan đến chính sách của chính quyền có thể được tiến hành để bảo vệ bạn và gia đình từ những sản phẩm thiếu an toàn của Trung Quốc, và để mang lại một quan hệ thịnh vượng giữa chúng ta với Trung Quốc thay vì nguy hiểm như hiện nay.
Niềm tin căn bản của chúng tôi là: Thay đổi trong quan hệ Mỹ Trung chỉ có thể khởi đi từ quần chúng (grassroots). Vì thế, mục tiêu hàng hầu của chúng ta là phải thông tin cho mọi công dân trên thế giới biết về phạm vi bao la của những đe dọa mà một Trung Quốc đang vươn lên đặt ra cho tất cả chúng ta. Một khi nhân loại đã nhận thức đầy đủ về “Vấn nạn Trung Quốc” (China Problem), thì sự cần thiết của một loại thay đổi chính trị ôn hòa phải diễn ra tại Trung Quốc với những áp lực cải cách đến từ Hoa Thịnh Đốn, Bá Linh, Tokyo, Sao Paulo và nhiều thủ đô khác khắp thế giới.
Trước khi chúng tôi liệt kê những lựa chọn cá nhân do chúng tôi đề nghị, những quyết định thi hành và những cải cách chính sách, chúng tôi muốn đề nghị một số danh ngôn của một hiền triết uyên thâm nhất thế giới. Riêng đối với những nhà hoạch định chính sách đang đọc cuốn sách này, chúng tôi lập lại lời cảnh báo của Betty Williams liên quan đến thụ động: “Chúng ta đừng nói suông trong phòng họp này, chúng ta hãy là một cái gì đó.”
Với những ai có thể nghĩ rằng chúng tôi đã quá khắc khe đối với Trung Quốc hay những ai có thể để sự lạc quan của họ về một Trung Quốc đang “dân chủ hóa” che khuất bằng chứng hiển nhiên về bản chất độc tài của họ, xin những người này ghi nhớ châm ngôn đạo đức của Albert Camus: “Người biết tư duy không đứng về phía những đạo phủ thủ.”
Cuối cùng, đối với bất kỳ công dân Hoa Kỳ nào từ căn bản cảm thấy bất lực không thể đánh trả, xin hãy lấy can đảm từ những lời này của William James: “Hãy hành động như là những gì bạn làm đều có tác dụng”. Và quả đúng như vậy, để kêu gọi bất kỳ công dân Hoa Kỳ nào cũng hãy đừng cảm thấy bất lực mà hãy can đảm đứng lên hành động. Cố Tổng Thống Theodore Roosevelt đã nói: “Hãy làm những gì bạn có thể làm được, với những gì bạn có, dù ở bất cứ nơi đâu”.
Tránh Thảm Họa Phế Thải và Thuốc Độc.
(Avoiding Death by Chinese Junk and Poison)
Chúng ta đến một trung tâm bán lẻ to lớn như Costco, Target, Walmart, hay một cửa hàng bán thuốc lẻ như Walgreen, CVS hay đến cửa hàng tạp hóa như Kroger, Safeway, hầu như không thể nào tránh được việc mua sản phẩm của Trung Quốc. Điều này không chỉ thất vọng mà còn là một sự điên rồ. Như đã trình bày, có quá nhiều phế phẩm và chất độc Trung Quốc tràn ngập các kệ hàng bán lẻ ở Hoa Kỳ đều và toàn là những thứ giết người. Dưới dây là một số bước cụ thể mà tất cả chúng ta đều có thể làm để bạo vệ chính mình.

1- Hãy thay đổi thái độ - “Rẻ” không phải luôn luôn là rẻ nhất.
Chúng ta không thể thay đổi thói quen mua hàng của chúng ta cho đến khi hoàn toàn hiểu rõ những nguyên tắc mà theo đó “giá rẻ” của những sản phẩm Trung Quốc thật sự không phải rẻ. Ngoài cái giá mà bạn trả theo giá biểu, bạn cũng phải tính đến những rủi ro về thương tích hay tử vong, tăng xác suất mất việc cho chính bạn hay một người nào đó mà bạn quen biết do những thủ đoạn mậu dịch bất chính của Trung Quốc, các chi phí pháp lý, và phí tổn mà người trả thuế phải chịu do những thiệt hại gây ra bởi các sản phẩm Trung Quốc. Do đó, nếu thấy “Made In China” thì bỏ món hàng đó xuống trừ khi bạn quá cần đến nó và không thể tìm một món nào thay thế hợp lý.

2- Tìm Nhãn – Sau đó đọc nó một cách cẩn thận.
Chúng ta cũng không thể ngưng mua sản phẩm Trung Quốc trừ khi chúng ta biết những sản phẩm đó được chế tạo ở Trung Quốc. Do đó, tất cả chúng ta phải đọc thật cẩn thận các nhãn hiệu của sản phẩm.
Đáng tiếc, trong khi dòng chữ “quốc gia sản xuất” phải được ghi rõ trên nhãn hiệu của tất cả mọi sản phẩm theo quy định của Hải Quan Hoa Kỳ, đi tìm dòng chữ “Made In China” trên các sản phẩm không khác nào chơi trò cút bắt – và thậm chí đôi khi phải cần đến một kính phóng đại (chúng tôi không nói đùa ở đây). Đó là lý do tại sao quy chế gắn nhãn hiệu phải tiêu chuẩn hóa để có thể tìm thấy dễ dàng, đọc dễ dàng, tương tự như sự hữu ích của nhãn hiệu ghi chất dinh dưỡng trên những sản phẩm thực phẩm của xứ sở chúng ta.

3- Lấp các lỗ hỏng trên mạng ảo về “xứ sản xuất”.
Trong môi trường bán lẻ truyền thống, nhãn hiệu “xứ sản xuất” giúp cho những người tiêu dùng có đôi mắt sắc bén cơ hội chọn lựa. Tuy nhiên, khi mà càng ngày càng nhiều người tiêu dùng truy cập vào mạng ảo để mua sắm, khả năng chọn lựa theo ý mình đã mất, phần lớn chỉ vì lợi ích của những nhà sản xuất bá đạo Trung Quốc.
Để hiểu được vấn đề, chỉ cần truy cập vào trang mạng Amazon. Đối với bất kỳ món hàng nào, bạn đều có thể thấy mọi chi tiết sản phẩm trừ xuất xứ nơi sản xuất. Đây là một lỗ hổng cần được vá lại. Luật Liên bang đòi hỏi tất cả các nhà bán lẻ trực tuyến phải cho thấy rõ thông tin về nước sản xuất đối với tất cả các sản phẩm của họ.

4- Đòi hỏi ghi “Xứ Sản Xuất” của những vật liệu trên nhãn hiệu.
Như chúng ta đã biết một số sản phẩm hoàn toàn không ghi “Made In China”, nhưng đúng hơn là nhiều vật liệu hay các bộ phận trong những sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc. Ví dụ, nếu những viên thuốc bổ được pha chế để đóng gói tại Hoa Kỳ, người sản xuất vẫn có thể đóng nhãn hiệu “Made In U.S.A.” mặc dù các thành phần đáng kể của Trung Quốc. Một vấn đề tương tự tồn tại đối với những sản phẩm như xe hơi mang danh nghĩa “Hoa Kỳ” mà nhiều phụ tùng quan trọng như thắng xe hay vỏ xe chế tạo ở Trung Quốc.
Vì những nguy hiểm do những lỗ hổng về nhãn hiệu gây ra, chúng ta cần khẩn cấp, khắt khe hơn về mặt luật pháp đối với nhãn hiệu vật liệu và phụ tùng. Ví dụ, Hạ Viện cần đòi hỏi tất cả những nhà sản xuất lương thực và thuốc men phải viết rõ trên nhãn hiệu xứ sản xuất của tất cả những vật liệu chính nằm trong sản phẩm – và tiêu chuẩn hóa những đòi hỏi này cũng như phải dễ đọc vật liệu. Như Jerome Krachenfelser đã nói rất chí lý rằng: “Nếu bạn đưa nó vào trong cơ thể bạn thì bạn đáng được biết nó đến từ đâu”.

Hãy cho những của tiệm bán lẻ mà bạn ưa chuộng biết bạn không thích đồ Trung Quốc.
Nếu các trung tâm bán lẻ như Walmart, Target và Nordstrom biết bạn thích những mặt hàng thay thế hàng Trung Quốc, họ sẽ thay đổi các mặt hàng trong cửa tiệm. Vì vậy, hãy bỏ chút ít thì giờ để nói chuyện với tất cả những nhân viên bán hàng và quản lý tại tất cả những cửa hàng rằng bạn thường xuyên mua hàng ở đây và cho họ biết bạn sẽ là một khách hàng trung thành hơn nếu cửa hàng bày bán những mặt hàng thay thế (hàng của Trung Quốc).
Để tạo thêm áp lực trên những trung tâm bán lẻ lớn, nhỏ nào quá say mê bán hàng rẻ giả tạo của Trung Quốc nhằm thủ lợi, bạn cũng có thể tìm mua hàng ở những trang mạng không bán những sản phẩm của Trung Quốc.
Tương tự, bạn có thể thoải mái viết thư hay gửi E Mail đến bộ phận phụ trách liên lạc với khách hàng của cả công ty sản xuất lẫn những cửa hàng bán lẻ. Hãy nói với Apple và Best Buy rằng dòng chữ “Thiết Kế ở California” (Designed in California) đơn thuần không che giấu được sự thực “Chế tạo ở Quảng Đông” (Build in Guangdong). Một khi những người bán lẻ nhận được thông điệp “không Trung Quốc”, họ sẽ bắt đầu cạnh tranh không chỉ trong lãnh vực giá cả mà còn cả nguồn gốc sản xuất.
Cuối cùng, điều quan trọng không chỉ là chiến dịch tranh đấu cho nhãn hiệu “chế tạo tại Hoa Kỳ” (Made In U.S.A) mà là cho cả chiến dịch “Chế tạo trong thế giới tự do” (Made In Free World). Mậu dịch thực sự tự do không có những loại thủ đoạn lái buôn và bảo thủ theo lối Trung Quốc là điều tốt.

Hãy coi chừng những món hàng đắt tiền từ Trung Quốc nhưng mang hiệu “Ngoại quốc”.
Một trong những cách chính mà Trung Quốc âm mưu xâm nhập thị trường Hoa Kỳ - đặc biệt những món hàng đắt giá như xe hơi – là bán những sản phẩm của họ dưới tên của những hiệu ngoại quốc quen thuộc vốn tạo được ảo giác không của Trung Quốc. Một trong những trường hợp đó là Volvo. Trên danh nghĩa của công ty xe hơi xứ “Thuỵ Điển” (Swedish) mà hiện nay hoàn toàn nằm trong tay sở hữu của công ty China’ Geely Automitive, và ông Stefan Jacoby, Tổng giám đốc điều hành (CEO) của công ty này gần đây đã tuyên bố rằng công ty đang dự tính xuất khẩu những xe hơi của Trung Quốc sang Hoa Kỳ dưới tên uy tín Volvo. Xin ghi chú ở đây Nhật Bản cũng đã từng bán một số xe Trung Quốc dưới tên Jazz sang Âu Châu vào năm 2005. Do đó, một lần nữa, người mua phải cẩn thận. Những công ty Trung Quốc giàu tiền (Cash-rich Chinese firms) – đặc biệt là những doanh nghiệp quốc doanh – đang núp dưới những thương hiệu phương Tây để chiếm lĩnh thị trường, và chúng ta phải chú ý đến những áp lực tài chánh đứng sau các vụ giao dịch bất chính này.

Cải cách những sai lầm để quy trách nhiệm cho Trung Quốc và những kẻ trung gian của họ.
Chúng ta không phải là những người hâm mộ những vụ kiện lớn. Tuy nhiên chúng ta thấy rõ việc các nhà sản xuất Trung Quốc không thể bị kiện trước tòa án Hoa Kỳ hay quốc tế là hoàn toàn sai, trong khi những người cạnh tranh của họ ở Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản lại có thể bị kiện.
Điều phi lý không kém là những công ty Hoa Kỳ nhập khẩu những thuốc, thức ăn và sản phẩm độc hại của Trung Quốc không chịu những trách nhiệm tương xứng. Tình hình hiện nay thực sự làm giảm động lực cho những cải sửa sai lầm do việc cho phép các công ty Hoa Kỳ điều khoản bãi miễn Trung Quốc như sau: Hãy giao sản xuất của bạn cho một số nhà môi giới bí mật nào đó tại Quảng Châu, và sau đó giả vờ bạn không biết chính xác sản phẩm của bạn đến từ đâu. Đừng cười. Điều này đang xảy ra. Đó là lý do tại sao chúng ta cần nhiều luật lệ khắt khe hơn để quy trách nhiệm rõ ràng cho bất kỳ nhà bản sỉ, bán lẻ nào của Hoa Kỳ bán một sản phẩm Trung Quốc có hại cho một người nào đó ở Hoa Kỳ. Trách nhiệm nhiều hơn sẽ buộc các nhà bán lẻ tìm cách đẩy trách nhiệm trở lại nơi sản xuất ra sản phẩm đó hoặc có những lựa chọn khác cho các mặt hàng trên kệ. Do đó hãy thông báo cho Tòa Bạch Ốc, Quốc Hội Liên bang, Quốc hội tiểu bang của chính bạn biết rằng đã đến lúc cần phải trừng trị những kẻ trung gian Hoa Kỳ chuyên cung cấp hàng phế phẩm và thuốc độc Trung Quốc.

.
.
.

No comments: