Wednesday, May 20, 2009

HÃY NHÌN KỸ HỒ CHÍ MINH TRONG "ĐỈNH CAO CHÓI LỌI"

Hãy nhìn kỹ Hồ Chí Minh trong “Ðỉnh cao chói lọi”
Thiên Ðức
Thứ Ba, ngày 19 tháng 5 năm 2009
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090519_06.htm

Trong cuộc họp báo ra mắt cuốn sách “Ðỉnh cao chói lọi” (ÐCCL) tác giả Dương Thu Hương khẳng định rằng :
Không chấp nhận việc bôi nhọ và sỉ nhục nhân vật Hồ Chí Minh, gán tất cả mọi điều xấu xa lên đầu ông ấy mà hoàn toàn không tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử cũng như sự thật về cuộc đời riêng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/story/2008/12/printable/081210_duongthuhuong_book.shtml
Dương Thu Hương và tác phẩm Ðỉnh Cao Chói Lọi (Au Zenith). Nguồn :BBC
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/20090519_06.jpg

Vậy hình ảnh Hồ Chí Minh trong tác phẩm Ðỉnh cao chói lọi có gì khác biệt với Hồ Chí Minh là tội đồ dân tộc theo quan điểm người Việt chống cọng và ông thánh của đảng cọng sản Việt nam như thế nào đó chính là mục đích bài viết này. Chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu hình ảnh ông Hồ qua ba tiểu mục chính:
- Ðạo đức Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh và gia đình
- Hồ Chí Minh và cuộc chiến.

I/- Ðạo đức Hồ Chí Minh: Ðĩ đực, chơi chạy?

Những điều lưu ý trước khi vào nội dung:
1)- Ðể tránh bị xuyên tạc như trường hợp báo Hà Nội Mới cắt xén câu nói của Ðức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt: “Tôi cảm thấy nhục nhã khi cầm hộ chiếu Việt Nam”... Người viết sẽ trích lại nguyên đoạn văn hay cả một trang sách nhằm đảm bảo tính chính xác và trung thực trong việc phác họa ra chân dung thực tế của Hồ chí Minh. Do vậy bài viết khó tránh được sự trích dẫn dài dòng bất khả kháng mong bạn đọc lượng thứ.
2)- Hiện nay trên mạng lưới điện toán có nhiều dị bản “Ðỉnh cao chói lọi”, đem đến sự khác biệt về số trang cũng như nội dung, làm cho bạn đọc khó khăn trong việc so chiếu đâu là sự thật. Ví dụ như đoạn văn dưới đây trên DCVonline.net:

Ý nghĩ của ông đứt đoạn vì đám đông đã nhận ra ông:
- Chủ tịch muôn năm, muôn muôn năm!
- Chủ tịch sống đời đời với non sông!
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!
- Chủ tịch muôn năm!
http://www.dcvonline.net/php//modules.php?name=News&file=article&sid=5853

So sánh với bản chính ở dạng pdf :

Ý nghĩ của ông đứt đoạn vì đám đông đã nhận ra ông :
- Chủ tịch muôn năm, muôn muôn năm !
- Chủ tịch sống đời đời với non sông !
- Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam muôn năm !
- Chủ tịch muôn năm !

(trang 39)
http://nguyentrai.de/pdf/Dinh%20Cao%20Choi%20Loi.pdf

Sự khác biệt nội dung này cho dù được biện minh bởi bất cứ lý do chính đáng nào chăng nữa của BBT trang web cũng không thể xóa mờ tang chứng vi phạm đạo đức trung thực của ngành truyền thông báo chí nhất đối với một tác phẩm đã in thành sách và phổ biến công khai một cách chính thức. Hành vi này không những vi phạm tác quyền, thiếu tôn trọng đối với tác giả và cả bạn đọc nữa.

Chính tác giả Dương Thu Hương đã từng tuyên bố:

Sau gần 800 trang sách, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc liệu còn điều gì lấn cấn và chưa hài lòng. Ðó là một câu hỏi phức tạp. Nói thực là tôi viết xong cuốn nào là thôi, là tôi quên luôn, tôi nghĩ sang chuyện khác.

Tôi không phải là nhà văn chuyên nghiệp như các nhà văn Pháp ở đây. Họ rất kỹ lưỡng về nghề nghiệp. Họ dò la độc giả, rồi dò la các nhà sách và họ rất quan tâm tới chủ các nhà xuất bản.
Tôi không làm chuyện đó và không quan tâm tới chuyện đó. Tôi làm đến đâu hay đến đấy. Tính tôi từ xưa tới nay là như vậy, tôi tự gọi mình là 'sans foutisme' - bất cần - là thế.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/02/090226_duongthuhuong_iv_tc2.shtml

Ðiều này khẳng định rằng Dương Thu Hương không cần ai đó điều chỉnh hay hiệu đính, sửa chữa sách giùm. Chính tác giả đã “bất cần”.

Bài viết này dựa trên phiên bản tại địa chỉ chính thức :
http://nguyentrai.de/pdf/Dinh%20Cao%20Choi%20Loi.pdf

Ðọc ÐCCL trang 159:
Gương mặt chị ta giờ đây nhừ nhòa như khói, nhưng hơi thở hổn hển và những tiếng hét đứt quãng của chị ta trong những cuộc làm tình không bao giờ ông có thể quên. Họ đều là dân thuê nhà trong một ngõ cụt, sát phố Saint John, nơi một bồn phun nước nhưng chẳng còn nước đứng han rỉ giữa đám bồ công anh già cỗi. Chị ta hơn ông khá nhiều tuổi, chồng làm bưu tá vừa chết được vài năm. Ba đứa con trứng gà trứng vịt suốt ngày bị nhốt trong nhà. Ngày ấy, ông tròn hai mươi. Chắc hẳn, tuổi trẻ tự nó toát ra vẻ quyến rũ giống như một con cầy hương toát ra chất xạ để lôi cuốn bạn tình. Một buổi chiều, người đàn bà góa gặp ông cùng trên đường quay về ngõ nhỏ, nơi ông thuê căn phòng áp mái, còn chị ta sống trong một căn buồng dành cho người ở, thông lưng với một ga-ra cũ. Chị ta làm thợ khâu, trong một xưởng nhỏ sản xuất các loại mũ ngủ. Hình như đấy là nghề cổ truyền của gia đình, và chị ta đã làm thợ từ thuở mười ba. Họ im lặng đi song song với nhau một đoạn đường, rồi đột nhiên góa phụ mỉm cười hỏi ông:
- Sao, công việc tốt đẹp chứ?
- Cảm ơn , tôi hy vọng như vậy.
Ông trả lời, trong lòng buồn rười rượi vì đã rạc cẳng tìm việc hơn hai tháng mà chưa thấy mảy may tia hy vọng.
- Tốt.
Người đàn bà tiếp lời, sau đấy chị ta hạ giọng:
- Ðêm nay, lúc một giờ, cửa nhà tôi mở. Anh đến chứ?
Ông sững sờ, chưa biết đối đáp ra sao, người đàn bà đã nắm lấy khuỷu tay ông, bóp mạnh và đồng thời lặp lại :
- Ðừng quên nhé. Một giờ đêm nay.
Rồi chị ta rẽ vào nhà mình. Ông đi tiếp một đoạn nữa, tới căn nhà cuối cùng trong ngõ cụt, leo lên tầng trời thứ bẩy. Ở đấy, ông uống nước lã và ăn khúc bánh mì khô cứng còn lại từ hôm trước. Nước lã, bánh mì xuông, chẳng bơ sữa cũng không thịt cá, vậy mà máu vẫn rạo rực. Bộ phận cứng nhất trong cơ thể ông không chờ được đến nửa đêm, đã dựng lên như cột buồm khiến ông phải đi đi lại lại trong phòng, chẳng thể làm một việc gì khác. Tim ông đập dồn vì phấp phỏng còn lý trí nhếch mép cười nụ cười cay đắng. Ông đã từng mường tượng, ông đã từng mơ ước, ông đã từng dàn cảnh bao nhiêu lần cho cuộc làm tình đầu tiên của cuộc đời mình, và bây giờ nó đến, trong sự suồng sã của bức bối, bần hàn. Chẳng có công chúa trong mộng, cũng không phải hoàng tử của lòng em. Chỉ đơn thuần là một người đàn bà góa cần lấp đầy giường chiếu. Hồi ấy, tuy trẻ tuổi, nhưng ông cũng đã thầm chua chát cho số phận mình. Ông chưa bao giờ hình dung người đầu tiên chiếm lĩnh tấm thân trai trẻ của ông lại là chị ta, một bà góa gấp đôi tuổi ông và dẫu tóc vàng da trắng nhưng không mảy may nhan sắc. Dầu vậy, ông vẫn chờ đợi với nỗi bồn chồn của kẻ chưa từng biết mùi đời chuẩn bị nếm bữa cỗ đầu tiên. Rồi tới giờ hẹn. Ông đi đến khuôn cửa đã mở sẵn ấy, không nói nổi một lời. Người đàn bà cũng không nói một lời, kéo ông vào căn buồng riêng, chính là chiếc ga-ra cũ được dán giấy hoa lòe loẹt bốn bên, được trang bị một chiếc giường cổ , rộng thênh thang, gần như chiếm toàn bộ diện tích căn phòng. Ðiều ấy khẳng định rằng ông bưu tá phải là người ngoại cỡ...
“Thật lạ lùng, chẳng có gì số phận kiêng dè, chẳng con đường nào mà nó tha dẫn con người bước đến.

Tiếp trang 160
Cũng thật lạ lùng là ông gần như quên gương mặt góa phụ, nhưng lại nhớ như in hình ảnh gian buồng bé nhỏ, chiếc giường cổ lỗ với những cây trụ sắt vĩ đại đội quả cầu bên trên. Người ta có cảm giác rằng chiếc giường vững chãi, đen sì như máy phóng đá này đã tồn tại từ tời trung cổ và còn tiếp tục tồn tại nhiều thế kỉ nữa. Ông nhớ như in tấm vải trải giường kẻ sọc lớn mầu nâu, tấm chăn phủ mầu cà-phê sữa. Ông nhớ cách thức chị ta dạy ông ái ân, hai cánh tay cô thợ mũ nóng rực nhưng các thớ thịt lại mềm nhão và hai bàn tay thô nháp, đầy vết chai khiến nhiều lúc ông đau điếng khi những vuốt ve trở nên điên cuồng. Ông nhớ cử chỉ dứt khoát và đôi khi hung bạo khi chị ta lột phăng chiếc váy ngủ qua đầu, đoạn vung tay ném xuống sàn. Ông nhớ cốc sữa nóng chị ta mời ông uống, tiếng chiếc thìa khua lanh canh trong đêm khuya khoắt khiến ông sợ hãi vì những đứa bé ngủ cách họ có một bức tường... Tất thảy những chi tiết trong bài thực hành tình dục vỡ lòng. Tuổi hai mươi của ông đã được ghi dấu như thế.
“ Ðiều đáng sợ hãi hơn cả chính là lòng ghen tị chị ta khuấy lên trong khu. Lòng ghen tị của những người đàn bà khiến cho đến giờ ta còn hổ thẹn. ”
Cái ngõ nhỏ ấy đầy ắp những đàn bà thiếu vắng đàn ông. Nào là vợ lính không đủ tiêu chuẩn đi theo chồng, nào là quả phụ trong những cuộc chiến tranh thực dân liên miên từ châu Phi sang châu Mỹ, nào là đám đàn bà Ý chạy trốn xứ sở của mình, những người phụ nữ tóc đen nhánh thường bị riễu cợt là ị bọn Rita... Có quá nhiều lý do khiến cho những chiếc giường lạnh lẽo. Góa phụ của ông bưu tá đã túm chặt lấy người tình nhân hai mươi tuổi như kẻ chết đuối vớ được mảnh bè. Thoạt tiên, chị ta còn e dè, nhưng sau đó, chị ta cư xử với ông như cai ngục với tù nhân, như nông phu với mảnh ruộng của gã. Rồi những người đàn bà khác, trẻ trung hơn, xinh đẹp hơn, dạn dĩ không kém bắt đầu so gươm với kẻ mau chân chạy trước mình. Họ dấy lên những cuộc tranh chấp ghen tuông quanh chàng trai Á đông tươi giòn như trái táo. Ông hổ thẹn. Ông không thể chấp nhận người ta coi mình như một con mồi. Ông lẳng lặng tìm một căn gác xép ở quận khác. Và một đêm, ông xách hành lý ra đi.(hết trích)

Qua hai đoạn văn trên cho thấy Hồ Chí Minh “mất trinh” lần đầu tiên do sự ham muốn xác thịt với người đàn bà góa, chứ không có một thứ tình cảm nào chớm nở cả và chàng trai Á Ðông hai mươi tuổi này sớm trở thành đồ chơi tình dục giữa những người đàn bà góa chồng. Cuối cùng ông hổ thẹn và âm thầm xách gói ra đi (?)Ðây là sự thật chăng ? hãy đọc tiếp đoạn dưới đây”

Ðọc trang 232 DCCL:
Ông nhớ một đứa con thiếu vắng bởi sau khi ông rời xa căn ngõ hẻm sát phố Saint John sáu tháng, một đứa bé đã ra đời. Một đứa con gái, được đặt một cái tên vô cùng thông dụng trên đất Pháp, Louise. Ông không ngờ rằng những đêm chăn gối với cô thợ mũ đã để lại trái cấm. Một sự xao nhãng ngu xuẩn. Phải chờ bẩy năm sau, nhờ một cuộc gặp ngẫu nhiên trên đường ông mới biết được sự thật. Ông hiểu rằng đó chỉ là trái cây không chờ đợi của những cơn điên cuồng thân xác. Nhưng dẫu sao, đứa bé ấy vẫn mang dòng máu của ông, của chính ông. Ông dùng dắng nhiều lần, định quay lại nơi ngõ cũ, tìm gặp cô thợ mũ và Louise. Nhưng trong túi ông không đủ tiền để mua cho con gái một món quà xứng đáng. Và rồi, cơn lốc phiêu dạt của cách mạng cuốn ông đi. Sau rốt, ông chưa từng mua cho con ông một chiếc váy, một đôi giầy. Ông chưa từng bồng con bé lên tay và nhìn vào đôi mắt nó.
“Giờ này nó đã trở thành một người đàn bà, chắc chắn. Hẳn nó đã có chồng con. Có bao giờ nó lục tìm hình ảnh một người cha vắng bóng? Có bao giờ nó nuôi ý định tìm về Việt nam, miền nhiệt đới xa xôi, để nhìn ngó một thứ người xa lạ nhưng ràng buộc với nó bởi sợi dây huyết mạch? Hoặc nó đã quên ta hoàn toàn trước khi biết ta, một sự quên lãng cố tình?”
.( hết trích)

Sau khi ông Hồ Chí Minh ra đi được sáu tháng thì người đàn bà từng ăn ở với ông sinh ra được một đứa con gái tên Louise. Như vậy chứng tỏ rằng ông Hồ Chí Minh đã âm thầm trốn chạy khi biết người đàn bà đã có bầu. Ðây là hành vi đê tiện của một tên “điếm thúi”.
Xét vào thời điểm này, Hồ Chí Minh vẫn còn là một tên vô danh tiểu tốt, kiếm cơm hằng ngày bởi công việc chân tay tại nhà in, chưa phải là ông thánh hay là lãnh tụ đảng phái nào cả. Ở thời nay, nam nữ Việt nam thương yêu nhau chỉ mới ở ngưỡng cửa đụng tay, hay kín đáo trao nhau cái nhìn , “nam nữ thọ thọ bất thân” thì Hồ Chí Minh đã có thành tích đạo đức sáng chói là chơi chạy xả láng với nhiều gái già.
Cái điều đê tiện nhất ở đây là Hồ Chí Minh đã dối gạt lương tâm của mình qua lối bào chữa con nít là: Vì không có tiền mua quà cho con, nên ông đành phải bỏ con, chẳng khác gì lời con trẻ “Con không thương ba, vì ba không cho kẹo”. Nếu đây là điều tốt đẹp đáng được tôn vinh và bảo vệ theo tác giả Dương Thu Hương, thì văn hóa Việt nam còn đâu nữa hình ảnh đáng tự hào và trân trọng:
Râu tôm nấu với ruột bầu
chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.


Dương Thu Hương tuyên bố thoải mái: “Tôi là con đàn bà lại đực (Còn Nguyễn Khải là thằng đàn ông lại cái)”. ...
(Hồi ký Nguyễn Ðăng Mạnh tr. 280)
http://www.doi-thoai.com/pictures/NguyenDangManh.pdf

Phải chăng Dương Thu Hương không còn là đàn bà nên không thể nào cảm nhận được cái đau khổ của người bàn bà bị bỏ rơi, có bầu tự một mình bươm chải để nuôi con?
Phải chăng Dương Thu Hương chưa thật sự trở thành đàn ông để biết thế nào là sự đê tiện, đáng phỉ nhổ đối với một thằng con trai hai mươi làm “đĩ đực, sở khanh”?

Qua những luận chứng xác thực như trên, có thể đưa đến một kết luận như sau:
- Trước khi trở thành ông thánh của đảng csvn...
- Trước khi trở thành tên đại gian, đại ác dưới quan điểm chống cộng...
- Trước khi trở thành ông chủ tịch vĩ đại trong lòng Dương thu Hương...
Hồ Chí Minh đã là một thằng lưu manh chơi quịt, chạy làng, bỏ rơi con cái từ lúc hai mươi tuổi giữa kinh thành Paris.
Ðây chính là loại đạo đức Hồ Chí Minh cần phải học tập và bảo vệ, tôn vinh theo ước vọng của Dương Thu Hương chăng?

II/- Hồ Chí Minh và gia đình: lạnh nhạt vô tình, giết vợ, bỏ con

1)- Ðối với người thân ruột thịt:

Ðọc ÐCCL trang 50
Ðất nước. Dân tộc. Xứ sở ...
Những danh từ ấy gợi nên sự vĩ đại, sự siêu tuyệt ... Mọi thứ siêu tuyệt đều trừu tượng. Cách mạng là một thứ gì đó còn vĩ đại hơn, siêu tuyệt hơn. Và vô hình hơn ..... Và vô nhân tính hơn ...
Ông nhớ rằng năm cách mạng thành công, người chị ông từ xứ Nghệ ra thăm, ông đã không dành được một buổi để hàn huyên với người đàn bà mà ông vốn coi như người mẹ thứ hai thời ông còn thơ dại. Người đàn bà ấy suốt đời là gái trinh. Gái trinh cho tới lúc chui vào cỗ quan tài. Cuộc đời bà là sự hy sinh trọn gói cho những người thân thuộc ... Không được đứa em tiếp đón, chẳng nửa lời than thở, chị ông lẳng lặng khăn gói ra về ... Ngày ấy, con tim ông đã một lần bị cứa rách ... Nhưng rồi ông buộc phải quên ... Và ông đã quên ... Suốt cuộc đời ông, ông đã quen chấp nhận và thi hành sự quên lãng. Sự quên lãng được chỉ định. Sự quên lãng được tiêu chuẩn hóa. Sự quên lãng được kế hoạch hóa...(
hết trích)

Ông Hồ Chí Minh gặp lại người chị ruột mình đã một thời săn sóc mình như là một bà mẹ thứ hai, mà không mời nổi một bữa cơm hay níu kéo lại một buổi để hàn huyên tâm tình thì quả là quá lạnh nhạt tuyệt tình, hết thuốc chữa.
Lời bào chữa “ông đã quen chấp nhận và thi hành sự lãng quên” của một chủ tịch nước cũng như là một chủ tịch đảng không thuyết phục. Ai có thể có quyền lực cao hơn ông Hồ Chí Minh vào thời điểm đó để ngăn cản, cấm đoán ông Hồ nối lại tình thân với người chị ruột của mình?
Sự lạnh nhạt vô tình đối với người thân này chính là bản chất cố hữu của Hồ Chí Minh Ðiểm này người viết đã phân tích đầy đủ qua bài viết “vụ án buôn vua Hồ Chí Minh”
http://www.doi-thoai.com/baimoi0209_0883.html. Xin miễn nhắc lại để tránh dài dòng.

2)- Ðối với vợ con:

Ðọc ÐCCL trang 268
Những suy tư ảm đạm ấy, anh không dám thổ lộ cùng ai, anh không muốn làm phiền muộn hai người đàn bà, những người anh yêu quý hơn chính bản thân mình. Anh trở thành kẻ im hơi lặng tiếng trước những cuộc chuyện trò rối rít
niềm vui và hy vọng của họ :
- Em sẽ vào dinh chủ tịch ngày mai chứ ?
- Vâng. Văn phòng đã lên lịch vào ngày mai. Lái xe sẽ tới đón em lúc chín giờ.
- Em đã chuẩn bị kĩ những điều cần nói chưa ?
- Em không cần chuẩn bị nhiều. Em chỉ nói một câu đơn giản thôi : Vì đã có đủ con trai lẫn con gái, chúng ta cần được chính thức hóa trước pháp luật.
- Ðược rồi, ngày mai sẽ là ngày bận rộn. Chị sẽ nấu cơm sớm lên một chút và em nhớ cho thằng bé bú lúc tám giờ.
Ngày hôm sau chính là chủ nhật. An đưa con bé Mùi đi chơi từ mười giờ sáng, dặn hai người đàn bà rằng anh sẽ về.
(hết trích)

Qua phần này đã biểu lộ một nghịch lý như sau:
- Tại sao đã có đủ hai con trai và gái mới cần được chính thức hóa trước pháp luật? Sự kiện này đã nói lên tinh thần vô trách nhiệm của ông Hồ Chí Minh. Trong lúc khi ăn ở với người đàn bà đã có con mà lại không tròn trách nhiệm làm chồng và làm cha trong gia đình. Ðó là phải đem lại danh phận chính thức người đàn bà có con với mình lần đầu tiên. Nếu không làm như vậy người đàn bà sẽ bị mang tiếng là gian nhân, dâm phụ, không chồng mà lại chửa hoang. Người đàn ông cũng không tránh được tiếng đểu cán, hoang đàn vô loại theo phong tục tập quán xã hội Việt Nam ở thập niên 50s. Chứ đâu đến phiên người đàn bà phải đòi hỏi quyền làm vợ, làm mẹ và làm con thiêng liêng của họ vào thời điểm đã có đứa con thứ hai.
- Nếu cô Xuân không ý thức đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, thì Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi “xù luôn” trách nhiệm làm chồng và làm cha trong gia đình chăng? Ðó chính là hệ quả dòng máu “sở khanh lưu truyền” từ thời làm “điếm đực” tại kinh thành Paris vậy.

Tiếp trang 269
Nhờ cuộc đối thoại ấy, họ có thể tạm quên đi mọi chuyện và kết thúc bữa cơm. Nhưng đến tuần trà, anh biết rằng không thể nào tiếp tục vờ vĩnh vui vẻ. Cái lưới nhện khổng lồ vô hình vây quanh họ đang thít lại những mắt lưới hung hiểm của nó. Anh là người đàn ông, bậc gia trưởng, anh phải là người trước tiên đề cập đến sự thật :
- Nào, bây giờ đến chuyện của chúng ta. Anh chờ nghe đây.
Nàng Nhỏ vẫn im lặng nhưng vợ anh lên tiếng :
- Chủ nhật, em nó thưa chuyện với chủ tịch. Chủ tịch đồng ý nhưng còn phải chờ ý kiến tập thể của bộ chính trị. Ngay thứ hai, vấn đề được đưa ra bởi đó chính là ngày có cuộc họp định kì. Nhưng ý kiến của chủ tịch không được chấp thuận. Không có một phiếu chấp thuận.
- Vì lý do gì?
- Vì họ không muốn chủ tịch có gia đình riêng. Vì họ muốn rằng chủ tịch chỉ là vị cha già của dân tộc thôi. Vì.... Vì.... đấy là nghị quyết của bộ chính trị.
- Họ buộc chủ tịch phải chấp thuận ý kiến của họ? Hay chính chủ tịch muốn tuân phục họ?

Tiếp trang 270
Tới đấy, Nàng Ðông im lặng. Hẳn vợ anh không thể trả lời. Và Nàng Nhỏ cũng thế thôi. Nhưng An vẫn muốn đi đến tận cùng sự việc . Anh hỏi Nàng Nhỏ:
- Em gặp ông cụ vào ngày nào sau cuộc họp đó?
- Thứ sáu.
Khoảng mười một giờ chủ tịch cho xe đến đón em.
- Ông ấy giải thích ra sao?
- Chủ tịch nói rằng trên nguyên tắc của đảng, thiểu số phải phục tùng đa số. Huống chi trong trường hợp này tất cả bộ chính trị đều quyết định như vậy.
- Ông ấy còn nói gì nữa?
- Chủ tịch nói rằng chủ tịch biết em chịu rất nhiều thiệt thòi.... rằng chúng ta phải kiên trì sống trong bóng tối một thời gian nữa chờ thời cơ thuận tiện để thuyết phục các ủy viên bộ chính trị.
- Khi nói những lời lẽ ấy, vẻ mặt ông ấy ra sao?
- Em không nhớ.
vì em cúi xuống lau nước mắt.
- Ông ấy cười hay ông ấy khóc?
- Chủ tịch cũng khóc. Chủ tịch ôm em, nói rằng: Họ thật thiếu tình, họ không thông cảm cho hoàn cảnh của chúng ta.
- Chúng ta ở đây bao gồm những ai?
Nàng Nhỏ ngước mắt nhìn anh, vẻ như không hiểu điều anh muốn nói. Lúc đó, An bình tĩnh lại và tự trả lời mình:
- Chúng ta ở đây nghĩa là ông ấy với em và hai đứa nhỏ. Nói một cách thông thường bốn nhân mạng trong một gia đình. Nếu là một gia đình bình thường thì đó là một gia đình đầy đủ.Nếu là một gia đình bình thường thì đó là một gia đình đầy đủ.
(hết trích)

Ðiểm chú ý đầu tiên là ông Hồ Chí Minh giải quyết sự kiện tại sao lại quá nhanh như vậy. Ngày chủ nhật cô Xuân tỏ ý kiến của mình cho Hồ Chí Minh biết thì sáng thứ hai họp bộ chính trị đã biểu quyết xong số phận của họ là “phải chết”. Những điểm cần tranh luận ở đây là:
1)- Ông Hồ Chí Minh đã làm hết sức mình chưa để bảo vệ hạnh phúc cho chính mình hay cho gia đình?
2)- Tại sao lại có quyết định vội vàng và nhanh chóng như vậy?
3)- Tại sao trong cuộc bỏ phiếu lại không có người nào ủng hộ cả đối với đề nghị của một chủ định đảng vừa là chủ tịch nước? Hay đây chỉ là một trò lừa bịp đểu cán của Hồ Chí Minh muốn mượn bình phong bộ chính trị để trốn tránh trách nhiệm giết vợ bỏ con? Phải chăng Hồ Chí Minh đã dàn xếp trước cuộc họp là các chú cứ bác bỏ thẳng tay đề nghị của tôi và tôi cũng không phản đối thế là xong chuyện?

Ðọc trang 64
Buổi sáng kinh hoàng ấy, chưa đầy năm giờ rưỡi, chuông điện thoại đã réo. Ông mắt nhắm mắt mở bước xuống giường cầm máy. Một giọng ngàn ngạt, khàn khàn vang lên :
- Vũ ơi, cô Xuân chết rồi !... Trên đường Quảng Bá.
Ông chưa kịp hỏi, người bên kia đầu dây dập máy. Ông nghe rõ tiếng thở hổn hển, giọng nói run rẩy và méo mó của một người cố tình bịt mũi để ngụy trang. Ông tỉnh ngủ tức khắc và hiểu mình phải làm gì. Vội vã gọi lái xe, thay quần áo, ông chạy ra cổng khi nghe tiếng máy khởi động trước ga-ra. Chính lúc đó, tiếng chim rạng đông khiến ông phải dừng lại. Không hiểu vì duyên cớ nào, nhưng vào thời khắc căng thẳng tột độ, thời khắc một trăm con tính ngổn ngang trong óc, ông lại chú ý đến tiếng chim. Dừng chân trước hai cánh cổng đã mở toang, ông ngẩng lên nhìn những vòm lá của đám sấu, đám mít trong vườn. Không tìm thấy một con chim nào trong cây lá. Trước mắt ông chỉ một khối diệp lục huyền bí và từ đó, điệu nhạc líu lô của chim chóc vang lên, như một nốt nhấn trong giai điệu cuộc đời, nó đem lại một màu sắc hoàn toàn tương phản với cảnh bi ai mà ông sắp phải đương đầu.
- Choang ! ...
Một cú đánh sau gáy khiến ông choáng váng. Cơn đau làm từng bầy đom đóm bay loạn xạ trong mắt ông. Chủ tịch choàng dậy, mở cửa bước ra phòng ngoài và thấy cậu lính béo đang ngồi trước chiếc chao đèn thủy tinh vỡ nát :
“A, cậu bé đánh vỡ chiếc chao đèn.”
Ông nén tiếng thở phào, bảo chàng trai :
- Vỡ rồi thì thôi. Mai bảo văn phòng thay cái khác !
Rồi nhìn thấy bộ mặt đỏ nhừ vì hổ thẹn của cậu ta, ông cười :
- Cứ bảo tôi đánh vỡ. Già rồi cũng phải được quyền run chân run tay. Làm sao mà nhanh tay nhanh mắt như trai tơ được ?
Chàng lính mạnh dạn nhìn ông :
- Xin chủ tịch thứ lỗi.
- Ðấy không phải lỗi mà là sự lỡ tay. Tôi đã bảo chú rồi. Phải biết dùng danh từ cho đúng.
- Dạ ...
- Nhiều rầy quá phải không ?
- Dạ, quét không xuể ạ.
- Côn trùng tiết xuân mà. Chú dọn đi rồi cho tôi xin ấm trà.
- Dạ.

Tiếp trang 65
Ông nhìn chàng trai lui cui hót những mảnh thủy tinh vỡ, bất giác đưa tay ra phía sau xoa đầu. Bao nhiêu lần ông đã có cảm giác mình bị đập vào trung tâm điểm của hộp sọ phía sau ? .... Lần nào cũng đúng vào điểm ấy. Chỉ một điểm ấy thôi :
“ Chỉ một chầy thôi, chưa bao giờ phải dùng đến chầy thứ hai để đốn một mạng người. Cho dù đối thủ cao một thước tám mươi và nặng ngần ấy cân số lẻ.” ”
Ðó là bảng thành tích của Tám một chầy, thủ hạ đắc lực của Quốc Tùy, bộ trưởng bộ nội vụ. Không ai nói với ông là gã đã hạ sát nàng, ngay cả Vũ. Nhưng ông biết điều đó, qua những giấc mơ. Qua những giấc mơ, ông biết chắc chắn nàng đã bị bóp cổ. Qua những giấc mơ, ông biết chúng đã hạ sát nàng bằng cách chúng vẫn hạ sát những thành viên quốc dân đảng thời xưa. Tám một chày đã nổi danh từ những ngày ấy. Ông chưa từng giáp mặt y, nhưng đôi lần Sáu mô tả tên lâu la này một cách trắng trợn trong thời gian xung đột giữa các thế lực kháng Pháp. Sự mô tả ấy hàm chứa niềm tự hào không giấu giếm. Sau này, khi cách mạng đã thành công không mấy khi thấy Sáu nhắc đến tên lâu la này nữa, nhưng ông biết Tám một chầy đã được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng cục cảnh sát và những cái chết bí ẩn của những kẻ thù nghịch lẫn những người bất đồng ý kiến với Sáu diễn ra như cơm bữa. Tất cả, trong im lặng. Không một ai dám nhắc đến điều này, trừ Vũ ... Phải chăng chính vì sự công khai đó nên Sáu phải chừa Vũ ra ? Biết bao
nhiêu người đã thầm thì bàn cãi về chuyện ấy. Quan hệ giữa y và Vũ vẫn còn là ẩn số.
Mọi người đều biết tính nết Sáu. Cái chết của người em trai út của y, Lê Ðinh, mới gần đây, vẫn còn là thời sự nóng hổi chốn triều đình.
(hết trích)

Ðiểm dối trá trong hai trang sách này là tại sao ông Hồ Chí Minh lại không biết cô Xuân chết? Tại sao chỉ biết qua giấc mơ là vợ mình bị đánh chết bởi một chày vồ của tên “Tám một chày”?
Ðiểm dối trá thứ hai là người cùng chăng gối với mình đã có hai con vắng mặt lâu ngày mà Hồ Chí Minh lại không có phản ứng gì, như là tìm kiếm, điều tra trong khả năng quyền hạn của mình?
Ðiểm dối trá thứ ba, tên tám một chày đã giết cô Xuân thế mà trải qua hơn chục năm trời ông Hồ Chí Minh vẫn chưa từng giáp mặt tên này cho dù tên này đã được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát tại Hà Nội. Tại sao nhân viên dưới quyền nội các của chủ tịch Hồ Chí Minh mà ông lại không từng giáp mặt? Hồ Chí Minh hoàn toàn không hận thù không hề có thái độ trù dập, trả thù nào đối với Tám một chày và Quốc Tùy cho dù những người này đã giết vợ ông “vượt quá nội dung quyết định của bộ chính trị(?)”

Từ những điểm dối trá trên, đưa đến những điều tệ bạc như sau:
- Ðiều tệ bạc thứ nhất là Hồ Chí Minh không hề có một phản ứng nào dù là tiêu cực hay tích cực khi biết cô Xuân bị giết như là xót thương hay cho điều tra làm sáng tỏ vụ án nếu chính ông Hồ không muốn giết vợ.
- Ðiều tệ bạc thứ hai là trong hơn mười hai năm kể từ ngay cô Xuân bị giết cho đến ngày chết ông Hồ Chí Minh không hề có ý muốn tìm gặp mặt đứa con trai của mình. Cho dù vào cuối cuộc đời ông Hồ Chí Minh có suy nghĩ là “sợ khi chết không có con đưa đám” như tác giả Dương Thu Hương trình bài rải rác trong tác phản DCCL.
- Ðiều tệ bạc thứ ba là ông Hồ Chí Minh chưa hề thắp một nén nhang cho người đã nhiều năm chăn gối với mình và đã có hai con. Một điều đơn giản tối thiểu và dễ dàng như vậy mà không làm được để chứng tỏ sự ăn năn hay hối tiếc về người vợ đã mất. Ðiều này chứng tỏ rằng những cảm giác xót thương ân hận vào cuối cuộc đời của ông Hồ Chí Minh qua ngòi bút diễn tả của Dương Thu Hương trong suốt tác phẩm “Ðỉnh cao chói lọi” tất cả chỉ là dối trá bịp bợm mà thôi.

Ðọc ÐCCL trang 295
Vì rằng ý kiến của anh có tính chất quyết định, có sức mạnh thuyết phục thậm chí khống chế nhiều người khác. Tôi đã hỏi kĩ anh Tô về cuộc họp ấy.
- Tôi biết rằng cậu đang vô cùng căm giận, chẳng những riêng tôi mà tất cả những ai bãi bỏ mối quan hệ này. Nhưng thực tình, chúng tôi hành động chỉ vì quyền lợi của dân tộc, và cũng vì uy tín của chính ông cụ.
- Tôi đã nghĩ mãi về cái điều mà các anh thường gọi là uy tín của cán bộ lãnh đạo, là thần tượng hay hình ảnh người dẫn đường cho nhân dân. Tôi thấy đó là thứ lý thuyết kì cục và khiên cưỡng. Cuộc đời này đầy rẫy những người đàn ông lớn tuổi yêu đương say đắm những người đàn bà trẻ hơn mình. Không chỉ trong hàng vua chúa mà trong cả đám dân đen. Nếu tôi không nhần ngay ông nội anh cũng có một nàng hầu hai mươi tuổi khi ông cụ đã bảy mươi hai. Ðiều này là thực hay là bịa ?
- Ðiều đó là thực, dù ông nội tôi chỉ là chánh tổng. Tôi vẫn nhớ hình ảnh ông cụ ngủ trưa, gối đầu lên đùi người đẹp hai mươi tuổi đó và nàng ta phe phẩy quạt hầu. Tôi cũng nhớ rằng bà nội tôi ăn cơm với hai người trên nhà chính còn gia đình chúng tôi ăn cơm riêng ở nhà ngang. Tôi cũng nhớ rằng nàng hầu này lảy kiều rất hay và khi ông tôi hứng lên thường yêu cầu chị ta hát chầu văn phục vụ khách khứa..
Tất cả đều rất thực, Vũ ạ. Nhưng riêng với anh Cả, sự đó không thể chấp nhận vì ông cụ không thể chỉ sống riêng cho bản thân. Ông cụ là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi đường cho cả dân tộc.
- Vì là ngọn đuốc soi đường nên ông cụ buộc phải thiến như đám hoạn quan thời xưa hay buộc phải sống chui lủi như kẻ buôn lậu ? Cái trò này chính các anh đã đặt bầy. Khởi sự từ việc cử cô Minh Thu vác chiếu vác chăn đến ngôi nhà sàn trên chiến khu. Nếu bây giờ, tổ chức đảng yêu cầu anh lấy cô Minh Thu thay vì người đàn bà mà anh đang chăn gối, anh tính ra sao ?
Thuận im lặng. Ông ta lại cúi xuống tiếp tục nhìn chăm chú thảm cỏ dưới chân. Một đám diệp lục mềm mại tựa lông nhung và trông ngon lành như có thể ăn được.
Vũ tiếp tục:
- Tôi không hiểu nổi danh từ đồng chí hay chiến hữu mà các anh nói như hát trên đầu lưỡi. Thực tình, tôi không hiểu.
Từ xưa đến nay, loài người liên kết được trước hết là nhờ sự cảm thông. Ðám chúng sinh thấp cổ bé họng cũng biết nói câu : - Ai cũng xương cũng da, dao cắt vào thịt nào cũng chảy máu ‑. Người theo đạo Phật ắt biết câu nói nổi tiếng của Thích ca : - Máu ai cũng đỏ và nước mắt ai cũng mặn ‑ Ðạo Thiên chúa cũng dậy con người chớ gây cho kẻ khác điều mình không muốn. Dù tôn giáo phương tây hay phương đông, con người đều được học cách cư xử như vậy. Huống chi các anh, những kẻ tự coi là tinh hoa của dân tộc, là lớp người có đủ thông minh lẫn can đảm, nòng cốt của một đảng bách chiến bách thắng ? Trở lại chuyện gia đình anh Cả, tôi cần nhắc anh nhớ lại một trường hợp tương tự trong lịch sử, đó là chuyện tình giữa Nguyễn công Trứ với người vợ ba của ông. Vị quan lớn đa tình và đa tài này từng nói một câu nổi tiếng : Ngũ thập niên tiền...
Thuận gật đầu, đọc tiếp :
- Ngũ thập niên tiền, nhị thập niên - Năm mươi năm về trước ta là chàng trai hai mươi tuổi. Ðấy là cách diễn đạt hết sức khôn ngoan dí dỏm với bạn tình... Ngay với mối tình lãng mạn ấy, Nguyễn công Trứ vẫn là một gương mặt hiển hách trong lịch sử. Chuyện đó nữa, tôi cũng có nhớ, Vũ ạ, chỉ có điều là ...
- Chỉ có điều là ... sao ?
- Có điều là chính ông cụ cũng chấp nhận sự hy sinh ấy. Chính ông cụ cũng không phản bác.
- Trên nguyên tắc biểu quyết, một mình ông cụ không thể thắng nổi mười hai người. Nói cho thật cặn kẻ chỉ một mình anh Tô muốn ủng hộ ông cụ. Nhưng sau rốt bị đám đông uy hiếp nên anh ta đành đổi hướng theo các anh. Như thế, về lý, ông cụ là tuyệt đối thiểu số.
Còn về chữ tình, không nói cũng hiểu rằng ông cụ trông mong ở sự thông cảm của các anh, những người xưa nay vừa là đồng chí vừa là đàn em. Từ ngày khởi đầu cách mạng cho đến lúc này, mọi sự vẫn diễn ra như vậy. Có điều ông cụ không nhận ra rằng tình thế đã đổi thay. Rằng những ngày xưa thân ái đã chết rồi. Và nó đã bắt đầu chết một cách thật sự ngay khi các cánh quân rời bỏ núi rừng để tiến về năm cửa ô thành phố. Rằng giờ đây tất cả anh em đồng chí chỉ còn là đám người buôn chung một món hàng trên một con tầu vượt đại dương mà vì tiền lời của món hàng đó, các anh có thể quẳng xuống biển bất cứ kẻ vô tội nào cho nhẹ gánh.
(hết trích)

Qua trang sách, mọi sự đã rõ ràng, Hồ Chí Minh đã đồng ý giết vợ, và thái độ dứt khoát của ông là không hề phản bác quyết định của bộ chính trị, ông là chủ tịch đảng người có uy quyền cao nhất trong bộ chính trị mà không phản bác ý kiến giết cô Xuân thì ai dám phản bác?
Tham khảo thêm bài viết “Hãy giải oan khiên cho dòng họ Nguyễn Tất” cùng tác giả
http://www.doi-thoai.com/baimoi0308_232.html

Qua những luận chứng xác thật như trên có thể một lần nữa kết luận rằng:
- Sau khi trở thành ông thánh ...
- Sau khi trở thành tên giết người đại ác...
- Sau khi trở thành nhân vật vĩ đại trong lòng Dương Thu Hương
Hồ Chí Minh vẫn mang dòng máu sở khanh, lưu manh, lạnh lùng, tàn nhẫn với người thân ruột thịt, bỏ con, giết vợ để rồi trút trách nhiệm trên đầu người khác.
Ðiểm lưu ý của người viết: Trong tác phẩm Ðỉnh cao chói lọi, hoàn toàn không hề đề cập đến người vợ chính thức Tăng Tuyết Minh có hôn thú và nhân chứng đầy đủ và hơn một lần Hồ Chí Minh có ý muốn nhờ người ta tìm kiếm. Trong những ngày tháng cuối cùng Hồ Chí Minh hoàn toàn quên hay chính tác giả Dương Thu Hương cố tình quên để cho tác phẩm của mình trung thực theo định hướng nào đó chăng?

III/- Hồ Chí Minh và cuộc chiến


1)- Hồ Chí Minh là người sợ máu hay khát máu người?

Ðọc ÐCCL trang 46
Còn ông, ông trầm ngâm nhớ tới một ngày xuân trên chiến khu Việt bắc. Lần ấy, đúng dịp Tết Nguyên Ðán, cả cơ quan hè nhau làm những món ăn cổ truyền. Trong các món cổ truyền, đứng đầu bảng là tiết canh, lòng lợn. Không những chỉ riêng nhà bếp mà dường như toàn thể nhân viên cơ quan tham gia vào chuẩn bị cuộc ẩm thực quan trọng này. Buổi trưa, văn phòng mang lên cho ông một khay tiết canh lòng lợn. Thời chiến tranh, một miếng thịt cũng đã coi như bữa tiệc, bởi có những thời gian dài, cả cơ quan ăn sắn trừ cơm. Năm trước đó, bên đại đội báo vụ có một chiến sĩ phát điên vì phải ăn sắn liên tục sáu tháng. Cậu ta vốn con nhà khá giả chưa từng chịu đựng sự thiếu thốn. Sáu tháng trời không có một hạt cơm, một miếng thịt hay cá vào bụng, ngày nào cũng sắn, hết luộc lại nướng, hết nướng lại nấu canh suông với muối và rau rừng, người trai đô thị này đâm ốm, da xanh bủng, bụng trướng như đàn bà có thai. Một sáng, khi nhìn thấy anh nuôi bưng lên mấy rổ lặc lè sắn luộc, chàng trai bỗng nhảy dựng như nhơi choi giữa sân, la thét inh ỏi tựa hồ bị quỷ ám rồi sau đó anh ta cởi bỏ hết áo quần, ôm đầu chạy tuốt vào rừng
... Sự việc ấy ám ảnh ông.
Bởi vậy, ông ý thức được những nhu cầu của sự sống. Tuy thế, ông không thể nào ăn được cái món ăn bổ dưỡng cổ truyền kia. Ông nhìn bát tiết đặt trên khay một cách chỉn chu. Một bát chiết yêu đầy tràn tiết đỏ, đông cứng như thạch, bề mặt rải đều lạc rang lẫn rau thơm thái vụn. Thêm vào đó là chiếc chén nhỏ xíu đựng ớt tươi. Cần vụ bưng khay thức ăn cung kính đặt trước mặt ông rồi chần chừ đứng lại dường như muốn xem ông ăn có ngon lành hay không, bởi vì đối với tất thảy mọi người đây hiển nhiên là bữa tiệc long trọng nhất trong năm.
- Ðể đấy cho tôi. Chú xuống nhà ăn trước với anh em ...
Ông đáp vồn vã để cho anh lính yên tâm đi ra. Còn lại ông với bát tiết canh, ông nghĩ kế thủ tiêu nó một cách kín đáo.
Ông vốn sợ mùi máu từ nhỏ, cho dù nó được ngụy trang bởi các loại mùi thơm khác nhau của gia vị, nào húng chó húng thơm rau răm rau mùi, nào hành hoa hành củ, nào lạc rang, ớt tươi giã nhỏ. Mỗi lần gia đình chọc tiết lợn, ông lỉnh ngay ra ngoài đồng. Không ai ép được ông ăn cái món ăn khủng khiếp ấy, cái món ăn mà người ta cho rằng đáng được ao ước nhất khi ngả thịt một con lợn, cái món mà các lão ông , lão bà đánh giá là “bổ cả âm lẫn dương”. Người ta riễu ông :
“ Thằng này học khôn nhưng ăn thì ngu hạng nhất “
Ông cũng không rõ vì cớ gì ông dị ứng với cái món ăn cổ truyền này đến thế. Rồi lúc thành niên, sống ở Paris, lần nào đó ông xem một cuốn phim phong tục châu Phi, nhìn thấy dân bản xứ chọc tiết bò rồi vục đầu xuống chậu, uống máu tươi còn nóng hổi, da ông bỗng sởn gai ốc, mồ hôi vã ướt sống lưng. Mặt ông hết nóng bừng rồi lạnh ngắt. Ông tưởng chừng những người xung quanh đang nhìn ông, phát hiện ra trạng thái tinh thần kì dị của ông, đoán được những ý tưởng thầm kín trong óc não ông ... Ông ngồi chết cứng trong rạp, cho đến khi buổi chiếu kết thúc, chờ những người khác đi vãn mới đứng lên. Bên ngoài, trời rét cóng. Mồ hôi trong lưng áo ông ướt lạnh khiến toàn thân run cầm cập. Ông phải quay vào phòng vệ sinh, lấy nhật báo lót cả trước ngực lẫn sau lưng rồi mới về nhà. Ban đêm, giấc mơ của ông đỏ nhòe máu. Những con vật bị chọc tiết, máu tóe thành vòi, kêu thét, co giật, rảy giụa một cách điên cuồng và tuyệt vọng. Những cái miệng nhoe nhoét máu tươi. Những nụ cười cũng nhoe nhoét máu tươi ... Tất cả cùng đồng hiện, chồng chéo, quay đảo, khoan xoáy tâm trí ông. Lần đầu tiên ông hiểu nguyên do nỗi sợ hãi của mình từ thời thơ ấu. Giống như lần đầu tiên ông cầm đèn rọi sáng một căn hầm mà bóng tối kinh niên hù dọa con người. Nhờ cuốn phim phong tục châu Phi kia, ông tìm được một so sánh, một phóng chiếu. Ông biết rằng sự cảm nhận những khuyết tật của giống nòi cũng tựa hồ như cơn sốt. Phải chịu đựng nó trước khi có thể chữa khỏi. Ðêm ấy, không thể nhắm mắt ông đành ngồi dậy đọc sách cho tới sáng, khi những ngọn đèn đường trở nên trắng nhợt trong ánh dương. Rồi bão tố cách mạng cuốn ông vào vòng xoáy. Nhiều năm, ông tưởng chừng không còn băn khoăn về những thứ mà ông coi là “khuyết tật của dân tộc”
(hết trích)

Qua dòng văn của Dương Thu Hương ở trên mô tả Hồ Chí Minh là một người sợ máu từ thủa nhỏ, nỗi sợ hãi không chỉ ám ảnh bởi sự kiện thực tế mà thậm chí còn ở trong giấc mơ, hay xem phim ảnh. Từ đó tác giả phóng đại lên nguyên do của chứng sợ máu này có nguồn gốc đó là “khuyết tật của dân tộc“

Hình ảnh này hoàn toàn tương phản với hình ảnh Hồ Chí Minh chủ tịch nước vừa chủ tịch đảng trong thời gian đầu thập niên 50s hô hào toàn dân nỗ lực giết người để đóng thuế, giết người để thờ Mao chủ tịch, qua cái gọi là cải cách ruộng đất như sau:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin & bất diệt.”

Tố Hữu.

Bài này được đọc đi đọc lại công khai trên các đài phát thanh và các loa phóng thanh trên toàn Miền Bắc vào thời kỳ Cải Cách Ruộng Ðất. Máu hận thù giai cấp đã đổ ra khắp mọi miền đất nước. Há lẽ không làm cho Hồ Chí Minh sợ chăng. Hồ Chí Minh chẳng những không sợ mà thành tích khát máu này còn tái diễn khi hô hào xua quân đánh chiếm thành phố Huế trong dịp tết Mậu Thân giết hàng ngàn thương dân vô tội khăn tang phủ trắng cả bầu trời.


Ðã lâu chưa làm bài thơ nào
Ðến nay thử làm xem ra sao
Lục mãi giấy tờ vẫn chưa thấy,
Bỗng nghe vần “thắng” vút lên cao
Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn
Một năm là cả bốn mùa Xuân.

Qua những bằng chứng này, chứng tỏ Hồ Chí Minh là kẽ khát máu người chứ không phải là người có chứng sợ máu như Dương Thu Hương mô tả.

2)- Hồ Chí Minh và cuộc chiến

Ðọc ÐCCL trang 222
Kỉ niệm về hội nghị 9 chưa phai. Bởi nó đánh dấu bước ngoặt định mệnh của dân tộc cũng như sự ngã ngựa của con người khoác tấm áo bào đẹp nhất.
Buổi sáng ấy oi nồng, oi nồng như bầu không khí bao trùm hội nghị. Mặc dù những chiếc quạt trần xoay tít và những cây quạt đứng xung quanh cũng không ngừng tạt gió nhưng mọi người vẫn cảm thấy ngột ngạt. Ðây là phút trọng đại nhất: Người ta lấy biểu quyết cho đường lối chính trị quốc gia. Trên ba trăm năm mươi đại biểu, phe chủ chiến chiếm tuyệt đại đa số, phe chủ hòa là thiểu số bị nghiền nát: Họ đếm chưa đủ mười đầu ngón tay. Thế nhưng họ vẫn can đảm đến giây phút cuối cùng vì trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc. Người đứng lên trước hết là Lê Liêm, thứ trưởng bộ văn hóa. Vì ngồi ngay hàng ghế phía sau nên ông nhìn rõ đám mồ hôi thấm trên lưng áo ông ta. Ðám mồ hôi đó thoạt tiên chỉ lớn bằng hai quả quýt, chấm đúng nơi nhô lên của cặp xương bả vai. Chỉ vài phút sau, nó đã loang ra bằng hai bàn tay, rồi rất nhanh thấm ướt toàn bộ tấm lưng và dán chặt vào chiếc may-ô bên trong. Ðường gờ hai bên nách may-ô nổi hằn lên rõ mồn một qua lớp vải ướt sũng khiến vị thứ trưởng có vẻ như vừa bước lên từ bể bơi Trúc bạch. Tuy nhiên, ông ta vẫn nói, không bớt một lời, không dè sẻn một ý:

Tiếp trang 223
Ông không còn nhớ chính xác những gì Lê Liêm đã nói sau đó, nhưng mắt ông dán vào tấm lưng áo ướt sũng mồ hôi khiến ngay cả những đốt xương sống của vị thứ trưởng cũng hiện lên rõ mồn một. Trong lúc ấy, một màu đỏ loang từ từ trên gương mặt ông ta, thoạt tiên từ thái dương và quầng mắt. Sau đó màu đỏ tràn qua hai gò má rồi lan qua cằm, xuống vùng cổ và gáy. Ông cũng nhớ rõ những nét rùng mình thoáng gợn qua khuôn mặt ấy và cơn tự chế khiến cặp môi của Lê Liêm gần như tái nhợt đi. Ông cũng nhớ một cách chi tiết những ánh mắt thù nghịch của đám người xung quanh chiếu vào vị thứ trưởng. Những kẻ ngồi hàng trên quay hẳn lại, nhìn chõ vào mặt người đang phát biểu bằng cái nhìn của kẻ côn đồ, hứa hẹn một cách thẳng thắn đá ném vào đầu hay dao đâm vào cổ. Những kẻ ngồi hàng ghế sau không thể bộc lộ được tinh thần phản đối bằng ánh mắt đe dọa và khinh bỉ đối với “tên xét lại” thì xì xào gây ồn ỉ... Một khoảnh khắc trôi qua, bất thần một đại biểu vọt đứng lên, tách hẳn hàng ghế bước đến trước Lê Liêm, xỉa tay vào mặt ông và hét:
- Nếu mày không câm họng lại. Nếu mày còn tiếp tục phun ra giọng điệu của bọn xét lại, tao sẽ treo cổ mày lên.
Lê Liêm ngừng lời, dường như bị một cú đòn phang vào gáy. Ông trân trân nhìn kẻ vừa sỉ nhục mình, thứ trưởng bộ nội vụ Lê chí Thân, lâu la ruột của Quốc Tùy. Ðưa tay lên gỡ kính, thứ trưởng bộ văn hóa chớp mắt một cách bối rối. Ông không thể tìm được lời đối thoại, dầu ông là người nổi tiếng có tài ăn nói. Hội nghị cũng im lặng theo. Ðây là lần đầu, họ chứng kiến cảnh tượng các đồng chí xử sự với nhau theo đúng cung cách của bọn đầu đường xó chợ. Dầu gốc tích ra sao, nhưng khi đã trở nên những kẻ mũ cao áo dài, những đại diện cho dân chúng, bọn họ đều cố gắng giữ một sự nhã nhặn tối thiểu. Ðây là lần thứ nhất, sự cặn bã được tự do lên ngôi. Hơn ba trăm con người cúi mặt xuống.
Trên khán đài, Ba Danh và Sáu lặng im. Một khoảnh khắc trôi qua, chủ tịch đứng lên, quay về phía Lê chí Thân, cất giọng thản nhiên, ôn tồn:
-Nếu chú muốn treo cổ chú Lê Liêm, hãy treo cổ tôi trước đã.
Lê chí Thân mím môi, cúi gằm mặt rồi quay về chỗ của y. Hội nghị chết lặng đi trong khoảnh khắc.
Rồi Sáu rung chuông :
- Giờ giải lao đã đến. Mời các đồng chí tạm nghỉ.
Sau hội nghị, Lê Liêm đã viết một bức thư gửi bộ chính trị, trong đó ông yêu cầu những người lãnh đạo cao nhất của đảng giải quyết vụ việc này, bởi ông không tin rằng đảng có thể dung túng cho những hành vi và ngôn từ có tính côn đồ lưu manh được phép tồn tại giữa những ủy viên trung ương, những đại biểu của dân tộc...
Vài ngày sau đó, tướng Ðặng kim Giang, viện trưởng viện triết học Hoàng minh Chính, nhà văn hóa Nguyễn kiến Giang và non một trăm nhân sĩ khác, những người được định danh là bị đầu độc bởi tư tưởng của tên trùm xét lại Khơ-rút-xốp bị bắt giam. Cùng một tuần lễ, hơn hai mươi tướng lĩnh bị tống vào nhà ngục bởi họ đã từng được đào tạo lâu dài trong trường quân sự Cu-tu-đốp hoặc có quan hệ gần gũi tướng Long. Tuần sau, trên năm trăm sĩ quan quân đội từ cấp đại tá trở xuống, những người từng cộng tác hoặc được nhiệm chức trực tiếp dưới quyền của tướng Long cũng lần lượt bị bắt theo. Họ bị dẫn độ trong các đoàn xe của tổng cục 2, sau đó bị giam tại nhà tù Thanh Liệt ở ngoại ô Hà nội, và hai nhà tù trung ương khác đặt tại Hà Tĩnh và Thái nguyên.
Cuộc chiến tranh mới bắt đầu. Hành trình của dân tộc đổi hướng
. (hết trích)

Qua mô tả về hội nghị 9 như trên cho thấy Hồ Chí Minh thuộc nhóm thiểu số chủ hòa, và là người theo chủ nghĩa xét lại đã từng công khai bảo vệ sự an toàn cho Lê Liêm.
Ðiểm chú ý ở đây là hội nghị chín xảy ra từ ngày 19 đến ngày 24 - 4 - 1956, tại Hà Nội, cũng là thời điểm uy tín Hồ Chí Minh lên cao trong chức vụ Chủ tịch đảng vừa là chủ tịch nước, lại là người chủ hòa trong quyết định mở cuộc chiến tranh lấn chiếm miền Nam. Như vậy Hồ Chí Minh hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến này?
Hình ảnh này hoàn toàn khác hẳn với hình ảnh thực tế của Hồ Chí Minh chuẩn bị tư tưởng cho cuộc chiến lâu dài, Hồ chí Minh trong diễn văn đọc ngày 17 tháng 7 năm 1966, tại Hà Nội đã nói: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa. Hà nội, Hải phòng và một số xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân VN quyết không sợ. Không có gì quí hơn độc lập tự do. Ðến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
(Trong Hồ chí Minh, vì độc lập tự do, vì Xã Hội Chủ Nghĩa, của NXB Sự Thật, Hà Nội, 1970, trang 282).

3)- Tên gọi cuộc chiến:


Ðọc ÐCCL trang 315
- Chiến tranh, chiến tranh, chiến tranh....
Một lịch sử đã dằng dặc những cuộc chiến liên miên không ngưng nghỉ, vậy mà lũ người đam mê vinh quang còn cộng thêm vào đó cuộc chiến này. Một cuộc chiến vô tiền khoáng hậu cả về phương diện năng lực bị huy động cũng như những tổn thất máu xương... Ôi cuộc chiến tranh ngu xuẩn, cuộc chiến tranh đã được thực thi như đòn trừng phạt đối với một dân tộc. Một dân tộc tự đưa thân mình ra làm tăm-pông giữa hai toa tầu lịch sử, tự sử dụng danh tính của mình như con tốt đen trong bàn tay của thế nhân, tự hoán cải giang sơn thân thiết thành chiếc cối xay thịt khổng lồ trong một cuộc huynh đệ tương tàn khủng khiếp gấp ngàn lần cuộc binh đao Trịnh Nguyễn !...
Ta biết làm gì giờ đây khi ván cờ đã lỡ, khi ta bắt buộc trở thành con rối gỗ trong tay lũ sát nhân ?... Những người anh em thù nghịch của ta, chẳng lẽ chúng ngu dại đến mức không có một chút ngờ vực khi dấn thân vào tấn trò này hay chúng cố tình quay lưng lại với lương tâm vì cuộc ganh đua quyền lực hấp dẫn hơn thân phận của một dân tộc ?... Ôi danh vọng, vinh quang.... những thứ người ta chẳng thể ăn chẳng thể ngửi chẳng thể làm tình nhưng lại có sức hủy diệt kinh hoàng, không chỉ hủy diệt một cá nhân, một tập đoàn mà cả một nòi giống.. Nhưng vì cớ chi ta mãi đắm đuối , mãi khổ đau vì dân tộc này ?...
(hết trích)

Theo nhận định trên, Hồ Chí Minh cho rằng đây là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn còn tệ hại hơn cả cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh. Ngoài ra còn một điều đau khổ nữa đó là dân tộc Việt Nam “tự đưa thân mình ra làm tăm-pông giữa hai toa tầu lịch sử” tức là làm con tốt thí giữa hai phe Tự Do và Cọng Sản. Nói như vậy chính Hồ Chí Minh là tên tay sai của Liên Xô và Trung Quốc, với cương vị cầm đầu đảng csvn mở cuộc chiến tranh tiến chiếm miền Nam, chứ cuộc chiến hoàn toàn không có ý nghĩa gì mang tính chất chiến đấu chống ngoại xâm. Như vậy những giá trị của chiêu bài “đấu tranh cho độc lập tự do cho đất nước” đều là những mỹ từ xáo trá, rác rưởi.
Phản kháng tiêu cực của ông Hồ Chí Minh vào những ngày cuối cuộc đời trước khi tự mình bức tử để trả thù, lại hoàn toàn khác hẳn những gì tự ông viết ra vào năm 1969 là năm trước khi ông chết: Cuộc chiến chống Mỹ cứu nước.
Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do,
Ðánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
.Bắc - Nam sum họp, xuân nào vui hơn!

Tóm lại, hình ảnh Hồ Chí Minh và cuộc chiến qua mô tả của Dương Thu Hương là một người sợ máu, hèn nhát, chủ hòa, sợ chiến tranh, do đó không chịu trách nhiệm về cuộc chiến và những cuộc tàn sát dân lành vô tội qua cái gọi là cải cách ruộng đất, tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân?

Kết luận:

Trong lời mở đầu tác phẩm Ðỉnh cao chói lọi lời tác giả ghi rằng: (trang 3)
Tôi vốn không đủ khả năng sáng tác hoàn toàn dựa vào trí tưởng tượng. Mọi cuốn sách tôi viết đều xây dựng trên một câu chuyện thực. Dẫu vậy, vẫn cần nhắc lại một cách nghiêm cẩn rằng tiểu thuyết là tiểu thuyết. Tiểu thuyết không phải tự truyện hoặc sự lắp ghép một chuỗi tiểu sử của các nhân vật.
Như mọi cuốn đã in, Ðỉnh cao chói lọi trung thành với nguyên tắc ấy.

Trong cuộc họp báo chính tác giả Dương Thu Hương đã trưng dẫn ít nhiều những chứng cứ có thể chứng minh rằng những sự kiện nêu ra trong tác phẩm là sự thật. Thế nhưng những tâm tư , những cảm xúc hèn yếu, ăn năn, ân hận cũng như những phản kháng tiêu cực vào cuối cuộc đời của Hồ Chí Minh qua ngòi bút Dương Thu Hương không đáng tin cậy. Bởi lý do Dương Thu Hương không phải là nhân chứng thời đại, mà là thế hệ sau chưa một lần tiếp xúc với Hồ Chí Minh, chỉ qua lời kể của những nhân chứng thứ ba lấy gì làm xác thật.
Ðây là một hình thức cố tình chạy tội cho Hồ Chí Minh, phủi sạch trách nhiệm và tội lỗi của một đàn ông lưu manh sở khanh ở kinh thành Paris, một người chồng người cha đành tâm giết vợ bỏ con, một lãnh tụ đảng csvn gây nên cuộc chiến huynh đệ tương tàn là tác giả của thảm kịch cải cách ruộng đất, cũng là người ra chỉ thị tấn công tết Mậu Thân giết hàng ngàn người dân Huế vô tội.
Trong cuộc đời Hồ Chí Minh chưa hề làm một hành động cụ thể nào để chứng minh sự ân hận hay hối cải đối với những tội ác mà ông đã gây ra cho vợ con, cũng như dân tộc Việt Nam cả. Những ngày cuối cuộc đời nằm trên giường bịnh còn làm được những bài thơ hiếu chiến, khát máu “Ðánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” thì làm gì có tâm tình ân hận, nuối tiếc về con đường sai lầm đã đi qua để rồi tự bứt tử để trả thù chế độ. Phải chăng Dương Thu Hương đã cố tình lừa đảo dư luận nhằm đánh bóng lại hình ảnh Hồ Chí Minh theo một chủ đính chính trị phe nhóm?

Dù muốn hay không phải trả Hồ Chí Minh lại cho sự thật của lịch sử như đã trình bày suốt qua bài viết trên.

Trong cuộc phỏng vấn với Quốc Phương đài BBC Dương Thu Hương tâm tình:
Tôi vẫn sống cuộc sống của một người như con chuột trong hang thôi, chỉ có một mình, mà Xuân phải đông đủ gia đình thì mới gọi là xuân được. Tết này tôi cũng được nhiều bạn bè mời đến nhà ăn tết nhưng tôi cũng ngại. Thành ra đối với tôi, xuân với hè cũng như nhau.
Internet, tiếng Pháp và cơm Việt
Tôi không có Internet và kiên quyết không có Internet vì vào Internet chắc chắn là nhiều thông tin, rồi lại đến thư từ, thành ra tôi không có thì giờ mà phải tập trung làm việc.
Tin tức ở Việt Nam thì tôi cũng có mấy nhóm thân cận bên này. Thỉnh thoảng có tin tức gì quan trọng, các cháu hay bạn bè lại in ra cho tôi đọc. Thành ra tôi vẫn cập nhật được tình hình chung bên nhà.
Với các báo đài, truyền thông, tôi cũng ít có thời gian theo dõi. Tôi cũng lớn tuổi rồi và không hề có ảo vọng về sức khỏe của mình. Một điều nữa là phải hình dung được một người ở tuổi 50, 60 nay đi học một thứ ngoại ngữ vất vả như thế nào.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/02/090226_duongthuhuong_iv_tc2.shtml .

Dương Thu Hương và Internet. Nguồn : BBC
http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2009/Images/20090519_06b.jpg

Giữa thời đại không gian điện tử không giới hạn, thế mà Dương Thu Hương tự nguyện nhốt mình trong không gian vật chất nhỏ hẹp với nguồn thông tin có chọn lọc do từng nhóm bạn bè cung cấp thì lấy đâu ra sự trung thực của tác phẩm.
Dương Thu Hương cũng tự nguyện thu hẹp cuộc sống như là một con chuột trong hang theo cả hai nghĩa bóng và đen cũng chẳng khác gì con cóc ngồi đáy giếng mong tìm sự thật qua miệng giếng, để rồi đưa ra chất thải với cái đít chổng lên trời mà mong muốn đạt được “Ðỉnh cao chói lọi”.
Ba mươi bốn năm trước, một cô gái từ rừng ra đã ngồi bệt giữa lề đường Sài gòn khóc rằng cuộc đời tôi đã bị lừa, tuổi thanh xuân đã bán mạng của quỷ đỏ.
Ba mươi bốn năm sau, cũng cô gái đó lại chủ động làm kẽ lừa gạt đánh bóng hình tượng Hồ Chí Minh theo chủ định riêng mình. Phải chăng một lần nữa Dương Thu Hương muốn làm “dũng sĩ mù” thoát ra khỏi “Thiên đường mù” chăng? Câu hỏi để dành cho bạn đọc trả lời vậy.


No comments: