Friday, May 22, 2009

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CON ĐẬP TRÊN SÔNG CỬU LONG

Công trình nghiên cứu của LHQ cảnh báo về những đập nước tác động lên sông Cửu Long
DCVOnline – Tin ngắn (AP)
22-05-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6327
BĂNG CỐC (Bangkok) - Một hiện tượng xây đập nước loạn xà ngầu ở Trung Quốc gây nên sự đe dọa trầm trọng cho tương lai của dòng sông Cửu Long, là một trong những con sông lớn của thế giới và nguồn nước chính cho cả vùng, bản tường thuật của Liên Hiệp Quốc cho hay hôm nay thứ Năm ngày 21 tháng Năm, 2009.
Trung Quốc hiện đang xây cùng lúc tám đập nước ở thượng nguồn sông Cửu Long khi con sông này chảy qua một loạt hẽm núi cao nằm ở tỉnh Yunnan, bao gồm một đập nước vừa mới hoàn thành Xiowan Dam có độ cao 292 mét, là đập nước cao nhất thế giới. Khả năng chứa của đập Xiowan này bằng tất cả các hồ chứa nước ở vùng Đông Nam Á châu gộp lại, theo bản báo cáo cho hay.
Lào, trong lúc đó, đã bắt đầu khởi công xây dựng 23 đập nước và hy vọng sẽ xong trong năm 2010 trên sông Cửu Long và những nhánh sông tách ra từ con sông Cửu Long này, như là một phương cách thúc đẩy sự phát triển và đưa đất nước ra khỏi cảnh nghèo đói. Việt Nam và Cam-Bốt cũng có những dự án xây đập đồ sộ.

“Dự án cực kỳ tham vọng của Trung Quốc khi xây một loạt tám đập nước lớn nối chồng lên nhau ở một nửa trên của sông Cửu Long khi dòng sông này đổ về những hẽm núi cao ở tỉnh Yunnan có thể gây nên một sự đe dọa trầm trọng nhất cho dòng sông này,” theo bản báo cáo.

Những ảnh hưởng xấu từ những đập nước này bao gồm “sự thay đổi lưu lượng và thời gian chảy, làm hỏng phẩm chất nước và làm mất tính sinh thái đa dạng của dòng sông này.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Ma Zhaozu nói trong một buổi họp báo thường kỳ rằng nhà nước Trung Quốc xem trọng cả hai phần phát triển cũng như bảo vệ dòng sông này. Sông Cửu Long được biết đến như sông Lancang ở Trung Quốc.
Những đập nước Trung Quốc dự trù xây sẽ gia tăng sức ép cho sông Cửu Long, là con sông chạy qua Trung Quốc, Miến Điện (Myanmar), Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Một hệ thống sông ngòi thuộc dòng sông Cửu Long với diện tích 795.000 cây số vuông là nơi trú ẩn của hằng chục giống chim hiếm và hệ động vật sống trong dòng sông này, bao gồm cá tra Cửu Long loại lớn, và hệ thống sông này cũng là một nguồn thực phẩm cũng như công ăn việc làm cho 65 triệu người sống dọc theo lưu vực sông.
Sông Cửu Long và cả một hệ thống sông con chằng chịt bắt đầu từ nó đã phải chịu sự hăm dọa ô nhiễm môi sinh, khí hậu thay đổi và những tác động của những đập nước đã được Trung Quốc xây trước đây làm mực nước sông giảm hẳn ở thượng nguồn sông Cửu Long.

Tuy vậy, bàn báo cáo của Liên Hiệp Quốc nói trong thời gian hiện nay, mức độ ô nhiễm của sông Cửu Long chưa ở “mức báo động”, cùng lúc sự thiếu nước và xung đột vì nước dọc theo sông Cửu Long cho đến giờ phút này vẫn chưa xảy ra.
“Sông Cửu Long hiện đang ở trong tình trạng tốt và sông có thể chịu thêm “sức ép” như phát triển hệ thống tưới nước hay phát triển kỹ nghệ,” một trong những người tham gia nghiên cứu bản báo cáo này, ông Mukand S. Babel cho hay.

Tuy nhiên, bản báo cáo đã tìm thấy nhiều lưu vực dọc theo sông đang bị hăm dọa, bao gồm vùng Tonle Sap ở Cam Bốt, Nam Khan ở Lào và vùng Sekong-Sesan Srepok giữa Việt Nam và Cam Bốt do gia tăng phát triển và nhu cầu đòi hỏi nước.
Bản báo cáo kêu gọi các nước dọc theo dòng sông này hãy làm việc chặt chẽ cùng nhau để bảo đảm cho dân số đang tăng trưởng trong vùng và hy vọng sự phát triển kinh tế trong khu vực này không gây thêm sức ép lên sức chịu đựng của vùng châu thổ sông Cửu Long.
“Bây giờ là lúc để giải quyết những thách đố này, còn không thì dự án đang và sẽ phát triển sẽ tác động lên khả năng cung cấp nước cho lưu vực sông trong tương lai,” ông giám đốc vùng của Liên Hiệp Quốc Young-Woo Park nói.

© DCVOnline

Nguồn:
(1)
UN study advises caution over dams. The Associated Press, by Michael Casey, 21 May 2009

-----------------------------------------------

newsday.com
Liên hiệp quốc cảnh báo các đập nước định xây dựng ở Trung Quốc và Đông Nam Á có thể gây thiệt hại cho Sông Mekong

MICHAEL CASEY, Phóng viên Môi trường của Hãng thông tấn AP
Ngày 21-5-2009
BANGKOK (AP) – Hoạt động xây dựng đập thủy điện quá mức ở Trung Quốc đang đặt ra mối đe doạ to lớn nhất cho tương lai của dòng Mekong vốn đã bị chia cắt ra thành nhiều đoạn. Sông Cửu Long (Mekong River) là một trong những dòng sông chính trên thế giới và là một nguồn nước chủ yếu cho khu vực nầy, một bản báo cáo của Liên hiệp quốc [LHQ] đã cho biết như vậy vào hôm nay thứ Năm.
Trung Quốc đang xây dựng một loạt tám đập nước trên nửa phần phía thượng nguồn con sông Mekong khi dòng sông chảy qua những hẻm núi cao thuộc Tỉnh Vân Nam, gồm có Đập nước Tiểu Loan (Xiowan) mới được hoàn thành, đập Tiểu Loan có độ cao 292 mét, cao nhất thế giới. Sức chứa của con đập bằng tất cả các hồ nước ở Đông Nam Á cộng lại, bản báo cáo của LHQ viết.
Trong khi đó thì Lào đã bắt đầu việc xây dựng 23 đập nước trên sông Mekong được dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2010, với mục đích để thúc đẩy phát triển và chấm dứt tình trạng đói nghèo trên quốc gia này. Cambodia và Việt Nam cũng có những kế hoạch xây dựng đập nước đầy tham vọng.

“Kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc xây một loạt liên hoàn tám đập nước khổng lồ ở nửa trên thượng nguồn Sông Mekong đoạn chảy qua những vùng hẻm núi cao của Tỉnh Vân Nam, có thể đặt ra mối đe doạ lớn nhất cho dòng sông này,” bản báo cáo viết.
Bản báo cáo đã tiếp tục nói rằng những tác động của việc phát triển đập nước được dự tính bao gồm “những thay đổi trong dung lượng dòng chảy và thời gian chảy, sự huỷ hoại chất lượng nước và tổn thất các loài động vật và thực vật cư trú trong môi trường.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Ma Zhaoxu đã tuyên bố trong một bản tường trình thường lệ rằng chính phủ nước này giành mối quan tâm thích đáng cho việc phát triển sông Mekong và việc bảo vệ nó. Dòng Mekong được biết đến với cái tên là sông Lancang ở Trung Quốc.
“Tôi muốn nói rằng chính phủ Trung Quốc liên kết sự quan trọng to lớn đối với việc thăm dò và bảo vệ các dòng sông chảy qua biên giới các nước khác và thi hành chính sách quan tâm thích đáng tới việc phát triển và bảo vệ con sông,” ông Ma cho biết.
Những con đập dự định được xây dựng sẽ gây thêm sức ép hơn nữa lên dòng Mekong. Sông Mekong vẫn chảy qua Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam. Mạng lưới dòng chảy của con sông rộng 795.000 km vuông là nơi sinh sống của hàng chục loài chim hiếm và các loài tôm cá hiếm sống trong nước, trong đó có loài cá trê khổng lồ của Mekong, và là một nguồn lương thực thực phẩm, công ăn việc làm cho 65 triệu người dân sống trên lưu vực con sông.
Dòng sông và mạng lưới các nhánh rộng lớn của nó đã phải đối diện với những mối đe doạ từ ô nhiễm, biến đổi khí hậu và những hậu quả của các con đập được xây dựng trước đây ở Trung Quốc và đã gây ra tình trạng mực nước bị hạ xuống rất thấp ở vùng thượng nguồn Mekong.

Bản báo cáo của LHQ nói rằng trong thời gian này độ ô nhiễm của sông Mekong vẫn chưa ở trong “mức báo động” trong khi tình trạng thiếu nước và các cuộc xung đột quanh nguồn nước cho đến lúc này vẫn chưa nổi lên.
“Vào thời điểm này con sông Mekong đang ở trong tình trạng tốt và có thể chịu được nhiều sức ép hơn, ví dụ như việc phát triển tưới tiêu hay phát triển công nghiệp,” theo lời ông Mukand S. Babel, một trong những tác giả của bản báo cáo.
Tuy nhiên, bản báo cáo đã nhận thấy một số vùng lưu vực trên sông Mekong đang bị đe doạ, bao gồm vùng Tonle Sap ở Cambodia, Nam Khan ở Lào và Sekong-Sesan Srepok ở Việt Nam và Cambodia do tốc độ phát triển và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng.
Bản báo cáo của LHQ này kêu gọi các quốc gia quanh dòng Mekong hãy làm việc chặt chẽ với nhau hơn nữa để đảm bảo rằng việc gia tăng dân số của vùng này và mong mốn phát triển kinh tế không vượt quá mức khả năng của vùng châu thổ con sông.
“Bây là lúc phải chận đứng những mối thách thức này, nếu không thì sự tăng trưởng và phát triển như dự kiến có thể tác động lên khả năng cung cấp lượng nước cần thiết cho tương lai của vùng hạ lưu sông Cửu Long,” ông Yuong-Woo Park, một giám đốc khu vực của LHQ nhận định.

Hiệu đính:
Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/05/21/171-lhq-c%e1%ba%a3nh-bao-cac-d%e1%ba%adp-n%c6%b0%e1%bb%9bc-%e1%bb%9f-tq-co-th%e1%bb%83-h%e1%bb%a7y-ho%e1%ba%a1i-dong-mekong/

————

Lời bình của Trần Hoàng:
Theo bài báo nầy: Để giữ cho mực nước ở sông Cửu Long không bị thiếu hụt và không bị ô nhiễm, thì bây giờ là thời điểm đúng lúc nhất để chính quyền các nước như Việt Nam, Lào, Kampuchea cần làm việc chặt chẻ với nhau hơn (họp hành giữa 3 nước với nhau chẳng hạn) để gây sức ép, chận đứng, phản đối việc xây dựng thêm các con đập của Trung Quốc, (Lào, và Kampuchea).
Theo báo chí ngoại quốc và của các cơ quan thiện nguyện đang có mặt tại Kampuchea và Kampuchea, TQ đang đầu tư, xúi dục, khuyến khích lẫn tình nguyện xây đập thủy điện cho Lào và Kampuchea để các quốc gia nầy có điện cung cấp cho các doanh nghiệp của TQ đóng địa bàn trong 2 nước nầy [1].
Nếu VN không đi đầu trong việc liên kết với Lào và Kampuchea, thì một khi việc xây đập thủy điện ngày một nhiều hơn ở các nước khác, thì vùng hạ lưu sông Cửu Long và các tỉnh Miền Tây sẽ bị thiếu hụt nước và bị ô nhiễm. Cụ thể là mực nước ở sông Cửu Long sẽ hạ thấp xuống vào mùa khô, nước mặn từ ngoài biển sẽ tràn vào. Các ruộng ở miền Tây sẽ bị nhiễm nước mặn và nhiều vùng đất sẽ bị phèn, không trồng lúa được nữa. Ngoài việc ảnh hưởng đến sự giảm sản suất lúa gạo, việc nuôi cá tôm xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng khi mực nước sông hạ thấp, nước mặn xâm nhập, và mạch nước ngầm nhiễm mặn.

---------------------------------

NEWSDAY
United Nations warns that proposed dams in China, Southeast Asia could damage mighty Mekong
MICHAEL CASEY AP Environmental Writer
4:33 AM EDT, May 21, 2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/05/21/171-lhq-c%e1%ba%a3nh-bao-cac-d%e1%ba%adp-n%c6%b0%e1%bb%9bc-%e1%bb%9f-tq-co-th%e1%bb%83-h%e1%bb%a7y-ho%e1%ba%a1i-dong-mekong/

No comments: