Băng Huyền/Viễn Đông
(VienDongDaily.Com - 28/10/2011)
http://www.viendongdaily.com/cau-tho-yen-ngua-bai-ca-dep-cua-hon-thieng-dai-viet-chong-XDXoQhJK.html
Tối Chủ Nhật, ngày 23-10-2011 tuần qua, tại rạp Saigon Performing Arts Center (thành phố Fountain Valley), khán giả yêu cải lương và những tấm lòng hướng về Biển Đông đang dậy sóng, đã cùng trải qua gần 3 giờ đồng hồ thật ý nghĩa, thưởng thức trọn vở cải lương tuồng cổ “Câu Thơ Yên Ngựa” (kịch bản của Hoàng Yến-Ngọc Văn-Thanh Tòng) do nghệ sĩ Phượng Liên dàn dựng.
Vở diễn đã đem lại nhiều xúc động cho khán giả. Bởi thông điệp cao cả của vở diễn về lòng yêu nước, đồng lòng từ triều đình cho đến muôn dân, muốn chống giặc ngoại xâm và các thế lực thù địch, trước hết phải đoàn kết từ nội bộ bên trong. Bởi lịch sử oai hùng chống quân Tống xâm lược của quân và dân Đại Việt, với tài thao lược của Thái Úy Thường Kiệt oai dũng (nghệ sĩ Hoài Trúc Linh); Thái Hậu Ỷ Lan tài trí sắc sảo (nghệ sĩ Phượng Liên); công thần nguyên lão của nhà Lý - quan tể chấp Lý Đạo Thành (nghệ sĩ Tuấn Châu) - luôn đặt hết tấm lòng mình cho việc trung với vua, phụng sự nhân dân, đất nước; chàng thanh niên Lý Ngân (nghệ sĩ Linh Tâm) với chí nam nhi nhiệt tình chống giặc thù; hai Thái Tử Hoằng Chân (nghệ sĩ Hoàng Dũng) và Chiêu Văn (nghệ sĩ Tuấn Minh), toát lên chất dũng mãnh của những võ tướng, vì nóng lòng đã trộm lệnh Quốc Công, tự ý xuất trận nên đã hy sinh; hay lão Triệu (nghệ sĩ lão thành Văn Chung) - một lão phu yêu nước luôn dốc sức trong chiến cuộc chống xâm lăng... Tất cả cứ nhẹ nhàng đi vào lòng người xem thật sống động.
Vở diễn đã không được chăm chút nhiều về dàn dựng sân khấu, và vì thiếu nghệ sĩ tham gia, nên nhiều nhân vật phụ của vở diễn nguyên gốc đã không có trong vở này. Những đoạn diễn vũ đạo của Quốc Công Thái Úy Lý Thường Kiệt cùng hai tùy tướng đi thuyền trên sông Như Nguyệt xem xét thế giặc… là những lớp diễn hay, đã không có trong bản dựng này. Phần âm thanh và ánh sáng của rạp hát với quá nhiều lỗi, đã gây không ít khó chịu cho khán giả....
Dù vẫn có những khiếm khuyết, nhưng chính sự cố gắng của các nghệ sĩ tham gia vở diễn, với biết bao khó khăn mà họ phải vượt qua, nhưng vẫn cố gắng trong phần ca, diễn, để làm tròn vai. Nhất là với tài chính eo hẹp, mà nghệ sĩ Phượng Liên, bà bầu Mai Chân… vẫn dốc tâm, sức, để dàn dựng vở diễn nhiều tốn kém này.
Cảm động vô cùng với tấm lòng yêu mến cải lương, không muốn nghệ thuật này bị mai một nơi xứ người, và cũng vì ý nghĩa cao cả của vở diễn, nên mạnh thường quân Nguyễn Minh Chiêu đã giúp một phần kinh phí cho nghệ sĩ Phượng Liên dàn dựng. Và càng cảm động hơn trước tinh thần của các khán giả hải ngoại đến xem “Câu Thơ Yên Ngựa”. Họ không chỉ đến để giải trí, để tìm lại chút hương xưa một thời vàng son của cải lương, mà họ còn hướng vọng về quê hương Việt Nam, lo nỗi an nguy của biển, đảo Việt Nam trước sự hung hăng, vi phạm chủ quyền trắng trợn của Trung Quốc. Họ được sống lại hào khí của ông cha, để tự hào khí phách cha ông chưa một lần khuất phục kẻ thù, để càng căm hận hơn trước sự khiếp nhược của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay.
Trong suốt vở diễn, nhiều khán giả đã không cầm được nước mắt. Sự căm hận tội bán nước của nhân vật Hoàng Hậu Thượng Dương (do nghệ sĩ Ngọc Đáng thể hiện) được khán giả thể hiện mộc mạc vô cùng, khi họ phản ứng với bó hoa mà một khán giả hâm mộ tặng nghệ sĩ Ngọc Đáng: “Sao không tặng hoa cho Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành, mà lại tặng hoa cho ‘bà bán nước’?”.
Cảm động vô cùng với tấm lòng yêu mến cải lương, không muốn nghệ thuật này bị mai một nơi xứ người, và cũng vì ý nghĩa cao cả của vở diễn, nên mạnh thường quân Nguyễn Minh Chiêu đã giúp một phần kinh phí cho nghệ sĩ Phượng Liên dàn dựng. Và càng cảm động hơn trước tinh thần của các khán giả hải ngoại đến xem “Câu Thơ Yên Ngựa”. Họ không chỉ đến để giải trí, để tìm lại chút hương xưa một thời vàng son của cải lương, mà họ còn hướng vọng về quê hương Việt Nam, lo nỗi an nguy của biển, đảo Việt Nam trước sự hung hăng, vi phạm chủ quyền trắng trợn của Trung Quốc. Họ được sống lại hào khí của ông cha, để tự hào khí phách cha ông chưa một lần khuất phục kẻ thù, để càng căm hận hơn trước sự khiếp nhược của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay.
Trong suốt vở diễn, nhiều khán giả đã không cầm được nước mắt. Sự căm hận tội bán nước của nhân vật Hoàng Hậu Thượng Dương (do nghệ sĩ Ngọc Đáng thể hiện) được khán giả thể hiện mộc mạc vô cùng, khi họ phản ứng với bó hoa mà một khán giả hâm mộ tặng nghệ sĩ Ngọc Đáng: “Sao không tặng hoa cho Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành, mà lại tặng hoa cho ‘bà bán nước’?”.
* Tài năng của nghệ sĩ qua một vài lớp diễn hay
Trong vai Linh Nhân Thái Hậu Ỷ Lan, nghệ sĩ Phượng Liên đã thể hiện được vẻ uy nghi, trí tuệ và sự quyết đoán của một bậc mẫu nghi buông rèm nhiếp chính. Cảnh Thái Hậu chính thức phục chức cho Thượng Dương Hoàng Hậu (nghệ sĩ Ngọc Đáng), sự diễn xuất của hai nghệ sĩ đã thể hiện được sự khác biệt trong suy nghĩ và báo hiệu cho sự ngăn cách giữa hai bậc mẫu nghi. Một người vì vận nước, vượt trên những hiềm khích nhỏ nhen của chốn tam cung lục viện, vì không muốn “cái loạn của đàn bà từ chốn cung viên sẽ tiếp tay cho cái loạn giặc thù cướp nước”. Một người thì chỉ nghĩ uy quyền và địa vị của riêng mình.
Nghệ sĩ Hoài Trúc Linh với vóc dáng cao ráo, mắt lớn, giọng hát sang sảng, phong thái dũng mãnh khi anh hóa trang vào vai Thái Úy Lý Thường Kiệt, đã toát lên vẻ uy dũng cho nhân vật này. Trong lớp diễn cảm xúc dâng tràn, Quốc Công Thái Úy đã phóng bút nên bài thơ Thần bất hủ:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Và nghệ sĩ Hoài Trúc Linh đã ngân vang bài thơ với chất giọng sang sảng của mình, cùng động tác múa bút đề thơ của anh phối hợp với những động tác dâng nghiên mài mực, soi đuốc của nghệ sĩ Thanh Vũ và nghệ sĩ Tuấn Minh, đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp của khí phách hào hùng, cảnh cáo kẻ ngoại xâm, cổ vũ mạnh mẽ quân dân Đại Việt hăng hái chiến đấu, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi hoàn toàn. Đây là lời kêu gọi, kích thích tinh thần dân tộc trong việc giữ vững toàn vẹn giang sơn, gấm vóc của mỗi người con Việt Nam, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Trong vai Linh Nhân Thái Hậu Ỷ Lan, nghệ sĩ Phượng Liên đã thể hiện được vẻ uy nghi, trí tuệ và sự quyết đoán của một bậc mẫu nghi buông rèm nhiếp chính. Cảnh Thái Hậu chính thức phục chức cho Thượng Dương Hoàng Hậu (nghệ sĩ Ngọc Đáng), sự diễn xuất của hai nghệ sĩ đã thể hiện được sự khác biệt trong suy nghĩ và báo hiệu cho sự ngăn cách giữa hai bậc mẫu nghi. Một người vì vận nước, vượt trên những hiềm khích nhỏ nhen của chốn tam cung lục viện, vì không muốn “cái loạn của đàn bà từ chốn cung viên sẽ tiếp tay cho cái loạn giặc thù cướp nước”. Một người thì chỉ nghĩ uy quyền và địa vị của riêng mình.
Nghệ sĩ Hoài Trúc Linh với vóc dáng cao ráo, mắt lớn, giọng hát sang sảng, phong thái dũng mãnh khi anh hóa trang vào vai Thái Úy Lý Thường Kiệt, đã toát lên vẻ uy dũng cho nhân vật này. Trong lớp diễn cảm xúc dâng tràn, Quốc Công Thái Úy đã phóng bút nên bài thơ Thần bất hủ:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Và nghệ sĩ Hoài Trúc Linh đã ngân vang bài thơ với chất giọng sang sảng của mình, cùng động tác múa bút đề thơ của anh phối hợp với những động tác dâng nghiên mài mực, soi đuốc của nghệ sĩ Thanh Vũ và nghệ sĩ Tuấn Minh, đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp của khí phách hào hùng, cảnh cáo kẻ ngoại xâm, cổ vũ mạnh mẽ quân dân Đại Việt hăng hái chiến đấu, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi hoàn toàn. Đây là lời kêu gọi, kích thích tinh thần dân tộc trong việc giữ vững toàn vẹn giang sơn, gấm vóc của mỗi người con Việt Nam, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Dù nhận vai Lý Đạo Thành thay cho nghệ sĩ Mai Thế Hiệp trước ngày diễn khoảng 3 tuần, nhưng nghệ sĩ Tuấn Châu qua vóc dáng cao lớn và hàm râu dài trắng như cước, cùng với âm vực mạnh, vang vang, hơi rộng, chắc nhịp trong cách ca, diễn của anh đã thể hiện nhân vật thật xuất sắc. Bằng những kinh nghiệm đã có, khi anh còn là nghệ sĩ trong đoàn Huỳnh Long và Minh Tơ lúc còn ở Việt Nam, và học nét diễn vũ đạo nhân vật này từ nghệ sĩ đàn anh Trường Sơn, diễn viên Thành Lộc trong chương trình “Gìn Vàng Giữ Ngọc” đã giúp Tuấn Châu nhận được những tràng pháo tay không ngớt của khán giả, qua từng lớp diễn.
Tuấn Châu đã chú ý từ bước chân đi, từ động tác phất tay áo, vuốt râu, nhíu mày khi dò ý quan Thái Úy, hay đôi bàn tay run run khi đọc bức huyết thư giả mạo mà Lý Ngân trao…. Tất cả đều được anh thể hiện cốt cách của người chí sĩ, kiêu hãnh, nghiêm khắc và cũng rất tình cảm. Khi phát giác cháu mình vì nông nổi hồ đồ mà lầm mưu kẻ khác, ông rất giận vì cháu hồ đồ, thiếu suy xét mà hóa thành “ngu muội”, đau đớn vì “đây chính là đứa cháu cuối cùng của chi tộc”, dù thương nhưng theo phép nước vẫn phải xử cho đúng tội.
Vai Lý Ngân do Linh Tâm đóng đã thể hiện tốt tâm trạng rối bời của nhân vật. Từ một thanh niên yêu nước, đã chế tạo ra cỗ mộc xa nhằm tiết kiệm thời gian, công sức của dân phu đắp lũy xây thành. Sự hăng hái của anh đã bị Vệ Uông (nghệ sĩ Hương Huyền) - một tên gián điệp nhà Tống - tác động, nên đã đi lạc đường. Và chính vì lòng nhân mà Lý Thường Kiệt đã không trị tội Lý Ngân, đã cho anh cơ hội dốc tâm sức vì đại cuộc chống xâm lăng.
Lớp diễn xử tội Hoàng Hậu Thượng Dương là lớp diễn độc đáo nhất trong “Câu Thơ Yên Ngựa”. Dù không phải là tâm điểm trong lớp diễn này, nhưng nghệ sĩ Linh Tâm đã tạo được nhiều cảm xúc và những tràng pháo tay khen ngợi khi anh ca và diễn những giằng xé nội tâm của một đứa cháu, buộc lòng phải tố cáo cô mình tội bán nước cầu vinh. Tình gia tộc khiến cho anh không nỡ, nhưng nợ nước non vẫn nặng hơn tình riêng.
Trong lớp diễn này, Tể chấp Lý Đạo Thành của nghệ sĩ Tuấn Châu thật độc đáo. Cái thần của Lý Đạo Thành được anh thể hiện trọn vẹn qua ánh mắt, cơ mặt, đôi tay run run tức giận, điệu bộ, cùng lời thoại nhấn nhá, cách hát…. Vũ điệu của anh và nghệ sĩ Ngọc Đáng được phối hợp thật nhịp nhàng. Bài hát theo điệu Lý Cây Bông, “Gương xưa trị nước đành dẹp tình riêng lo việc chung… lòng thần đã quyết!”, chữ “quyết” cuối cùng được anh nhấn giọng, lên cao lãnh lót một cách kiên quyết, làm cho Hoàng Hậu khiếp sợ, Thái Hậu nể vì cái uy vũ của vị quan văn đầu triều.
Nội tâm của nhân vật Thượng Dương Hoàng Hậu của nghệ sĩ Ngọc Đáng với từng cái run rẩy, từng lời thoại, lời ca đều được cô chú ý biểu đạt. Nghệ sĩ Phượng Liên trong lớp diễn này khi thì vừa giận dữ biết rằng kẻ âm mưu hàng phục nhà Tống là Thượng Dương Hoàng hậu, nhưng cũng thương cảm cho số phận cùng là nữ lưu, không nỡ xuống tay xử án gia hình, vì dẫu sao cũng là “người nội tộc hoàng gia”. Nghệ sĩ Phượng Liên đã thể hiện trạng thái tâm lý từ giận dữ sang thương cảm thật ngọt ngào.
Các nghệ sĩ Văn Chung (lão Triệu) Hương Huyền (Vệ Uông), Hồng Loan (Hạnh Hoa), Xuân Mỹ (vai phu nhân của Thái Tử Chiêu Văn), Hoàng Dũng (Thái Tử Hoằng Chân) và nghệ sĩ Tuấn Minh (Thái Tử Chiêu Văn) đã thể hiện tốt nhân vật mà mình hóa thân.
Cả vở diễn “Câu Thơ Yên Ngựa” đã sử dụng các làn điệu cổ nhạc Việt Nam, không vay mượn các giai điệu Hồ Quảng như các vở tuồng cổ khác. Đây là điều đáng quý. Các nghệ sĩ đã hát cải lương sử Việt Nam, mặc trang phục Việt Nam và hát làn điệu cổ nhạc mang hơi thở tình tự Việt Nam.
Các nghệ sĩ Văn Chung (lão Triệu) Hương Huyền (Vệ Uông), Hồng Loan (Hạnh Hoa), Xuân Mỹ (vai phu nhân của Thái Tử Chiêu Văn), Hoàng Dũng (Thái Tử Hoằng Chân) và nghệ sĩ Tuấn Minh (Thái Tử Chiêu Văn) đã thể hiện tốt nhân vật mà mình hóa thân.
Cả vở diễn “Câu Thơ Yên Ngựa” đã sử dụng các làn điệu cổ nhạc Việt Nam, không vay mượn các giai điệu Hồ Quảng như các vở tuồng cổ khác. Đây là điều đáng quý. Các nghệ sĩ đã hát cải lương sử Việt Nam, mặc trang phục Việt Nam và hát làn điệu cổ nhạc mang hơi thở tình tự Việt Nam.
Cảnh tróc mã xuất quân là một cảnh diễn đã đem lại nhiều cảm xúc hào hùng cho khán giả có mặt trong rạp hát. Kết thúc vở diễn, sau màn xử tội phản quốc của Hoàng Hậu Thượng Dương, với giọng ngâm vang bốn câu thơ Thần của Lý Thường Kiệt, và kết thúc là ca khúc Đáp Lời Sông Núi (sáng tác của nhạc sĩ Trúc Hồ), được các nghệ sĩ hát vang và bên dưới khán giả phụ họa theo, với tiếng lòng thổn thức:
Quyết bảo vệ giang san ta thà chết cho quê hương.
Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc,
Cùng dòng máu Việt Nam.
Đây Hai Bà Trưng, đây Lý Lê Trần,
Bốn ngàn năm chưa một lần khuất phục ngoại xâm.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi.
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam...
Quyết bảo vệ giang san ta thà chết cho quê hương.
Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc,
Cùng dòng máu Việt Nam.
Đây Hai Bà Trưng, đây Lý Lê Trần,
Bốn ngàn năm chưa một lần khuất phục ngoại xâm.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi.
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam...
Màn nhung đã khép, nhưng dư âm của vở diễn, “lời réo gọi của Hồn Thiêng Sông Núi” sẽ vẫn tiếp tục vang vọng trong trái tim đồng hương hải ngoại. Tiếng lòng ấy thật nồng nàn và khát khao với hào khí “con Hồng cháu Lạc”, cùng bái vọng về quê mẹ đang đứng trước họa xâm lăng, từ kẻ thù phương Bắc thâm hiểm. - (BH)
Các tin khác
• Xem “Giông Tố” trên sân khấu Kịch Sống Túy Hồng (21-10-2011)
• Ballet Việt Nam “Vết Lăn Trầm” (14-10-2011)
• Vở cải lương “Câu Thơ Yên Ngựa” lần đầu tiên tại hải ngoại (30-09-2011)
• Xem “Così Fan Tutte” của Mozart (23-09-2011)
• Pushkin và Tchaikovsky với tác phẩm bất hủ “Eugene Onegin” (23-09-2011)
• “Giông Tố” lần đầu tiên trên sân khấu Kịch Sống Túy Hồng (16-09-2011)
• Đại Hội Vũ Sư và Những Giọng Ca Vàng 2010 (03-12-2010)
• Nga Mi-Trần Lãng Mi: “Phong Châu Mở Hội II” (22-10-2010)
.
.
.
No comments:
Post a Comment