Sunday, May 10, 2009

HỘI ÁI HỮU LONG KHÁNH HỌP MẶT

Nhớ về Long Khánh qua một đại hội ái hữu
Bài và hình: Dạ Hoài

Saturday, May 09, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=94696&z=3

Chương trình văn nghệ tại đại hội Hội Ái Hữu Long Khánh.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/94696-medium_NVHN-090509-LongKhanh%201.JPG

Các thành viên Ái Hữu Long Khánh chụp hình lưu niệm
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/94696-medium_NVHN-090509-LongKhanh%202.JPG

Buổi trưa Chủ Nhật, ngày 3 Tháng Năm, 2009, tiết trời đang vào Mùa Xuân, nắng dịu và gió nhẹ, đã tạo điều kiện thuận tiện cho buổi họp mặt Ái Hữu Long Khánh tổ chức tại nhà hàng China Feast. Theo thư mời gửi đến các đồng hương đã từng sống hoặc làm việc tại Long Khánh và tất cả các bạn bè thân hữu cùng về tham dự. Chương trình có xổ số và văn nghệ đặc sắc.

Mặc dù tiểu bang California đang có dịch cúm H1N1 khách tham dự vẫn đông đủ. Mặt tiền nhà hàng vẫn “dập dìu tài tử giai nhân” trang phục lộng lẫy. Họ đứng ghi danh và nhận bảng tên. Gọi tên nhau, còn ngỡ ngàng nhận diện - gợi nhớ khuôn mặt từ thời xa xưa ấy.

Sau nghi thức khai mạc, chào cờ, quốc ca Hoa Kỳ, quốc ca Việt Nam Cộng Hoà, phút mặc niệm trầm lắng ru hồn người Việt ở hải ngoại, xin nhận nơi này làm quê hương thứ hai. Hội trưởng, Bác Sĩ Vũ Quang Bân, phát biểu về ý nghĩa buổi họp mặt hôm nay, sau một thời gian gián đoạn. Ban tổ chức hy vọng sẽ có những buổi họp mặt thường xuyên hơn, khi chứng kiến cảnh những thân hữu gặp nhau thắm thiết biết bao, quan khách tham dự đã từng thân quen với Long Khánh. Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Giáo Dục VNCH, nhiều học trò của thầy làm việc ở Long Khánh. Cựu đại tá tỉnh trưởng Long Khánh Bùi Ðức Diềm, cựu Ðại Tá Trần Cửu Thiên, Ðại Tá Hữu Nghĩa và đặc biệt sự hiện diện của Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê.

Mở đầu chương trình văn nghệ tứ ca: BS Vũ Quang Bân, BS Minh Thành, Dược sĩ Thọ và nhạc sĩ Nhật Ngân ca bài “Nếu chỉ còn một ngày”.
- Nếu chỉ còn một ngày để tôi sống cùng anh em...
Lời ca tha thiết, âm điệu rộn ràng sôi động thể hiện tình cảm gắn bó các y, bác sĩ Sư đoàn 18 tiểu khu tỉnh lỵ Long Khánh...
Tiết mục gợi nhớ về Long Khánh nhiều nhất là “Tâm tình nhớ về Long Khánh” của các giáo chức Long Khánh. Hơn mười thầy giáo, cô giáo trang phục áo dài Việt Nam, cùng hai MC cô Thái Huệ và cô Huê Mỹ đem đến khán giả nụ cười dí dỏm về những kỷ niệm các cô giáo mới ra trường đến nhiệm sở đầu tiên Long Khánh.

Cô Thái Huệ tâm sự: “Ðã 43 năm trôi qua, chúng tôi không bao giờ quên địa danh miền đất đỏ Long Khánh. Không quá lạnh như Ðà Lạt, không quá nóng như Sài Gòn. Khí hậu ôn đới vùng mới phát triển. Tháng Chín, bầu trời cũng man mát như hôm nay. Hai giờ chiều chuyến xe đò Nam Thành đưa chúng tôi về tỉnh lỵ Long Khánh. Lòng hồ hởi của các cô giáo trẻ, tự mang thiên chức nhà giáo cao đẹp chợt chùng xuống như đôi guốc cao mất đế, như chiếc áo dài lấm tấm bụi đỏ. Bốn giờ chiều không có xe đò về Sài Gòn - dù Long Khánh cách Sàigòn 80km - xa gia đình,phải ở lại trong căn nhà thuê, cuối tuần về Sài Gòn, nhờ đó chúng tôi mới hưởng được tình cảm ấm áp tình người, mà dân Long Khánh đã dành cho chúng tôi. Chúng tôi đã dần quen với rừng cao su bạt ngàn, nghiêng về đông lúc sáng sớm, và nghiêng về tây theo hướng lặn của mặt trời. Có thảm cỏ nào đẹp bằng cỏ trên đồi Suối Tre. Từ Dầu Giây lên Dốc Mơ, Bình Hòa, Túc Trưng đến Phương Lâm, Ðịnh Quán, quí vị có đếm được bao nhiêu nhà thờ, chùa lớn nhỏ mọc lên từng năm. Mỗi một địa danh là những kỷ niệm khó quên. Vườn Ông Tỵ ngắm mùa chôm chôm đỏ chín, ngọt ngào chuối mít, đu đủ cái gì cũng ngon, đặc biệt cà phê cứt chồn nữa. Ðó là ít cảm nghĩ xin chia sẻ cùng quý vị về Long Khánh của chúng ta. Ðã gần nửa thế kỷ và đã lưu lại cho người bạn chúng ta từ Việt Nam mới sang định cư một cô giáo tỉnh lỵ Long Khánh hôm nay...”

Và cô mời quan khách nghe tiếp tâm tình của cô giáo Huê Mỹ.
Cô Huê Mỹ tiếp nối bằng thơ và cổ nhạc:
“Long Xuân đi dễ khó về
Trai đi có vợ, gái về ngẩn ngơ...”
Long Xuân đây là tỉnh lỵ Long Khánh và Xuân Lộc. Các cô gái về Sài Gòn rồi còn ngẩn ngơ nhớ về Long Khánh, nhớ người Long Khánh hay nhớ kỷ niệm của Long Khánh. Nhiều đôi uyên ương đã chắp cánh bên nhau: Ðôi thanh tra Khoan và cô giáo Gia Thế. Ðôi hiệu trưởng Ðức và cô giáo Lý. Hôm nay anh Trường và chị Huê Mỹ trong ban tổ chức buổi họp mặt Long Khánh. Anh quay phim, chị trong ban tổ chức và góp vui văn nghệ. Chị Mỹ còn ca vọng cổ thật mùi nhan đề: “Tâm tình cô giáo trẻ.”
“Từ thuở ấu thơ tôi mơ làm cô giáo.
Gieo yêu thương trong lòng trẻ thơ ngây.
Gần đây ước mơ thành sự thật, tôi đã là cô giáo dễ thương...”
Một cô giáo trường nữ tỉnh lỵ chia sẻ bằng cảm xúc chân tình. Cô nói: “Tôi muốn khóc.”
Vài cô giáo khác mắt cũng rưng rưng. Cô giáo Tâm, cao niên nhất, cất tiếng hát bài “Cô gái Việt” tất cả vỗ tay phụ họa. Tâm tình tiếp mãi tâm tình. Một cô cựu học sinh Long Khánh hát một bài tặng mẹ là cô giáo chủ nhiệm của em năm lớp bốn và tặng cô giáo tân chủ nhiệm lớp năm. Cô Thúy Anh, xướng ngôn viên đài phát thanh Little Saigon, hát tặng cô giáo cũ Long Khánh.

Các nghệ sĩ chuyên nghiệp như Trang Thanh Lan, Trung Chỉnh, hai giọng ca kỳ cựu từ thập niên 1960-1970 giờ đây vẫn còn phong độ thu hút khán giả. Chương trình văn nghệ thật phong phú.
Buổi họp mặt kết thúc lúc 3 giờ chiều. Dư âm “nhớ về Long Khánh” còn đọng lại trong tâm tư mỗi người.

No comments: