Nhà báo và đại diện ngoại giao quốc tế được phép dự phiên tòa xử Aung San Suu Kyi
Bảo Thạch
Bài đăng ngày 20/05/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 20/05/2009 15:36 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/113/article_3588.asp
Cầu thủ bóng đá nổi tiếng David Beckham và 40 nhân vật được ngưỡng mộ như diễn viên điện ảnh George Clooney và Brad Pitt, hay nữ ca sĩ Madona cũng đã kiến nghị đòi trả tự do cho Aung San Suu Kyi.
Biểu tình tại Seoul đòi tự do cho bà Aung San Suu Kyi . (Ảnh : Reuters)
http://www.rfi.fr/actuvi/images/113/myanmar_seoul_200.jpg
Hôm nay, chính quyền Miến Điện đã tuyên bố : có 10 nhà báo ở trong và ngoài nước, trong số đó có một phóng viên của hãng AFP, cùng với đại diện 30 sứ quán đặt tại Rangoon, được quyền theo dõi phiên toà xét xử bà Aung San Suu Kyi với tư cách quan sát viên.
Điều này hoàn toàn mới bởi vì hai ngày qua, phóng viên nước ngoài và nhiều nhà ngoại giao Tây phương đã bị ngăn cản, không được theo dõi phiên toà xử kín nhà đối lập.
Ngoài ra, theo một nhà ngoại giao Tây phương muốn giấu tên, sau phiên tòa hôm nay, các vị đại sứ ba quốc gia là Thái Lan, Singapore và Nga cũng được quyền tiếp xúc với bà Aung San Suu Kyi trong nhà tù Insein.
Vẫn theo nhà ngoại giao này, Thái Lan được chọn lựa vì nước này đang giữ chức chủ tịch Asean, Singapore vì đại sứ nước này là người cao tuổi nhất trong ngoại giao đoàn có mặt tại Rangoon, và Nga bởi vì nước này đang chủ trì Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Nhà ngoại giao kể trên đặt câu hỏi : phải chăng áp lực của cộng đồng quốc tế và đặc biệt của ASEAN đã đưa đến kết quả này ?
Về phần mình, sau phiên xử kéo dài 45 phút, bà Aung San Suu Kyi đã cám ơn các vị đại diện sứ quán nước ngoài. Bà nói : ''Tôi hy vọng sẽ gặp lại quý vị trong một tương lai sáng sủa hơn''. Bà đã mỉm cười khi từ giã các nhà ngoại giao.
Xin nhắc lại, Aung San Suu Kyi năm nay 63 tuổi. Bà bị truy tố vì tội danh vi phạm chế độ quàn thúc tại gia và đã cho phép một người Mỹ tên là John Yettaw tá túc trong tư dinh đêm 03/05/2009. Bà có nguy cơ bị tuyên án 5 năm tù giam, trong lúc mà chế độ quản thúc tại gia của bà trên nguyên tắc sẽ kết thúc vào cuối tháng này.
Trường hợp của bà Aung San Suu Kyi tiếp tục được thế giới hết sức theo dõi. Hôm 20/05/2009, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố : hoàn cảnh của bà Aung San Suu Kyi là điều ''không thể chấp nhận được''. Xin nhắc lại, hôm 19/05, đệ nhất phu nhân nước Pháp, bà Carla Bruni-Sarkozy đã gởi thư đến các lãnh đạo Miến Điện, yêu cầu trả tự do cho Aung San Suu Kyi.
Đô trưởng Paris, ông Bertrand Delanoe, cùng với nhiều người cũng đã tham dự buổi lễ trương một tấm ảnh vĩ đại của bà Aung San Suu Kyi tại quảng trường La République, ngay trung tâm thủ đô Pháp. Cùng ngày, được biết cầu thủ bóng đá nổi tiếng David Beckham và 40 nhân vật được ngưỡng mộ như diễn viên điện ảnh George Clooney và Brad Pitt, hay nữ ca sĩ Madona cũng đã kiến nghị đòi trả tự do cho Aung San Suu Kyi.
Miến Điện căng thẳng khi Suu Kyi bị xử
Cập nhật: 15:05 GMT - thứ ba, 19 tháng 5, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/05/090519_suu_kyi_trial.shtml
Lãnh tụ đối lập tại Miến Điện, Aung San Suu Kyi, đã bị giam vài ngày qua trong nhà tù Insein, và phiên xử bà đã được cộng đồng quốc tế quan tâm theo dõi và người trong nước lo sợ cho bản thân bà.
Tất cả các nhà báo ngoại quốc đã bị cấm vào Miến Điện, do đó, phái viên của đài BBC tại Rangoon phải ẩn danh vì lý do an toàn.
Hiện có rất ít người dân tại Miến Điện dám nói chuyện về chính trị huống chi là về bà Aung San Suu Kyi với một người lạ.
Khắp nước, người dân chỉ dám nói úp mở về bà thậm chí chỉ đề cập về bà với một từ tiếng Anh "the lady".
Bà đã trở thành một biểu tượng cho phong trào dân chủ trong hai thập niên qua; tuy nhiên, bà đã trải qua 13 năm trong thời gian ở tình trạng "quản thúc tại gia".
An ninh bên ngoài nhà riêng của bà ở số 54, đường University Avenue Road, thông thường nghiêm ngặt như một trại lính. Tuy nhiên, trong mấy ngày qua, người dân có thể chạy xe ngang qua và thậm chí thu hình vì "the lady" đã bị nhốt tại nhà tù Insein bên ngoài Rangoon.
Bà đã bị cáo buộc là vi phạm an ninh và chính cáo buộc này đã khiến bà bị truy tố và mở đầu cho phiên tòa xử bà về tội vi phạm điều lệ về quản thúc tại gia.
Một người Mỹ rất bí ẩn với tên gọi là John Yettaw đã lội ngang qua hồ ở phía sau nhà của bà, và một lý do nào đã ở lại qua đêm đó tại nhà bà và đêm sau đó nữa.
Mặc dù các luật sư biện hộ nói rằng bà không có tội, nhưng chính phủ đã quyết định thi hành luật, và nếu xét thấy bà vi phạm điều lệ về quản thúc tại gia vì đã cho người lạ mặt ở lại trong nhà, bà có thể bị từ ba đến năm năm tù giam.
Nhà tù Insein đã được thực dân Anh xây dựng hồi thế kỷ thứ 19 và lúc đó là nhà tù lớn nhất của đế chế Anh.
'Ngoan cường'
Ngày nay, nhà tù Insein đã được người dân Miến Điện kinh sợ nhất, vì nơi đó đã được dùng để xử và nhốt lâu dài những người có quan điểm đi ngược lại tập đoàn quân nhân lãnh đạo.
Nhưng vào hôm thứ Hai, bà Suu Kyi đã xuất hiện với " dáng ngoan cường và tinh thần rất tốt" theo một số ít người được dự khán ngày đầu của phiên xử này.
Luật sư của bà đã đưa ra một kiến nghị đòi phiên xử này phải được mở ra cho các quan sát viên, và kiến nghị này đã bị bác bỏ.
Hai người đầu tiên trong số 22 nhân chứng của nhà nước đã được mời tham dự phiên xử đầu tiên, cũng như người Mỹ mạo hiểm kia.
Hiện nay không ai biết phiên tòa xử này sẽ kéo dài bao lâu, và có thể hàng tuần chứ không phải vài ngày, luật sư của bà Suu Kyi cho biết.
Có nhiều giả thuyết về việc tại sao người Mỹ mạo hiểm này lại phải lội qua một cái hồ lớn để thăm bà Suu Kyi.
Các trang mạng chống chính phủ Miến Điện đưa lên internet đoạn phim người Mỹ này, chân mang dép, đã cố lội sang hồ nước trong lúc công an cố tình ngó đi hướng khác.
Hy vọng của các tướng lãnh
Dường như điểm nói rằng bà Suu Kyi đã vi phạm luật, là điều mà tập đoàn lãnh đạo, mà vốn phải tổ chức bầu cử vào năm tới, có thể dùng tới để làm cho công chúng quên bà đi.
Thời hạn quản lý tại gia đối với bà Suu Kyi sắp chấm dứt và do đó sẽ gây khó khăn rất nhiều đối với họ.
Cho tới khi họ tìm được một cái cớ là có một người Mỹ đã lội qua được hồ nước và lẻn vào nhà Suu Kyi.
Trước khi phiên xử bắt đầu, đại sứ Anh và ba nhà ngoại giao Âu châu cao cấp khác đã đến nhà tù Insein để xin vào.
Không những họ bị từ chối, mà thậm chí họ còn bị ngăn cản không đến được cổng chính của nhà giam.
Ông Mark Mark Canning, Đại sứ Anh tại Rangoon, nói: "Bà Suu Kyi phải được tự do, cũng như hơn hai ngàn tù nhân chính trị khác, và đây sẽ là khởi điểm của một tiến trình đối thoại có lợi cho chính phủ, phe đối lập và các dân tộc thiểu số khác."
Cảnh sát chống bạo động đã được chuyển tới, và dựng lên các chướng ngại vật trên các nẻo đường dẫn tới trại tù đồng thời quay phim và chụp tất cả những ai mà họ nghi là phản đối chống chính phủ.
Mọi người lo sợ
Sau các cuộc phản đối mới nhất vào năm 2007, sau khi các tu sĩ xuống đường, con số tù nhân chính trị cũng đã tăng gấp đôi.
Cho tới hôm nay, họ vẫn bị giam giữ, cùng với các chính khách đối lập nào dám lên tiếng phê phán chính phủ sau trận bão Nargis tàn phá Miến Điện một năm trước đây.
Tình trạng lo sợ và hốt hoảng đã xảy ra trên đường phố và không phải là vô cớ vì các điềm chỉ viên nhan nhản khắp mọi nơi.
Nếu một người ngoại quốc hỏi han bất cứ người nào trên đường phố về tình hình đất nước, dù có mang theo máy chụp hình hay không, thì tất cả đều bị bắt trong vòng vài phút đồng hồ.
Một người dân liều mạng nói với phái viên đài BBC rằng "Dân chúng rất phẫn nộ vì những gì quân đội đã làm. Phiên xử này chỉ có một mục đích duy nhất là làm im tiếng lãnh tụ đối lập vì họ rất sợ bà".
"Chúng tôi xem bà Aung San Suu Kyi như một Nelson Mandela, một ngày nào đó bà sẽ nổi tiếng như ông, nhưng phải mất một thời gian rất dài."
"Bà vẫn là người duy nhất mà toàn dân đặt kỳ vọng, nhưng bà bị giam cầm quá lâu. Chúng tôi cũng cần một ông thủ tướng để coi sóc việc nước, nhưng tôi không chắc người này sẽ là ai."
Quốc tế đã đồng lòng lên án, nhất là phương Tây, rất mạnh và cũng lên tiếng đòi trừng phạt giới lãnh đạo Miến Điện, nhưng đa số cũng đã nhìn nhận rằng các biện pháp trừng phạt chỉ có ảnh hưởng rất giới hạn mà thôi.
No comments:
Post a Comment