Việt
Á và Đồng Tâm: Trái chiều qua hai vụ đại án
Bình
luận của blogger Trần Hiếu Chân
2024.01.14
Ngày
8/01/2024, tại phiên xử 38 bị cáo vụ án Việt Á, cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh
nhận hối lộ 200.000 USD thì chỉ bị tuyên phạt 3 – 4 năm tù. Trong khi đó, vụ
tập kích vào thôn Hoành đúng vào ngày 9/01/2020, với ba ngàn tay súng
vũ trang, lực lượng Công an của Bộ trưởng Tô Lâm đã sát hại cụ Lê Đình Kình 82
năm tuổi đời và 55 tuổi đảng ngay tại nhà riêng.
Các
bị cáo tại phiên toà xét xử vụ Việt Á ở Hà Nội hôm 3/1/2024 . AFP
Hai bản án trái ngược nhau
Đối với vụ Việt Á, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn
thí điểm “các loại lò” chống tham nhũng. “Củi tươi” như Chu Ngọc Anh – bị cáo
là cựu Bộ trưởng, Thị trưởng – thừa nhận đã cầm quà, cám ơn và quẳng gói quà để
quên dưới sàn nhà. Sau đó, khi dọn phòng để về UBND TP, bị cáo mới biết trong
đó có tiền. Bị cáo biết nhận tiền là sai nên muốn trả lại, dự định bao giờ đi
công tác sẽ mang theo để trả cho Phan Quốc Việt, song những tháng sau đó không
có chuyến công tác nào nên quên mất… (1) Đến trẻ con cũng không tin được đó là
lời khai của một quan chức đứng đầu Thủ đô. Nhưng HĐXX chấp nhận lời khai ấy và
kết quả, Tòa không ghép Chu vào tội tham nhũng. Cựu Kế toán trưởng CDC Nghệ An
cũng vậy, sau khi “nhận quà” đã gọi điện thoại để trả lại tiền nhưng Việt Á
không nhận. Các đối tượng “củi tươi” này được đốt trong loại “lò nhân văn”.
HĐXX tuyên phạt từ 3 – 4 năm tù, và tội danh cũng được chuyển thành “Vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” (2).
Liên quan đến “Củi gộc” trong vụ Việt Á, dường như
Tòa lại muốn đại chúng tin rằng, Phan Quốc Việt chính là loại “củi gộc”, là
“trùm cuối”. Tổng giám đốc Công ty Việt Á bị đề nghị tuyên phạt 30 năm tù về
hai tội danh: Đưa hối lộ và Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng,
mức án cao nhất của khung hình phạt tù có thời hạn. Cùng bị truy tố hai tội
danh này, thuộc cấp của Việt là Vũ Đình Hiệp, Phó tổng của Công ty Việt Á, bị
đề nghị mức án hai lần, mỗi lần 8 – 9 năm, tổng hợp hình phạt là 16 – 18 năm
tù. Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó vụ trưởng Vụ KH-CN các ngành kinh tế - kỹ thuật,
Bộ KH-CN) bị đề nghị mức án 14 – 15 năm tù. Trong khi “sếp nhớn” của Hùng, Cựu
Bộ trưởng Anh chỉ bị án rất nhẹ. Luật sư của Chu Ngọc Anh còn đề nghị HĐXX
tuyên phạt mức án bằng đúng thời hạn tạm giam và cho rằng thân chủ chưa đến mức
phải xử lý bằng hình sự (!?) (3)
Ngược lại với vụ án tham nhũng Việt Á, vụ tranh chấp
đất đai tại Đồng Tâm – một làng nhỏ ở ngoại thành Hà Nội, kéo dài từ 2017 đến
2019 – đã kết thúc một cách thảm khốc với nhiều bí ẩn cho đến nay vẫn chưa được
sáng tỏ (4). Vào lúc 3 giờ rạng sáng ngày 9/01/2020, rất đông quân của chính
quyền trong trang phục cảnh sát cơ động, cầm theo gậy gộc, dùi cui, súng,
khiên, đổ về làng. “Dân chúng tuy cũng có chuẩn bị đối phó từ trước, nhưng là
dân nghèo, chúng tôi chỉ có gạch đá, bom xăng, còn họ có lựu đạn cay, súng,
chúng tôi không thể chống cự được”, theo một một nhân chứng ẩn danh tường trình
từ thực địa (5). Về sau, hai nhà hoạt động dân chủ là Phạm Đoan Trang ở Việt
Nam và Will Nguyễn ở Hoa Kỳ đã cho ra mắt ấn phẩm mang tên “Báo cáo Đồng Tâm”
(Dong Tam Report) nhằm lưu giữ sự thật vụ việc trong tranh chấp đất đai với nỗ
lực minh bạch hóa những tù mù của nền tư pháp Việt Nam và vận động quốc tế đòi
công lý cho các nạn nhân, bởi vì càng nhiều người biết về Đồng Tâm, càng có
nhiều cơ hội để giải oan cho những người dân mất đất và bị dồn vào bước đường
cùng.
Chính quyền Hà Nội đã hạ sát cụ Lê Đình Kình, 82 năm
tuổi đời, 55 tuổi đảng, ngay tại nhà riêng vào cái buổi sáng oan nghiệt cách
đây đúng bốn năm, sau đó còn tuyên án tử hình đối với hai người con trai Cụ.
Tất cả diễn ra theo Mật lệnh 419A được cho là bản kế hoạch tấn công vào thôn
Hoành, xã Đồng Tâm vào sáng 9/1/2020 do đích thân Bộ trưởng Công an Tô Lâm phê
duyệt. Bốn năm đã trôi qua, trái với hy vọng của các tác giả “Báo cáo Đồng Tâm”
(dài 128 trang với 11 chương và 6 phụ lục, trình bày song ngữ Anh – Việt), thảm cảnh của những người bị áp bức hoặc
những người bị thiệt thòi do mất đất… không chỉ ở Đông Tâm mà còn ở Thủ Thiêm,
vườn rau xứ đạo Lộc Hưng (Sài Gòn) và nhiều nơi khác vẫn tiếp diễn. Các tác giả
từng hy vọng, cộng đồng người Việt ở trong và ngoài nước đều có thể dùng Báo
cáo này như một công cụ để vận động cho người dân Đồng Tâm nói riêng và vận
động cho các vấn đề đất đai hay nhân quyền Việt Nam nói chung. Nhưng trái với
hy vọng này, nhà báo Phạm Thị Đoan Trang sau đó đã bị bắt và hiện đã thụ án
chín năm tù, vì tội “xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân…” (6)
Một sự mỉa mai là bà Phạm Đoan Trang bị bắt đúng vào ngày kết thúc cuộc đối
thoại nhân quyền Việt – Mỹ kéo dài hai ngày 6 và 7/10/2020.
Đảng và chế độ có xóa được dấu vết?
Án chống án, sau phiên tòa xử Đoan Trang, ông Phil
Robertson, Phó Giám đốc Châu Á, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights
Watch), đã ra thông cáo: “Thật phẫn nộ khi Phạm Đoan Trang bị kết án chín năm
tù chỉ vì chỉ bày tỏ quan điểm và bảo vệ niềm tin của mình… Việc bỏ tù một nhà
cải cách tận tụy với mục đích thúc đẩy nhân quyền, quản trị tốt và công lý là
một bản cáo trạng nhức nhối.” Trả lời
truyền thông quốc tế, ông David Brown, một cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
từng ở Việt Nam đặt câu hỏi: “Liệu đường lối cứng rắn này có tồn tại lâu hơn
ông Trọng? Đó là câu hỏi lớn bây giờ. Sức khỏe của ông Trọng không tốt, và một
số lãnh đạo trẻ hơn – đương kim Thủ tướng, Lãnh đạo Quốc hội và có lẽ cả Chủ
tịch nước đương nhiệm – đều được cho là đang cân nhắc cơ hội kế nhiệm ông Trọng
làm người đứng đầu Đảng. Tại Đại hội 14 tới đây, dù có mặt hay vắng mặt, TBT
Nguyễn Phú Trọng vẫn sẽ nhắm đến việc đảm bảo bầu được người mà ông cho là sẽ
kế nhiệm xứng đáng. Bất kể kịch bản là gì, chúng ta có thể chờ đợi sẽ chứng kiến
một cuộc chiến căng thẳng khác giữa phe bảo thủ trong Đảng và phe có tư tưởng
'tiến bộ' và cởi mở hơn” (7).
Liệu ĐCSVN có dám bạch hóa sự thật xung quanh các vụ
đại án tham nhũng? Liệu ĐCSVN có giấu mãi được các “vết tích” khuất tất xung
quanh vụ Đồng Tâm? Câu trả lời là hết sức tiêu cực. Từ “Chuyến bay giải cứu”
đến “Việt Á” và nay mai sẽ còn một lô một lốc các đại án sắp xử, dẫu có đến hai
loại lò, thậm chí nhiều hơn nữa, nhưng tại sao các vụ vi phạm vẫn tiếp tục? Số
vụ tham nhũng, số vụ cướp đất của dân không hề thuyên giảm. Ngày 10/1/2024 vừa
qua, sau khi vạch “ranh giới đỏ” để cán bộ không được bước qua, không dám tiêu
cực, tham nhũng, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vẫn phải thừa nhận,
trong năm 2023, các cơ quan chức năng ở địa phương đã khởi tố mới 763 vụ án,
tăng gần hai lần so với năm 2022, tăng gấp ba lần so với năm 2021. Rồi bà Mai
đặt câu hỏi: “Tại sao vẫn còn cán bộ vi phạm? Cán bộ chưa biết sợ, hay lòng
tham không đáy nên vẫn còn xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm
trọng, phức tạp, có những vụ việc liên quan nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực, liên quan cả Trung ương và cán bộ địa phương?” (8)
Xin thưa, với các mức án “giơ cao đánh khẽ”, “đánh
chuột sợ vỡ bình” như các vụ đại án đã và đang xử, vô hình chung, Đảng đang
khuyến khích các đảng viên, nhất là ở địa vị càng cao thì càng nên tham nhũng!
Nếu nhỡ bị lộ, họ vẫn có cơ hội được xếp vào “lò nhân văn”. Với cách xử án như
thế, Đảng đang mất dần tính chính danh trong con mắt người dân. Đáng ra, nhân
các vụ án lớn thế này, Đảng và chính quyền phải cho phép truyền thông “lề phải”
phân tích tích một cách thấu đáo các nguyên nhân sâu xa, nhất là những khuyết
tật, những lỗi của hệ thống để tạo áp lực dư luận xã hội, góp phần vào các nỗ
lực tìm cách khắc phục. Đằng này, bị tê liệt trong đấu đá nội bộ, đảng quên mất
bài học vỡ lòng Hồ Chí Minh từng dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn
lần dân liệu cũng xong”. Đài báo ra rả suốt ngày “làm theo lời dạy của Bác”,
nhưng họ chỉ lo xây các tượng đài nguy nga để dễ bề ăn xén ăn bớt, thay vì để
cho “người dân mở miệng”, cho báo chí tự do khui ra các vụ tham nhũng đình đám
không lọt qua được mắt đại chúng. Con số 83 cán bộ thuộc diện Trung ương quản
lý bị kỷ luật từ đầu nhiệm kỳ đến nay, trong đó có 59 cán bộ vi phạm ở các
nhiệm kỳ trước đây, 24 cán bộ vi phạm trong nhiệm kỳ này là một thảm bại cho
các loại lò của ông Trọng. Cho dù ông “chủ lò” này mới đây còn phát biểu: “Ý
kiến của nhân dân là quan trọng lắm vì dân là người trực tiếp… và hiểu tất cả”
(9). Tiếc rằng, ông Trọng mị dân, nói mà không làm, người dân nào mở miệng, ông
cho Tô Lâm bắt nhốt ngay!
________
Tham khảo:
(1) https://baomoi.com/vu-viet-a-quan-diem-va-de-nghi-la-doi-voi-cuu-bo-truong-c48024862.epi
(5) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59647737
(7) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59647737
----------------------------------------------------------------
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu
Tự Do
* Trần Hiếu Chân là một blogger, đồng
thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham gia vào mạng lưới xã hội đấu tranh
vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Blogger này cũng là một
trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và đường lối ngoại giao của Việt Nam
và các nước ASEAN.
-----------------------------------
Tin,
bài liên quan
BLOG
- Chấn
động: Hồ sơ bổ nhiệm của hàng loạt quan chức cao cấp Việt Nam bị làm giả
- Trùm
cuối của những trùm cuối
- Năm
Nhân Dần 2022: Lối thoát nào khỏi “vòng xoáy” tha hoá quyền lực?
- Một
mảng xã hội dân sự Việt Nam vẫn lên tiếng
- Các
vấn đề không thể che giấu xung quanh vụ Việt Á
No comments:
Post a Comment