30 tháng 4 — Ði tìm
thời gian đánh mất (I)
12/04/2024
https://www.danchimviet.info/30-thang-4-di-tim-thoi-gian-danh-mat-i/04/2024/31279/
Sài
Gòn không còn ngày
Buổi
tối, tôi leo lên sân thượng. Trời tối đen, cái im ắng đến chết người.
Nhưng
trong bóng đêm, tôi đã nghe rõ được tiếng của im lặng.
Cái
im lặng của cõi đêm, của một cuộc đời, của mảnh đất tôi đang sống đã khép lại.
Chỉ
mới hôm qua, những chiếc trực thăng còn lập lòe trên các mái nhà và biệt tăm
ngay sau đó vào đêm tối. Rồi chốc lát đã mất hút. Niềm hy vọng như cạn mòn.
Một
triệu, một trăm mười ngàn (1.110.000) binh sĩ VNCH đâu rồi cộng với 50 binh sĩ
Hoa Kỳ còn sót lại? Và Neil Sheenan trong Innocence perdu đã chả từng nói:
“Cette guerre que nous n!aurons jamais gagné’’ Cái trận chiến mà chúng ta đã
chưa hề bao giờ thắng. Và nay chúng ta sắp sửa làm một cuộc hành trình qua sa mạc
(une traversée du désert) với khô héo cạn kiệt, cô độc và đơn thương một mình,
một hành trình gian khổ với đầy bất trắc đe dọa, hiểm nguy.
Ngồi
một mình thấy tương lai vô định. Lòng buồn vô tả. Nước mắt tuôn trào không ngăn
được. Chuồng chim bồ câu trên sân thượng ăn dần nay chỉ còn vài cặp. Chợt nghĩ.
Ít lâu nữa sẽ không có mà ăn nữa.
Bụng
tự nhiên nhói lên.
Tương
lai như mù mịt. Vui chưa thấy, lo thì không thiếu. Chẳng hiểu chính quyền mới đối
xử ra sao? Đó cũng là mối lo của nhiều người, nhất là những người có dính dáng
nhiều đến chế độ Sài Gòn.
Chiến
tranh đã chấm dứt. Đáng nhẽ phải vui mà hóa buồn.
Hết
rồi cảnh chạy đôn chạy đáo tìm đường thoát thân. Có sự im lặng nặng nề như một
con vật chờ chết trong nỗi tuyệt vọng. Ván bài chơi đã xong. Trong khi đó, 8
chiến xa đã vào thành phố trên đại lộ Thống Nhất. Nhiều nhà đóng cửa rồi từ
trong nhà ngó ra xem động tĩnh. Chỉ có một thiểu số người dám ra đường đứng thản
nhiên nhìn đoàn xe cộ đi qua. Bộ đội tỏ ra ngơ ngác, hiền lành và kỷ luật. Họ
dơ tay vẫy chào nguợng ngập.
Mãi
vào lúc 16 chiều ngày 30/4/1975, ba vị thuyết khách của ông Dương Văn Minh
(DVM), thuộc thành phần thứ ba là luật sư Trần Ngọc Liễng, giáo sư Châu Tâm
Luân và Linh Mục Chân Tín mới từ trại David Tân Sơn Nhứt ra về. Các ông là những
người được tướng DVM cử làm đại diện vào trại David chiều ngày 29/4/1975 để
thuyết phục những người của Mặt trận yêu cầu họ đừng đánh phá vào Sài Gòn. Các
tướng Nguyễn Anh Tuấn và Đại tá Võ Đông Giang đã hứa chỉ pháo chút ít để làm áp
lực với tướng DVM mà thôi. Quân Bắc Việt đã tiến quân vào Tân Sơn Nhất (TSN)
nên các ông bị kẹt lại cho đến chiều 30 tháng tư mới ra về được.
21
năm sau, ngày 28/1/1996, Chân Tín trả lời phỏng vấn đài VNCR đã nói khác:
“Chúng tôi ngồi yên nhìn cái ngu dốt và cái sa lầy của một chế độ đang trên đà
tan rã’’. Nay mới đây nghe tin ông ra tờ báo chui. 86 tuổi đầu tưởng đã tự cho
phép mình hưu tranh đấu. Ông vẫn chưa ngưng nghỉ, chưa hưu, chiến đấu đến cùng.
Ngoài
phố, chỉ còn nghe tiếng xích sắt lạnh lẽo của bánh xe nghiến trên mặt đường nhựa.
Mặt đất như rung lên bần bật. Sài Gòn như oặn mình dưới làn xích sắt đi qua. Tiếng
xích sắt như nhắc nhở gợi về tiếng xích sắt của mùa xuân Praha năm nào. Cái mùa
xuân nát úa. Cái mùa xuân hy vọng của tuổi trẻ Prague chưa kịp nhú lên thì đã bị
xích sắt xe tăng của Hồng quân Liên Xô đè dập nát khi tiến vào Prague, trên những
dường phố lát đá gồ ghề, thẫm màu đen thuở nào của xứ Tiệp.
Những
chiến xa trên có cắm cờ của mặt trận Giải Phóng miền Nam như niềm hy vọng nhỏ
nhoi sót lại của người Sài Gòn.
Những
chiếc chiến xa đang chạy trên đường Tự Do, Catinat cho tôi có cảm tưởng đường Tự
Do (TD) của miền Nam là đại lộ Champs-Élysées của Paris. Nhưng Champs-Élysées của
Paris vào tháng 8 1944 là cả một biển người đón tiếp De Gaulle. Biển người đó
là nỗi vui mừng giải phóng, chỉ có tiếng cười và nước mắt hoan lạc.
Nhưng
Champs Élysées thì không phải đưởng Tự Do ở Sài Gòn. Đường TD không có nỗi vui
hoan lạc mà chỉ có những ánh mắt lo âu và sợ sệt.
Ở
một góc phố cạnh hotel Majestic, người ta thấy một nhóm nhỏ người đứng nhìn chiếc
chiến xa đi qua. Bên kia đường, có một thanh niên mặc quần tây áo trắng bỏ
ngoài quần, chắp tay đứng nhìn. Không có biển người mà cũng không có tiếng vỗ
tay reo hò.
Và
đừng quên cộng thêm 125 nhà báo ngoại quốc đứng ở đâu đó.
Họ
còn ở lại để chứng kiến cảnh tháo chạy, cái cảnh mà Bảo Ninh đã mô tả trong
truyện ngắn Ba lẻ một:
Chen
chúc, xô lấn, giày đạp, chà xéo, đánh nhau, giết nhau, cưỡng hiếp và cướp bóc
và cảnh tiến tới ồ ạt của những T54 và K63, như một cơn lốc bẳng thép xé mặt lộ
lướt tới với thần tốc kinh hồn, là phẳng mọi chướng ngại trên đường, nhắm hướng
Nam truy kích.
*****
30 tháng 4 – Ði tìm thời gian đánh mất
(II)
14/04/202
https://www.danchimviet.info/30-thang-4-di-tim-thoi-gian-danh-mat-ii/04/2024/31282/
Cuối
cùng cả miền Nam đều buồn.
Mẹ
tôi không nói ra, nhưng có vẻ héo hắt đi. Đôi mắt hõm sâu thêm vì những đêm
không ngủ. Nụ cười úa tàn không còn oan oang như trước nữa. Bố tôi thì bề ngoài
thấy như vẫn vậy. Thói quen của mẹ dấu diếm những điều cho riêng mình đã thành
tật. Do đó, nó khoét sâu vào tâm khảm, đục khoét cơ thể lúc nào không hay. Người
cứ nhẹ đi như bấc. Có những buổi trưa bất ngờ sang thăm mẹ. Mẹ ngồi ngủ gục, ẻo
lả một bên. Tôi ngỡ ngàng kinh ngạc, xót xa. Con rể đi học tập, con trai lang
thang, lếch thếch ngoài Vũng Tàu tìm đường đi. Con cả ở ngoài bắc vẫn biệt tăm,
vẫn mù mịt, không biết sống hay chết. Đã mấy chục năm rồi sao chưa về. Nổi đau
quá khứ trộn thêm nỗi lo hiện tại. Các con tứ tán. Mẹ vẫn không một lời ca
thán. Mà mẹ biết trách ai bây giờ.
Chẳng
bao lâu sau, mẹ từ giã cõi đời vì gánh nặng cuộc đời không gánh nổi.
Mẹ
tôi chết. Không còn cách gì cản quyết tâm phải ra đi của tôi nữa. Đúng là mẹ
tôi ép tôi phải ra đi.
—————————
Từ
ngày Cách mạng vào đến giờ, tôi tự hỏi: đã có một ngày, đã có việc gì làm cho
chúng tôi vui? Chưa. Chỉ có những chuyện buồn, hết chuyện nọ đến chuyện kia. Thế
giới chia cách từ chỗ đó.
Trong
vấn đề đi học tập này, chắc cần phải nói thêm cho rõ. Có vài người trong chính
quyền mới là các ông Năm Xuân, Mai Chí Thọ và ông Tạ Bá Tòng, Nguyễn Hộ, Võ Văn
Kiệt, ông Sáu Ngọc, giám đốc công an thành phố rồi Sáu Đức, tỏ ra nới
tay đối với một số trí thức miền Nam. Không có mấy ông này thì nhiều
người cũng khốn khổ lắm. Theo ông Hồ Ngọc Nhuận, sau 30/4/75, lãnh đạo đã cho
ông một đặc ân là lên danh sách những người được đi học tập cải tạo riêng. Ông
Nhuận có kể trưởng hợp Dương Văn Ba bị lọt sổ (DVB). Can thiệp mấy cũng không
được. Ông Tạ Bá Tòng thì cứ nhất định phải đưa DVB đi học tập. Đến phút chót,
ông Tòng mới xét lại và miễn cho DVB khỏi đi học tập cải tạo tập trung. Có những
anh đã được can thiệp như dân biểu Thạch Phen, đại uý quận trưởng, gốc Khmer
hay Trần Ngọc Giao đã được miễn học tập tập trung… Nhưng về địa phương thì lại
khác, bị bắt, rôi được thả, rồi cả hai ông đều chết. Không có ông Mai Chí Thọ
thì ông Nguyễn Chức Sắc, chồng bà dân biểu Kiều Mộng Thu hay dân biểu Lê Tấn Trạng
làm sao thoát cảnh tù đầy.
Cũng
cần nhắc lại ở đây là thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã đánh giá khá
tích cực ba thành phần sau đây sẽ là những yếu tố thuận lợi sau này trong việc
xây dựng, tái thiết và phát triển miền Nam. Bỏ qua ba yếu tố này sẽ là những bất
lợi bất cập gây trở ngại cho việc tái thiết và phát triển miền Nam.
Đó là 3 thành phần cơ hữu của chế độ cũ cần được đánh giá đúng mức: Người
Việt gốc Hoa, viên chức và sĩ quan chế độ cũ và khối người Thiên Chúa giáo.
Rất
tiếc, sự đối xử phân biệt với người Hoa cũng như việc trục xuất người Hoa ra khỏi
VN, việc đánh tư sản mà phần lớn là người gốc Hoa, việc bắt viên chức cũng như
sĩ quan đi học cải tạo lâu ngày đã đưa đến thảm cảnh ‘boat people’ như mọi người
đã thấy. Việc trục xuất khâm sứ toà thánh và các thừa sai ngoại quốc mà theo đề
nghị của ông Nguyễn Cơ Thạch là nên duy trì tòa Đại sứ Hoa Kỳ để cho việc bang
giao quốc tế không bị gián đoạn.
Nếu
đề nghị của ông Nguyễn Cơ Thạch, một người có kinh nghiệm về những bang giao
chính trị trên thế giới, được chấp nhận, thì đã hẳn có thể tránh được nhiều thảm
họa cho đất nước.
Cơ hội xây dựng đất nước đã một lần để hụt tay
Một
chuyện vui kể lại: Gia
đình tôi có dịp đón tiếp anh chị Kim, con nhà bác từ Hà nội vào. Anh chị cũng
hiền lắm. Hình như cũng không được khá giả gì. Anh có cô con gái là nữ ca sĩ nổi
tiếng miền Bắc lúc bấy giờ. Giọng cháu lanh lảnh, thánh thót, sắc cạnh, cao
vút, nhưng không truyền cảm lắm. Nghe vẫn chưa quen, thấy thế nào ấy. Thấy hay,
nhưng vẫn không cảm được. Cho cái gì, anh chị cũng nhận mang về, tất cả chỉ là
đồ cũ. Tôi có chai rượu Black and White để dành, nhân dịp đó mang ra đãi anh.
Hình như chỉ qua chầu rượu thứ hai, anh đã say mèm. Say rồi , anh chả giữ ý tứ,
chả rào trước đón sau, chả nói theo bài bản nữa như lúc mới đến. Anh lộ nguyên
hình hài là anh, con người thật. Anh chửi hăng quá, chửi cho đã như thể chưa
bao giờ có dịp để chửi như thế, như thể đã nhịn nhiều năm. Anh chửi những nhân
vật đời thường anh chỉ biết tụng niệm.
Xin
đổi câu thơ này ra để tặng anh:
Sống
mình không được nói
Chết mới được ra lời.
*****
30 tháng 4 – Ði tìm thời gian đánh mất
(III)
16/04/2024
https://www.danchimviet.info/30-thang-4-di-tim-thoi-gian-danh-mat-iii/04/2024/31285/
Sau
người Pháp, chính quyền nay tính đến chuyện người Việt gốc Hoa.
Đây
là bụi cỏ dại lớn nhất, rộng nhất, ảnh hưởng nhất đến nền kinh tế cần phải được
nhổ. Báo chí đồng loạt lên án, tố cáo nạn đầu cơ, tham nhũng. Thực phẩm khan hiếm,
giá cả gia tăng đều là do bọn thương gia tích trữ, đầu cơ, tạo ra khan hiếm giả
tạo nhờ đó lên giá làm giầu
Đợt càn quét đầu, nhà
nước đã bắt giam hơn 100 thương gia người Tầu có máu mặt trong thành phố nội
trong hai ngày. Một quỹ của người Tàu đã quyên được 4 tỉ đồng trong một buổi họp
bí mật tại một nhà thương gia trong Chợ Lớn… Người Tàu Chợ Lớn tìm cách phản
công bằng cách nhờ cậy đàn anh là Trung Cộng can thiệp và tẩy chay Việt Nam.
Đây cũng là đầu mối sau này có nạn đi bán chính thức và nhân cơ hội đó, nước
Tàu lấy cớ để gây hấn và để gây một thứ chiến tranh mới mệnh danh là cho “Việt
Nam một bài học”.
Đặng
Tiểu Bình đã nói với các nhà báo ở Bắc kinh như thế này: “Chúng tôi có
thể dung thứ việc Liên Xô có 70% ảnh hưởng ở Việt Nam, miễn là 30% dành cho
Trung Quốc’’. Lần khác, Đặng Tiểu Bình nói: Trung Quốc là NATO phương Đông,
và Việt Nam là Cuba phương đông.
Bài
học khá là nặng. 4 tỉnh phía Bắc VN bị phá hủy đến như bình địa. Nước uống bị
nhiễm dộc. Trẻ con bị rạch mặt, cắt tai cho nhớ đời đến 50 năm về sau.
Bài
học “dạy cho Việt Nam một bài học” cũng làm cho các nước trong khối ASEAN (The
Association of Southeast Asian Nations) như Thái Lan, Phi Luật Tân, Singapore
lo ngại. Thái Lan trước đây lo ngại VN xâm chiếm, nay thì có nỗi lo ngại lớn
hơn: Nước Tàu.
Trước
khi dạy cho VN một bài học, họ đã dùng đủ mọi biện pháp sức ép trên chính quyền
Hà nội như:
•
Ngay từ 1975, cắt viện trợ không hoàn lại. Tất cả những công trình xây dựng ở
VN gần như ngưng lại.
• Cắt viện trợ và cắt sự giúp đỡ các trang thiết bị, tháng 6/1978
• Rút Đại sứ Tầu về nuớc với lý do đau ốm. 1978
• Yêu cầu VN đóng cửa các toà lãnh sự tại Quảng Châu v.v…
• Trả về các sinh viên VN đang theo học tại nước Tàu.
• Cắt đứt đường xe lửa giữa Việt Nam và nước Tàu vào ngày 22/12/1978
• Sau này, 31/7/1978 ông Hua Kuo-Feng ủng hộ Cam pu chia: “Cuộc chiến đấu của
các ông là chính đáng và cuối cùng các ông sẽ chiến thắng, chúng tôi ủng hộ các
ông’’
Mối
bang giao trở nên căng thẳng đến độ đi đến quyết định cho VN một bài học. Thật
ra bài học này trở thành một bài học cho cả kẻ cho và kẻ nhận bài học.
Thảm
họa đã không tránh được vì người Tàu đã mang quân sang xâm chiếm nước ta vào
sáng sớm ngày 17 tháng 2, 1979. Suốt dọc biên giới 1300 km, 20 vạn quân Tàu
theo báo ngoại quốc và 60 vạn theo báo trong nước đã làm cỏ, phá tan hoang bốn
tỉnh biên giới là Cao Bằng, Lào Cay, Lạng Sơn và Móng Cáy. Ngay từ 24 giờ đầu
tiên, quân Tàu đã xử dụng chiến thuật biển người. “Ở chiến trường Lạng Sơn, đồng
chí Lê Canh, ủy viên chính trị tỉnh cho biết: Chiến thuật biển người thật
khủng khỉếp. Bộ đội ta đã bắn giết hết lớp người này đến lớp người khác hằng giờ
đồng hồ. Cuối cùng thì quân đội ta phải rút lui’’.
Chỉ
hai tuần lễ sau của cuộc chiến, tức ngày 5/3, chính quyền VN ra lệnh tổng động
viên: tất cả công dân từ 18/35 đối với phụ nữ, 18/45 dối với đàn ông đều phải sẵn
sàng tham dự chiến đấu. Cụ thể là mỗi ngày phải dành hai giờ luyện tập quân sự.
Cả một dân tộc sẵn sàng chiến đấu.
Và
đến ngày 20 tháng ba, tờ Nhân Dân đã chạy một hàng tít lớn: Chiến thắng.
Vâng, nhưng với biết bao hy sinh về người và tài sản. Cho đến nay, chưa ai biết
rõ thiệt hại nhân mạng người VN là bao nhiêu.
Về
phía người Tàu thì Đặng Tiểu Bình vẫn còn cay cú vì thất bại không dạy nổi cho
VN một bài học đã tuyên bố: “Chúng tôi biết rằng cuộc phản công tháng
hai vừa qua vẫn chưa đủ để dạy cho VN một bài học. Vì vậy, một phản công mới
trong tình trạng tự bảo vệ mình một cách chính đáng không phải là không có thể
xảy ra” và Đặng Tiểu Bình kết luận: Chúng tôi dành cái quyền lại
có thế bắt đầu… Họ Đặng còn tuyên bố tiếp: “Quân đội của Bắc
Kinh có thể tiến thẳng tới Hà nội’’ Nói cương vậy thôi. Trên thực tế,
người Trung Quốc phải nhìn nhận đây là một cuộc thua trận về mặt quân sự. Không
thể nói khác được.
Theo
giáo sư Philippe Devillers, trong lúc mà chiến tranh Việt Nam-Tàu đang ở lúc
cao điểm là tháng giêng 1979, bộ ngoại giao chính phủ Tàu đã gửi ít nhất là cho
7 nước Âu Châu một kháng thư như sau: “Chúng tôi yêu cầu các ông chấm dứt mọi
giúp đỡ cho VN. Nước Tàu sẽ coi mọi sự giúp đỡ cho VN là một hành vi gây hấn và
sẽ gây ra những hậu quả”.
Phải
chăng, do áp lực của Tàu mà chính phủ Carter của Mỹ đã thiếu hẳn một đường lối
rõ rệt trong việc thiết lập lại bang giao với Việt Nam. Xin nhắc là Chính Phủ
Carter đã có ý định thiết lập lại bang giao với Việt Nam vào mùa thu 1978,
nghĩa là trước khi quân Tàu tràn sang xâm chiếm VN, sau đó đã bất thần bãi bỏ mọi
thương thuyết về vấn đề này. Mỹ đã chọn quyết định bình thường hoá với Trung Quốc
và gác sang bên việc quan hệ bình thường với Việt Nam. Vì thế, trong khi gặp
Carter ở Washington. Đặng Tiểu Bình đã tỏ ý sẽ tiến công vào Việt Nam và không
gặp phải phản ứng bất lợi nào từ phía Mỹ. Và sau đó Mỹ đã đưa ra 6 biện pháp xử
sự trong trường hợp Trung Quốc xâm lăng Việt Nam.
Tuyền
là những biện pháp bất lợi cho Việt Nam như bất can thiệp, Việt Nam phải rút khỏi
Campuchia, cuộc xung đột không đe dọa lợi ích của Mỹ v.v… — Hồi ức của ông Trần
Quang Cơ (1).
No comments:
Post a Comment