Nghịch
lý ở TP Vinh, Nghệ An: Hiếu học mà không đủ trường để học
11/04/2024
https://baotiengdan.com/2024/04/11/nghich-ly-o-tp-vinh-nghe-an-hieu-hoc-ma-khong-du-truong-de-hoc/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/04/Anh-man-hinh-2024-04-11-luc-21.52.15.png
Ảnh chụp màn hình
1.
KỶ LỤC KHÔNG MONG ĐỢI
Trường
THPT Huỳnh Thúc Kháng – Trường Quốc học Vinh thành lập ngày 1/9/1920, là trường
danh tiếng thuộc bậc nhất của Bắc Trung Bộ trong nửa đầu và giữa thế kỷ 20, là
nơi đào tạo ra nhiều hiền tài cho Thanh – Nghệ – Tĩnh.
Trường
THPT thứ hai ra đời ở Vinh là trường vừa học vừa làm Nghệ An, nay là Trường
THPT Hà Huy Tập, được thành lập ngày 22/12/1975, 55 năm sau Trường Quốc học
Vinh.
Trường
THPT thứ ba ở Vinh là Trường Cấp 3 Vinh 2 thành lập năm 1976, năm 1977 mới đi
vào hoạt động, năm 1979 đổi tên là Trường Cấp 3 Vinh 3, nay là Trường THPT Lê
Viết Thuật.
Như
vậy từ năm 1976 đến nay là 48 năm, thành phố Vinh không có thêm một trường THPT công lập nào! Dân số
thành phố Vinh hiện thời khoảng 400.000 ngàn người, nhiều ít nhất gấp 4 lần so
với năm 1976. Vinh có 6 trường THPT dân lập nữa, nhưng 48 năm không mở thêm trườngTHPT
công lập nào, thì chắc chắn Vinh lập kỷ lục quốc gia, đứng vị trí số 1 trong
các thành phố về chậm phát triển trường THPT công lập. Đây là kỷ lục buồn cho
Vinh. Không chỉ là kỷ lục buồn, mà đang mang đến cho người dân Vinh một “thảm
hoạ giáo dục”:
Năm
học 2024-2025, toàn thành phố Vinh có khoảng 6.000 học sinh tốt nghiệp THCS, sẽ
phải bước vào cuộc quyết đấu “mất còn” để tranh 2.600 chỗ học tại ba trường
THPT công lập nêu trên.
Tỷ
lệ quyết đấu 2, 3 chọn 1, tương đương với tỷ lệ thất bại là 57% là một áp lực
vô cùng lớn cho các cháu học sinh. Càng không tốt khi rơi vào tuổi vị thành
niên. Tuổi vị thành niên là thời gian cần tránh những áp lực tâm lý. Bởi đó là
quãng thời gian định hình phát triển mà một tác động nhỏ về tâm lý cũng có thể
gây ra sự đổi hướng phát triển, trong trường hợp không may là về hướng tiêu cực.
Đối
với các em học sinh THCS thành Vinh, thi vào THPT còn áp lực hơn nhiều so với
thi tốt nghiệp THPT, hơn cả vào đại học và tốt nghiệp đại học. Nhưng áp lực
không chỉ học sinh mà áp lực cho cả phụ huynh, cho toàn bộ gia đình và cho toàn
bộ thành phố.
Tại
sao lại có một kỳ thi áp lực đến quái gở như vậy giữa chặng đường phổ cập giáo
dục 12 năm? Lại ở vào tuổi vị thành niên 15 -16? Phải xoá bỏ càng nhanh càng tốt
kỳ thi từ THCS lên THPT.
2.
HAI MỤC TIÊU QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM
a/
Phổ cập giáo dục hết THPT
Sau
cách mạng tháng Tám, xóa nạn mù chữ là một trong ba mục tiêu then chốt “diệt giặc
đói”, “diệt giặc dốt”, “diệt giặc ngoại xâm” của nước ta. Sau đó giáo dục bắt
buộc ở nước ta là đến THCS.
Nhưng
hai thập niên gần đây, loài người đã đạt được những tiến bộ vượt trội về công
nghệ và khoa học kỹ thuật ngoài sự tưởng tượng và thời đại đã ở giai đoạn mà kiến
thức của giáo dục mức THPT trở thành sơ đẳng. Yêu cầu giáo dục THCS đã không
còn phù hợp. Phải phổ cập giáo dục THPT. Tốt nghiệp THPT ở thời đại ngày nay
thì cũng chỉ như xoá nạn mù chữ năm 1945.
Với
việc phân ban từ THPT và đúng đắn hơn, quyết liệt hơn và phải sớm hơn là chọn
môn học theo yêu cầu ngay từ THCS, thì vấn đề trường chuyên và học nghề đã được
giải quyết.
b/
Miễn phí giáo dục phổ thông
Giáo
dục phổ thông hết THPT phải được miễn phí.
Cụ
Hồ đã từng có “ham muốn tột bậc” là “ai cũng được học hành”. Nhiều nước TBCN mà
trước đây từng bị phê phán là “bóc lột” “xấu xa” thì đã miễn phí giáo dục phổ
thông. Nước ta xây dựng CNXH tốt đẹp nhưng lại không chịu miễn phí giáo dục phổ
thông, nên “ham muốn tột bậc” của cụ Hồ “ai cũng được học hành” vẫn còn chưa đạt
được.
Có
phổ cập giáo dục THPT hay không, giáo dục phổ thông hết THPT có được được miễn
phí hay không, phần lớn phụ thuộc vào vai trò người đứng đầu là Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT. Hãy nhìn lại quá khứ, vào những năm khó khăn nhất, để thấy các Bộ
trưởng Tạ Quang Bửu, Nguyễn Văn Huyên đã đề xuất bỏ thi, miễn phí giáo dục như
thế nào mà học tập.
Phổ
cập giáo dục THPT và miễn phí giáo dục phổ thông là những vấn đề lớn, đòi hỏi
thời gian để giải quyết, nhưng làm cho kỳ thi từ THCS lên THPT không còn mảy
may áp lực lại “dễ như trở bàn tay”. Chỉ là ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có quan
tâm đúng mức hay không mà thôi.
3.
TỶ LỆ DÂN LẬP VÀ CÔNG LẬP
Vào
đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi mở cửa cho giáo dục, các trường dân lập ồ
ạt ra đời.
Việc
thành phố Vinh chỉ có ba trường THPT công lập, không xây thêm, có lẽ một phần
nguyên do là “dồn lợi thế cho các vùng khó khăn phát triển trường công lập, còn
Vinh có điều kiện hơn, nên để cho trường dân lập tự phát triển, gánh vác bớt một
phần trách nhiệm”. Không biết suy nghĩ này có đúng với tư tưởng của lãnh đạo
nghành giáo dục Nghệ An trong quá khứ hay không? Nhưng dầu sao thì cũng nên
dành một suy nghĩ tích cực, hơn là “vạch lá tìm sâu” vì sự đã rồi.
Cũng
chính vì sự ra đời của các trường dân lập, không chỉ ở bậc phổ thông, mà nhiều
hơn là ở bậc đại học, dẫn đến một quy tắc bất thành văn, là “nhường” học sinh
cho các trường dân lập. Tỷ lệ xoay quanh con số 3-7. Nghĩa là các trường công lập
chỉ lấy khoảng 70% học sinh có nhu cầu, để lại 30% cho các trường ngoài công lập.
Ngược
với các nước tư bản phát triển, khi trường ngoài công lập có dịch vụ và đào tạo
tốt với học phí cao, nên thu hút nhóm có năng lực nhất trong số các học sinh muốn
nhập học, thì ở nước ta, các trường dân lập có cơ sở vật chất yếu, đội ngũ giáo
viên ít, đành phải thoả mãn với phân khúc cuối của dòng chảy khách hàng.
Từ
năm 1976 đến thời điểm hiện tại, Vinh chỉ có ba trường THPT công lập. Nhưng ở
Vinh còn có 6 trường dân lập, hai trường Dân tộc nội trú, và hai trường chuyên.
Cho nên, nhiều người (bao gồm không ít lãnh đạo) cho rằng, ngoài 2.600 học sinh
THCS vào ba trường THPT công lập, thì 3.400 học sinh còn lại sẽ học tập ở 6 trường
dân lập. Thế là vẫn “đủ chỗ”, chứ không “thất học”.
Nhưng
yêu cầu của học sinh và phụ huynh rất khác với khái niệm đủ chỗ học vừa nêu. Vấn
đề không phải cộng tất cả các chỗ của tất cả các trường THPT trên toàn tỉnh, rồi
chỉ ra là không thiếu chỗ. Mà phải hiểu rằng, trong giai đoạn hiện nay, thì tuyệt
đại đa số phụ huynh muốn cho con vào học trường công lập. Không chỉ là học phí
thấp hơn, mà quan trọng là danh thế. Công thức bất thành văn 3-7 (hay tương tự)
giữa dân lập và công lập không phù hợp với thực tiễn.
Dân
lập là các trường phải trả học phí cao. Nhóm này liên quan đến tài chính của
người giàu có. Và có thể dự báo được trong khoảng 3-5%. Nghĩa là, trường dân lập
dẫu có chất lượng tốt thì cũng không thu hút quá 5% số lượng học sinh.
Nhóm
thứ 2 là nhóm không thích học, hay chưa thể hiện năng khiếu, hay thích đi vào
nghề sớm. Nhóm này cũng chỉ khoảng từ 5%-10%.
Như
vậy, tổng cả hai nhóm nhỏ hơn 15%. Điều này có nghĩa là:
Trường
công lập phải đáp ứng 100% nhu cầu của học sinh muốn nhập học. Trong trường hợp
xấu nhất thì cũng có ít nhất là 85% học sinh theo học ở các trường công lập. Chỉ
không quá 15% dành cho trường dân lập, chuyên, và dạy nghề.
Nếu
theo công thức này, thì tối thiểu có 5.100 (85%) học sinh THCS của Vinh sẽ theo
học ở các trường THPT công lập. Chỉ 900 học sinh (15%) theo học trường dân lập,
chuyên và dạy nghề. Nhưng ba trường THPT công lập nêu trên của thành phố Vinh
đáp ứng chưa được 3.000 học sinh. Còn hơn 3.000 học sinh không có chỗ học trong
trường THPT công lập.
Khác
với các nước TBCN phát triển, nền công nghiệp Việt Nam ở mức sơ khai, nên xu hướng
học nghề chưa phát triển vì cơ hội việc làm nhỏ. Đó là lý do mô hình trường vừa
học vừa làm ở nước ta chưa thành công. Đó cũng là nguyên nhân, khiến chưa nhiều
em muốn “chuyên nghiệp” ngay sau THCS.
Với
xu hướng miễn phí giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục THPT trên toàn quốc,
thì gần như 100% học sinh sẽ theo học tại các trường công lập. Ở bậc phổ thông,
vai trò trường dân lập sẽ bị thu hẹp lại. Vai trò của các trường dân lập chỉ có
thể có được vị trí khá hơn ở giáo dục đại học, nhưng là ở thì tương lai.
Đưa
ra các con số này, để đi đến kết luận rằng, giải quyết bài toán “thất học” sau
THCS ở TP Vinh là phải có các trường THPT công đáp ứng 100% nhu cầu của học
sinh, bất kể thành phố có bao nhiêu trường dân lập hay trường chuyên, trường học
nghề.
4.
GIẢI PHÁP
Nếu
3.600 học sinh THCS Vinh không vào được ba trường THPT công, và không chịu theo
học các trường dân lập, thì sẽ trở thành “mù chữ”.
“Mù
chữ” ở đây hiểu theo nghĩa tương đối, ở vị thế so sánh, chứ không phải là không
biết đọc, biết viết. Khi yêu cầu tối thiểu của xã hội là A mà chỉ đạt B với
B<A thì có nghĩa là không đạt chuẩn. Với tiến bộ công nghệ ở thời đại những
năm 2020-2030, thì giáo dục đến bậc THCS là chưa “sạch nước cản”. Vậy nên, với
các học sinh học hết THCS, muốn học lên bậc THPT mà không được học, thì cũng
không khác gì “thất học” hay “mù chữ”. Đặt vấn đề như vậy để thấy tính cấp thiết
của yêu cầu có chỗ cho tất cả học sinh muốn theo học hết bậc THPT.
Tất
cả những điều nêu trên dẫn đến câu hỏi, làm thế nào để 6.000 học sinh THCS Vinh
được học hết bậc THPT ở các trường công?
Giải pháp
là XÂY DỰNG THÊM CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP MỚI.
Không
có đất để xây dựng trường ư? Không phải. Đất cho dự án, cho chung cư – vẫn bát
ngát mênh mông.
Không
có kinh phí ư? Không phải. Hàng chục ngàn tỷ đồng đang chảy vào những lỗ đen vô
nghĩa.
Không
có giáo viên ư? Không phải. Hàng ngàn giáo viên đang chưa có việc làm. Hàng
ngàn giáo viên mới nghỉ hưu sẵn sàng quay trở lại để giảng dạy. Đất nước có chiến
tranh, người ta còn bắt lính ngĩa vụ đến tuổi 70.
Cái
không có chính là sự quan tâm chưa đúng mức! Là sự coi nhẹ giáo dục mà đề cao
thứ khác. Cái thiếu nữa là tầm nhìn và năng lực.
Đường
500kV Bắc – Nam chỉ làm trong hai năm. Xây mới thêm ba trường THPT công lập ở
thành phố Vinh cho 12.000 học sinh cũng chỉ không quá một năm. Đây là bài toán
không chỉ của Bí thư, Chủ tịch TP Vinh và Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An. Đây
còn là là trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất của tỉnh Nghệ An.
Tiềm
năng lớn nhất của Nghệ An là con người. Khi đất học mà thất học thì chẳng những
có lỗi với tổ tiên, con cháu bị thua thiệt, chậm đường phát triển, mà đến thần
linh cũng nổi giận quở trách.
5.
TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ GD&ĐT
Chúng
ta đã phí phạm trí tuệ khi ra cho học trò những vấn đề vô cùng khó mà vô nghĩa,
vì buộc học trò nát óc suy nghĩ, nhưng khi đến kết quả thì là điều đã biết trước
nhiều năm. Giá mà cũng cái nát óc đó dành cho điều chưa ai biết, sẽ trở thành
phát minh, sáng chế có lợi cho nhân loại.
Chúng
ta vẫn tiếp tục sai lầm khi bắt học sinh dồn sức để tham gia cuộc thi sinh tử,
một mất một còn, từ THCS vào THPT, với thể thức nốc ao 2 lấy 1, 3 lấy 1, 4 lấy
1… Đó là những cuộc thi làm hao mòn trí tuệ, tinh thần và sức lực cho một mục
đích vô nghĩa. Vì tốt nghiệp THPT là điều phổ cập giáo dục.
Cuộc
đời con người phải đi qua các cuộc thi, các cuộc quyết đấu. Nhưng khác nhau ở
chỗ, có người biết dành sức lực trí tuệ cho các cuộc quyết đấu quan trọng, cuộc
quyết đấu cuối cùng. Là người thầy, dựng lên các cuộc thi chuyển cấp khắc nghiệt
mà vô nghĩa, là có tội với học trò.
Tốt
nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT không phải là trận quyết đấu, càng không phải là
trận quyết đấu một mất một còn. Hãy mở rộng cửa trường cho những ai muốn học.
Tiếp thu nhiều, tiếp thu ít là tùy từng học viên, theo năng lực, và quan trọng
hơn là theo suy nghĩ của học viên. Có người tưởng tiếp thu ít, thế mà thành
công. Có người tưởng tiếp thu nhiều, thế mà thất bại.
Tài
năng của con người phát triển không ngừng theo thời gian, suốt cả cuộc đời. Có
người bộc lộ sớm. Có người thể hiện muộn. Có người gặp cơ hội. Có người không gặp
thời. Lấy thước đo nhất thời phiến diện để loại bỏ sự nghiệp một đời của một số
phận là bất công.
Hàng
chục triệu số phận nhiều thế hệ nối tiếp nhau, phụ thuộc vào sự sáng suốt của Bộ
GD&ĐT, nhất là ông Bộ trưởng. Hãy xoá bỏ những kỳ thi vô nghĩa, trong đó có
kỳ thi từ THCS lên THPT, để “ai cũng được học hành”. Hãy tạo ra môi trường giáo
dục khai phóng, để mỗi cá nhân được tự do toả sáng.
No comments:
Post a Comment