Chuyện
anh em nhà Chầy, Cối vẫn trong cơn mê sảng
Anh Quốc
16/04/2024
https://baotiengdan.com/2024/04/16/chuyen-anh-em-nha-chay-coi-van-trong-con-me-sang/
Trong bữa ăn, bố Chầy, Cối thường hay nói chuyện trên trời dưới
đất, chuyện nhặt nhạnh đâu đâu cũng được lôi ra, rồi than ngắn thở dài, lắc đầu:
Nát như tã rách.
Ông chúng nó tỏ ra khó chịu:
– Bữa ăn tập trung vào mà nhai, chuyện gì tí nữa ra bàn uống
nước, nói cho ra đầu ra đuôi, chẳng hiểu bây giờ họ dạy dỗ các anh thế nào, cán
bộ, đảng viên mà phong cách láo nháo như đầu đường xó chợ.
Chứng nào tật ấy, bữa tối hôm qua bố Chầy, Cối lại lôi cái
chuyện đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn, hạn hán, lún sụt, thiếu nước ngọt
ra khơi chuyện, và đặt câu hỏi:
– Ông Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vào thị sát buông luôn một
câu “Miền Tây cần chủ động chung sống với hạn mặn” có
nghĩa là chịu, chẳng có quyết sách gì, như thế có phải là loại người vô tích sự
không hả bố?
Không như mọi bữa, ông nội chầy, Cối có vẻ lắng nghe, tỏ ra
hưởng ứng, bỏ bát đũa, dựa vào ghế một cách thảnh thơi, ông bắt chuyện và nói:
– Cái chuyện Đồng bằng sông Cửu Long đừng nói đến chuyện “quyết
sách” thế nào. Đây là vấn đề “quốc sách”.
Cần phải hiểu thế nào là quốc sách, thế nào là chính sách,
hai cái này nó phải đường bước thông suốt, mới có quyết sách được. Không thể
trách ông ấy, dù đúng là vô tích sự.
Quốc sách là những mục tiêu chiến lược mang tầm quốc gia do
những người đứng đầu đất nước hoạch định.
Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn, các
quyết định để đạt được các kết quả theo các mục tiêu của quốc sách.
Quyết sách là biện pháp, hành động cụ thể trên thực địa, nó dựa
trên những tính toán khoa học, do những người có trình độ, có phẩm chất, bản
lĩnh đứng mũi chịu sào, tổ chức thực hiện.
Như vậy có thể thấy, mục tiêu đạt được hay không đạt được và
kết quả tốt hay xấu, có thành hiện thực, vẫn phải bắt đầu từ quốc sách.
Quốc sách sai, không định rõ mục tiêu thì cả hệ thống sẽ đi
sai, hoặc tê liệt, dẫn đến hậu quả khôn lường, quốc gia thất bại là tất yếu.
Quay lại chuyện xâm nhập mặn, hạn hán, sụt lở ở đồng bằng
sông Cửu Long nó liên quan đến vấn đề quốc sách, không có quốc sách rõ ràng,
thì chẳng có chính sách, quyết sách nào có thể gỡ được thực tế này.
Việt Nam sẽ mất vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu trong vài
chục năm nữa, khoảng 20 triệu người dân sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống…
Đây là một vấn đề có tính sống còn của quốc gia.
Quốc sách cho tháo gỡ thảm họa quốc gia này chính là sách lược
với Trung Quốc và các nước cùng chung sông Mekông.
Trung Quốc họ rất thâm độc khi đưa sáng kiến “Cộng đồng chung
vận mệnh” để nhắc nhở ta không chịu theo quỹ đạo Trung Quốc, không để biển Đông
như sân nhà của họ, thì sông Mekông sẽ là bảo bối vòng kim cô để họ siết cổ, siết
họng Việt Nam.
Vậy làm thế nào để chống lại được âm mưu và hành động có tính
chất khủng bố quốc tế một cách trắng trợn của Trung Quốc?
Mặc dù là nước đầu nguồn, một nửa chiều dài sông Mekông nằm
trên đất Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không là thành viên Uỷ hội sông Mekông mà
chỉ tham dự với tư cách quan sát viên, nhưng lại chính họ là kẻ giật dây, điều
khiển đằng sau, lũng đoạn Uỷ hội này.
Không có đối trọng đủ mạnh để đưa Trung Quốc vào đàm phán,
cùng chia sẻ nguồn lợi và khai thác sông Mekông một cách bình đẳng, Việt Nam sẽ
phải đau đớn, bất lực nhìn cái chết của đồng bằng sông Cửu Long một cách từ từ.
Vậy quốc sách, hay nói cụ thể sách lược trong đối ngoại cần
phải thay đổi toàn diện, có tính bản chất để tìm đối trọng, là điều không thể
không làm.
Đối trọng với Trung Quốc là ai?
Trong quan hệ quốc tế chỉ có Mỹ và phương Tây có thể làm được
điều này.
Đây chính là câu trả lời trong sách lược, lối thoát duy nhất
của Việt Nam để thoát khỏi vòng kim cô của Bắc Kinh.
Chẳng có chính sách hay quyết sách nào mang tính khả thi khi
Trung Quốc sử dụng đòn hiểm từ điều kiện tự nhiên của thiên nhiên làm vũ khí
trói buộc Việt Nam trong thế yếu.
Vẫn còn trong cơn mê sảng, đắm chìm giấc mơ với quan hệ “4 tốt,
16 chữ vàng” chẳng ai cứu được đồng bằng sông Cửu Long và đất nước này đi đến
thảm họa.
No comments:
Post a Comment