Quốc Hội Thảo Luận?
TRẦN KHẢI
Việt Báo Thứ Ba, 5/19/2009, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=144684
Trong tuần naỳ, chỉ vài ngày tới, Quốc Hội CSVN sẽ bắt đầu họp ở Hà Nội. Quốc Hội sẽ nói gì về biển, về đảo, về các mỏ bauxite Tây Nguyên, và về các nỗi đau khổ và ước mơ của người dân?
Sẽ là những cuộc thảo luận có tranh biện thực sự, với các bản phúc trình có dữ kiện cụ thể và khả tín, hay chỉ là vở tuồng mới trong phim bộ nhiều tập mà kịch bản đã dựng sẵn?
Nhà báo Bùi Tín gọi khóa họp Quốc Hội sắp tới là "sát hạch gay go," một cách dùng chữ có thể làm liên tưởng tới nghị trường Au-Mỹ, nghe có vẻ bất ngờ với chính trường Việt Nam dưới thời chủ nghĩa xã hội nối dài. Nhưng ai mà biết được, quê nhà vẫn có đầy những bất ngờ như thế, những gì mà chúng ta không thể tin là có thể xảy ra thì lại đột nhiên như tiền định từ đâu rớt xuống; thí dụ, chúng ta trứơc giờ vẫn tin rằng mặt trận quan ngại chính phaỉ là hai đaỏ Hoàng Sa và Trường Sa, đâu có ai ngờ rằng nhà nứơc Bắc Kinh lại độn thổ vào Tây Nguyên mai phục. Tương tự, đâu có ai ngờ Tướng Võ Nguyên Giáp đang dẫn đầu một chiến dịch của những người trí thức, như dường đây là mặt trận Điện Biên cuối đời, và giữa hung hiểm tàn bạo của những người cộng sản VN và Tàu Cộng thì đúng nên gọi là "gay go."
Bài viết của Buì Tín nhan đề "Gần 500 nghị viên trước một cuộc sát hạch gay go" đã nêu cụ thể:
"Sáng thứ Tư 20-5-2009 này, Quốc hội trong nước sẽ họp kỳ họp thứ 5 khoá XII.
Khóa họp này được dư luận trong và ngoài nước rất chú ý vì có 2 vấn đề nổi cộm, làm xôn xao dư luận mấy tháng nay đã được ghi trong chương trình nghị sự. Đó là Việc hoàn thành cắm mốc trên biên giới Việt - Trung, và Vấn đề khai thác bôxít ở Lâm Đồng và Đak Nông trên Tây Nguyên.
Tuy quốc hội là do đảng CS chọn qua tổ chức ngoại vi của đảng là Mặt trận Tổ quốc, nhưng đảng lại buộc phải phong cho quốc hội (trong hiến pháp) cái danh nghĩa là : "cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước " để cho có cái bề ngoài dân chủ, nên trong xã hội đang có sức ép của nhân dân, yêu cầu 493 đại biểu quốc hội phải tự nhận trách nhiệm là đại biểu của người dân, thật sự quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, thật sự bênh vực những quyền lợi thiết thân nhất của nhân dân cũng như chủ quyền của quốc gia và dân tộc.(…)
Đây là cuộc sát hạch lý thú,sinh động và nghiêm khắc, để xem trong số người ấy có những ai dám đảm nhận trách nhiệm là đại diện cho người dân, cho cử tri, bênh vực quyền lợi của nhân dân, phát biểu ngay thật, thẳng thắn, bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, bằng lương tâm trong sáng, bất chấp sự đe doạ của quyền uy và bạo lực…"(hết trích)
Vấn đề nhức nhối nhất phaỉ là các mỏ bauxite Tây Nguyên, nơi các công ty Trung Quốc đang khai thác. Và là nơi được tin là các sư đoàn dân công Trung Quốc đang mai phục cho mặt trận biển người sắp tới, thực tế là đang lặng lẽ diễn ra. Và cũng là một nhân duyên để hàng ngàn trí thức Việt ký tên chung để đòi xét lại tình hình thấy rõ là hung hiểm cho an ninh qúốc phòng. Đây cũng là một chiến dịch, nếu chưa gọi được là cuộc kháng chiến chống mặt trận tằm ăn dâu của Trung Quốc trên Tây Nguyên, thì cũng là cuộc diễn tập của trí thức qúôc nội để đòi các quyền lợi cho đồng bào, và để giữ gìn đất và biển cho các thế hệ sau.
Cả ngàn trí thức ký tên chung, để chống lại bauxite Tây Nguyên, cũng là chống lại chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước CSVN. Đó là chuyện khó tìm thấy ở quê nhà. Thực ra, đó là một hình ảnh chưa từng thấy ở quốc nội, kể từ sau đợt lấy chữ ký của Khối 8406, một chiến dịch lúc đầu từ những người quan tâm về dân chủ. Tuy bản chất 2 chiến dịch ký tên chung khác nhau, nhưng điểm chung đầu tiên và lớn nhất là: góp tiếng nói, để kình chống sự áp đặt của Đảng CSVN đối với các chính sách nguy haị cho dân tộc.
Nơi Khối 8406 là chống lại chính sách độc tài độc đảng, lên tiếng để đòi dân chủ và nhân quyền. Còn Kiến Nghị và Thư Ngỏ của trí thức qúôc nội về bauxite Tây Nguyên là chống lại chủ trương lớn của Đảng CSVN, khi đảng naỳ yếu hèn và nhượng bộ quá nhiều, có thể ngờ vực là đã bán đứng, đất rừng Tây Nguyên. Tuy là khác nhau, nhưng bước đầu căn bản là tương tự: rằng dân phải có tiềng nói, rằng Đảng CSVN không phảỉ là tiếng nói duy nhất để lèo laí đất nứơc.
Trong Thư Ngỏ Số 3 Gửi Quí Vị Lãnh Đạo Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ký tên ba vị trí thức -- GS Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Phạm Toàn, GS TS Nguyễn Thế Hùng -- đăng ở trang http://www.bauxitevietnam.info, đề ngày 17 tháng 05 năm 2009 cũng kêu gọi trách nhiệm của khóa họp quốc hội tuần này:
"Vì tính cấp bách của vấn đề mà tiếp theo Thư Ngỏ số 2, thư ngỏ này lại được gửi tới quý vị ngay trước kỳ họp ngày 20 tháng 5 năm 2009 này.
Cùng với bản Kiến nghị mang hơn một nghìn tám trăm chữ ký và những lá thư ngỏ trước, Thư ngỏ này chỉ mong thêm một lần gợi ý với quý vị: sẽ đến họp không chỉ với một tinh thần quán triệt nhiệm vụ xây dựng một Nhà nước Pháp quyền, mà còn có trong tay những bằng chứng cụ thể về nguyện vọng và ý chí của đông đảo người dân Việt trước vấn đề nóng bỏng của đất nước, giúp quý vị thực thi quyền hạn của mình trong khung khổ pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.(…)
(…)Để chứng tỏ đó không phải là một nguy cơ nằm trong hoang tưởng của nhiều người mà là nguy cơ có thực, đã có nhiều nhà báo tìm đến tận nơi để viết tường trình. Vietnamnet ngày 14-4-2009 nói tới 20 dãy nhà tập thể dành cho công nhân Trung Quốc ở khu mỏ Tân Rai và quang cảnh hoạt động nhộn nhịp mua bán của đám công nhân nói tiếng Hoa đang sinh sống ở đây. Trang mạng Sài Gòn tiếp thị ngày 15-4-2009 nói những đợt công nhân Trung Quốc đầu tiên đổ bộ vào Tân Rai từ tháng Mười một năm 2008, mới đầu khoảng 700 người, nhưng vào những thời điểm làm nước rút, số lượng có thể lên đến 2.000 người. Cũng theo các báo trên, công nhân người Việt ở đây rất ít. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV News) cho biết riêng ở Đắc Nông, ở nơi đang xây dựng nhà máy luyện alumin Nhân Cơ do Tập đoàn Chalco Trung Quốc trúng thầu chính, vào thời gian cao điểm có thể có 2.000 người Trung Quốc làm việc tại đây, điều sau đó được lãnh đạo Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ cải chính trên Vietnamnet ngày 26-4-2009 rằng con số nêu chưa chính xác, bởi vào thời gian cao điểm, trên công trường xây dựng nhà máy chỉ có gần 3.000 lao động làm việc mà thôi (!!!). Gần đây nhất, báo chí đưa tin : các công ty của Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên bị phạt vì không thực hiện đúng quy định đưa lao động của mình vào làm việc (Báo Sài Gòn tiếp thị ngày 12-05-2009), có nghĩa là chúng ta đã không quản lý được nhân thân những người lao động gốc Trung Quốc, hay nói trắng ra là lao động chui. Nếu không gọi đấy là nguy cơ tiềm ẩn thì phải gọi là gì ?
5) Bổ sung vào nguy cơ vừa nói ở trước là một thực trạng khiến công nhân người Hoa sẽ có điều kiện để cư trú vô thời hạn : " Dự án Tân Rai chính thức làm lễ khởi công tổ hợp nhà máy sản xuất Alumin vào ngày 18/11/2008. Thời gian khai thác của dự án này dự tính kéo dài trong 98 năm, trữ lượng bauxite ở Tân Rai có thể trên 700 triệu tấn. Nếu khai thác 600.000 tấn/năm thì thời gian khai thác của riêng vùng Tân Rai sẽ kéo dài 45 năm, và nếu mở rộng vùng mỏ bauxite ra Bảo Lộc, lên Di Linh thì thời hạn khai thác có thể lên tới 150 năm "...(hết trích)
Các vị ngồi trong Quốc Hội có bàn tới nơi tới chốn vấn đề bauxite Tây Nguyên hay không? Các vị ngồi họp bao nhiêu ngaỳ, bàn về chuyện gì? Có đủ trình độ khoa học kỹ thuật, hay có ban kỹ thuật cố vấn riêng để giúp các ông nghị hiểu nguy cơ tiềm ẩn naỳ hay không?
Nghị trình thực tế sẽ là tràn ngập, và dự kiến là đủ thứ chuyện trong một thời lượng rất ngắn. Thế nên, không có vẻ gì Quốc Hội naỳ sẽ giành nhiều thì giờ bàn về bauxite.
Trang web kinh tế vneconomy.vn trong bản tin nhan đề "Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn chỉnh báo cáo về các dự án bauxite" đăng ngày 16-5-2009, có ghi rằng đúng là Quốc Hội sẽ bàn về bauxite:
"Theo tin từ Website Chinhphu, ngày 15/5, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Công Thương sớm hoàn chỉnh báo cáo về các dự án bauxite để bổ sung vào báo cáo kinh tế - xã hội, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, khóa 12 dự kiến khai mạc vào ngày 20/5 tới…"(hết trích)
Có nghĩa là, trứơc giờ chưa có báo cáo hoàn chỉnh, mà vẫn cứ vô tư cho các hãng TQ đưa người vào khai thác bauxite.
Trang báo Kinh Tế Đô Thị, theo tin Dân Trí, trong bản tin ngày 15-5-2009, nhan đề "Cần có báo cáo chuyên đề về bô xít gửi Quốc hội" cho biết thời lượng khóa họp là một tháng (chắc chắn, không phaỉ họp 24 giờ/ngày), và nội dung họp là đủ thứ, nghĩa là cần thời lượng rất nhiều và cần trình độ bao quát và đa dạng:
"…Chiều 14/5, Thường vụ Quốc hội đã nghe và thảo luận về dự kiến chương trình của kì họp thứ 5 Quốc hội khóa XII. Theo chương trình này, kì họp tới của Quốc hội sẽ diễn ra trong vòng một tháng, với ngày khai mạc là 20/5 và bế mạc 19/6.
Bên cạnh những nội dung như thông lệ, tại kì họp lần này, Chính phủ sẽ báo cáo về việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 2009, bội chi ngân sách, phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ, việc miễn, giảm, giãn thu thuế Thu nhập cá nhân, dự án đầu tư tại Venezuela của Tập đoàn dầu khí Việt Nam…Tại phiên họp, Chính phủ cũng sẽ báo cáo về kết quả công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc. Cùng đó, có thể gửi tài liệu để cung cấp thông tin, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội nắm bắt vấn đề.
Văn phòng Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ chuẩn bị các báo cáo gửi đại biểu tự nghiên cứu về tình hình lao động thất nghiệp, mất việc làm trong 4 tháng đầu năm 2009 do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trong nước.
Góp ý với dự kiến chương trình dự kiến của kì họp, Chủ nhiệm UB Pháp luật, Nguyễn Văn Thuận cho rằng, đề án đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008 - 2012 (trong đó có vấn đề tăng học phí) là vấn đề quan trọng, tác động nhiều đến xã hội, cần phải bố trí thời gian tương tự như các bước để thông qua một đạo luật.
Theo ông Thuận, nếu không bố trí thời gian thỏa đáng sẽ không giải quyết được triệt để các vấn đề đặt ra…" (hết trích)
Xin chú ý tới câu cuối cùng vừa trích dẫn. Thế đấy, chúng ta có thể đoán ra ngay câu trả lời của Đảng CSVN đối với những người muốn chất vấn về chính sách hay chủ trương của Đảng CSVN.
Đảng CSVN, Nhà Nước CSVN, và cụ thể Quốc Hội CSVN không có thời gian để bàn các chuyện quan trọng với dân mình. Không có thời gian để bàn, dù là chuyện qúôc sự, biển đảỏ hay bauxite Tây Nguyên. Có vẻ như đó sẽ là câu trả lời được gợi ý sẵn.
No comments:
Post a Comment