Đổi
tên làng, tên xã là xóa ký ức, xóa lịch sử, hủy hoại văn hóa?
Chu Mộng Long
13/04/2024
https://baotiengdan.com/2024/04/13/doi-ten-lang-ten-xa-la-xoa-ky-uc-xoa-lich-su-huy-hoai-van-hoa/
Thú
thực, tôi chẳng hưởng ứng những cải cách đèn cù, nhập rồi tách, tách rồi nhập từ
tỉnh, thành đến làng, xã. Mỗi lần khắc nhập, khắc xuất như vậy vừa tốn ngân
sách, vừa tốn công sức của nhiều người, từ xây dựng bộ máy nhân sự đến khuôn dấu
và các loại tờ khai. Đời sống thay đổi, việc tái cấu trúc từ làng, xã đến huyện,
tỉnh thành là cần thiết, nhưng trong bối cảnh hiện tại, nhiều khi lợi bất cập hại.
Tuy
nhiên, nói tách nhập dẫn đến đổi tên làng, tên xã là xoá ký ức, xoá lịch sử, hủy
hoại văn hóa, có người còn quy kết “dã man hơn giặc” là cách nói vống. Tưởng hiểu
biết nhưng rất thiếu hiểu biết.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/04/1-33.jpg
Ảnh
chụp màn hình ý kiến của các cư dân mạng về chuyện sáp nhập, đổi tên làng, xã.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/04/1-25-1068x666.png
Xóa
tên làng (sưa gọi là xã) tức là xóa lịch sử, xóa ký ức.. . .
Tôi
thách các sĩ phu mang danh nhà văn hóa, nhà lịch sử chứng minh rằng, mỗi lần
thay đổi làng, xã, huyện, thị, thậm chí thay đổi tên nước là xoá hẳn ký ức về lịch
sử, văn hóa của địa phương hay quốc gia, dân tộc và dẫn đến mất làng, mất nước?
Thử
tra sách sử và địa chí xem, các triều đại từng đổi tên làng, tên xã… thậm chí đổi
cả tên nước bao nhiêu lần, và những làng, xã…, nước ấy mất đi đâu? Hay là các
sĩ phu sẽ bảo Văn Lang mất là do đổi thành Âu Lạc, Âu Lạc mất là do đổi thành
Nam Việt, Nam Việt mất là do đổi thành Vạn Xuân, Vạn Xuân mất là do đổi thành Đại
Cồ Việt rồi Đại Việt, Đại Nam? Và cái tên Việt Nam hiện nay đã xoá sạch ký ức,
lịch sử và văn hóa bốn ngàn năm trước?
Lịch
sử, văn hóa với giá trị đích thực ắt được lưu truyền và bảo tồn trong ký ức,
không phải ở cái vỏ ngôn ngữ. Ngay cả cái vỏ ngôn ngữ cũng không dễ lãng quên.
Làng tôi thời các ông tổ khai hoang, có tên là Bàu Cừ, sau “biến cải vũng nên đồi”
mới đổi tên thành Đại Sơn. Nhưng ký ức về cái Bàu Cừ, Bàu Cạn, Bàu Sấu vẫn còn
nguyên vẹn trong các thế hệ. Và bây giờ đến chữ Đại Sơn không còn ghi trên giấy
tờ nữa, người dân địa phương vẫn gọi cái làng mình đang ở bằng những cái tên tổ
tiên lưu lại. Mất đâu mà mất? Ký ức mà xóa được dễ dàng như các sĩ phu tưởng tượng
thì chỉ có thể là một giống dân… mất trí.
Cái
gọi là “văn hóa”, “lịch sử” mà dễ dàng bị xóa, đó chỉ có thể, hoặc là thứ văn
hóa, lịch sử giả, hoặc là những giá trị đã cổ hủ. Duy ý chí đòi bảo tồn những
thứ giả tạo, cổ hủ ấy là vô cùng có hại. Nhiều quốc gia, dân tộc tự hào có bề
dày truyền thống, đòi bảo tồn những thứ lạc hậu, giả tạo, các quốc gia, dân tộc
ấy chỉ có thể chậm phát triển và rơi vào thiểu năng trí tuệ.
Vừa
rồi Bình Định có cuộc toạ đàm đòi bảo tồn Nhà lá mái. Tôi có bài tham luận mang
tính phản biện, nhưng rất tiếc không tham dự được, phải nhờ người trình bày
thay. Nghe tường thuật rằng, đa số các ý kiến tỏ ra “bức xúc” khi nhà lá mái của
dân đã “bị” ngói hóa, bê tông hóa hết. Ý kiến của tôi, đơn giản là, việc ngói
hóa, gạch hóa, bê tông hoá là niềm mơ ước của dân nghèo sau bao nhiêu đời phải
sống trong nhà tranh vách đất. Các sĩ phu, các quan chức muốn thì cứ đập nhà bê
tông của mình đi rồi trét đất, lợp tranh mà ở. “Bức xúc” đến mức bắt dân phải
quay về sống với nhà tranh vách đất để gọi là “bảo tồn di sản”, còn mình thì hưởng
thụ nhà cao cửa rộng thì có lưu manh không?
Nghe
các bạn thuật lại rằng, tham luận của tôi bị lạc lõng giữa đám đông các nhà văn
hóa. May mà tôi không tham dự trực tiếp để bị các sĩ phu quy kết cho cái tội là
“dã man hơn giặc”!
No comments:
Post a Comment