Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng vắng mặt trong các sự kiện ngoại giao quan trọng làm dấy lên đồn đoán
BBC
News Tiếng Việt
12
tháng 1 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3gyy2gdppzo
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9bbe/live/14a71d70-b115-11ee-beb5-e1400df560f2.jpg
Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
Những
đồn đoán về sức khỏe của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã
dấy lên sau khi ông vắng mặt tại một số sự kiện ngoại giao quan trọng trong
khoảng hai tuần qua.
Với
thể chế chính trị ở Việt Nam, ông Trọng là người đứng đầu Đảng Cộng sản và cũng
là người nắm quyền lực thực chất cao nhất. Trong quan hệ quốc tế, nhiều nước dù
khác hệ thống chính trị nhưng gần đây coi như đã thừa nhận vai trò "nguyên
thủ trên thực tế" của ông Trọng.
Hồi
năm ngoái, Tổng thống Joe Biden của Mỹ đã đến thăm Việt Nam theo
lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo
dõi các hoạt động gần đây của ông Nguyễn Phú Trọng, có thể thấy ông thường tiếp
các lãnh đạo nước ngoài hoặc lãnh đạo các 'đảng anh em' đến thăm.
Lần
gần đây nhất là vào ngày 26/12/2023, khi ông tiếp ông Shii Kazuo, Chủ tịch Đoàn
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản.
Tuy
nhiên, từ sau sự kiện đó, ông Trọng đã hoàn toàn vắng mặt trên các phương tiện
truyền thông, ngay cả khi có những vị 'khách quý' đến thăm.
Sức khoẻ của TBT Nguyễn
Phú Trọng không còn là bí mật 100%
Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng và câu hỏi ai sẽ kế nhiệm
Sự vênh nhau giữa
các vị lãnh đạo ở Hội nghị Ngoại giao 32
Đại hội 13: Ông Nguyễn Phú
Trọng và hình ảnh 'người cộng sản cuối cùng'
Vào
ngày 11/1/2024, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có chuyến thăm và làm
việc tại Việt Nam. Thông tin từ báo chí nhà nước cho hay Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Lý Thư Lỗi đã được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp.
Dù
hai bên trao đổi có nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng báo chí chính
thống của nhà nước không đưa tin về sự xuất hiện của ông Trọng.
Trước
đó, trong hai ngày ngày 6 và 7/1, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã thăm
chính thức Việt Nam. Dịp này, ba vị trí trong tứ trụ - gồm Chủ tịch nước Võ Văn
Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - đã tiếp
ông Siphandone.
Trong
quan hệ ngoại giao theo thứ bậc của Việt Nam, Lào được đặt trên cả cấp đối tác
chiến lược toàn diện, thuộc vào một nhóm 'quan hệ đặc biệt', 'quan hệ anh em'.
Do đó, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không xuất hiện trong bất kỳ cuộc tiếp
đón nào đối với vị lãnh đạo cấp cao Lào là điều khá lạ.
Để
so sánh, vào ngày 11/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Manet lúc bấy giờ đang thăm chính thức
Việt Nam.
Trong
ngày 11/1, từ khóa "Nguyễn Phú Trọng" và "Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng" đứng đầu số lượt tìm kiếm trên Google Việt Nam với tổng cộng hơn
30.000 lượt tìm kiếm.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/c174/live/368a0ab0-b115-11ee-8f07-bbfdfa890097.jpg
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng (phải) chụp ảnh tại Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam tại Hà Nội vào ngày 12/12/2023
Bộ
Ngoại giao Việt Nam hiện vẫn chưa lên tiếng về tình hình sức khỏe ông Nguyễn
Phú Trọng giữa những đồn đoán đang ngày một lớn. Cơ quan này cũng chưa trả lời
yêu cầu bình luận về sức khỏe của ông Trọng từ Reuters.
Đây
không phải là lần đầu tiên vấn đề sức khỏe của ông Trọng trở thành tâm điểm của
dư luận.
Vào
ngày 14/4/2019, ông Trọng - khi đó là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - được cho là
bị đột quỵ trong
chuyến công tác tại Kiên Giang. Sau 10 ngày từ khi có tin đồn, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng mới lên tiếng: "Cường độ làm
việc cao đã ảnh hưởng tới sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng."
"Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước sẽ sớm trở lại làm việc bình thường," bà Thu Hằng
nói.
Sự
nghiệp của ông Trọng
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944, quê quán xã Đông Hội, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội.
Ông
được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 19/12/1967, theo các tài liệu
chính thức. Sau nhiều năm làm việc ở tạp chí Cộng sản, ông trở thành Bí thư
Thành ủy Hà Nội từ năm 2000.
Đến
năm 2006, ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, rồi trở thành người đứng đầu Đảng
Cộng sản từ năm 2011.
Cộng đồng 'chia sẻ
tương lai Việt Nam-Trung Quốc' nghĩa là gì?
Chủ tịch Tập Cận
Bình muốn thấy Việt Nam trong 'bức tranh' của trật tự Trung Hoa
David Hutt: Chiến
dịch chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú trọng 'nhằm hạn chế khu vực tư nhân'
Năm
2016, ông được bầu lại làm Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng lần thứ 12, trở thành
nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
Dù
đã quá tuổi theo quy định nhưng sau đó ông vẫn được tái cơ cấu vào vị trí lãnh
đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam vì là 'trường hợp đặc biệt'.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng nổi tiếng với đường lối cứng rắn, được một bộ phận
trong đảng và một bộ phận người dân ca ngợi là người "đốt lò vĩ đại"
với chiến dịch chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
"Lò
lửa" của ông không những thiêu rụi sự nghiệp chính trị của nhiều quan chức
chính quyền địa phương và trung ương, các giám đốc điều hành doanh nghiệp quốc
doanh mà còn lan sang cả những tướng lĩnh, sĩ quan công an và quân đội.
VIDEO
: "'Cộng đồng chung vận mệnh' được
cho sẽ mối bận tâm lớn của ông Tập Cận Bình khi thăm Việt Nam", Thời lượng
17,30
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3gyy2gdppzo
Dưới
thời của ông, hàng loạt quan chức cấp cao, có người là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy
viên Trung ương Đảng, đang đảm nhiệm các chức vụ bộ trưởng, thứ trưởng... phải
đi tù hoặc bị kỷ luật. Nhiều người bị kỷ luật với hình thức bãi bỏ hết các
cương vị từng nắm giữ.
Chủ
tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và hai phó thủ tướng là Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh
cũng đã bị miễn nhiệm trước các bê bối xảy ra trong thời gian đại dịch Covid.
Mặc
dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là 'liêm khiết' và được nhiều
người trong nước ca ngợi về chiến dịch 'đốt lò', nhiều người khác đánh giá nỗ
lực chống tham nhũng của ông là vô vọng, khi không có một cơ chế kiểm soát và
cân bằng quyền lực hữu hiệu.
Chiến dịch đốt lò kỳ 1:
TBT Nguyễn Phú Trọng và sứ mệnh cứu Đảng Cộng sản VN
Đốt lò kỳ 2: Tổng bí thư
chống tham nhũng còn để 'khôi phục đạo lý XHCN'
Đốt lò kỳ 3: Bệnh trầm
kha cần nhờ tới 'Hoa Đà bổ não'?
Vào
tháng 7/2023, khi Việt Nam tiến hành xét xử đại án 'Chuyến bay giải cứu', nhà
quan sát chính trị David Hutt nói với BBC về
chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng:
"Điều
này cho thấy bất kỳ chiến dịch chống tham nhũng nào do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo cũng sẽ thất bại nếu không giải quyết một vấn đề thật sự - đó là tình
trạng ở một quốc gia độc đảng, các quan chức chỉ bị quan chức cấp cao hơn sờ
gáy. Chỉ có thay đổi về hệ thống chính trị mới giải quyết hiệu quả được nạn
tham nhũng."
Ông
Trọng cũng là người không khoan nhượng với các ý kiến đi ngược lại chủ trương
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ đã đi tù
dưới thời của ông.
Ở
Việt Nam, hiện có hơn 160 tù nhân chính trị bị giam giữ chỉ vì đã thực thi các
quyền cơ bản của mình, theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW).
"Các
cuộc đàn áp này chủ yếu được thực hiện bởi những người theo đường lối cứng rắn,
đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng," ông Phil Robertson, Phó Giám
đốc phụ trách Châu Á của HRW, nêu quan sát với BBC News Tiếng Việt hồi tháng
4/2023.
Sức
khỏe lãnh đạo là 'bí mật'
Luật
quy định sức khỏe lãnh đạo là bí mật nhà nước được bàn ở Quốc hội tháng 10/2018
và thông qua vào tháng 11 cùng năm.
Căn
cứ tại khoản 11 Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, thông tin về sức khỏe
lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam không nằm trong một mục 'bí mật nhà nước' riêng,
mà nằm chung với vi sinh vật và dược liệu quý hiếm.
Cụ
thể, hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe
của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư thuộc danh mục bí mật nhà nước mức độ tối
mật.
Như
vậy, chuyện không công bố tình trạng sức khỏe của ông Trọng là phù hợp với luật
này. Nguyên do của việc mật hóa sức khỏe lãnh đạo cấp cao thường được diễn giải
là nhằm tránh gây nguy hại đến lợi ích quốc gia.
Tuy
nhiên, cũng có ý kiến cho rằng người dân cần biết được tình trạng sức khỏe của
lãnh đạo, những người chịu trách nhiệm đối với vận mệnh quốc gia và cuộc sống
của người dân.
Trong
nền chính trị Việt Nam, dù có luật trên hay không, thường là bộ máy chỉ tiết lộ
thông tin về sức khỏe lãnh đạo sau một thời gian.
Chẳng
hạn, chỉ sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào tháng 9/2018 giới
chức y tế mới cho biết ông từng sang Nhật Bản điều trị.
----------------------------
TIN
LIÊN QUAN
David Hutt: Chiến
dịch chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú trọng 'nhằm hạn chế khu vực tư nhân'
3
tháng 11 năm 2023
Chiến dịch đốt lò kỳ 1:
TBT Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng để cứu Đảng
26
tháng 7 năm 2022
Đốt lò kỳ 2: TBT Nguyễn
Phú Trọng thâu tóm quyền lực về tay Đảng ra sao?
27
tháng 7 năm 2022
Chiến dịch đốt lò kỳ 3:
Căn bệnh trầm kha phải nhờ tới 'Hoa Đà'
29
tháng 7 năm 2022
Bí ẩn về sức khoẻ của ông
Nguyễn Phú Trọng
9
tháng 5 năm 2019
Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng và câu hỏi ai sẽ kế nhiệm
7
tháng 5 năm 2022
No comments:
Post a Comment