Vụ
Phạm Thái Hà: cuộc đấu giành quyền lực đang nóng lên?
24/04/2024
https://www.voatiengviet.com/a/vu-pham-thai-ha-cuoc-dau-gianh-quyen-luc-dang-nong-len-/7582210.html
Việc
trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị bắt cho thấy cuộc đấu tranh
giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đang nóng lên và Bộ trưởng
Công an Tô Lâm đang có ưu thế, các nhà quan sát nhận định với VOA.
https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-9dc8-08dbb966870f_cx0_cy8_cw0_w1023_r1_s.jpg
Ông
Vương Đình Huệ lúc nhậm chức Chủ tịch Quốc hội hồi năm 2021
Ông
Phạm Thái Hà, trợ lý gần gũi lâu năm với ông Huệ, hôm 22/4 đã bị Bộ Công an
loan báo đã bắt giữ để điều tra về tội ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
đối với người khác để trục lợi’. Khi bị bắt, ông Hà đang là phó chủ nhiệm Văn
phòng Quốc hội.
Ông
Hà bị bắt sau khi công an mở rộng điều tra các vụ án ‘Vi phạm quy định về đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng’, ‘Đưa hối lộ’ và ‘Nhận hối lộ’ xảy ra ở Tập đoàn
Thuận An, tập đoàn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng công trình giao
thông có trụ sở tại Hà Nội.
Sóng
gió quanh vụ bắt giữ ông Phạm Thái Hà ập đến với ông Vương Đình Huệ không lâu
sau vụ việc tương tự xảy ra với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ông Thưởng đã bị
bãi nhiệm tất cả các chức vụ trong Đảng và Nhà nước sau khi những thuộc cấp cũ
của ông bị phanh phui có dính líu đến Tập đoàn Phúc Sơn trong giai đoạn điều
tra mở rộng của công an về tập đoàn này.
Trước
ông Thưởng hơn một năm Chủ tịch nước khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã xin
từ chức để ‘nhận trách nhiệm của người đứng đầu’ vì đã để xảy ra những sai phạm
trong thời ông còn là Thủ tướng Chính phủ.
Hiện
giờ chưa rõ ông Huệ có bị xác định trách nhiệm trong vụ Tập đoàn Thuận An hay
không nhưng theo tin từ báo chí trong nước thì ông vẫn thực thi những chức
trách của Chủ tịch Quốc hội.
‘Chưa từng
thấy’
Nhưng
nếu cuối cùng ông Huệ cũng ra đi như ông Phúc, ông Thưởng trong cùng một nhiệm
kỳ thì ‘đó sẽ là biến động chưa từng có trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam’,
ông Nguyễn Quang A, nhà quan sát và nhà bất đồng chính kiến, nói với VOA từ Hà
Nội.
Trước
diễn biến mới nhất này, đã có 4 trong tổng số 18 ủy viên Bộ Chính trị bị mất chức
trong một nhiệm kỳ, điều chưa từng thấy từ trước đến nay.
“Đây
là cuộc chiến quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nó đang diễn
ra và đang ở cao trào,” ông Lê Trung Khoa, nhà quan sát chính trị ở Berlin, Đức,
nói với VOA.
Nhận
định về thời điểm xảy ra vụ việc Phúc Sơn và Thuận An, nhà quan sát này chỉ ra
Đảng đang trong giai đoạn chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 14 sẽ diễn
ra vào năm 2026 và ông Huệ đang là ứng cử viên sáng giá để tiếp quản chức Tổng
bí thư từ ông Trọng.
Ông
Nguyễn Quang A cho biết ông đã từng gặp ông Huệ vài lần khi ông Huệ còn là Tổng
kiểm toán Nhà nước và đánh giá ông Huệ là ‘người thông minh’. “Nhưng sau này
ông ấy lên làm to hơn, to hơn rất nhiều. Quyền lực có thể làm tha hóa con người,”
ông A nói.
Người
điều khiển các cuộc điều tra của Bộ Công an nhắm vào ông Võ Văn Thưởng trước
đây và trợ lý của Vương Đình Huệ hiện nay là ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.
Năm
nay 67 tuổi, ông Lâm là cánh tay đắc lực của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong
công cuộc ‘đốt lò’. Nhưng đến năm 2026, ông Lâm đã quá tuổi theo quy định của Đảng
để có thể ở lại trừ phi ông được Đảng đặc cách như trường hợp ông Trọng.
Theo
nhận xét của ông Lê Trung Khoa thì hiện giờ với tình trạng sức khỏe của ông Trọng,
‘người nắm quyền lực lớn nhất là ông Tô Lâm’.
“Ông
Lâm hiện nắm ‘binh quyền’ trong tay với hàng loạt cơ quan điều tra dưới quyền
trải từ bắc vào nam với quân số đông đảo. Nhiều quan chức là bí thư, chủ tịch tỉnh
đều bị Tô Lâm ‘bắt sống’ khi đang đương chức nếu có bằng chứng rõ ràng chứ
không đợi đến khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương như trước đây,”
ông Khoa lập luận về quyền hành của ông Tô Lâm.
Do
đó, ông Khoa cho rằng vị bộ trưởng công an này đang nhắm đến được Đảng đặc cách
về tuổi tác để cho vào một trong tứ trụ và nhắm đến chức Tổng bí thư.
Về
thái độ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã nâng đỡ ông Vương Đình Huệ
vào Bộ Chính trị, ông Khoa cho rằng ông Trọng ‘sẽ bất lực’, ‘không thể bảo vệ
ông Vương Đình Huệ’ trước ‘những bằng chứng mà có lẽ ông Tô Lâm nắm rất rõ về
việc trợ lý ông Huệ tham nhũng, nhận hối lộ’.
“Ông
Trọng sức khỏe đã yếu đi nhiều thì không còn khả năng che chắn cho ông Huệ hay
có những dàn xếp để ổn định nội bộ của Đảng,” ông phân tích.
Trong
Bộ Chính trị hiện giờ có ông Nguyễn Xuân Thắng, chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung
ương, và ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, là đồng hương Nghệ
An với ông Huệ. Xét rộng ra trong Trung ương Đảng thì phe phái của ông Huệ vẫn
đông hơn của ông Tô Lâm, ông Khoa cho biết.
“Nhưng
các phe phái hiện nay đang đứng trước việc điều tra, xét hỏi và bắt bớ khắp nơi
của Bộ Công an thì tôi nghĩ rằng họ cũng có những cân nhắc nhất định chứ không
phải tìm cách cứu giúp người đồng hương của họ.”
Vụ
việc xảy ra với ông Huệ khi ông vừa trở về sau chuyến thăm 6 ngày đến Trung Quốc
mà khi đó ông đã được tất cả các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, trong đó có
Chủ tịch Tập Cận Bình, tiếp đón trọng thị.
“Ông
Vương Đình Huệ là một chính trị gia nhạy bén. Có thể ông ấy thấy nguy hiểm đang
đến gần nên ông phải đi trước một nước. Ít nhất là đi thăm Trung Quốc để tìm kiếm
cơ hội được sự ủng hộ của Tập Cận Bình và để ông ta có thể vượt qua trở ngại lần
này,” ông Khoa nói.
Ông
cũng chỉ ra việc mới cách nay hai ngày, Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc, bà Hạ
Vinh đã sang Việt Nam để bàn về cải cách tư pháp và đã có cuộc gặp với Bộ trưởng
Tô Lâm trong lúc cuộc bố ráp của Bộ Công an vào tập đoàn Thuận An đang diễn ra.
Tác động
đến Đảng
Sau
khi cách chức ông Thưởng hồi tháng 3, đến nay Đảng vẫn chưa tìm ra được chủ tịch
nước. Chỉ có ông Tô Lâm và bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban bí thư, nằm trong
số ít ỏi những người có thể lên thay theo những quy định về nhân sự của Đảng.
Do đó, nếu ông Huệ cũng bị phế truất thì Đảng lại càng căng thẳng về nhân sự.
Ông
Khoa cho rằng trong trường hợp đó, Đảng có thể sửa quy định (chức vụ tứ trụ phải
phục vụ hết một nhiệm kỳ Bộ Chính trị) cũng như Đảng đã từng đặc cách về tuổi
tác cho ông Nguyễn Phú Trọng trước đây.
“Nếu
ông Vương Đình Huệ từ chức thì tôi nghĩ có rất nhiều người khác chuẩn bị sẵn
sàng để thay thế Vương Đình Huệ,” ông nói. Phó chủ tịch Quốc hội hiện tại Trần
Thanh Mẫn cũng là một ủy viên Bộ Chính trị nhưng ông mới vào vị trí này từ đầu
năm 2021, chưa hết một nhiệm kỳ.
Ông
Nguyễn Quang A cho rằng nếu Đảng xử lý ông Vương Đình Huệ, họ có thể lấy đó để
ca ngợi công cuộc đốt lò ‘rất hiệu quả, lên đến tận những cấp cao nhất’. Nhưng
mặt khác nó sẽ ‘hủy hại niềm tin của người dân vào các lãnh đạo’
“Lẽ
ra chống tham nhũng là phải làm những việc rất bài bản để hạn chế những nguyên
nhân gốc rễ của tham nhũng, chứ không phải chỉ dừng ở truy tố vụ A, vụ B, vụ C.
Truy tố người này lại lòi ra những người khác,” ông A nói.
-------------------
LIÊN
QUAN
Việt
Nam bắt thêm các lãnh đạo tập đoàn vì ‘đưa, nhận hối lộ’
Bộ
Công an bắt trợ lý của ông Vương Đình Huệ
Trợ
lý bị bắt, ông Vương Đình Huệ liệu có lâm nguy?
No comments:
Post a Comment