Wednesday, May 20, 2009

CÓ TIỀN CÓ QUYỀN LÀ SỞ HỮU ĐƯỢC Ả ĐIẾM

Có tiền và có quyền là sở hữu được ả điếm
Ðặng Thanh Tứ
20-5-2009
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do;jsessionid=1E45E4549009F753C96EB76D5174F190?action=viewArtwork&artworkId=8701
Tôi rất thích câu của Zhang Zhenglong: “Lịch sử chính là một cô ả bán trôn bởi nếu có quyền hay có tiền là người ta có thể sở hữu cái trôn của cô ả.” (trích theo bài
“Sơn - Sến - Sawyer - Sử: ả điếm và đồng chí” của Nguyễn Hoàng Văn).
Tôi xin nói thêm: “Nghệ sĩ cũng là một một cô ả bán trôn bởi nếu có quyền hay có tiền là người ta có thể sở hữu cái trôn của cô ả.”

Tôi không kết luận mà nêu ra một vài sự thật rành rành sau đây:

Phần A: Tư liệu

1. Đặng Tuyết Mai (nguyên là phu nhân của thiếu tướng - phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ:
“Ngược lại, phía đằng sau, anh Lưu Kim Cương và chị rất là say mê nhạc của anh Trịnh Công Sơn và con người của anh Trịnh Công Sơn nữa. Chị hay nấu nướng. Trong Câu lạc bộ Không quân, anh Lưu Kim Cương có một câu lạc bộ nhỏ là Mây Bốn Phương, luôn luôn kéo anh Trịnh Công Sơn vào đó. Chị đem đồ nhậu đến. Anh Trịnh Công Sơn làm được bài nhạc mới là hát và hay tả cho nghe. Chị hay đến câu lạc bộ Mây Bốn Phương để nghe anh Trịnh Công Sơn đàn hát những bài hát mới.”
Nguồn:
http://www.tcs-home.org/ban-be/articles/ba-111ang-tuyet-mai-noi-ve-trinh-cong-son

2. Lê Văn Duy:
“Anh Sáu Dân có thói quen mời nhóm văn nghệ sĩ ở TPHCM đến nhà riêng dùng cơm. Khi tôi vào phòng riêng Trịnh Công Sơn, ngoài những mẫu tượng cầu thủ bóng đá thế giới, có bức chân dung anh Sáu Dân đặt trang trọng trên bệ. Năm 1977, tôi làm phim về nhóm nhạc Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn đi biểu diễn trong nhà máy, công trường. Tôi đã ghi hình, ghi âm ca khúc Em còn nhớ hay em đã quên. Nhiều người vẫn lầm tưởng Trịnh Công Sơn viết ca khúc ấy để tặng Khánh Ly. Sơn tâm sự: “Khi ấy mình mới từ Huế vào Sài Gòn. Anh Sáu Dân gợi ý mình đi thực tế nông trường Thái Mỹ cùng nhiều văn nghệ sĩ Sài Gòn. Khi thấy có quá nhiều trí thức bỏ TP ra đi, anh Sáu Dân bảo: ‘Này, Sơn viết cái gì đó kêu gọi trí thức ở lại. Anh nghĩ cậu có thể làm tốt việc này’. Thế là mình viết ca khúc ‘Em còn nhớ hay em đã quên’”. Sống với quê hương (1977), phim đầu tiên tôi ghi hình Trịnh Công Sơn, ghi âm ca khúc “Em còn nhớ hay em đã quên”, suýt bị cấm chiếu vì những bài báo phê bình “thô thiển và dung tục”. Trịnh Công Sơn rất buồn, nhờ anh Sáu Dân nói vài lời cải chính. Anh Sáu thân ái vỗ vai Sơn: “Tôi cải chính cho cậu dễ thôi. Nhưng cậu nghĩ là có cần thiết không? Việc này cậu biết, tôi biết, Nguyễn Quang Sáng biết... Như thế đủ rồi!”. Thời gian đã chứng minh anh Sáu Dân xử sự rất đúng. Điều đọng lại trong tôi là nhân cách lớn của nhà lãnh đạo đã xử sự như một vị mạnh thường quân với nghệ sĩ.”
Nguồn:
http://www.baovietnam.vn/xa-hoi/13307/12/Sang-mai-nu-cuoi-Vo-Van-Kiet

3. M.T ghi:
“Đến lượt Trịnh Công Sơn hát, rồi Trần Long Ẩn nhại lời 2, lời 3 các ca khúc của mình, ông cũng mê không kém. Ông (Võ Văn Kiệt) quan tâm đến từng văn nghệ sĩ. Ai thích uống loại rượu gì, ông biết hết thói quen của từng người. Ông biết cách quy tụ trí thức. Thường buổi chiều, ông hay mời những vị khách đầu ngành để cùng ăn tối, cùng nói chuyện, nắm sâu sát tình hình, rút kinh nghiệm. Ông phát động một phong trào ca hát trong thành phố, vì cho rằng “đời sống cần phải có tiếng cười”, nhất là trong những năm đầu giải phóng còn nhiều khó khăn. Cũng từ ý tưởng của ông mà tờ Tuổi Trẻ Cười ra đời trong những ngày ấy.”
Nguồn:
http://www.laodong.com.vn/Home/Vo-Van-Kiet--nguoi-tap-hop-suc-manh-cua-tri-thuc/20086/92992.laodong

Phần B: Nhận xét

Ở đây chúng ta thấy gì?

1. Ăn cơm nào phò chúa nấy
Trước 1975, Lưu Kim Cương “sở hữu” được nhạc Trịnh Công Sơn.
Sau 1975, Võ Văn Kiệt “sở hữu” được nhạc Trịnh Công Sơn.
Tôi chỉ tiếc ông Võ Văn Kiệt đi trước Trịnh Công Sơn. Nếu ông đi sau thì có lẽ ông cũng có được bản nhạc như Lưu Kim Cương (“Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây, đã mở cửa cho thị trường này” chăng?)

2. Mâm nào cũng có
Mâm nhậu của bậc quyền thế thời nào cũng có nhạc sĩ dễ thương và đáng yêu. Lời của bà Tuyết Mai hay đám cận thần Võ Văn Kiệt làm cho chúng ta có cảm tưởng rằng Trịnh Công Sơn chỉ là một thứ “ca nhi”.

3. Thiếu sự sang cả
Nghệ sĩ lớn là người có phong cách sang cả.
Thanh Tâm Tuyền là người kiêu ngạo, sang cả trong nghệ thuật.
Bùi Giáng điên khùng, áo quần nhơ nhớp, nhưng trên góc nhìn nghệ sĩ lại là người kiêu ngạo và sang cả vì không kẻ có quyền và có tiền nào mua rẻ được thơ của ông!
Kết luận cuối cùng xin dành cho quý vị độc giả!

No comments: