Tuesday, January 23, 2024

NHỮNG LÝ DO KHIẾN CÁC NƯỚC Ồ ẠT THÁM HIỂM NẶT TRĂNG (Phan Minh / RFI)

 




Những lý do khiến các nước ồ ạt thám hiểm Mặt trăng

Phan Minh   -  RFI

Đăng ngày: 22/01/2024 - 08:09Sửa đổi ngày: 22/01/2024 - 08:10

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240122-nh%E1%BB%AFng-l%C3%BD-do-khi%E1%BA%BFn-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%E1%BB%93-%E1%BA%A1t-th%C3%A1m-hi%E1%BB%83m-m%E1%BA%B7t-tr%C4%83ng

 

Nhật Bản ngày 20/01/2024 đã trở thành quốc gia thứ năm đáp xuống Mặt trăng với tàu thám hiểm SLIM (Smart Lander for Investigating Moon). Nhân sự kiện này, trang mạng The Conversation điểm lại những sự kiện đáng chú ý liên quan đến những hoạt động thám hiểm Mặt trăng. RFI xin trích dịch.

 

https://s.rfi.fr/media/display/983a8f3c-af49-11ee-a23e-005056bf30b7/w:980/p:16x9/2024-01-09T203154Z_1713722317_RC2R70AH2NEF_RTRMADP_3_SPACE-EXPLORATION-ARTEMIS.webp

Phi hành đoàn thuộc chương trình không gian Artemis II tại Houston, bang Texas, Hoa Kỳ, ngày 03/04/2023. REUTERS - GO NAKAMURA

 

Cách đây 60 năm đã diễn ra một cuộc đua thực sự lên Mặt trăng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, với đỉnh điểm là 6 cuộc đổ bộ của Apollo từ năm 1969 đến năm 1972. Sau đó, mọi chuyện đã dần lắng xuống : không có căn cứ Mặt trăng nào được thiết lập, thậm chí không có chương trình lên Mặt trăng nào khác được thực hiện trong thời gian dài.

 

Mặc dù vậy, vệ tinh vẫn là một vật thể thú vị về mặt khoa học, và một số chương trình bay lên Mặt trăng đã được thực hiện vào những năm 1990, chẳng hạn như vệ tinh Clementine của Mỹ vào năm 1994. Dần dần, nhiều quốc gia khác bắt đầu quan tâm đến Mặt trăng :

 

Nhật Bản (Hiten năm 1990 rồi Kaguya/Selene năm 2007), châu Âu (SMART-1 năm 2003), Trung Quốc (Hằng Nga-1 năm 2007) và Ấn Độ (Chandrayaan năm 2008). Tuy nhiên, đây chỉ là những thiết bị bay tới quỹ đạo, những vệ tinh bay quay quanh Mặt trăng, nghiên cứu từ xa.

 

Phong trào chinh phục Mặt trăng chính thức rộ lên trở lại vào năm 2007 với sự xuất hiện của Google X-Prize. Giải thưởng về không gian ​​​​này nhm tuyên dương nhng cơ quan tư nhân có th đặt chân lên Mt trăng. Có 5 nhóm chuyên gia đã lt vào vòng chung kết, nhưng đến năm 2018, lúc chương trình này chm dt, không có nhóm nào thành công. Sau đó, đã có hai quc gia tìm cách phóng v tinh lên Mt trăng : Beresheet ca Israel vào năm 2019 và Hakuto-R ca Nht Bn vào cui năm 2022, song cũng bt thành, nhưng đó là một sự khởi đầu.

 

 

NASA đi tiên phong giữa chương trình không gian Nhà nước và tư nhân

 

Chương trình thám hiểm Mặt trăng của Mỹ rất đa dạng. Đầu tiên là chương trình của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), có tên là Artemis, được cho là sẽ đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng. Artemis đã gặp phải nhiều trở ngại, đặc biệt do những trục trặc liên quan đến tên lửa SLS, chưa kể đến tình trạng không đủ kinh phí, hoặc kinh phí vượt mức cho phép, khiến Artemis I, phi thuyền không người lái, chỉ mới được phóng vào năm 2022, trong khi việc phóng Artemis II (phi thuyền có người lái xung quanh Mặt trăng) bị trì hoãn đến năm 2025 và Artemis III (phi thuyền có người lái đi kèm hạ cánh) sẽ không tới được Mặt trăng trước năm 2026. Điểm đáng chú ý là châu Âu và Canada cũng tham gia vào chương trình này. Artemis còn là tên của các thỏa thuận quốc tế không mang tính ràng buộc quy tụ 23 quốc gia, chủ yếu của châu Mỹ và châu Âu, vạch ra « những quy tắc » cho các hoạt động trên Mặt trăng trong tương lai.

 

Đồng thời, sáng kiến ​​CLPS (Dch v vn ti thương mi Mt trăng) được trin khai vào năm 2018, nhm h tr các công ty tư nhân (hin là 14) trong vic phát trin tàu ch hàng đến cc nam Mt trăng và được tài tr 2,6 t đô la cho đến năm 2028.

 

CLPS năm nay đã có những kết quả cụ thể. Astrobotic vừa phóng Peregrine vào ngày 08/01/2024, nhưng tàu thăm dò này không đáp được xuống Mặt trăng sau sự cố liên quan đến nhiên liệu dẫn đến việc bị nổ. Astrobotic cũng sẽ phóng tàu thám hiểm VIPER của NASA lên Mặt trăng vào cuối năm 2024. Intuitive Machine sẽ phóng tàu thám hiểm vào tháng 2 và khởi động chương trình Nova-C trong vài tháng nữa, trong khi Firefly chuẩn bị khởi động chương trình Blue Ghost.

 

Sẽ có nhiều chương trình thám hiểm Mặt trăng được lên kế hoạch trong những năm tới. Điểm tương đồng giữa những chương trình này là sự hiện diện của tàu hàng NASA, và đôi khi có cả những tàu hàng tư nhân. Điển hình là Peregrine đã lấy tro của con người mang lên Mặt trăng, trước sự phản đối kịch liệt của người Navajo, dân tộc phản đối việc xúc phạm Mặt trăng.

 

Cuối cùng, Elon Musk đang phát triển chương trình không gian cho riêng mình, với một chuyến du lịch « chuẩn bị » được lên kế hoạch cho tỷ phú Maezawa.

 

 

Trung Quốc với chương trình Hằng Nga

 

Về phía Trung Quốc, chương trình Mặt trăng được đặt theo tên của nữ thần gắn liền với thiên thể, Hằng Nga (Chang'e). Chương trình này tiến chậm nhưng chắc : Hằng Nga-3 đáp xuống mặt trông thấy được của Mặt trăng vào năm 2013, Hằng Nga-4 đáp xuống mặt bị khuất vào năm 2019, Hằng Nga-5 mang về một mẫu đá của mặt trông thấy được vào năm 2020, và Hằng Nga-6 sẽ làm tương tự với mặt bị khuất trong năm nay. Sau đó, Trung Quốc sẽ « cử » Hằng Nga-7 đi kiểm tra các « tài nguyên » hiện diện ở cực nam và Hằng Nga-8 sẽ nghiên cứu về việc sử dụng những tài nguyên này tại chỗ. Tàu đổ bộ có người lái sẽ lên Mặt trăng vào những năm 2030.

 

Điều đáng lưu ý là Trung Quốc cũng đang tiến hành ký kết một thỏa thuận quốc tế nhằm xây dựng « trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế » với các nước đối tác như Nga, Venezuela, Nam Phi, Pakistan, Azerbaijan, Belarus và Ai Cập.

 

 

Ấn Độ, quốc gia thứ tư đáp thành công xuống Mặt trăng

 

Mặc dù đã ký thỏa thuận Artemis, Ấn Độ cũng có chương trình khám phá không gian của riêng họ. Tàu thăm dò Chandrayaan-3 hạ cánh xuống Mặt trăng vào năm 2023 là một sự kiện lớn đối với New Delhi, cũng là « sự phục hồi chính trị » đối với thủ tướng Narendra Modi.

 

Chương trình tiếp theo mang tên LUPEX (chương trình thám hiểm các cực của Mặt trăng), một chương trình được lên kế hoạch vào năm 2026 với việc thu thập và phân tích tại chỗ các mẫu đá Mặt trăng.

 

Ngoài những nước nói trên, vẫn còn hai quốc gia khác quan tâm đến Mặt trăng. Trước hết là Nga, nhưng Matxcơva đang bị mất đà. Sau 47 năm ngừng hoạt động, tàu đổ bộ Luna 25 đã không lên được Mặt trăng vào tháng 08/2023 và tàu quỹ đạo Luna 26 sẽ không tới được Mặt trăng trước năm 2027.

 

2024 cũng sẽ là năm thử nghiệm mới đối với tàu thăm dò tư nhân Hakuto-R của Nhật Bản, sau khi thất bại trong việc hạ cánh xuống Mặt trăng vào cuối tháng 04/2023.

 

 

Sao các nước lại muốn lên Mặt trăng đến vậy ?

 

Hàng loạt các chương trình đổ bộ lên Mặt trăng sẽ được tiến hành trong những tháng và năm tới. Vì sao ?

 

Trước hết là khía cạnh khoa học : Mặt trăng vẫn tiềm ẩn một số bí mật và do đó có khá nhiều điều cần nghiên cứu : tốt nhất là được nghiên cứu tại chỗ (bằng tàu đổ bộ) thay vì nghiên cứu từ xa (với tàu quỹ đạo).

 

Khía cạnh thứ hai là niềm tự hào dân tộc. Vào những năm 1960, nhiều quốc gia và lãnh đạo doanh nghiệp rất muốn tự đắc và Mặt trăng đóng vai trò như một chiếc cúp, được mọi người thèm muốn.

 

Khía cạnh thứ ba là hoạt động du lịch. Tỷ phú Nhật Bản Maezawa sẽ là người đầu tiên được thăm Mặt trăng và có lẽ sẽ không phải là người cuối cùng. Nhưng còn phải xem hoạt động này có mang lại lợi nhuận trong dài hạn hay không, bởi hiệu ứng mới lạ sẽ phai mờ nhanh chóng và số khách giàu có vẫn chỉ ở mức thấp.

 

 

Mặt trăng : « Thiên đường tài nguyên » mới ?

 

Cuối cùng, điều quan trọng nhất khiến các nước bị cuốn hút là tài nguyên trên Mặt trăng. Thiên thể này có gì quý giá đến vậy ?

 

Helium-3, một đồng vị của helium, có thể sẽ rất hữu ích đối với các nhà máy điện nhiệt hạch hạt nhân. Vấn đề nằm ở chỗ để khai thác helium với số lượng lớn, mọi người sẽ phải đào bới gần như toàn bộ bề mặt của Mặt trăng, và làm hành tinh này bị biến dạng vĩnh viễn.

 

Ngoài ra, Mặt trăng cũng có nhiều nguyên tố hóa học khác nhau, và ở cấp độ này, các tiểu hành tinh giàu kim loại sẽ là điều rất thú vị một khi con người có thể thành thạo trong việc khai thác không gian (chuyện còn lâu mới thành hiện thực).

 

Cuối cùng là băng, đặc biệt hiện diện ở những nơi lạnh giá, trong các miệng hố không bao giờ tiếp cận với ánh sáng ở các cực của Mặt trăng. Điều này giải thích tại sao những chương trình thám hiểm không gian đang hướng tới các cực này.

 

Sử dụng phương thức điện phân, ta có thể thu hồi oxy và hydro từ chỗ nước này. Oxy sẽ hữu ích cho các phi hành gia có mặt tại chỗ. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có căn cứ nào được thiết lập trên Mặt trăng. Đó mới chỉ là những dự án chưa được cụ thể hóa 100%. Cả hai chất này đều có thể được sử dụng làm nhiên liệu phục vụ tên lửa, có thể hữu ích cho các công ty chế tạo và phóng vệ tinh từ Mặt trăng. Nhưng do chưa có căn cứ nào hiện diện trên Mặt trăng (nhà máy hay bãi phóng), đây vẫn chỉ là chuyện khoa học viễn tưởng. Ngoài ra, một « trạm xăng » trên đường cao tốc không gian cũng được nhắc đến, nhưng mọi chuyện cũng chỉ dừng ở đó. Tóm lại, việc khai thác tài nguyên trên Mặt trăng sẽ được thực hiện trong dài hạn và chắc chắn không phải trong những năm tới.

 

Khía cạnh cuối cùng cần được đề cập trong bối cảnh này và dường như rất thú vị, đó là những nguồn tài nguyên đó được cho là sẽ không thể tái tạo. Helium-3 và nước đã tích tụ trên Mặt trăng trong hàng tỷ năm. Do đó, sẽ mất rất nhiều thời gian để gió Mặt trời và sao chổi có thể thay thế những gì sẽ được khai thác. Do vậy, câu hỏi đặt ra là con người có nên làm những điều tương tự trên Mặt trăng giống như những gì đã làm trên Trái đất hay không ?

 

-------------------------------

Các nội dung liên quan

 

NHẠT BẢN - VŨ TRỤ

Tàu vũ trụ đầu tiên của Nhật Bản đáp thành công xuống Mặt trăng

 





No comments: