Saturday, May 16, 2009

QUÂN PHIỆT MIẾN ĐIỆN SỢ LÃNH TỤ ĐỐI LẬP SUU KYI

Tại sao chính quyền Miến Điện sợ Suu Kyi?
Jonathan Head
BBC News, Bangkok
Cập nhật: 16:16 GMT - thứ sáu, 15 tháng 5, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/05/090515_jonathanhead.shtml
Năm ngoái, trong lúc thế giới cố gắng thuyết phục giới lãnh đạo quân nhân Miến Điện cho phép có thêm giúp đỡ từ nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão Nargis, thì lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi kỷ niệm lễ đấu tranh một mình trong căn nhà bị cô lập bên bờ hồ.
Đã 5 năm từ ngày bà bị bắt giữ và quản thúc tại gia, lần thứ ba.
Theo luật - có tên là "Luật bảo vệ nhà nước khỏi nguy cơ bị các phần từ chống phá" - thì thời hạn tối đa để giam giữ không xét xử là năm năm.
Như vậy là ngay cả theo bộ luật hà khắc nhất của chính Miến Điện, thì bà Suu Kyi lẽ ra đã được thả.
Nhưng chuyện đó không xảy ra.
Chính phủ đơn giản là gia hạn giam giữ bà thêm một năm nữa, lập luận rằng 360 ngày đầu tiên không tính.
Nhưng bây giờ thì chính quyền Miến Điện có thêm cớ để tiếp tục giam giữ bà.
Vụ thăm viếng lạ lùng vào giữa đêm khuya của một người đàn ông tên là John Yettaw, đã bơi qua hồ Inya ngày 3 tháng Năm để đến ngôi nhà đổ nát của bà lãnh đạo phe đối lập, đã khiến bà Suu Kyi và hai người cộng sự bị bắt và đem đến trại giam Insein, nơi họ sẽ bị xét xử và thứ Hai tới đây.
Cũng như các nhà đối lập khác bị xử bên trong các bức tường của trại giam, bà sẽ không có nhiều cơ hội để bào chữa, và sẽ có nguy cơ tiếp tục bị giam thêm 5 năm nữa.
Động cơ của ông Yettaw về chuyến thăm viếng này là điều bí ẩn.
Theo luật sư của bà Suu Kyi, Kyi Win, thì hồi năm ngoái ông ta cũng tìm cách vào thăm nhưng bị đuổi đi.
Lần này ông ta có vẻ mất sức sau khi bơi, cho nên được phép ở lại hai đêm.
"Mọi người đêu tức giận với gã người Mỹ nọ", Kyi Win nói với các phóng viên. "Anh ta thật là ngốc nghếch".
Các nhóm chỉ trích nhanh chóng chỉ ra rằng chuyến thăm của ông Yettaw vào một trong số những ngôi nhà được canh gác chặt chẽ nhất ở Rangoon lẽ ra chắc chắn đã bị chính quyền ngăn chặn.
Chuyến viếng thăm của ông ta hồi năm ngoái cũng từng được bà Suu Kyi báo cáo.
Hiện giờ bà bị khởi tố tội vi phạm qui định về quản thúc tại gia.

Cuộc bầu cử giả vờ
Nhưng tại sao cứ phải giam cầm một người phụ nữ mà trong 19 năm qua đã có đến 13 năm bị giam, và không có nhiều cơ hội để hướng dẫn tổ chức đảng đang ngày càng chia rẽ và mất tinh thần.
Câu trả lời là phe quân nhân đang chuẩn bị bầu cử vào năm tới, lần đầu tiên sau hai thập niên.
Cuộc bầu cử này bị bên ngoài Miến Điện bác bỏ, coi là điều giả dối, vì nó bảo đảm ghế cho vị thế lãnh đạo của quân đội trong chính trị và xã hội.
Nhưng bầu cử là vấn đề quan trọng cho giới tướng lãnh đang lãnh đạo đất nước, đặc biệt là tướng Than Shwe - đang luống tuổi, vị tướng bí mật vẫn nắm quyền hành rất lớn ở Miến Điện.
Trong chuyến đi Miến Điện của tôi, quyền bầu cử là chuyện mà tôi nghe các bộ trưởng của Miến Điện cứ nhắc đi nhắc lại suốt.
Đảng Liên minh dân tộc vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi chính là tổ chức thắng cử hồi năm 1990, cuộc bầu cử cuối cùng ở Miến Điện.
Chuyện này có vẻ làm các lãnh đạo tức điên, và phải bỏ nhiều công sức để loại bỏ tính hợp pháp của các tuyên bố đó.
Hợp pháp có vẻ là vấn đề lớn đối với các tướng lãnh, cũng giống như an ninh.
"Cuộc bầu cử năm tới sẽ được coi là thắng lợi của Than Shwe", cựu sinh viên tranh đấu, nay đang sống lưu vong ở Thái Lan, Aung Naing Oo cho biết.
"Ông ta rất quan tâm bảo đảm cho an ninh của bản thân khi xuống chức... cho nên ông ta rất cẩn thận về chuyện ai sẽ được đưa vào các chức vụ then chốt. Ông ta phải bảo đảm không có gì sai sót".
Aung San Suu Kyi vẫn là mối đe dọa lớn nhất cho kế hoạch của Than Shwe, vì bà vẫn là biểu tượng đạo đức không ai sánh lại trong lòng người dân Miến Điện

Vị cứu tinh
Các ý kiến chỉ trích chỉ ra rằng có những lúc bà có vẻ sai lệch, rằng bà từng cứng nhắc một cách thiếu thực tế trong quá khứ về các vấn đề ví dụ như là muốn phương Tây tiếp tục trừng phạt và về kết quả của cuộc bầu cử năm 1990.
Nhưng Than Shwe không quên được lần cuối cùng ông ta thả bà ra khỏi lệnh quản thúc tại gia, năm 2002, tính sai rằng phương Tây sẽ bớt cấm vận để đáp trả.
Nhưng họ đã không làm như vậy, và Aung San Suu Kyi được chào đón như là vị cứu tinh cho dân tộc, nơi nào bà có mặt cũng tạo ra đám đông rất lớn.
Sau đó một năm hàng chục người ủng hộ bà bị giết hoặc bỏ tù, còn bản thân bà thì quay trở lại nơi giam giữ.
Đó cũng là lý do tại sao trong bản dự thảo hiến pháp của phe quân nhân có một điều khoản cấm "những ai cọ́ quyền lợi của công dân nước ngoài" ra tranh cử - Bà Suu Kyi, thông qua cuộc hôn nhân với học giả người Anh Michael Aris, thuộc nhóm người này.
Người ta chưa bao giờ hi vọng một cách thực tế là bà sẽ được thả trước cuộc bầu cử
Vậy thì cuối cùng câu chuyện này là như thế nào?
Một khi các tướng lãnh bằng cách nhìn riêng ghi cuộc bầu cử năm 1990 vào sách sử bằng việc tổ chức một cuộc bầu cử mà họ hầu như là sẽ thắng, thì họ sẽ tự tin mà thả Aung San Suu Kyi ra ngoài.
Và cũng có lẽ, khi Than Shwe, năm nay 76 tuổi và thường trong tình trạng sức khỏe kém, rời chính trường, thì Miến Điện có thể dần giảm bớt không khí đàn áp chính trị.
Nhưng không ai tính đến chuyện đó.

No comments: