Tuesday, May 19, 2009

CÁCH MẠNG NHUNG Ở TIỆP KHẮC

CÁCH MẠNG NHUNG Ở TIỆP KHẮC
Phạm Đào Nguyên
May 17th, 2009
http://nguoivietboston.com/?p=9323
Vào một buổi sáng ngày 17 tháng 11 năm 1989, không một ai tin tưởng rằng biến cố trong ngày hôm nay lại dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Cộng sản Tiệp đã cai trị quốc gia này trong 40 năm qua.

Một cuộc biểu tình im lặng và ôn hoà của học sinh Tiệp đã chiến thắng được sự đàn áp hung bạo của đoàn quân công an cộng sản. Nếu họ biết rằng trước đây 50 năm, vào ngày 28 tháng 10 năm 1939, học sinh Tiệp Khắc đã biểu tình chống cuộc xâm lăng của Đức Quốc xã, đã có một sinh viên Y khoa bị bắn chết. Đó là cậu Jan Opletal. Và hôm nay cũng là ngày kỷ niệm Jan Opleta sau 50 năm, học sinh đã biến cuộc lễ kỷ niệm này thành một cuộc biểu tình tuần hành và toàn dân Tiệp đã tiếp tay đạp đổ chế độ cộng sản chỉ trong vòng 6 tuần lễ.
Nhân ngày kỷ niệm năm mươi năm trước đây Tiệp chống lại sự xâm lăng của Đức quốc xã, và trong dịp lễ kỷ niệm này, tất cả học sinh trong thành phố Prague của Tiệp đã biến thành một cuộc biểu tình bất bạo động chống lại sự áp bức của chính quyền cộng sản Tiệp. Từ buổi tưởng niệm hợp pháp để tưởng niệm cái chết của Jan Opletal, nhưng rồi những người dự lễ đã chuyển sang một cuộc biểu tình tuần hành đòi hỏi TỰ DO, DÂN CHỦ và ĐỔI MỚI. Cảnh sát đã đàn áp học sinh ở đoạn giửa của đoàn biểu tình, tại Narodnitrida, nhưng đến khi dừng lại, học sinh đã trao tặng hoa đến các cảnh sát công an đã áp bức họ trong thái độ ôn hoà, và không kháng cự. Công an và cảnh sát đã đánh đập những người trẻ này bằng những cây gậy đen. Có chừng 167 em học sinh trong đoàn biểu tình bị thương. Một học sinh đã được báo cáo là đã bị đánh chết, và cho dù việc này sau đó kiểm chứng lại là không đúng – nhưng tin đồn này đã làm nguồn tin nóng hơn và đã đóng góp sức mạnh to lớn, khích lệ mạnh mẽ cho đoàn học sinh trẻ nhất tề và kiên quyết đòi hỏi gắt gao việc đổi mới guồng máy cai trị của chính phủ.
Tin tức được lan rộng từ thành thị đến thôn quê, toàn dân Tiệp Khắc ở mọi giới mọi ngành đã tích cực tham dự cuộc biểu tình để hỗ trợ cho học sinh, và toàn bộ công nhân đã hưởng ứng tinh thần đấu tranh bất bạo động một cách nhiệt tình, đã đồng loạt đình công để chống lại chính quyền cộng sản Tiệp. Nhiều tuần sau đó, chính thể cộng sản Tiệp Khắc đã hoàn toàn sụp đổ.
Để nói thêm về tình hình chính trị chung quanh, khoảng giữa thập niên 1980s, tình trạng chung ở Czechoslovakia (Tiệp Khắc) trở nên dễ dàng, sáng sủa hơn, và đặc biệt nhất là sau lời giới thiệu của ông Perestroika về việc sửa sai, đổi mới ở Nga Sô. Nhưng các lãnh tụ của đảng cộng sản Tiệp do ông Gustav Husak vẫn độc tài lãnh đạo, đã nắm giữ hết quyền lực nước Tiệp từ năm 1968 đến nay, từ sau ngày Nga Sô xâm lăng Tiệp. Nhiều phong trào trong nước Tiệp đã nhiều lần kêu gọi chính quyền cộng sản Tiệp hãy “Đổi mới từ trong lòng cộng sản,” nhưng họ vẫn tiếp tục bị trù dập khó khăn và tù tội.
Năm 1988, một tháng sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, các phong trào của các tổ chức đối lập biểu tình tuần hành trong thành phố đòi hỏi đất nước phải thay đổi – và một năm sau đó chủ thuyết cộng sản ở Tiệp Khắc cũng đã thật sư thất bại đi đến chỗ hoàn toàn cáo chung. Chỉ trong vòng 6 tuần, từ ngày 17 tháng 11 đến 29 tháng 12 năm 1989, ai cũng biết đến cuộc “Cách Mạng Nhung,” một cuộc chiến không đổ máu, tạo ra sự sụp đổ hoàn toàn của chính thể cộng sản Tiệp.
Bắt đầu những thông tin được truyền đi từ cơ quan tình báo KGB ở Nga sô, đã thúc đãy cuộc chiến Cách Mạng Nhung thành công mau chóng hơn do sự điều khiển cổ xúy vô hình bằng ý tưởng cách mạng của ông Gorbachev. Ông muốn đổi mới hoàn toàn xã hội, cứu người dân ra khỏi cảnh nghèo đói dưới ách cai trị áp bức của bạo quyền Cộng sản Nga áp đặt. Phần lý thuyết chính là từ đấy và nhiều cuộc biểu tình chống đối chính quyền, sức ảnh hưởng lớn mạnh lan ra mau hơn là chủ trương do chính ông Gorbachev và cơ quan tình báo Nga KGB im lặng tức là trực tiếp hỗ trợ. Người dân Tiệp Khắc không thích dùng cái tên Cách Mạng Nhung, mà dùng tên khác thường gọi là “Biến Cố Tháng Mười Một” hay thỉnh thoảng họ gọi “Tháng Mười Một.”
Sự sụp đổ nhanh chóng do từ sự vô đạo của đảng cộng sản Tiệp, một số liên đoàn công nhân lập tức liên kết với đoàn biểu tình học sinh ngay. Thứ bảy ngày 18 tháng 11 cho đến ngày 27 tháng 11, một cuộc biểu tình hùng hậu to lớn chiếm ngay thủ đô Prague và các vùng phụ cận như Bratislava, và nhiều nơi khác – ngay cả những nơi công cộng. Thay vì họ tổ chức thực hiện buổi diễn thuyết trong hội trường hoặc tại nhà hát, thì họ lại tổ chức diễn thuyết ngay ở những nơi công cộng.
Một trong những buổi diển thuyết thành công nhất là tại hội trường Cinoherni Klub vào ngày chủ nhật, 19 tháng 11, Diễn đàn Nhân Dân (Civic Forum) đã tổ chức dàn dựng một “nhóm diễn giả,” đã phê bình những sai trái từ thành phần cán bộ trong chính quyền, và thêm vào đó họ đã chỉ trích, phê phán những phương pháp cai trị độc ác của các nhà lãnh đạo cộng sản Tiệp.
Diễn đàn Nhân dân (Civic Forum) đưa ông Vaclaw Havel, một kỹ thuật viên, và là một nhà viết kịch nghệ lên diễn đàn, ông phân tích và đã kích chế độ cộng sản là đã gây ra rất nhiều khó khăn, đau khổ trong đời sống của người dân, và đòi hỏi chính quyền cộng sản phải từ chức, thả tất cả tù nhân lương tâm, và điều tra các hành vi đàn áp vô nhân đạo của cảnh sát công an cộng sản gây ra từ 17 tháng 11.
Từ những sáng kiến tương tự – toàn dân đứng lên chống lại sự bạo hành được ra đời tại Slovakia vào ngày 20 tháng 11 năm 1989. Cả hai phong trào này đã nối lại bằng con số to lớn bởi dân chúng Tiệp khắc. Từ số lớn thanh niên học sinh ở các trường Đại học và nhân viên, cùng với công nhân trong các nhà máy, và công nhân trong các cơ sở văn hoá khác. Chỉ trong vòng hai tuần, khối truyền thông, báo chí quốc gia đã báo cáo rằng những chuyện đã xãy ra tại thủ đô Prague, và các đoàn học sinh đang di chuyển từ thành phố đến các miền đồng quê, và đã tập hợp được sự ủng hộ của toàn dân từ phiá ngoài thành phố.
Những lãnh tụ của chính quyền đảng cộng sản đã hoàn toàn không có một sự chuẩn bị nào về những khủng hoảng nội loạn lan ra không ngừng trong dân chúng. Chính quyền cộng sản từ hạ tầng cơ sở ở khắp nơi đã bị lung lay, lảo đảo và đổ nhào trong thời gian ngắn nhất. Và đám đông biểu tình cứ tiếp tục, tiếp tục và càng ngày càng nhiều. Người dân Tiệp Khắc ủng hộ và kêu gọi những cuộc đình công – đặc biệt nhất là từ trong lòng trung ương đảng cộng sản Tiệp đứng ra kêu gọi đình công. Chủ tịch của đảng cộng sản phải từ chức, và những người liên hệ trong đảng là Karel Urbanek, được tuyển cử vào làm lãnh đạo đảng cộng sản. Dân chúng đả đảo sự thay đổi có vẻ giả dối này, mà họ đã cố tình thể hiện như là một đảng cộng sản được đổi mới từ năm 1968. Người dân đã không đồng ý với việc thay thế lãnh đạo này lên cao hơn.
Đám đông đấu tranh biểu tình càng ngày càng cao đến (750.000) bảy trăm năm mươi ngàn người ở Letna Park tại Prague, thủ đô Tiệp vào ngày 25, 26 tháng 11 và tổng đình công vào ngày 27 đã đập tan chính thể cộng sản Tiệp. Thủ tướng Ladislav Adamec được bắt buộc giữ vai trò nói chuyện với Diễn đàn Nhân Dân, nơi mà họ đàm phán tiến trình đưa ông Vaclav Havel lên thay. Diễn đàn Nhân dân đưa ra một số điều kiện chính trị đòi hỏi tại buổi gặp gỡ thứ hai với ông Adamec, họ đồng ý dựng nên một chính phủ liên minh, và xóa bỏ 3 điều, và bảo đảm vai trò lãnh đạo cho Đảng cộng sản Tiệp trong chính trường Quốc gia, hiến pháp mới ra lệnh hủy bỏ chương trình giáo dục về học thuyết Max-Lê. Những tu chính án này được chấp nhận lập tức bởi văn phòng quốc hội trong một ngày sau đó, là 29 tháng 11 năm 1989.
Đúng vậy, người xưa nói, “Nếu anh cho họ một inch, họ sẽ cầm giữ lấy 1 mile”, và sự đầu hàng của đảng cộng sản càng lúc càng nhanh hơn theo sự đòi hỏi của quần chúng trong cuộc biểu tình. Một chính quyền mới được thành lập bởi ông Marian Calfa; gồm có 9 thành viên của đảng Cộng Sản trong số này có vài ba người đã hợp tác với dân chúng, 2 thành viên của đảng Xã Hội, 2 thành viên của đảng Người Tiệp, và 7 thành viên không có đảng phái nào cả - tất cả sau này là Diễn Đàn Nhân Dân hay thành phần Nhân dân Hành động để chống các cuộc nội loạn.
Chính quyền mới đòi hỏi ông Tổng thống Tiệp là Gustaw Husak vào ngày 10 tháng 12, và ngay buổi tối đó, ông đã lên truyền hình tuyên bố từ chức, và Diễn Đàn Nhân Dân đã hủy bỏ tổng đình công mà đã được sắp đặt cho ngày tới.
Hai viện Thượng Viện và Hạ viện cùng với nội các trung ương lần thứ 19 đã đề cử ông Alexandre Dubcek, người đã giả bịnh trong phong trào Prague Spring vào năm 1960’s được tuyển chọn làm Phát ngôn nhân trong nội các chính phủ mới. Một ngày sau, quốc hội tuyển chọn lãnh đạo cho Diễn đàn Nhân dân là Vaclav Havel, lên làm Tổng thống Tiệp khắc. Cho dù có nhiều việc xãy ra, và không có kinh nghiệm chính trị với những áp lực nghiêm trọng từ mọi phía, nội các chính phủ mới và quốc hội cũng đủ khả năng làm được nhiều việc xích lại gần hơn những khoảng trống ở Tiệp một cách mau lẹ và hoàn thành một khung hình mới hợp pháp tại Tiệp. Khung hình này chú trọng đặc biệt trên căn bản Nhân Quyền, Tư Hửu, Luật Thương Mại. Họ cũng có khả năng khung hình này trong thời gian ngắn nhất là trong những cuộc tuyển cử tự do hơn ở Tiệp mà trước đây 40 năm chưa hề có.
Kết quả là vào năm 1990, cuộc bầu cử chính quyền điạ phương tự do và quốc hội Tiệp, mà họ thường hỏi , “Cộng sản, có hay không?” chỉ rõ rằng sự chiến thắng đã tẩy sạch cộng sản dọn đường cho Diển đàn Nhân dân ở Cộng Hoà Tiệp, và cho Quần Chúng Chống Bạo Lực (Public Against Violence - VPN) ở Slovakia. Nói một cách khác, “Cộng sản, Không, Xin Cảm ơn.”
Hầu hết có đến 73% dân đi bầu cho các cuộc tuyển cử địa phương, và 96% dân đi bầu cho các cuộc tuyển cử Quốc Hội. Ông Petr Pithart được đắc cử trong chức vụ Thủ tướng Tiệp và ở Slovaks, Vladimir Meciar và Marian Calfa, cả hai ở Cơ quan Quần Chúng Chống Bạo Lực đắc cử vào ghế Thủ tướng. Vaclav Havel đắc cử tổng thống Tiệp vào tháng 7 năm 1990.

Mong rằng học sinh, sinh viên ở Việt Nam hiện nay trong nước hãy học lấy bài học hay từ lòng yêu nước và yêu tự do của giới trẻ Tiệp Khắc, ngõ hầu đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi bóng tối nô lệ, nghèo hèn như hiện nay.

No comments: