Việt Nam: Ai không muốn chết
cho quê hương?
Trúc Phương/Người Việt
April
18, 2024
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/viet-nam-ai-khong-muon-chet-cho-que-huong/
Tờ
báo Anh The Economist ngày 17 Tháng Tư vừa đăng bài “Would you really die for
your country?” Trong bối cảnh thế giới chứng kiến cuộc chiến nhùng nhằng giữa
Nga và Ukraine lẫn cục diện chiến tranh hỗn loạn ở Trung Đông, chưa kể màn hầm
hừ đe dọa của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan, vấn đề quốc phòng và bảo vệ biên
cương trở nên đáng chú ý hơn bao giờ hết.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/A1-Ai-khong-muon-chet-1536x982.jpg
Đô
Đốc Nguyễn Văn Hiến khi là thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam tham dự Hội Nghị
Bộ Trưởng Quốc Phòng Đông Nam Á (ASEAN)-PLUS lần thứ ba tại Subang, Malaysia,
vào ngày 4 Tháng Mười Một, 2015. Đến ngày 11 Tháng Mười Hai, 2020, ông Hiến bị
Tòa Án Quân Sự Trung Ương tuyên phạt ba năm sáu tháng tù (giảm sáu tháng so với
bản án sơ thẩm) do liên quan sai phạm tại các khu “đất vàng” thuộc quốc phòng
trên đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, Sài Gòn. (Hình minh họa:
Manan Vatsyayana/AFP via Getty Images)
Nội
dung bài báo The Economist đề cập đến chính sách tuyển quân cũng như tình trạng
khó khăn trong việc xây dựng quân đội ở một số nước Châu Âu. Theo The
Economist, lực lượng vũ trang Hòa Lan hiện có quân số 49,000, chưa bằng 1/5 quy
mô của họ vào thời Chiến Tranh Lạnh; và cứ 10 vị trí thì có một vị trí bị bỏ trống.
Năm 2023, việc nhập ngũ thường xuyên chỉ bổ sung được 3,600 tân binh, thấp hơn
con số kỳ vọng là 5,000. Không chỉ Hòa Lan, đến năm 2030, Đức hy vọng tăng quân
số từ 182,000 lên 203,000; và Pháp từ 240,000 lên 275,000. Ba Lan có kế hoạch
tăng từ 197,000 lên 220,000 vào cuối năm 2024 và sau đó lên 300,000. Tuy nhiên,
nhiều nhà quan sát cho rằng những mục tiêu này rất khó đạt được.
Vấn
đề là giới trẻ Châu Âu ngày nay không muốn tòng quân. Và không chỉ Châu Âu mới
gặp khó khăn trong việc tuyển mộ tân binh. Một số quốc gia đang xem xét lại giải
pháp cũ: Nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Đầu thế kỷ 20, khoảng 80% các quốc gia áp dụng
một số hình thức tòng quân; vào giữa những năm 2010, con số này chỉ dưới 40%. Kể
từ năm 1995, 13 thành viên OECD (Organisation for Economic Co-operation and
Development), một câu lạc bộ gồm hầu hết nước giàu, đã bãi bỏ chế độ tòng quân.
Tất cả 32 thành viên NATO, trừ tám nước, cũng loại bỏ chính sách nghĩa vụ quân
sự.
Tại
Ukraine, trong khi những ngày đầu cuộc chiến chống quân xâm lược Nga, nhiều người
đã hăm hở lên đường liều chết đánh giặc; bây giờ, việc thanh niên trốn qua biên
giới để tránh hòn tên mũi đạn đang trở thành tình trạng đau đầu. Ngày 2 Tháng
Tư, chính phủ Ukraine phải hạ độ tuổi nhập ngũ tối thiểu từ 27 xuống 25. Trong
khi đó, Nga tiếp tục ném hàng trăm nghìn nam giới bị cưỡng bức quân dịch để tống
vào những cối xay thịt trên chiến trường Ukraine.
Ở
Israel, nghĩa vụ quân sự là vấn đề trọng yếu của quyền công dân. Sau cuộc tấn
công tàn bạo của Hamas ngày 7 Tháng Mười, 2023, khoảng 300,000 người Israel đã
vội vã gia nhập quân đội. Israel hiện muốn kéo dài thời gian tại ngũ của nam
quân nhân lên ba năm (nữ quân nhân hiện phục vụ 24 tháng và nam quân nhân là 32
tháng); đồng thời kéo dài độ tuổi nhập ngũ của quân nhân dự bị lên 45.
Ở
Châu Á, Đài Loan bắt đầu gia hạn nghĩa vụ quân sự vào năm 2022, từ bốn tháng
lên một năm; và họ hiện vẫn chỉ có 169,000 quân tại ngũ (so với 2 triệu của
quân đội Trung Quốc).
Tại
Nam Hàn, nơi quân đội nổi tiếng tàn bạo đối với tân binh, người ta đang tái xây
dựng lại hình ảnh quân đội. Thời gian phục vụ được rút ngắn xuống còn 18 tháng
và tiền lương cũng tăng.
Câu
hỏi lớn nhất với nhiều quốc gia bây giờ là giới trẻ không ham cầm súng. Trong
nhiều thập niên, “Khảo sát những giá trị thế giới” (World Values Survey – WVS),
một dự án nghiên cứu học thuật, đã hỏi nhiều người trên khắp thế giới cùng một
câu: “Bạn có sẵn sàng chiến đấu vì đất nước?” Trong vòng khảo sát gần đây nhất,
từ năm 2017 đến năm 2022, chỉ 36% thanh niên Hòa Lan từ 16 đến 29 tuổi đồng ý.
Giới nghiên cứu kết luận: Khi các quốc gia trở nên giàu có hơn, công dân của họ
có xu hướng ít sẵn sàng hy sinh bản thân vì tổ quốc.
Ông
Herfried Münkler, nhà khoa học chính trị người Đức, gọi các nền dân chủ Tây
phương là xã hội “hậu anh hùng” (“post-heroic” societies), trong đó “giá trị
cao nhất là bảo toàn mạng sống con người” và hạnh phúc cá nhân.
Đó
là chuyện ở các nước Tây phương. Còn với Việt Nam? Liệu có ai hoặc tổ chức nào
trong nước dám đặt câu hỏi “Bạn có sẵn sàng chiến đấu vì đất nước?” Với chính
sách “giáo dục lòng yêu nước” được mặc định “yêu nước” đồng nghĩa với bảo vệ đảng
cầm quyền, e rằng sẽ không có nhiều người sẵn sàng bỏ mạng, cho dù nhân danh tổ
quốc.
Còn
nhớ, vào những năm trước khi Luật An Ninh Mạng Việt Nam có hiệu lực (từ ngày 1
Tháng Giêng, 2019), khi những “tiếng nói công dân” còn tương đối “tự do,” nhiều
người đã công khai thể hiện chính kiến cá nhân trên mạng xã hội rằng, bây giờ,
nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, thì họ cứ để chính quyền làm gì thì làm chứ họ
không tham gia. Không phải họ không yêu nước. Đó là thái độ bày tỏ để thể hiện
sự bất mãn và căm giận trước chính sách ngoại giao khiếp nhược và hèn hạ của
chính quyền Cộng Sản Việt Nam đối với Trung Quốc. “Hèn với giặc, ác với dân” từng
là khẩu khí một thời của người dân.
Ngay
cả với chính những người trong quân ngũ, họ còn không tin vào quân đội thì làm
sao có thể kêu gọi họ xả thân? Không như nhiều nước khác, chính sách nghĩa vụ
quân sự của Việt Nam là cách giúp một hệ thống quân đội tham nhũng kiếm tiền.
Chẳng ai ở Việt Nam mà không biết chuyện chạy chọt đút lót để tránh nghĩa vụ
quân sự. Những tân binh “trúng tuyển” đều là những người nghèo khó không có tiền
đấm mõm cho bọn sĩ quan tuyển quân, từ cấp phường đến cấp quận lên đến cấp
thành phố.
Khẩu
hiệu một thời của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm.”
“Trách nhiệm” “Quân đội nhân dân Việt Nam” ngày nay không liên quan gì đến
“danh dự.” Đó là một quân đội thối nát, là thanh kiếm của đảng và là công cụ của
chính quyền để trấn áp người dân trong các cuộc cưỡng chiếm đất đai hoặc trong
các cuộc biểu tình.
Thay
vì đặt “Tổ quốc” lên trên hết, “Quân đội nhân dân Việt Nam” đặt đảng cai trị và
sự tồn tại của đảng lên hàng đầu. Hệ thống tuyên truyền của đảng luôn nhấn mạnh
“tinh thần sẵn sàng bảo vệ tổ quốc” nhưng quân đội Cộng Sản Việt Nam, nơi có
nhiều tướng nhất nhì thế giới, là một hệ thống đen tối phức tạp luôn sẵn sàng…
tham nhũng và sẵn sàng bảo vệ đến cùng quyền lực và quyền lợi cá nhân.
Năm
2022, năm tướng lĩnh và hai sĩ quan cấp cao của Cảnh Sát Biển Việt Nam bị bắt
vì tội tham nhũng. Kể từ năm 2016, ít nhất 20 tướng lĩnh bị kỷ luật hoặc truy tố.
Sĩ quan cấp cao nhất bị truy tố là ông Nguyễn Văn Hiến, cựu thứ trưởng Bộ Quốc
Phòng kiêm tư lệnh Quân Chủng Hải Quân (ông Hiến bị kết án ba năm rưỡi tù vào
cuối năm 2020).
Những
gì báo chí “phanh phui” chỉ là thông tin được chính quyền cung cấp và chỉ là những
tảng băng nổi. Những vụ tham nhũng tàn khốc liên quan các hợp đồng mua bán vũ
khí mới là bí mật được đảng cai trị bưng bít che kín. Quân đội Việt Nam ngày
nay là một hệ thống bên trong một hệ thống. Được xem là “thanh kiếm” của đảng
nên quân đội có quyền lực vô song.
Những
người lính trẻ hẳn biết không ít chuyện tồi tệ trong quân đội, từ việc mua quan
bán tước đến việc ăn chơi phè phỡn của đám sĩ quan cấp cao. Nếu thử hỏi “Bạn có
sẵn sàng chết vì đất nước?,” họ có thể dè dặt chưa biết trả lời sao cho đúng với
những gì họ nghĩ, nhưng nếu hỏi “Ai không muốn chết cho quê hương?,” có thể họ
nói ngay rằng: Đám chóp bu trong quân đội chính là những kẻ không bao giờ muốn
đổ một giọt máu cho tổ quốc. [qd]
No comments:
Post a Comment