Friday, May 8, 2009

HAI NHÂN VẬT SẮP ĐƯỢC PHONG THÁNH

Việt Cộng phong thánh cho hai nhân vật nữa
Nguyễn Ðạt Thịnh
http://anhduong.info/joomla/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=68&Itemid=94
Trước kia tôi vẫn kính trọng luật sư Lê Trần Luật, người đã can đảm biện hộ cho những giáo dân Thái Hà trong một vụ xử “nhậy cảm”, nhưng từ ngày mùng 3 tháng 5 sau khi đọc bài của anh Ðỗ Hiếu, phóng viên đài phát thanh RFA phỏng vấn ông, tôi lại càng kính phục ông nhiều hơn nữa: ông vừa lên chức “thánh”, Việt Cộng phong chức này cho ông, như chúng đã tạo ra những ông thánh sống Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Ðộ, Nguyễn Văn Ðài, và những bà thánh sống Lê thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiêm, và nhiều người khác, nhiều lắm, tôi kể không xiết.
Từ hải ngoại anh Hiếu đã tức tốc gọi điện thoại về Sài Gòn sau khi đọc blog trong nước phổ biến bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh tin luật sư Lê Trần Luật và phụ tá của ông là bà luật sư Tạ Phong Tần vừa bị công an Thành Hồ “mời” đi mần ziệc.

LS Lê Trần Luật (phải) tham gia bào chữa cho các giáo dân Thái Hà tại phiên tòa ở Hà Nội.
RFA file photo
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/abnormal-law-enforcement-at-dissident-defending-lawyer-office-GMinh-02272009095827.html/LeTranLuat-305.jpg

Rất may là anh Hiếu được nói chuyện với Luật sư Lê Trần Luật ngay khi ông vừa từ cơ quan công an trở về nhà.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn của anh Hiếu;
Đỗ Hiếu: Luật sư có thể sơ lược một số chi tiết về những chuyện gì đã xảy ra mới đây không?
LS Lê Trần Luật: Họ cũng làm việc với cô Tạ Phong Tần về những bài viết của cô. Họ có đến lấy máy của cô Tạ Phong Tần thì trong máy có những dữ liệu liên quan đến Văn Phòng Luật Sư Pháp Quyền, cũng như liên quan đến tôi, vì trong đó có những tài liệu liên quan đến cô Phạm Thanh Nghiên.
Họ triệu tập tôi lên khoảng chừng 1 giờ chiều. Khi lên làm việc thì họ có đưa ra cho tôi những tài liệu đó và họ bảo là "những tài liệu này được tìm thấy từ các máy tính của Văn Phòng Luật Sư Pháp Quyền và trong đó ông là người chịu trách nhiệm cao nhứt". Thì tôi có nói với họ là "đối với tôi, những tài liệu này thì tôi không có một ý kiến nào, một bình luận nào hết, còn chuyện các anh bảo rằng đây là những tài liệu phản động có nội dung chống nhà nước thì đó là cách nghĩ của các anh. Còn đối với tôi thì đây là những tài liệu phục vụ cho công tác bào chữa. Tôi không có ý kiến rằng nó có phản động hay không.

Đỗ Hiếu: Khi nghe ông giải thích như vậy thì nhân viên công lực phản ứng ra sao?
LS Lê Trần Luật: Họ đề nghị là họ xem xét các máy còn lại của văn phòng, bởi vì họ giả thuyết rằng chỉ có một máy thôi mà đã chứa đựng nhiều tài liệu như thế thì có thể số máy còn lại chứa đựng nhiều tài liệu khác. Tôi không đồng ý và bảo họ: Nếu các anh mượn thì tôi sẽ cho các anh mượn vào một ngày khác chứ không thể mượn ngay lúc này. Họ bảo là dứt khoát phải ngay lúc này mới được bởi vì họ sợ tôi xóa đi những điều đó. Vì tôi không đồng ý nên họ “thuyết phục” từ 3 giờ rưỡi chiều đến khoảng 6 giờ tối. Tôi vẫn cương quyết không chấp nhận chuyện họ đến văn phòng để xem xét các máy vi tính, thì họ mới ra cái "lệnh khám xét nơi cất giữ tài liệu, số 100/QĐ khám xét nơi cất giữ tang vật". Tôi phản đối cái lệnh này.
Họ bảo rằng "anh có hành vi tàng trữ và làm ra những tài liệu có hành vi chống nhà nước CHXHCN VN". Tôi nói tôi không đồng ý quyết định này bởi vì nếu như có quyết định này thì trước hết phải khởi tố tôi về cái tội tuyên truyền chống chế độ, hoặc là có một biên bản nào nói tôi vi phạm về công nghệ thông tin thì mới ra lệnh khám xét được. Tuy nhiên họ không đồng ý và họ áp giải tôi về nhà khoảng chừng 6 giờ chiều.
Tôi tiếp tục phản đối cái lệnh này thì họ bảo rằng "cái chuyện phản đối là chuyện của anh". Tôi có nói là nếu anh lập luận như thế thì 86 triệu dân Việt Nam bất kỳ lúc nào các anh cũng có thể ra lệnh khám xét và tịch thu các tài sản của người dân hay sao? Họ bảo là "trường hợp của người dân là khác, trường hợp của anh là khác". Tôi bảo là tôi khác với 86 triệu dân còn lại ở chỗ nào? Thì họ bảo là đừng có làm khó cơ quan công an, "nếu anh phản đối cái lệnh này thì chúng tôi sẽ có cách khác". Rồi sau đó họ mời khu phố, tổ trưởng, hội phụ nữ, công an khu vực, đầy đủ mọi thành phần, rồi họ tuyên bố là họ bắt đầu khám xét văn phòng.

Đỗ Hiếu: Trong cuộc lục soát thì nhân viên công an có hành động gì, thưa ông?
LS Lê Trần Luật: Họ khám từ 6 giờ chiều cho đến khoảng chừng 12 giờ nửa đêm là xong. Họ lấy đi tất cả các máy móc, các trang thiết bị ở dạng kỹ thuật số thì họ lấy hết, ví dụ như là máy in, máy vi tính, máy xách tay, máy ghi âm, điện thoại, vân vân, họ lấy đi hết. Đặc biệt là họ lấy hồ sơ vụ án của anh Minh Đức (ký giả Trương Minh Đức), thì chắc anh Đỗ Hiếu và thính giả cũng biết anh Minh Đức là đảng viên của Đảng Vì Dân. Họ lấy đi hồ sơ của anh Phạm Bá Hải, của Tổ Chức Bạch Đằng Giang. Họ lấy đi hồ sơ của Khối Dân Oan, họ lấy đi đề án thành lập website Diễn Đàn Luật Sư, có dấu hiệu nào đó không ổn là họ lấy đi hết.

Đỗ Hiếu: Chúng tôi cố gắng liên lạc với cô Tạ Phong Tần, nhưng sau cũng vẫn không thành công. Thế thì ông có tin tức gì về cô ấy không?
LS Lê Trần Luật: Chính lúc đó thì họ đã tịch thu các máy điện thoại di động và máy (vi) tính của cô ấy rồi cho nên các vị khó có thể liên lạc được. Nhưng hiện tại thì cô đang ở bên phòng cách tôi mấy mét.

Đỗ Hiếu: Trước khi được ra về, luật sư có được cơ quan công an yêu cầu điều gì khác nữa không?
LS Lê Trần Luật: Tôi nhận được giấy triệu tập của công an làm việc trong 3 ngày, ngày 4, ngày 5, ngày 6 tháng này. Còn diễn biến ra sao thì tôi cũng chưa biết được chính quyền họ muốn cái gì. "Tàng trữ các tài liệu có nội dung chống nhà nước CHXHCN Việt Nam", có phải tôi sẽ bị truy tố cái tội ở điều 88, đó là cái tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam. Cái đó là họ nói thôi, còn diễn biến sắp tới thì tôi chưa biết được.
Những người can đảm đứng ra đối đầu với nhà nước đang mất dần tính hiếm hoi, bí mật, họ là những người bình thường mà người Việt Nam quốc nội gặp mỗi ngày; có những người tài ba như ông Luật, bà Tần, nhưng cũng có những người nông dân bình dị sống yên lành trong thôn làng như anh Vi Ðức Hồi, người chỉ có 15 triệu bạc Việt Cộng (non 1,000 mỹ kim), nhưng vẫn làm toàn thể cán bộ, công an Việt Cộng tỉnh Lạng Sơn phải quây lại đối phó với kế hoạch của anh, cho bà con chòm xóm nuôi heo con.
Anh mua một chục cặp heo con, đem cho chòm xóm nuôi với điều kiện ngày heo lớn bán đi phải trả lại anh tiền vốn mua heo con. Việt Cộng bắt dân làng lập tức trả heo cho anh để vay tiền không lời của ngân hàng nông thôn mua heo khác về nuôi.
Anh Hồi khuyến khích dân làng nhận tiền vay của ngân hàng làm vốn, số heo trả lại anh trao cho người khác nuôi. Ngày heo lớn, bán đi, anh Hồi mua 7 con heo nái về cũng để chòm xóm nuôi thủ lợi cho họ.
Anh ra điều kiện người nuôi heo nái được hưởng 2 lứa heo con, sau đó phải trả heo nái lại cho anh để anh cho người khác tiếp tục nuôi hưởng lợi.
Anh Hồi cũng là một vị anh hùng, anh ly khai ra khỏi đảng Việt Cộng, để sống bình thản trong làng Tân Lập, tỉnh Lạng Sơn, một làng anh mô tả là “quê tôi”, ở tận trong vùng xa, vùng sâu chưa chịu ảnh hưởng quá đáng của Việt Cộng, nên dân làng vẫn còn đối xử với nhau trong cuộc sống tình nghĩa “ngày xưa.”
Anh chưa được (hay chưa bị) Việt Cộng phong thánh, nhưng tôi sợ ngày đó cũng không xa.

Tôi thành khẩn cầu cho ông thánh sống Lê trọng Luật, bà thánh sống Tạ Phong Tần, và ông Á Thánh Vi Ðức Hồi mọi an lành.
Nguyễn Ðạt Thịnh

No comments: