Vì sao NHNN cho đấu
thầu vàng miếng SJC trở lại sau 11 năm?
RFA
2024.04.16
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-did-the-state-bank-of-vietnam-reopen-sjc-gold-bar-bidding-after-11-years-04162024122908.html
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm 15/4/2024 công bố thông tin
trên trang chủ cho biết đang hoàn tất công tác chuẩn bị đấu thầu vàng miếng trở
lại, với lý do để tăng nguồn cung cho thị trường. Loại vàng mang ra đấu thầu là
vàng miếng SJC.
Vàng miếng SJC (AFP
PHOTO)
Phó
Thống đốc NHNN Việt Nam - Phạm Thanh Hà hôm 12/4/2024 trên trang chủ của cơ
quan này cho biết, NHNN cho đấu thầu vàng miếng là một phương án can thiệp để ổn
định thị trường vàng. Theo ông Hà, việc tăng cung vàng miếng nhằm xử lý tình trạng
chênh lệch cao của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới.
NHNN
tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên vào ngày 28/3/2013. Tổng cộng NHNN
đã tổ chức 76 phiên đấu thầu bán vàng miếng trong năm 2013, với tổng khối lượng
trúng thầu là 1.819.900 lượng (tương đương 69,9 tấn vàng) trên tổng số
1.932.000 lượng chào thầu. Khi đó dù tăng nguồn cung vàng để bình ổn thị trường
vàng, nhưng giá vàng SJC vẫn đắt hơn vàng thế giới khoảng 4,2 triệu đồng/lượng.
Theo
thông tin trên trang chủ Ngân hàng Nhà nước khi đó, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại
hối - ông Nguyễn Quang Huy cho rằng, mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đấu thầu bán
vàng miếng là tăng cung vàng miếng trên thị trường để can thiệp bình ổn thị trường
vàng, không nhằm mục tiêu bình ổn giá vàng và đặc biệt không bù lỗ cho bất cứ đối
tượng nào trên thị trường.(!?)
Sau
76 phiên đấu thầu bán vàng miếng trong năm 2013, NHNN đã ngưng cho đấu thầu
vàng cho đến nay, nhưng không nói lý do.
RFA
hôm 16/4/2024 nhiều lần gọi điện thoại đến NHNN để xin bình luận về việc này,
nhưng không nhận được hồi đáp.
Theo
Việt Nam Plus, đến sáng ngày15/4/2024, giá vàng miếng SJC trong nước vượt qua mốc
85 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới gần 14 triệu đồng/lượng.
Tiến
sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
từ năm 1993 đến năm 2002, khi trả lời RFA hôm 16/4/2024 giải thích:
“Việc
NHNN quyết định can thiệp vào thị trường vàng, đấu thầu vàng để bảo đảm một diễn
biến theo cơ chế thị trường và tránh bị thao túng bởi các thế lực buôn bán đầu
cơ vàng. Trong thời gian vừa qua tỷ giá có biến động và giá của USD trên thị
trường tự do thay đổi rất nhiều… Bởi vậy cho nên NHNN vừa phải bảo đảm sự ổn định
của tỷ giá, vừa phải bảo đảm thị trường vàng phát triển một cách lành mạnh, có
kiểm soát… không phải chỉ có các biện pháp hành chính, mà bảo đảm bằng việc bảo
đảm một cách cân bằng, tránh đầu cơ kiếm lời với thị trường vàng.”
Tiến
sĩ Lê Đăng Doanh lý giải nguyên nhân vì sao NHNN cho đấu thầu vàng trở lại sau
11 năm:
“Theo
tôi hiểu thì tình hình bây giờ đã khác, Việt Nam có dự trữ ngoại tệ lớn hơn nhiều
và việc xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đã tăng lên rất cao… vì vậy cho nên việc
bảo đảm tỷ giá cân bằng, tránh biến động quá lớn theo tôi là cần thiết. Vì vậy
cho nên NHNN đã tham gia một cách tích cực, can thiệp trực tiếp để giữ cân đối
cung cầu trên thị trường vàng, cũng như bảo đảm diễn biến một cách lành mạnh của
thị trường ngoại hối. điều này rất cần thiết để bảo đảm xuất nhập khẩu và cân đối
vĩ mô của Việt Nam tiếp tục giữ được ổn định.”
PGS.
TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả, khi trả lời
RFA liên quan vấn đề này thì cho rằng đấu thầu vàng để tăng nguồn cung để bình ổn
là hơi khó:
“Mục
tiêu NHNN tung vàng ra làm nguồn cung, đấu thầu để kéo giá trong nước sát với
giá thế giới thì theo tôi nghĩ việc làm này là hơi khó. Nếu làm nó phải là một
quá trình, thực tế trên thế giới không có một NHNN nào lại nhập nguyên liệu về
đúc vàng sản xuất vàng và cung ứng đem ra đấu giá để cân đối cung cầu.”
Tiến
sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy, khi trả lời RFA hôm 16/4/2024 thì cho rằng,
NHNN nên chấm dứt tình trạng độc quyền nhập và phân phối vàng như hiện nay:
“NHNN
là đơn vị chịu trách nhiệm giám sát và điều phối thị trường vàng. Việc giá vàng
trong nước biến động liên tục gần đây buộc NHNN phải mở bán lượng vàng dự trữ
như là một cách để tăng nguồn cung nhằm điều tiết thị trường vàng.”
Khi
các rủi ro chính trị trên thế giới diễn ra một cách thường xuyên như gần đây,
theo Tiến sĩ Vũ, nhu cầu giữ vàng như một công cụ để tích trữ tài sản gia tăng.
Không chỉ ở Việt Nam mà người dân ở các nước khác, kể cả một số chính phủ, cũng
có xu hướng tích trữ vàng như là một công cụ tích trữ tài sản. Rủi ro chính trị
càng tăng dẫn đến giá vàng tăng theo khi nhu cầu mua vàng tăng lên. Giá vàng thế
giới tăng kéo theo giá vàng trong nước tăng lên. Ông Vũ nói tiếp:
“Với
người Việt Nam, vàng đã là một công cụ tích trữ tài sản từ rất lâu. Ám ảnh bởi
sự hỗn loạn của các thay đổi chính trị hay các chính sách kinh tế thất bại, người
dân có xu hướng tự tích luỹ tài sản để phòng thân. Vàng vì vậy luôn là một tài
sản thân thiết của người dân.”
Theo
ông Vũ, trong suốt một thời gian dài, chính quyền đã tìm mọi cách hạn chế việc
tích trữ vàng của nhân dân nhưng nó đã thất bại, vì nó đi ngược lại nguyện vọng
của nhân dân. Ông Vũ nói thêm:
“Việc
độc quyền nhập vàng của chính quyền nó đã chỉ giúp làm giàu cho những cán bộ quản
lý việc phân phối vàng ở các cơ quan chính quyền. Việc hạn chế nhập vàng cũng
làm giàu cho những tổ chức và cá nhân nhập lậu vàng mà trong đó có sự liên quan
của những quan chức hải quan.”
Theo
Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ, việc mở bán vàng của NHNN chỉ giúp giảm nhiệt một
cách ngắn hạn đối với thị trường vàng trong nước. Muốn thị trường vàng hoạt động
hiệu quả hơn, giá cả ít dao động hơn, và làm lợi cho người tiêu dùng, Chính phủ
cần phải cho phép nhiều hơn những doanh nghiệp tư nhân được phép nhập khẩu và
kinh doanh vàng. Ông Vũ cho rằng, tình trạng độc quyền nhập và phân phối vàng
như hiện nay nên chấm dứt.
Phó
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Phạm Thanh Hà trả lời báo chí vào ngày
12/4/2024. Courtesy sbv.gov.vn
Theo
nghị định 24/2012/NĐ-CP, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng; độc quyền nhập
khẩu, xuất khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và sử dụng thương hiệu
vàng miếng SJC là thương hiệu vàng của Nhà nước. SJC - Công ty Vàng Bạc Đá Quý
Sài Gòn là một doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND TPHCM, được thành lập năm 1988.
Tiến
sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng độc quyền không bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, có
thể dẫn đến rối loạn thị trường:
“Theo
tôi bất kỳ một hành động độc quyền nào cũng cần phải được giám sát. Bởi vì độc
quyền không bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, có thể dẫn đến rối loạn thị trường.
Vì vậy cho nên cần có biện pháp kiểm soát độc quyền trong kinh tế thị trường, bất
kể là vàng hay cả các hoạt động độc quyền khác. Việt Nam hiện nay cũng bắt đầu
có năng lực kiểm soát diễn biến và hoạt động của các công ty độc quyền của Việt
Nam.”
Trả
lời câu hỏi của RFA Tiếng Việt về diễn biến cho đấu thầu vàng có liên quan như
thế nào đến chống tham nhũng, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói:
“Theo
tôi diễn biến cho đấu thầu vàng không liên quan trực tiếp đến tham nhũng. Mà nó
liên quan trực tiếp đến tỷ giá và diễn biến của ngoại tệ. Hiện nay đang có khoản
chênh lệch nhất định giữa tỷ giá của thị trường chợ đen. Tỷ giá đô la ở thị trường
Việt Nam ít nhất 25.200 đồng một đô la, trong khi đó NHNN chỉ điều chỉnh ở mức
độ có kiểm soát, và bảo đảm đồng đô la không biến động một cách quá lớn.”
Theo
PGS. TS. Ngô Trí Long, nếu NHNN chào thầu và bán ra với mức giá gần sát với giá
vàng quốc tế, thì không có gì bảo đảm doanh nghiệp trúng thầu sẽ bán vàng với
giá rẻ. Trong trường hợp doanh nghiệp trúng thầu mua vàng với giá rẻ, nhưng lại
duy trì mức giá cao như giá thị trường để hưởng mức chênh lệch lớn, thì người
được lợi lớn nhất là các doanh nghiệp này, chứ chưa hẳn là người dân.
------------------------------------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Muốn “hút” vàng trong
dân, Nhà nước cần tạo niềm tin, sự minh bạch
Nhà nước khó huy động
vàng trong dân
Tiệm vàng bị kiểm
tra, dư luận dậy sóng
Khi Ngân hàng Nhà nước
trở thành “lái vàng”
Kỳ nghỉ dài không xóa
bớt âu lo
No comments:
Post a Comment