Tuesday, May 19, 2009

ĐỖ NAM HẢI và "CHUYỆN KHÔNG BÌNH THƯỜNG"

Đỗ Nam Hải và “bài báo lạ” trên tờ Tuổi Trẻ
Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-05-19
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/TuoiTre-newspaper-criticizing-the-US-Ambassador-to-VN-over-talking-with-a-Vietnamese-about-HumanRights-Democracy-TGiao-05192009111729.html
Kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải bị công an quận Phú Nhuận câu lưu 2 ngày liên tiếp nhằm ngăn cản ông gặp gỡ với đại diện của Ủy Ban Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ USCIRF tại Sài Gòn.

Tuyên bố trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm 20-1-2009, Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak cho biết ông sẽ tiếp tục sứ mạng cổ võ cho nhân quyền, phát triển kinh tế và giáo dục tại Việt Nam. AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/TuoiTre-newspaper-criticizing-the-US-Ambassador-to-VN-over-talking-with-a-Vietnamese-about-HumanRights-Democracy-TGiao-05192009111729.html/MichaelMichalak-Hanoi-01202009-250.jpg

Trước đó ít hôm, trên báo Tuổi Trẻ cũng xuất hiện một bài báo với nội dung khá lạ, trong đó chỉ trích đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và một người đàn ông khác khi họ nói chuyện với nhau tại một quán cà phê ở Sài Gòn.
Người Việt Nam có mặt trong bài báo chính là kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải. Xin giới thiệu cuộc phỏng vấn của biên tập viên Thiện Giao với kỹ sư Đỗ Nam Hải sau đây.

Cuộc gặp bất thành

Thiện Giao: Được biết vào thứ Bảy vừa rồi, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ có mặt tại Sài Gòn, tiếp xúc một số nhân vật, trong đó có ông. Dường như cuộc gặp không thành?
Kỹ Sư Đỗ Nam Hải: Tại Sài Gòn, đoàn đại diện Ủy Ban dự định gặp một số nhân vật. Với tôi, thì Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ đã cho biết trước cuộc gặp sẽ diễn ra vào lúc 12 giờ 30 ngày thứ Bảy, 16 tháng Năm.
Tuy nhiên, trước đó 1 ngày, một viên công an khu vực mang đến cho tôi 1 giấy mời ngày hôm sau lên công an quận Phú Nhuận làm việc do “những sai phạm trong sử dụng Internet.”
Tôi viết thẳng vào giấy mời, rằng “đã nhận nhưng tôi phản đối giấy mời phi pháp này, và tôi cương quyết không đi làm việc.”
8 giờ rưỡi sáng hôm sau, khi đi ra từ 1 quán ăn ở Sân Bay Tân Sơn Nhất, khoảng 6, 7 công an chận tôi lại và đưa về đồn. Họ giữ tôi từ 8 giờ 30 sáng đến 10 giờ đêm.
Ngày hôm sau lặp lại, họ chận bắt và đưa tôi về đồn công an quận Phú Nhuận, từ 11 giờ 30 trưa đến 10 giờ đêm, không làm việc gì cả.
Thiện Giao: Việc công an câu lưu anh 2 ngày liên tiếp, không làm việc gì cả, có đến với Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ?
Kỹ Sư Đỗ Nam Hải: Ngay khi họ gởi giấy mời làm việc, tôi đã báo cho Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Tôi cũng đã gọi điện thoại cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhờ bác sĩ báo cho Ủy Ban rằng tôi không gặp được Ủy Ban vì lý do duy nhất: công an giữ tôi lại chứ không phải vì lý do gì khác.

Chuyện không bình thường…

Thiện Giao: Cách đây không lâu, trên báo Tuổi Trẻ có xuất hiện một bài báo tương đối lạ. Bài viết chỉ trích ông đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam về việc gặp một người đàn ông trạc 50 tuổi, bàn về vấn đề dân chủ, nhân quyền ngay tại Việt Nam. Dường như người đàn ông đó là ông?
Kỹ Sư Đỗ Nam Hải: Tôi có bài báo ấy, đăng trên Tuổi Trẻ ngày 11 tháng Năm, 2009, trên trang bảy. báo có tên "chuyện không bình thường". Tôi đọc và biết là họ nói về tôi và cuộc gặp gỡ của tôi với ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam tại quán cà phê Lối Về, đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận.

Bài "chuyện không bình thường" trên tở Tuổi Trẻ ra ngày 11-5-2009.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/TuoiTre-newspaper-criticizing-the-US-Ambassador-to-VN-over-talking-with-a-Vietnamese-about-HumanRights-Democracy-TGiao-05192009111729.html/TuoiTre-05112009-305.jpg

Thiện Giao:
Ông có thể chia sẻ nội dung cuộc gặp?
Kỹ Sư Đỗ Nam Hải: Tôi được Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ báo cho biết trước cuộc gặp này khoảng 1 tuần lễ. Và ông đại sứ cũng đã thông báo cho phía Việt Nam một cách công khai về chuyện này.
Chúng tôi đã gặp nhau một cách công khai.
Tôi trình bày sơ lược với ông đại sứ về sự phát triển của phong trào dân chủ Việt Nam nói chung và khối 8406 nói riêng.
Thiện Giao: Bài báo có nói là có một số sự cố trong lúc cuộc nói chuyện diễn ra. Thưa, có những sự cố như bài báo đã nói?
Kỹ Sư Đỗ Nam Hải: Đúng là có những sự cố như vậy.
Chúng tôi vào quán lúc 11 giờ 30. Khoảng nửa giờ sau, một cặp trai gái đi vào. Bàn của chúng tôi ở trên cao. Chúng tôi đã ngồi ở phía bên ngoài, mà cặp trai gái này phải bước lên 1 bậc cao đến nửa mét, và cao hơn bậc bình thường khác đến 3 mét, để vào bàn của họ. Xung quanh thì vẫn còn nhiều bàn trống. Họ không hề nói chuyện với nhau. Phục vụ mang ra 2 dĩa cơm, họ cũng không ăn.
Khoảng 15 phút, thì người đàn ông trạc 40 tuổi bước đến, nói bằng một thứ tiếng Anh và tiếng Việt lộn xộn, rằng ông xin lỗi phải xen vào. Ông ấy nói rằng ông là một công dân bình thường, thế mà ông này [chỉ vào tôi], lại nói là Việt Nam không có dân chủ, tự do, nhân quyền. “Việt Nam hoàn toàn có tự do, dân chủ, nhân quyền.” Người này không có lòng tự hào dân tộc, đi nói những cái xấu của mình cho người nước ngoài. Kinh nghiệm cho tôi biết đây là công an.
Một vị khách khác tình cờ đi đến, nói với người đàn ông là hãy yên lặng, quay trở lại bàn mình và không nên nói thêm lời nào nữa.
Tôi nói với ông Đại Sứ, “trăm nghe không bằng mắt thấy,” “tôi nghĩ hôm nay các ông đã thấy.”
Ông Đại Sứ nói qua việc này thì ông hiểu hơn và thông cảm hơn về các khó khăn mà những người đấu tranh đang gánh chịu. Ông cũng nói tình hình rồi sẽ phải tốt đẹp hơn trong tương lai.
Thiện Giao: Xin cảm ơn thời gian và thông tin ông đã chia sẻ.


Chuyện không bình thường
Tuổi Trẻ - Thứ Hai, 11/05/2009, 05:05
http://mobi.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=315417&ChannelID=118
TT - Tôi là độc giả của Tuổi Trẻ hơn 20 năm qua. Mới đây, tôi vô tình được chứng kiến một sự việc rất không bình thường, muốn thông qua quý báo chia sẻ đến bạn đọc.

Khoảng hơn 11g trưa thứ tư ngày 6-5-2009, tôi cùng vài người bạn ngồi chuyện trò tại quán cà phê Lối Về, trên đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP.HCM thì bất chợt một đoàn khách Tây đi vào. Khu vực này không có những địa điểm để tham quan du lịch nên ít khi nào có sự hiện diện của người nước ngoài.
Mấy ông Tây ăn mặc lịch sự, chỉn chu vừa đi vào lôi cuốn sự chú ý của cả quán.

Một lát sau tôi nghe loáng thoáng có tiếng người Việt nói về dân chủ, nhân quyền nên quay sang nhìn. Đó là một người đàn ông trạc 50 tuổi đang thao thao bất tuyệt, người chăm chăm lắng nghe là một ông Tây, có cả người thông dịch. Hóa ra không phải họ bàn bạc chuyện làm ăn kinh tế mà đang làm một cuộc phỏng vấn. Mấy người khách Tây đặt câu hỏi, người đàn ông kia trả lời.

Những câu hỏi mang tính áp đặt và gợi ý về tình hình dân chủ, nhân quyền ở VN. Người đàn ông trả lời bằng giọng điệu hằn học, xuyên tạc và tố cáo VN thiếu dân chủ, nhân quyền. Ban đầu họ còn nói qua nói lại giọng vừa đủ nghe, về sau giọng nói hậm hực của người đàn ông đã gây sự chú ý cho cả quán. Một số người ở các bàn khác bất bình bước sang bàn họ phản ứng. Bị phản đối, họ vội vàng tính tiền và rút lui.

Những người có mặt tại quán quá bất bình nên ngồi lại nói chuyện với nhau cho vơi bực bội. Một người cho biết hình như ông Tây kia chính là ngài đại sứ Mỹ tại VN. Tôi về lục lại báo cũ có đăng tấm hình ông đại sứ lúc nhậm chức thì đúng là gương mặt của ông khách Tây đã trực tiếp đặt câu hỏi với người đàn ông kia.

Tôi nay tuổi cũng lớn, hiểu biết cũng tương đối song không thể giải thích được cho chính mình sự hiện diện của ngài đại sứ tại quán cà phê trong khu phố cùng buổi phỏng vấn kia nhằm mục đích gì. Người đàn ông kia là ai mà khiến ông ta cùng bầu đoàn chịu khó lặn lội đến cái quán bình dân nói chuyện?

Nếu cần thiết phải tìm hiểu về đất nước và con người VN, tại sao ông ta không đường đường chính chính đến thăm và làm việc với các cơ quan đoàn thể chính thống của VN? Chẳng lẽ đây là phương pháp ngoại giao của ngài đại sứ!?

ĐINH VĂN TƯ (Q.Phú Nhuận, TP.HCM)

No comments: