TB Joshua: Lãnh đạo đại
thánh đường cưỡng hiếp và tra tấn tín đồ, phát hiện của BBC
Charlie Northcott và Helen Spooner
BBC
News, Africa Eye
10 tháng 1 2024, 13:48 +07
Cập nhật 10 tháng 1 2024, 13:49 +0
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd1kp8kr33do
Bằng chứng về hành vi xâm hại và tra tấn
của người sáng lập một trong những nhà thờ Tin lành Phúc âm lớn nhất thế giới
đã được BBC phát hiện.
Hàng chục cựu thành viên của Thánh đường Vạn quốc
(Synagogue Church of all Nations, SCOAN) – trong đó có năm người Anh – cáo buộc TB Joshua đã
thực hiện nhiều hành vi tàn bạo, bao gồm cưỡng hiếp và ép phá thai.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3d86/live/6c087780-af76-11ee-beb5-e1400df560f2.jpg
TB Joshua sáng lập Thánh đường Vạn quốc cực kỳ nổi
tiếng
Theo các cáo buộc, việc lạm dụng được thực hiện trong một khu phức hợp bí
mật ở Lagos đã kéo dài gần 20 năm.
Nhà thờ SCOAN không phản hồi về các cáo buộc này nhưng nói rằng các cáo
buộc trước đó là vô căn cứ.
Lịch sử tiến
hoá: Tôn giáo đã xuất hiện thế nào với loài người?
Lịch sử tiến
hoá: Tôn giáo và nhu cầu sống thành nhóm ở loài người
TB Joshua, người đã qua đời vào năm 2021, là một mục sư và nhà truyền
giáo qua truyền hình cực kỳ thành công và có lượng người theo dõi đông đảo trên
khắp thế giới.
Những phát hiện của BBC sau cuộc điều tra kéo dài
hai năm bao gồm:
Hàng chục lời kể của nhân chứng về các vụ bạo lực thể chất hoặc tra tấn
do chính Joshua thực hiện, bao gồm bằng chứng về hành vi bạo hành trẻ em, xích
và đánh đập người khác bằng roi da.
Nhiều phụ nữ cho biết họ đã bị Joshua tấn công tình dục, một số khác nói
rằng họ đã bị cưỡng hiếp nhiều lần trong hàng năm trời bên trong khu nhà thờ
Nhiều cáo buộc về việc ép phá thai trong khu nhà thờ sau những vụ cưỡng
hiếp của Joshua, trong đó có một phụ nữ cho biết cô đã phá thai năm lần.
Nhiều lời kể trực tiếp mô tả chi tiết cách Joshua bịa về “năng lực chữa
lành thần kỳ” và phát sóng tới hàng triệu người trên thế giới.
Một trong số các nạn nhân là Rae, một phụ nữ Anh, chỉ mới 21 tuổi khi cô
bỏ học tại Đại học Brighton và được chiêu mộ vào nhà thờ hồi năm 2002.
Cô đã có 12 năm tiếp theo làm môn đồ của Joshua và sống trong khu nhà thờ
giống mê cung bằng bê tông của ông ta ở Lagos.
“Chúng tôi đều nghĩ mình đang ở thiên đường, nhưng sự thực thì đó là địa ngục.
Và ở địa ngục thì những điều khủng khiếp xảy ra,” cô nói với BBC.
Cô cho biết đã bị Joshua xâm hại tình dục và đã trải qua một hình thức
giam lỏng trong hai năm. Sự xâm hại nghiêm trọng đến mức cô kể rằng mình đã nhiều
lần tìm cách tự tử ở trong khu nhà thờ.
Từ niềm tin
nội tâm đến sự lĩnh hội tôn giáo
Về thuyết
'Chúa là một loại ma túy'
Nhà thờ SCOAN điều hành một kênh truyền hình Ki tô giáo có tên Emmanuel
TV và các mạng xã hội với hàng triệu người theo dõi từ khắp nơi trên thế giới.
Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, hàng chục ngàn người
hành hương từ châu Âu, châu Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi đã đến khu nhà thờ ở
Nigeria để chứng kiến “phép màu chữa lành” của Joshua.
Ít nhất 150 người đã sống cùng ông ta với tư cách môn đồ bên trong khu
nhà thờ của ông ta ở Lagos, có những người đã ở đây hàng thập niên.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/377c/live/f7c23b40-af75-11ee-8f07-bbfdfa890097.jpg
Rae đã trải qua 12 năm trong khu nhà thờ
Có hơn 25 “môn đồ” - đến từ Anh, Nigeria, Mỹ, Nam Phi, Ghana, Namibia và
Đức – nói chuyện với BBC và cung cấp những lời chứng mạnh mẽ, ăn khớp về trải
nghiệm của họ trong khu nhà thờ; trải nghiệm gần nhất là vào năm 2019.
Nhiều nạn nhân vẫn còn ở tuổi mới lớn khi lần đầu gia nhập nhà thờ. Một số
tín đồ người Anh được Joshua trả chi phí di chuyển, với sự điều phối của các
nhà thờ khác tại Anh.
Rae và nhiều người được phỏng vấn khác ví trải nghiệm của họ giống với việc
tham gia một tổ chức cuồng giáo.
Jessica Kaimu, người Namibia, kể rằng sự khốn khổ của cô kéo dài hơn 5
năm. Cô kể cô mới chỉ 17 khi bị Joshua hãm hiếp lần đầu. Những lần hãm hiếp tiếp
theo đã dẫn đến việc cô phải phá thai 5 lần trong thời gian ở đấy.
“Họ sử dụng các phương pháp điều trị ám muội,… thứ suýt giết chết chúng
tôi,” cô nói với BBC.
Những người được phỏng vấn cho biết họ bị lột trần và đánh đập bằng dây
cáp, roi ngựa và thường xuyên bị cấm ngủ.
Vào thời điểm qua đời hồi năm 2021, Joshua được tôn vinh là một trong những
mục sư có ảnh hưởng nhất châu Phi.
Vươn lên từ nghèo khó, Joshua đã xây dựng đế chế truyền giáo, với sự tham
gia của nhiều lãnh đạo chính trị, người nổi tiếng và các ngôi sao bóng đá quốc
tế.
Tuy nhiên, Joshua đã gây ra một vài tranh cãi khi ngôi nhà dành cho khách
hành hương của ông ta bị sập vào năm 2014 khiến ít nhất 116 người chết.
Cuộc điều tra của BBC, phối hợp với nền tảng truyền thông quốc tế
openDemocracy, là lần đầu tiên ghi nhận những phát biểu chính thức của hàng loạt
cựu thành viên giáo hội.
Họ cho biết đã dành nhiều năm để cảnh báo mọi người, nhưng đều bị bịt miệng.
Nhiều nhân chứng ở Nigeria kể rằng họ đã bị đánh đập, một trường hợp đã bị
bắn, sau khi lên tiếng về hành vi bạo hành và đăng tải video cáo buộc Joshua
trên YouTube.
Một nhân viên BBC, khi cố gắng quay lại cảnh khu nhà thờ từ phía một con
đường công cộng vào tháng 3 năm 2022, đã bị nhân viên khu nhà thờ bắn và sau đó
bị giam giữ nhiều giờ.
BBC đã liên hệ để hỏi về những cáo buộc trong cuộc điều tra. SCOAN đã
không phản hồi, nhưng phủ nhận những cáo buộc được đưa ra trước đó nhằm vào TB
Joshua.
“Đưa ra lời buộc tội vô căn cứ nhằm vào Nhà tiên tri TB Joshua không phải
là chuyện mới… Chưa hề có lời buộc tội nào được chứng minh,” SCOAN viết.
Bốn trong số những người Anh đã nói chuyện với BBC cho biết sau khi trốn
thoát khỏi nhà thờ, họ đã báo cáo hành vi xâm hại của Joshua với nhà chức trách
Anh. Họ nói sau đó không thấy có động thái gì.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6d9b/live/40cc8110-af76-11ee-8f07-bbfdfa890097.jpg
Anneka nói cô cho rằng vẫn còn nhiều nạn nhân chưa
lên tiếng
Thêm vào đó, một người đàn ông Anh cùng vợ đã gửi email tường thuật chi
tiết trải nghiệm đầy sóng gió của họ và bằng chứng video - bao gồm cảnh quay những
người tự xưng là cảnh sát đồng thời là thành viên của SCOAN chĩa súng vào họ -
đến Cao ủy Anh tại Nigeria vào tháng 3 năm 2010 sau khi trốn thoát khỏi nhà thờ.
Trong email, người đàn ông này kể rằng vợ ông đã bị Joshua tấn công tình
dục và cưỡng hiếp nhiều lần. Ông cảnh báo với cao ủy rằng vẫn còn những công
dân Anh khác đang ở trong khu nhà thờ và đang phải đối mặt với hành vi tàn bạo.
Ông cũng cho biết không thấy cơ quan này có động thái gì.
Bộ Ngoại giao Anh không phản hồi những cáo buộc này nhưng nói với BBC rằng
họ tiếp nhận tất cả các báo cáo về tội phạm, bao gồm tấn công tình dục và bạo lực
đối với công dân Anh ở nước ngoài, một cách rất nghiêm túc.
SCOAN vẫn tiếp tục phát triển cho đến ngày nay dưới sự lãnh đạo của
Evelyn, góa phụ của Joshua. Vào tháng 7 năm 2023, bà này đã dẫn đầu một chuyến
đi đến Tây Ban Nha.
Tục cầu
vong, thờ cúng ở châu Á trong mắt học giả Phương Tây
Vô thần tốt
hay không tốt, luật nhân quả có hay không?
Anneka, người rời Derby của Anh để gia nhập SCOAN khi mới 17 tuổi, nói với
BBC rằng cô tin là còn nhiều nạn nhân khác chưa lên tiếng. Cô hy vọng sẽ có
thêm những bước tiếp theo được thực hiện để phanh phui hành vi của Joshua.
“Tôi cho rằng nhà thờ SCOAN cần được điều tra kỹ lưỡng về lý do tại sao
người đàn ông này có thể làm như vậy trong một thời gian dài,” cô nói.
----------------------
TIN LIÊN QUAN
·
Tôn giáo đã tiến hoá như thế nào và vì
sao?
30 tháng 7 năm 2019
·
Vì sao con người cần tôn giáo?
2 tháng 8 năm 2019
·
Về thuyết 'Chúa là một loại ma túy'
5 tháng 12 năm 2019
·
Từ niềm tin nội tâm đến sự lĩnh hội
tôn giáo
12 tháng 12 năm 2019
·
Vì sao châu Á giữ mãi tục cúng vong hồn?
27 tháng 3 năm 2019
·
Vô thần có tốt? Luật nhân quả có hay
không?
26 tháng 3 năm 2019
No comments:
Post a Comment