Thursday, May 21, 2009

THÊM GIẢI THƯỞNG CHO "THE BOAT" của NHÀ VĂN LÊ NAM

Thêm giải thưởng cho câu chuyện thuyền nhân
Lê Hải
BBCVietnamese.com
Cập nhật: 15:50 GMT - thứ tư, 20 tháng 5, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/05/090520_theboat_namle.shtml
Tập truyện ngắn của nhà văn gốc Việt được ủy ban giải thưởng văn chương bang New South Wales của Úc trao giải thưởng đúng dịp kỷ niệm 30 năm phát triển của ủy ban.
Bên cạnh giải Book of the Year, tác phẩm tiếng Anh "The Boat" cũng được trao thêm giải UTS Glenda Adams cho tác giả và tác phẩm mới.

Đây là lần đầu tiên nhà văn Lê Nam được trao giải thưởng trên quê nhà nước Úc của anh, sau giải Dylan Thomas cho các cây bút trẻ ở Wales và giải Anisfield-Wolf ở Harvard.

Một trong số các truyện ngắn trong tác phẩm, cùng mang tên The Boat, kể về chuyến vượt biên của cô Mai, có thể coi là nét khắc họa hình ảnh của thuyền nhân Việt Nam, với câu chuyện người bị đi cải tạo, tình yêu thời chiến, cho đến cảnh móc nối ở chợ Rạch Giá và những đêm nằm chờ ngày vượt biển.

Chuyến đi định mệnh kéo dài mười ba ngày với bão táp, bệnh tật và hết nước ngọt đã kết thúc bằng hình ảnh cái chết của một em bé, khi bến bờ vẫn còn cách xa và mới chỉ là trại tạm dung chờ thanh lọc tị nạn.
"Họ đứng trong im lặng, nhìn về đằng trước, hơi nước phủ trên mặt, cố tập trung tầm nhìn và tâm trí vào dải đất mờ xa xa, một nơi nằm ngoài tầm với, để mà khỏi phải quay nhìn lại mé đằng sau ghe, nơi những người đàn ông tháo tấm bạt ra, quấn quanh xác cậu bé một, hai, ba lần trước khi thả xuống nước, quăng thật xa ra phía sau để khi những con cá mập xông vào thì đã kịp khuất khỏi tầm mắt." - Đoạn kết truyện ngắn The Boat, cũng là câu cuối cùng trong tập truyện cùng tên của nhà văn Lê Nam.

Tác phẩm của anh đã nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng và dự kiến sẽ được Guanda xuất bản ở Ý qua bản dịch của Elisa Banfi vào ngày 28 tháng Năm năm nay.

Trước đó đã có các bản dịch tiếng Đức (Sky Nonhoff), tiếng Hà lan (Paul Witte), và theo dự kiến sẽ có thêm tiếng Phần Lan, Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản và ngôn ngữ Hebrew của người Do Thái.

Trang mạng giới thiệu sách cũng ghi nhận khả năng xuất bản bằng tiếng Việt qua nhà xuất bản Nhã Nam.

Tiếng Việt vào văn học Anh ngữ

Tác phẩm của Lê Nam không chỉ đem câu chuyện vượt biên và hình ảnh người thuyền nhân vào dòng chính văn học tiếng Anh, mà cốt truyện còn được chuyển tải qua nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam, như lối xưng hô qua đại từ quan hệ gia đình, giáo dục con cái, suy nghĩ và cư xử của những người phụ nữ.

Lê Nam sinh năm 1978, quê Rạch Giá, vượt biên và định cư ở Úc
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/05/20/090520124740_namle.jpg

"Con" được chuyển khéo léo thành Child, còn "Ba", "Má", "Chị" ́được giữ nguyên bên cạnh nhiều từ rất đặc trưng của tiếng Việt như "thôi", "nha", "hả", "chào".

Nếu so với nhiều tác phẩm tiếng Anh của các nhà văn gốc Việt kể về câu chuyện Việt Nam, thì Lê Nam có lẽ là người đưa chữ Việt vào nhiều nhất.

Độc giả tiếng Anh chắc chắn sẽ cảm nhận hoàn toàn lời bà mẹ dạy con trai: "Con có biết là con hên lắm không? tại có chị Mai chịu trông chừng con", trong một mạch văn.

Hay trong đoạn người cha từ trại cải tạo trở về dặn dò con gái: "Lo cho má. Và nghe lời má. Hứa nha con"; "Dạ thưa ba".

Mối quan hệ gia đình người Việt còn được Lê Nam phát triển sâu qua những lời nói và cử chỉ giữa hai cha con trong một câu chuyện giống như là chính lời tự sự của tác giả, cũng được ghép vào tập truyện này.
Nhưng Lê Nam không chỉ viết về người Việt, trong các nhân vật của anh có cả chàng thanh niên nổi loạn Juan Pablo Merendez từ miền đất Cartagena, Colombia, hay những câu chuyện từ Hiroshima, Ehran, vịnh Halflead...

Tuy nhiên, chất liệu từ những câu chuyện vượt biên của người Viết có lẽ vẫn tiếp tục được anh khai thác, như trong một phỏng vấn anh từng tiết lộ đang viết một truyện ngắn về cướp biển Thái Lan.

Cùng với Andrew Lâm Quang Dũng, Lê Nam là nhà văn gốc Việt đang được chú ý trong dòng chính văn học Anh ngữ.


Nam Le (writer)

From Wikipedia, the free encyclopedia
http://en.wikipedia.org/wiki/Nam_Le_(writer)


Lê Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Nam


Nhà Văn VN Đầu Tiên Thắng Giải Dylan Thomas
Diễn Đàn HoaTựDo, 10/11/2008
http://www.congdongnguoiviet.fr/VanHoa/0811ThangGiaiDylanThomasH.htm

London - Anh Lê Nam, 29 tuổi, đã trở thành người thứ nhì được giải văn chương Dylan Thomas. Giải này được trao cho tác phẩm viết bằng Anh ngữ và được xem là một trong những giải văn chương lớn nhất trên thế giới.

‘Lê Nam là một tác giả xứng đáng’
Lê Nam chào đời tại Việt Nam, theo gia đình vượt biển thoát khoải chế độ Cộng Sản và và lớn lên tại Úc.

Tuyển tập truyện ngắn “The Boat” (Chiếc Thuyền) của anh đã được chọn trong sáu tác phẩm được đề cử trong vòng chung kết của giải Dylan Thomas năm nay. Tiền thưởng cho giải này là 60000 bảng Anh (gần 94 ngàn Mỹ kim).

Buổi lễ trao giải thưởng được tổ chức vào đêm Thứ Hai, 10/11 tại Brangwyn Hall, Swansea. Người đầu tiên thắng giải này vào năm 2006 là cô Rachel Tresize từ Rhondda thuộc xứ Wales, Vương Quốc Anh.

Lê Nam đang sống tại New York, nơi mà anh là chủ biên tạp chí văn chương Harvard Review.

Giải Dylan Thomas đón nhận các tác phẩm từ khắp thế giới và thuộc mọi thể loại viết bằng tiếng Anh bởi một tác giả dưới 30 tuổi. Bà Aeronwy, con gái của thi sĩ Dylan Thomas (1914-1953), đã trao giải cho anh Lê Nam.

Nhà văn trẻ gốc Việt nói với đài BBC rằng ban đầu anh cảm thấy nao núng khi nghĩ đến thời gian một tuần mà anh phải sống với năm tác giả khác trong vòng chung kết. Thế nhưng đến khi gặp năm nhà văn trẻ, anh có thêm năm người bạn mà anh nói là sẽ giữ tình thân suốt đời.

“Quả là một tuần điên cuồng”, Lê Nam nói trong lúc nhận giải thưởng. “Tôi nghĩ rằng không có gì vui hơn so với ông Barack Obama đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Cám ơn các bạn rất nhiều. Tôi rất sung sướng khi được đứng đây và chia sẻ những giây phút siêu thường với các bạn”.

Giải thưởng có nguồn gốc với lịch sử của vùng Swansea, quê hương của thi hào Anh Dyland Thomas và nơi ông sáng tác hầu hết những bài thơ.
Cùng với giải thưởng, trong năm sau, anh Lê Nam sẽ được sống tại trường University of East Angelia, Norwich nơi mà tác giả có ý định viết một tác phẩm mới.
Ông Peter Florence, giám đốc của Hay Festival và chủ tịch ban giám khảo giải Dylan Thomas, nói rằng “chọn một tác phẩm thắng giải trong một danh sách ngắn với những tách phẩm rất hay” là một điều rất khó khăn.
“Tôi tin rằng Lê Nam là một tác giả xứng đáng với giải Dylan Thomas”, ông Florence nói.
“Tác phẩm xuất sắc của Lê Nam cho thấy một tài năng hiếm có, đầy ngạc nhiên trong cả hai tầm vóc của đề tài cũng như phẩm chất của văn chương”.
“Lê Nam đương đầu với quá khứ và hoàn cảnh của chính anh cũng như của những người khác với đôi mắt sáng suốt, với sự tập trung của trí thông minh và với cách sử dụng chữ nghĩa tài tình”.
“Theo ý kiến của ban giám khảo, Lê Nam là một hiện tượng văn chương, và tôi chờ đợi những tiến triển trong sự nghiệp của anh”, ông Florence nói.

Trong năm tác giả cạnh tranh với Lê Nam trong vòng chung kết, có ba người từ Vương Quốc Anh, một từ Nam Phi và một từ Ethiopia.
Nữ tài tử Catherine Zeta-Jones của Hollywood và cũng là sứ giả của giải thường Dylan Thomas, nói rằng bà “vui sướng khi biết chúng ta có một người đoạt giải xứng đáng như Lê Nam”.
Ông Alun Fred Jones, Bộ Trưởng Văn Hoá Wales nói, “Di sản của Dylan Thomas sống mãi qua giải văn chương Dylan Thomas, giúp những nhà văn trẻ có cơ hội được chiếu sáng và chia sẻ những tác phẩm tuyệt vời của họ”.
“Thắng được một giải cao quí như thế này cho thấy một tài năng còn nguyên chất và gây ấn tượng mạnh”.

Vào năm 1978, khi Lê Nam mới có 3 tháng tuổi, gia đình anh đã vượt biên từ Rạch Giá và trôi giạt đến trại tị nạn ở Malaysia. Cha của Lê Nam từng bị học tập cải tạo dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam.

Tuyển tập “The Boat” gồm 7 truyện ngắn với các nhân vật rất đa dạng trong thời gian và không gian khác nhau từ Iowa đến New York, Cartegena đến Hiroshima, Medellin, từ Columbia qua Tehran, Iran, từ Úc đến con thuyền đánh cá vượt biên Việt Nam trôi dạt ở Thái Bình Dương.


No comments: