https://www.facebook.com/hoangsa19011974/posts/1838024700051380
Hai ngày qua đi thăm bạn ở huyện Thanh Bình Đồng Tháp . Tôi mới ngớ ra ,
người dân đã cơ giới hóa hoàn toàn nông nghiệp đã hơn hai năm rồi . Làm đất
hoàn toàn máy . Gieo , sạ , phun thuốc thuê máy bay , gặt đập bằng máy liên hợp
( thuê của dân). Lúa xuống tàu sắt chuyển về nhà máy có ống hút vào kho , tự sấy
bảo quản . Xay ra gạo đóng bao tiêu thụ .
Những việc làm này không liên quan gì đến Nhà máy cơ khí nông nghiệp
Trung ương , không liên quan gì chỉ đạo . Dân tự sắn tự liên kết nhau mà làm .
Dân có nhóm cafe sáng định ký gặp trao đổi nhau kinh nghiệm , cái mới được học
...giúp nhau làm .
Nhìn lại quá khứ . 1975 Đảng chỉ đạo hợp tác hóa nông nghiệp theo kiểu Miền
Bắc trước 1975, cả nước bị đói triền miên năm này năm khác , phải ngửa tay xin
viện trợ , rất xấu hổ.
Năm 1986 với nghị quyết 6, xã cảng giao lại cho dân tự lo tự sống , cho
lưu thông không ngăn sông cấm chợ . Năm 1989 ( sau 3 năm trả dân cái quyền được
làm được sống) VN xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo với trị giá 320 triệu đô la Mỹ
.Năm 1999 xuất khẩu vượt 1 tỉ đô với 4,6 triệu tấn . Năm 2023 đến tháng 11 tỷ
trọng gạo chất lượng cao đạt 85%, khối lượng mức 6 triệu tấn , giá trị trên 3 tỷ
đô Mỹ. Sản lượng cả nước ước đạt 43,4 triệu tấn .
Sản xuất nông nghiệp ( về gạo) đã đi xa những gì đảng chỉ đạo mơ ước ( 21
triệu tấn bao gồm khoai , sắn bắp mì , gạo ...cái gì ăn được ) .
Cài gì đã tạo ra bước thần kỳ này về kỷ thuật nông
nghiệp , sản lượng nông nghiệp , vai trò vị thế nông nghiệp VN trên thế giới (
kể cả gạo ngon nhất thế giới) đó là Đảng đừng xía vào để dân tự làm và dân đóng thuế nuôi nhà nước . Nhà nước rớ vào nông nghiệp là dân không có ăn ,
nhà nước ôm xuất khẩu là tham nhũng là oán thán của dân dậy trời dậy đất ...
Bài học nông nghiệp cũng là bài học chung về quản lý
và phát triển đất nước . Nhà nước hảy để dân làm, hảy buông bỏ những gì dân làm
được .
No comments:
Post a Comment