Sunday, May 17, 2009

ASEAN IM LẶNG TRƯỚC PHIÊN TOÀ SUU KYI

Sự im lặng đáng sợ của ASEAN trước phiên tòa dàn dựng xét xử bà Aung San Suu Kyi
Bảo Thạch

Bài đăng ngày 17/05/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 17/05/2009 12:33 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/113/article_3550.asp
ASEAN phải đứng mũi chịu sào, ngậm bồ hòn không can thiệp vào công việc nội bộ của một nước thành viên, cho dù đó là một chính quyền bất hảo như Miến Điện, đã đàn áp thô bạo các nhà sư vào năm 2007. Năm 2008, Miến Điện đã từ chối mọi sự trợ giúp của nước ngoài trong nhiều ngày, sau khi cơn bão Nargis đã khiến ít nhất 138 nghìn người thiệt mạng

Cộng đồng người Miến Điện lưu vong biểu tình trước đại sứ quán Miến Điện ở Thái Lan (Reuters)
http://www.rfi.fr/actuvi/images/113/11MYANMARSUUKYIcopie200.jpg

Kể từ khi Bà Aung San Suu Kyi bị bắt giam trở lại tại nhà tù Insein, trong suốt tuần qua, truyền thông khu vực Đông nam Á đã dành các dòng tít lớn cho vụ này, báo chí của hầu hết các nước, ngọai trừ một vài trường hợp như Việt Nam, để đưa lên trang nhất câu chuyện điển hình của một tập đoàn quân phiệt dốc toàn lực để vu cáo người đàn bà dám đương đầu với họ.
Thế nhưng, ngược với công luận Đông Nam Á, chỉ có một số rất nhỏ lãnh đạo ASEAN đã lên tiếng, chỉ trích vụ án chính trị được dàn xếp để cầm tù lâu dài lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi. Thái độ im ắng của ASEAN đang phơi bày sự bất lực của khối này, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á vừa thông qua một bản Hiến chương được gán nhãn hiệu bảo vệ Nhân quyền.

Xin nhắc lại, ngày mai, Bà Aung San Suu Kyi sẽ buộc phải ra hầu tòa sau khi bị truy tố là chứa chấp kẻ lạ mặt trong nhà mà không thông báo cho công an, một điều bị xem là vi phạm chế độ quản thúc tại gia. Aung San Suu Kyi có nguy cơ bị kết án 5 năm tù, cho dù, theo tin của đối lập thì bà đã yêu cầu người Mỹ mang tên là John Yettaw hãy rời khỏi nhà riêng của bà nhưng cuối cùng đã phải chịu cho ông ta tá túc lại vì người này đã quá kiệt sức.

Còn rất nhiều điều chưa được làm sáng tỏ xung quanh vụ này, nhưng rõ ràng là chính quyền Miến Điện đã mượn cớ để loại trừ Aung San Suu Kyi khỏi sân khấu chính trị trong bối cảnh tổng tuyển cử được dự trù diễn ra vào năm tới.
Trước thủ đọan mới này, trong khi công luận quốc tế vô cùng phẫn nộ thì ASEAN lại mất thêm một cơ hội để lên tiếng. Đó là ý kiến của ông David Mathieson thuộc Human Rights Watch.
Bởi vì ngọai trừ ngọai trưởng Philippine, ông Alberto Romuho, người đã tuyên bố hôm nay, ông “vô cùng căm tức” bởi “tội danh bịa đặt” và một số lãnh đạo Indonexia, Thái Lan và Singapore, đa số các nước còn lại trong ASEAN vẫn im hơi lặng tiếng. ASEAN cho đến nay vẫn không công bố một thông cáo nào về vụ này, cho dù mọi người đều biết.

Thái độ đà điểu rúc đầu trong cát.
ASEAN phải đứng mũi chịu sào, ngậm bồ hòn không can thiệp vào công việc nội bộ của một nước thành viên, cho dù đó là một chính quyền bất hảo như Miến Điện, mới đây đã đàn áp thô bạo cuộc nổi dậy của các nhà sư năm 2007, rồi sau đó năm 2008, lặng lẽ từ chối mọi sự trợ giúp của nước ngòai trong nhiều ngày sau khi cơn bão Nargis đổ ập vào vùng châu thổ Irrawady, gây ra cái chết của ít nhất 138 nghìn người.
Thái độ đà điểu rúc đầu trong cát của ASEAN đang làm tiêu tan uy tín của khối này và minh họa cho sự tê liệt của một tổ chức khu vực luôn khẳng định các giá trị như Dân chủ.
Ngày hôm nay, khó mà bào chữa cho ASEAN khi người Miến Điện đặt câu hỏi: Liệu ASEAN có phải là kẻ im lặng đồng lõa cho tội ác hay không? Đó là tựa đề bài xã luận của The Irrawady, báo trên mạng của nhiều tổ chức Miến Điện lưu vong.


Ngày mai, Aung San Su Kyi sẽ phản bác các tội danh mà chính quyền quy chụp cho bà
Bảo Thạch
Bài đăng ngày 17/05/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 17/05/2009 13:38 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/113/article_3553.asp
Phiên tòa xét xử bà Aung San Su Kyi sẽ khai mở ngày mai tại nhà tù Insein. Bà có nguy cơ bị kết án 5 năm tù giam vì tội vi phạm quy chế quản thúc tại gia và cho phép một người Mỹ, ông John Yehaw tá túc

Theo phát ngôn của Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ, ông Nyan Win, ngày mai, trong phiên tòa xét xử việc bà Aung San Su Kyi đã cho một người Mỹ tá túc trong tư gia, bà sẽ phản bác mọi tội danh.

Phát ngôn viên cho biết thêm : hiện nay sức khỏe của bà Aung San Su Kyi vẫn tốt. Trong khi đó, hôm qua, chính quyền Miến Điện đã trả tự do cho vị bác sĩ riêng của bà Aung San Su Kyi, ông Tin Myo Win.
Xin nhắc lại trên nguyên tắc phiên tòa xét xử bà Aung San Su Kyi sẽ khai mở ngày mai tại nhà tù Insein. Bà có nguy cơ bị kết án 5 năm tù giam vì tội vi phạm quy chế quản thúc tại gia và cho phép một người Mỹ, ông John Yehaw tá túc, sau khi người này đã bí mật bơi qua một chiếc hồ để lẻn vào biệt thự của bà Aung San Su Kyi tại Yangoon.

No comments: