Mời Trung Quốc dạy chống tham nhũng
- Một ý tưởng hời hợt
Thứ
Sáu, 12/01/2024 - 01:57 — nguyenngocgia
https://www.rfavietnam.com/node/7902
Báo
Tuổi Trẻ ra ngày 30 tháng Mười Một năm 2023 cho biết: Ông Phan Đình Trạc
- Trưởng ban Nội chính Trung ương ĐCSVN đã đề nghị Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam
trong đào tạo cán bộ chuyên ngành nội chính, pháp luật, phòng, chống tham
nhũng... bằng các hình thức, cấp độ thích hợp và nhấn mạnh "Việt Nam và
Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, vừa là đồng
chí, vừa là anh em. Có truyền thống hữu nghị lâu đời, đều là nước xã hội chủ
nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ chính trị tương đồng, con đường phát
triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung" [1].
Báo
Thanh Niên ra ngày 10 tháng Giêng năm 2024 đưa tin: Hơn 6 tấn giấy tờ và gần 1
triệu bút lục được lập ra, cho vụ án kinh thiên động địa và giữ kỷ lục cao nhứt
trong "lịch sử chống tham nhũng" từ tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà
Trương Mỹ Lan và đồng phạm gây ra, dưới sự cầm quyền của chế độ độc đảng toàn
trị, tồn tại suốt gần nửa thế kỷ qua [2].
Lời
đề nghị của ông Trưởng ban Nội chính Trung ương Phạm Đình Trạc, thoạt nhìn qua
có vẻ Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng giống Đảng Cộng sản Việt Nam về bản
chất chế độ. Từ đó, người CSVN hy vọng, việc Trung Quốc chống tham nhũng thành
công, ắt Việt Nam cũng sẽ thành công. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn sẽ thấy
khá nhiều khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam trong việc chống tham nhũng:
Thứ
nhứt,
Trung Quốc thành công trong việc chuyển từ chế độ độc đảng toàn trị sang độc
tài toàn trị. Trong khi đó, tính cho đến nay, Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ với
chế độ độc đảng toàn trị. Điều này nhằm lý giải, hình ảnh ông Tập Cận Bình xuất
hiện từ trong nước đến nước ngoài, gần như tuyệt đối với vai trò thống lĩnh
thiên hạ tại Trung Hoa Đại Lục. Phải thừa nhận, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước
CHNDTH Tập Cận Bình đã gầy dựng gần như trọn vẹn hình ảnh Khổng Tử dạy "tu
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Rất tiếc! Nhà cầm quyền
CSVN cho đến nay, không một nhân vật nào làm được gì cả! Tu thân không xong! Tề
gia không nổi! Lấy gì để trị quốc?! Còn bình thiên hạ ư? Xin lỗi! Miễn bàn
thêm!
Thứ
nhì,
khác biệt quá xa đến từ văn hóa của hai nhà nước. Thoạt nhìn, Việt Nam và Trung
Quốc cũng giống nhau, vì cùng xuất thân từ nền văn hóa nông nghiệp lạc hậu
nhưng Trung Quốc đến nay đã gần như bứt phá, thoát khỏi nền văn hóa nông nghiệp
lạc hậu với sự thành công về kinh tế khiến cả thế giới kinh ngạc và có phần e
dè. Còn Việt Nam, tính từ năm 1975 tới nay đã gần nửa thế kỷ, vẫn chỉ là nền
văn hóa nông nghiệp lạc hậu, với đặt trưng "đất lề quê
thói" - đúng với tục ngữ xưa "một người làm
quan, cả họ được nhờ". Xét ở khía cạnh văn hóa chống tham nhũng -
tại Việt Nam - chống tham nhũng là chống lại lòng tham, tức là chống lại bản
chất của chế độ đã gầy dựng lên sự nghiệp cho Đảng CSVN, với bằng chứng không
thể rõ ràng hơn, tuyệt đại đa số quan chức cao cấp dính tham nhũng đều vô cùng
giàu có. Kéo theo đám tham nhũng cấp cao và siêu cao là hàng hàng lớp lớp những
người có liên quan. Để khi đứng trước tòa, bất chấp danh dự - phẩm giá được dày
công học tập và làm theo từ thứ "đạo đức Hồ Chí Minh", họ sẵn sàng
van xin lòng thương hại từ các đồng chí, bằng những giọt nước mắt lã chã rơi
xuống, kèm theo những lý do luôn thuộc phép ngụy biện "đánh vào lòng
thương hại" và đặc biệt "bịnh công thần" như là công cụ hữu
hiệu, để họ được nhận án nhẹ. Nói một cách mỉa mai, tất cả bọn tham quan ô lại
đều là loại "tham nhũng thuần khiết”. Trong khi đó ở Trung Quốc, những
nhân vật dính đến tham nhũng đều mang màu sắc chính trị.
Thứ
ba,
yếu tố pháp luật là một điểm quan trọng mà nhà cầm quyền CSVN chưa nhận ra, khi
định mời Trung Quốc giảng dạy và hỗ trợ chống tham nhũng. Bởi việc thực thi
pháp luật ở Trung Quốc có sự xuyên suốt rõ ràng. Trong khi đó, tại xứ thiên
đàng, việc thực thi pháp luật trong vấn đề chống tham nhũng gần như theo thời
cuộc, lúc này lúc khác, rất nghiệp dư. Vụ án tày trời của bà Trương Mỹ
Lan, với hàng triệu tỷ đồng, chưa xét xử gì nhưng báo chí đã phóng tin với dư
luận rằng "những người liên quan mà không mưu lợi thì được miễn truy
tố". Dù theo kế hoạch báo chí công bố, ngay sau Tết Nguyên Đán, vụ án được
đưa ra xét xử nhưng rất khó thuyết phục trong dư luận về tính nghiêm minh. Bởi
vụ án động trời này, không phải vài năm sau này mới lộ ra. Rất nhiều người đặt
câu hỏi: Với "chuyên chính vô sản" nắm chắc trong tay, tại sao nhà
cầm quyền CSVN để Trương Mỹ Lan và đồng phạm thoải mái rút hàng triệu tỷ đồng,
mà các cơ quan nhà nước gần như không hay không biết (?).
Thứ
tư,
quá nhiều khác biệt, khi xét đến yếu tố an ninh quốc gia trong lĩnh vực chống
tham nhũng. Trong khi Trung Quốc luôn đặt yếu tố này lên hàng đầu, còn ở Việt
Nam quá nhục nhã! Những quan chức tham nhũng của xứ thiên đàng, họ hầu như
không quan tâm đến an ninh quốc gia, mờ mắt chỉ biết tiền, không cần quan tâm
danh dự của đảng CSVN, nói gì đến an ninh quốc gia. Những cái tên: Trịnh Xuân
Thanh (bỏ trốn và bị bắt cóc từ Đức đem về. Khi đứng trước tòa lại ỉ ôi
"xin lỗi bác Trọng" v.v...) Nguyễn Thị Thanh Nhàn (bỏ trốn cho tới
nay chưa bắt được và tên tuổi bà này liên quan đến nhiều quan chức đang ở tại
Việt Nam mà dư luận vẫn bàn tán xôn xao).
Thứ
năm,
đó là yếu tố nhân tâm. Nhân tâm của người Việt Nam hiện nay người ta không
phục, không tin vào vấn đề chống tham nhũng của Đảng CSVN. Bởi vì cách chống
tham nhũng trong hàng chục năm qua mang đậm màu sắc thanh trừng, hơn là vì dân
vì nước.
Do
đó, nhà cầm quyền CSVN muốn mời nhà cầm quyền CSTQ giảng dạy - hỗ trợ việc
chống tham nhũng là suy nghĩ nông cạn. Việc này chỉ mang tính chất phiến diện,
xuất phát từ phương châm "bốn tốt, mười sáu chữ vàng", vốn là chiêu
bài ràng chặt buộc kỹ về mặt tư tưởng, do nhà cầm quyền CSTQ mưu cầu "đầu
độc chính trị".
Điều
nguy hại hơn nữa, bởi khi mời Trung Quốc giảng dạy - tư vấn - huấn luyện - hỗ
trợ chống tham nhũng, tức là phía Việt Nam buộc phải để họ đi sâu vào ngóc
ngách của vấn đề thượng tầng chính trị. Do đó, từ những vụ việc ngỡ là
"tham nhũng đơn thuần" nhưng các nhân vật cấp cao trong Bộ Chính trị
và Trung Ương đảng, dễ dàng trở thành con tin chính trị.
Việc
mời Trung Quốc dạy chống tham nhũng là suy nghĩ yếm thế và rất chủ quan - Điều
không nên có từ "đầu óc trí tuệ" của những nhân vật cấp cao của Trung
ương ĐCSVN. Đồng thời, sự việc tự bộc lộ ra trong nội bộ của cấp cao và cấp cao
nhứt của ĐCSVN, đang có sự phân rã mãnh liệt.
[1] https://tuoitre.vn/de-nghi-trung-quoc-ho-tro-viet-nam-dao-tao-can-bo-chu...
[2] https://thanhnien.vn/vu-an-van-thinh-phat-tiep-nhan-6-tan-ho-so-gan-1-tr...
No comments:
Post a Comment