Thursday, May 14, 2009

THƯƠNG PHẾ BINH VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa
... Những Anh Hùng Trong Cuộc Chiến
5/14/2009 10:17:49 AM
http://www.take2tango.com/?display=6953

Chuyện kể có một quân nhân trở về gia đình sau cuộc chiến. Từ San Francisco anh ta gọi điện thoại về nhà "Ba mẹ à, con trên đường về nhà đây nhưng con có một yêu cầu xin ba mẹ làm cho con. Con có một người bạn đồng đội mà con muốn mang về theo con". Người con nói tiếp "Người bạn đồng đội của con bị thương rất nặng, anh ta đạp phải mìn và mất một tay và một chân. Anh ta không có nơi chốn nào để về và con muốn anh ta về sống với gia đình mình".
"Không được đâu con ạ, mình chỉ có thể giúp bằng cách tìm một chỗ nào khác cho anh ta thôi". " Thưa ba mẹ, không được, con tha thiết muốn anh ta về sống với con". "Con à" người cha phân bày "Con thật không hiểu con đang đòi hỏi gì. Người tàn phế như anh ta sẽ là một gánh nặng cho gia đình mình. Mình còn có đời sống riêng cho mình nữa chứ, mình không thể để những chuyện như vậy làm ảnh hưởng đến
đời sống và sinh hoạt của gia đình mình. Ba nghĩ là con nên về và quên chuyện này đi. Anh ta sẽ tự phải kiếm cách sinh sống cho anh ta thôi". Nói đến đây thì người con cúp máy. Sau đó thì cha mẹ anh ta không còn được nghe tiếng nói của anh ta nữa. Vài ngày sau thì cha mẹ của anh ta nhận được điện thoại từ cảnh sát San Francisco báo tin người con của ông bà đã chết vì té lầu. Cảnh sát nghi là một vụ tự tử. Người cha và người mẹ bất hạnh bay qua San Francisco để nhận diện người con. Được đưa đến nhà quàng, ông bà nhận ra ngay người con nhưng khủng khiếp thay, một điều mà ông bà không thể ngờ được là con ông bà chỉ có một tay và một chân.

A story is told about a soldier who was finally coming home from the war. He called his parents from San Francisco. "Mom and Dad, I'm coming home, but I've a favor to ask. I have a friend I'd like to bring home with me." "Sure," they replied, "we'd love to meet him”. "There's something you should know” the son
continued, "he was hurt pretty badly in the fighting. He stepped on a land mind and lost an arm and a leg. He has nowhere else to go, and I want him to come live with us." "I'm sorry to hear that, son. Maybe we can help him find somewhere to live”. "No, Mom and Dad, I want him to live with us". "Son," said the father, "you don't know what you're asking. Someone with such a handicap would be a terrible burden on us. We have our own lives to live, and we can't let something like this interfere with our lives. I think you should just come home and forget about this guy. He'll find a way to live on his own." At that point, the son hung up the phone. The parents heard nothing more from him. A few days later, however, they received a call from the San Francisco police. Their son had died after falling from a building, they were told. The police believed it was suicide. The grief-stricken parents flew to San Francisco and were taken to the city morgue to identify the body of their son. They recognized him, but to their horror they also discovered something they didn't know, their son had only one arm and one leg.

Trên đây là một câu chuyện thương tâm của một cựu chiến binh Mỹ trở về sau cuộc chiến. Tôi muốn viết lên đây để đánh động lương tâm của mọi người, vì nó đã “touch my heart”, đã đánh trúng tim tôi và đánh động lòng thương tâm của chính tôi. Ý của tôi không phải muốn dùng câu chuyện này với kết cuộc bi thảm này để "làm nản lòng chiến sĩ", những chiến sĩ của chúng ta đã “nản lòng” vì bị buộc phải bại trận và để lại trên quê hương một phần thân thể.

Đây là câu chuyện của người Mỹ. Người Mỹ và người Tây phương sống ích kỷ, sống theo chủ nghĩa cá nhân. Cách hành xử của người cha người mẹ của anh lính Mỹ này cũng thường tình và dễ hiểu. Ai cũng cảm thấy dễ dàng, gần gũi và dễ đón nhận một con người đẹp đẽ, khoẻ mạnh hơn cưu mang những người bất hạnh, tự chuốc vào mình những khó khăn và phiền toái.

Người Á Đông, người Việt mình thì khác, người mình sống có tình có nghĩa, sống trên tình thương yêu, chịu đựng và hy sinh. Người mình lúc nào cũng đặt tình cảm và sự hy sinh lên hàng đầu. Thương con thì cũng phải thương những liên hệ của con. Tình bạn là một cái gì thiên liêng cao quý. Tình đồng đội gian khổ sống chết có nhau còn vượt lên khỏi cái tình bạn thiên liêng cao quý ấy. Người mình không quảng ngại khó khăn gian khổ để đùm bọc và cưu mang người thân cùng những kẻ bất hạnh.

Những mẫu chuyện về những bà mẹ già tuổi đã gần đất xa trời, những người vợ lính tuổi còn son trẻ tảo tần nuôi con còn cưu mang thêm một người con, một người chồng đã một thời là lính nay đã là phế nhân, không còn khả năng mưu sinh nhan nhãn đầy khắp các trang web về lính, các đặc san về thương phế binh. Sự hy sinh của cha mẹ dành cho con, của vợ dành cho chồng là vô bờ, là vô điều kiện, UNCONDITIONAL LOVE.

Người lính thuở xưa đã vì quê hương dân tộc, không ngần ngại bỏ lại sau lưng mẹ già, vợ trẻ và con thơ để lên đường cống hiến, cống hiến cuộc đời trai trẻ của mình và có lắm người đã cống hiến luôn một phần thân thể của chính mình. Sau cuộc chiến, người mẹ, người vợ dang tay đón người con, người chồng trở về... không lành lặn. Gia đình đây rồi, sum họp đây rồi, người mẹ và người vợ không một tiếng than van, không trách cứ một ai, tiếp tục hy sinh cho con cho chồng. Rồi đây, đến một ngày người mẹ già hay người vợ không còn khả năng lao động để lo cho con cho chồng được nữa hay phải ra đi trước thì ai sẽ là người dắt díu người thương phế bình quãng đời còn lại đây!?

Những người thương binh là thành phần bị thiệt thòi nhất trong đời sống hiện tại. Chế độ cũ đã không còn quy chế hay trách nhiệm gì. Chế độ mới lại càng không có quy chế hay trách nhiệm đối với họ, nếu không muốn nói là không có thiện cảm vì họ đã một thời đứng khác chiến tuyến. Vậy thì họ phải làm sao và làm gì để đi cho hết con đường này, sống cho hết cuộc đời này đây? Chúng ta ngày nay dầu đang ở đâu trên trái địa cầu này, không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp cũng đã mang ơn họ, những người lính VNCH một thời hy sinh để chúng ta được sống còn, sống lành lặn và sống hạnh phúc.

Những quân nhân ấy thuở xưa đã lên đường vô điều kiện. Những người mẹ già và những người vợ lính đã giang tay đón họ về, cưu mang họ không đặt một điều kiện nào. Tôi cũng vậy, giờ đây nhận thức được chỗ đứng này của riêng tôi, sự thành đạt của con cái tôi cũng như hạnh phúc này của gia đình tôi là do công lao, đóng góp và hy sinh của những quân nhân thuở trước và những thương binh còn lại ngày nay. Mình được đầy đủ ngày hôm nay mà phải nhớ ơn những người thiếu thốn, thiếu thốn vật chất và mất mác thân thể.

Nơi tôi đang cư ngụ có hai hội đoàn khác nhau đứng ra lo cho Thương Phế Binh bất hạnh còn kẹt lại ỏ quê nhà. Tôi giúp họ bằng hết tấm lòng, không do dự, không điều kiện, không vụ lợi. Lắm người nghi ngờ hội đoàn này, tổ chức nọ, ngại ngùng số tiền (cỏn con) của mình bỏ ra có đến tay thương binh hay không? Tôi thì không, cứ làm bằng cả tấm lòng chân thật của mình và mong mỏi những người liên hệ trách nhiệmm cũng chân thật như mình. Tổ chức hội đoàn nào tôi cũng cố đặt lòng tin, sinh hoạt nào cho thương binh tôi cũng trân trọng, buổi tiệc gây quỹ nào tôi cũng tham gia. Tôi dấn thân bằng cả tấm lòng thành và trong sáng của mình ... vô điều kiện, vô vụ lợi, UNCONDITIONALLY. Cầu mong mọi người ai cũng một lòng như mình.
Trần Việt Trình
(Viết cho đặc san Tình Thương Foundation Xuân 2009)


oOo

Thương Phế Binh VNCH, những Anh Hùng Trong Cuộc Chiến sau 75 họ bị chế độ CSVN trù dập như thế nào, hãy xem những dòng kỷ niệm mà chúng tôi góp nhặt được như sau:

...dưới chế độ Cộng Sản người lành lặn bị trả thù đã đành, mà người tàn phế của chế độ cũ cũng chia sẻ những khổ đau, những nhục nhằn thê thảm như vậy luôn. Người Cộng Sản hầu như không có lương tri của một xã hội văn minh, họ đã quen lối sống hoang dã giữa những mãnh thú, sẵn sàng giết đồng loại khi sự thú tính dâng lên cơn thèm. Xua đuổi thương binh của địch thủ ra khỏi bệnh viện, đập phá nghĩa trang, mồ mã của đối phương. Ý niệm nhân bản "Nghĩa tử nghĩa tận" họ sẽ không bao giờ hiểu nổi. Do đó, TPB của nước Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản hất hủi, chà đạp lên danh dự và xua đuổi họ ra khỏi sinh hoạt xã hội bình thường. Như hàng ngàn trường hợp TPB của VNCH bị đối xử tệ bạc mà xã hội miền Nam đã
chứng kiến.

Mới đây nhà văn Văn Quang gửi ra hải ngoại bài viết một câu chuyện buồn bi thương về TPB. Theo báo Viễn Đông cho phổ biến bản tin về TPB Nguyễn Văn Báu, một quân nhân thuộc Tiểu đoàn 52, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, mang số quân 73/124687. Anh bị thương cụt mất hai chân tại mặt trận Bình Long- An Lộc năm 1972. Người con trai lớn của anh Báu là Nguyễn Thành Tâm, sinh năm 1979 đã có vợ và hai con, làm nghề đạp xích lô. Người con gái út là Nguyễn Thanh Hiếu, sinh năm 1983, làm công nhân của công ty may Đại Quang cũng đã có 2 con. Còn một người chị nữa, chồng chết, đang đi bán vé số. Bà vợ anh Báu bị tai nạn đứt gân nhượng chân nên không đến bệnh viện được. Nhìn nét mặt hai người con anh Báu như
vẫn còn thất thần, đau đớn vì tai nạn kinh hoàng đêm trước của bố, người con trai nước mắt lưng tròng khi kể lại về bố mình:
"Nhà em là nhà đi thuê, ở xóm lao động nghèo sau nghĩa trang Bình Hưng Hòa mà mỗi tháng phải trả một triệu hai. Mới đây chủ nhà lại đòi tăng lên triệu rưởi. Dưới nhà chật, chỉ đủ để hai chiếc xe đạp, xe gắn máy cũ. Chúng em ngủ trên gác xép. Bố em cụt hai chân nên trải chiếu nằm dưới nhà cho tiện. Gần một tháng vừa qua bố em bị bệnh tai biến, hai chân lại đau nhức và nhất là sạn thận hành hạ. Ông nằm rên suốt ngày mà cố giấu con cháu. Ông đau lắm, chúng em biết, đang cố chạy tiền đưa ông đi chữa bệnh".
Vì đau bệnh ngặt nghèo mà gia cảnh lại quá tù túng, anh Báu đã quyết định quyên sinh mình bằng cách tự thiêu và anh đã qua đời. Là người của VNCH, phải chăng tim chúng ta đau nhói mỗi khi nghe những tin buồn bã như thế này?

Nhà văn Phan Nhật Nam nhân tham dự buổi gây quỹ TPB tại Canada, anh đã viết lại tâm tình khi đọc tác phẩm "Những Mảnh Đời Rách Nát", do vị bác sĩ trẻ tuổi Phan Minh Hiển về tận bên nhà tìm hiểu hiện trạng TPB, để rồi ghi nhận lại những sự thật đau đớn của những chiến binh VNCH thất thế sau cuộc chiến:
"Khi những ngày hỗn loạn đầu tháng 5 qua đi, những thùng đồ hộp bọn em trong nhà đem về dần cạn, người phế binh vùng Sàigòn, Gia Định phải ra đường kiếm sống với những “nghề cứu đói” như vá lốp xe đạp, sửa hộp quẹt gaz, bán nhang... Và cuối cùng, đi xin ăn. Nhưng tất cả không thể kéo dài khi gã cán bộ tên là Ba Nhiệm làm trưởng ban “Truy quét tệ nạn xã hội” với một bộ phận kinh hoàng, ”Nhà Nuôi Thị Nghè” được dựng nên để làm địa điểm chuyển tiếp giải quyết tất cả những đối tượng đang sinh sống trên, với vỉa hè - Số lượng nầy càng tăng vọt khi tiếp nhận thêm hàng vạn người từ Miền Bắc túng đói tràn vào. Tuy gọi là “nhà nuôi” nhưng thật ra nơi đó là nhà tù theo đúng nghĩa, những người bị đưa vào đây đều bị coi là “tội phạm hình sự “, do đó bị tra tấn và hành hạ thường xuyên. “Tội nhân” là những người bị bắt trong các đợt bố ráp lề đường, họ không có quyền khiếu nại là bị bắt trái phép hay không, và cũng không có án phạt rõ ràng...

Hoàng Thụy và Sơn, hai phế binh do quá kiệt sức vì bệnh lao và cụt hai chân nên được ra khỏi “nhà nuôi số 4” Phú Giăng, Sông Bé. Họ không dám đi ăn xin, chỉ “xin ăn” lại từ những người sống trong nghĩa địa. Một buổi chiều, hai anh ra bến Bạch Đằng, ngước mắt nhìn tượng Đức Trần Hưng Đạo một hồi lâu rồi nắm tay nhau nhảy xuống dòng nước chảy xiết. Xác hai anh được vớt lên, cha anh Sơn đang bán bánh ú, bánh tét quanh chợ Bến Thành hay tin, đến nhìn xác con. Nhưng ông chỉ im lặng đứng chung với đám người hiếu kỳ, không dám nhận là thân nhân người xấu số vì không có tiền mai táng con mình. Ông đứng thẫn thờ nhìn chiếc xe chở xác con ông đi khuất rồi mới dám khóc.

Hoàng Thụy và Sơn không chết một mình, những người lính tàn phế lần lượt “chọn” cho mình những phương tiện và thời điểm thích nghi như trường hợp của phế binh Thơm.. “Anh Thơm khi ngồi dưới chân cầu Sài-gòn, gần Ngân Hàng Quốc Gia có suy nghĩ rằng, do vợ chồng anh thiếu quan tâm nên đứa nhỏ con anh mới chết vì suy dinh dưỡng; mẹ nó đang “đi khách” ngoài chợ Bến Thành để dồn tiền cho anh làm
vốn đi bán nhang... Anh quá mệt mỏi để nghĩ tiếp... Cuối cùng, anh mở hai tuýp thuốc ngủ trút hết vào miệng, bị say thuốc, anh ọc mửa đầy hết áo quần, xong dẫy mấy cái và ngủ luôn dưới chân cầu. Những thương phế binh khác như Lộc “què” mắc bệnh ho lao, thắt cổ chết trong một toa xe lửa bỏ hoang ở Biên Hoà. Quý “đốc- tưa Zivago” không nuôi nổi mẹ già 80 tuổi, bất lực nhìn mẹ hằng ngày cầm lon ra chợ xin thức ăn nuôi thân và nuôi con, nên anh đã thắt cổ chết lè cả luỡi ra. Thanh “liệt” thì mài dao tự cắt cổ, cứa mãi không đứt vì sợ đau, đâm ra bực mình liền chĩa mũi dao đâm cái phọt vào tim...

Nhưng trong những thân thể thương tật kia, ý chí chiến đấu của người lính không hề tàn lụi, họ vẫn giữ nguyên bản lĩnh kiêu hãnh của một quân đội, một đơn vị hằng tạo dựng những chiến tích lừng lẫy, cho dù hành động phản ứng tuyệt vọng bi tráng của họ chắc chắn sẽ đưa đến hậu quả khốc hại cuối cùng với cái chết ghê rợn nhẫn tâm..."

Nhà thơ Hoàng Phong Linh, tức chiến sĩ Võ Đại Tôn trong buổi gây quỹ cứu trợ TPB tại Úc châu đã phát biểu như sau:
"Nhà thơ Hoàng Cầm, trong bài Bên Kia Sông Đuống, có viết một câu, tuy không diễn tả được hết nỗi niềm, nhưng cũng cho ta thấy được một dòng máu tê buốt xương da :“Nỗi đau như ai rụng một bàn tay” !. Trong thế hệ chúng tôi, xuyên suốt những tháng năm chiến chinh khói lửa, và bây giờ trong buổi xế chiều của cuộc sống lưu vong, mỗi lần thơ thẩn bước chân qua những nẻo đường cô đơn, tận đáy lòng vẫn còn nghe vọng về lời thơ tiếng nhạc từ quá khứ bủa vây hiện tại, hình bóng hào hùng chen lẫn tang thương: “Em hỏi anh bao giờ trở lại ? - Xin trả lời mai mốt anh về. Anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về bại tướng cụt chân....”. Từ lượng từ bi của đất trời, từ lòng hào sảng của định mệnh, các anh đã trở về từ chiến địa với thân xác không còn nguyên vẹn, qua những lần đem máu xương để vinh danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mong được một phần cứu nguy Tổ Quốc. Trên mảnh đất quê hương, tại một vùng trời nào đó, từ Đức Cơ đến Đồng Xoài, từ U Minh Bình Giả đến hàng trăm ngàn địa danh bất tử, các anh đã để lại một phần máu thịt xác thân, pha thêm màu vàng son hoành tráng trên bức tranh thần kỳ của Dân Tộc vĩnh hằng. Cho dù tôi có phải quỳ xuống cũng không ôm hết được một vòng tay thịt xương các anh đã hòa chung màu đất Mẹ, ân tình này mang nặng đến nghìn sau.", Võ Đại Tôn...

Đại Nhạc Hội TPB Kỳ 3 sẽ là một chương trình qui mô, do sự phối hợp giữa 2 miền Bắc Nam Cali, một lượng nghệ sĩ hùng hậu nhất, có những màn hùng ca đặc sắc Hải Lục Không Quân VNCH, những bài tình ca về lính, cho lính và của lính

Tin Mới Nhất về “ĐẠI NHẠC HỘI Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH - Kỳ 3 - Bắc Cali”

Còn nhớ là vào năm 2006 tại địa điểm sân vận-động trường Bolsa High School, Trung Tâm Asia và đài truyền hình SBTN đã tổ chức thành công đại nhạc hội “Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH kỳ I” với số thu gần 1/2 triệu đồng. Cũng tại địa điểm đó, kỳ II thành công hơn, với hơn 1 triệu đồng. Năm nay 2009, Ðại nhạc hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH, kỳ III” sẽ được tổ chức tại Bắc California (San Jose) vào ngày Chủ Nhật 17 tháng 5 sắp tới.

Theo thông báo của Ban Tổ Chức cho biết: “Nhằm mục đích gây quỹ để trợ giúp anh em Thương Phế Binh VNCH đang sống trong hoàn cảnh ngặt nghèo tại quê nhà, cũng như để tỏ lòng biết ơn đối với những chiến sĩ đã chiến đấu và hy sinh một phần thân thể để bảo vệ tự do cho Miền Nam VN, đông đảo các hội đoàn Bắc Cali cùng phối hợp với Trung Tâm Asia, Đài SBTN và Hội HO Cứu Trợ TPB&Quả Phụ VNCH sẽ tổ chức một đại nhạc hội với danh xưng:

ĐẠI NHẠC HỘI CÁM ƠN ANH NGƯỜI THƯƠNG BINH VNCH KỲ 3 BẮC CALI.

* Thời gian: Từ 11 giờ trưa đến 6 giờ chiều Chủ Nhật
Chủ Nhật, ngày 17.5.2009.

* Địa điểm: Sân vận động Trường Trung Học Independence
1776 Educational Park Dr, San Jose, CA 95133”

No comments: