Mô
hình chuyên chế - tăng trưởng kiểu Trung Quốc đã hết thời
PGS.,
TS. Phạm Quý Thọ
2024.01.22
Bình luận
của PGS., TS. Phạm Quý Thọ - nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính
sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam
Hình
chụp từ trên cao cầu Bãi Cháy ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hôm 28/12/2023
(minh họa) AFP
*
Suy
giảm kinh tế cộng với suy thoái chính trị kéo dài và mang tính cơ cấu củng cố
cho lập luận rằng mô hình phát triển có xuất sứ từ Trung Quốc đang kết thúc.
Được dẫn dắt bởi tư tưởng thực dụng, “mèo trắng mèo đen không quan trọng miễn
bắt được chuột”, và duy ý chí về năng lực lãnh đạo của chế độ chính trị tập
quyền dựa vào chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa Mác – Lênin để chuyển đổi nền kinh
tế sang thị trường, một mô hình chuyên chế - tăng trưởng được thiết lập. Nó đã
làm Trung Quốc thoát nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình cao nhờ “đánh
đổi” dân chủ, nhân quyền lấy tăng trưởng kinh tế để đảm bảo tính chính danh cho
chế độ Đảng cộng sản toàn trị. Kết quả tăng trưởng “thần kỳ” kéo dài trong suốt
hơn ba mươi năm khiến mô hình này trở thành “lý tưởng” cho nhiều quốc gia đang
phát triển. Là nước láng giềng tương đồng về thể chế chính trị, Việt Nam đã noi
theo áp dụng, nhưng ‘kém’ thành công hơn. Tuy nhiên, những gì diễn ra ở Trung
Quốc, về cơ bản, cũng xảy ra ở Việt Nam. Cải cách mô hình chuyên chế - tăng trưởng
thế nào đang là vấn đề lớn hiện nay hàm ý cho Việt Nam.
Bài viết trước chỉ ra thực trạng chống tham nhũng của
Đảng CS vẫn khó khăn, nguy cơ tồn vong chế độ vẫn lớn, “Đảng – Nhà nước” vẫn
chưa “trong sạch” trong khi dân chủ, nhân quyền bị cấm đoán và kinh tế trì trệ.
Căn nguyên của vấn đề nằm ngay trong mô hình chuyên chế - tăng trưởng khi
nghịch lý tăng trưởng nhanh và tham nhũng tràn lan, một trong những hình thức
tham nhũng, chiếm vị trí thống trị, trong đó việc trao đổi quyền lực và của cải
của giới lãnh đạo đã trở thành “luật bất thành văn”. Nay, trong bối cảnh ‘khủng
hoảng’ “nghịch lý” đã đảo chiều thành “thuận lý” khi quyền lực bị tuyệt đối
hoá, lạm dụng bạo lực để chống lại sự tha hoá quyền lực đang làm huỷ hoại động
lực tăng trưởng nhờ thị trường.
Lý
thuyết và thực tế đã chứng minh rằng, nghịch lý nêu trên, mặc dù không biểu thị
mối tương quan nhân quả, nhưng từ các dữ liệu điều tra từ 65 quốc gia, tức một
phần ba tổng số nước, Tổ chức Hướng dẫn rủi ro quốc gia quốc tế (Tiếng Anh là
ICRS - International Country Risk Guide ) đã xác lập mối quan hệ đồng biến giữa
mức độ tham nhũng và tăng trưởng. Ngoài ra, một nghiên cứu thực tế ở Trung Quốc
của phó giáo sư khoa học chính trị Yuen Yuen Ang (洪源远)
có ý nghĩa ứng
dụng quan trọng được
trình bày trong cuốn
"Thời đại vàng son của Trung Quốc: Nghịch lý của sự bùng nổ kinh tế và
tham nhũng tràn lan" (Tiếng Anh là China's Gilded Age: The Paradox of
Economic Boom and Vast Corruption, 2020). Học giả về Trung Quốc tại Đại học
Michigan, Mỹ đã chỉ ra rằng, đây là quá trình ‘tiến hóa’ tương tự như Thời đại
Vàng của Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, sự khác biệt các hệ thống chính trị
ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đã dẫn đến những phản ứng trái ngược nhau trước sự bành
trướng của chủ nghĩa tư bản thân hữu. Ở Mỹ là quá trình cải tiến thể chế dân
chủ để kiểm soát quyền lực trong khi ở Trung Quốc củng cố chế độ tập quyền
tuyệt đối bằng chống tham nhũng kiểu “đả hổ diệt ruồi.”
Làm
sâu sắc thêm thực tế này ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không những chỉ vì
chiến dịch “đốt lò” đang gặp thách thức ngày càng lớn khiến niềm tin chính sách
giảm sút, diễn ra đồng thời với việc hạn chế các quyền về tự do, dân chủ và
nhân quyền khi mô hình chuyên chế ‘kiểu cũ’, kiểu Mao, đang quay trở lại “mạnh
mẽ” mà còn vì động lực tăng trưởng nhờ thị trường bị huỷ hoại nghiêm trọng dẫn
tới kinh tế trì trệ, ảm đạm. Mặc dù, tỷ lệ tăng trưởng GDP theo thống kê là
nhanh nhưng đã được ‘cảnh báo’ là “không bền vững”, bất cập về cơ cấu. Nền kinh
tế có độ mở cao cho thương mại nhưng ngày càng lệ thuộc vào vốn đầu tư nước
ngoài, lĩnh vực bất động sản trở thành trục tăng trưởng quan trọng nhưng “mong
manh” trước vấn nạn đầu cơ, trong đó chủ yếu là nguyên nhân “sở hữu toàn dân”
về đất đai và tính đại diện quản lý của nhà nước bị trục lợi do tha hoá quyền
lực, đầu tư công cũng ì ạch… Hơn thế, một thể chế “khai thác” chi phối nền kinh
tế khi lý luận giáo điều về chủ nghĩa xã hội lấn án kinh tế thị trường…
Gần
đây, đã có sự thừa nhận quan trọng rằng các thể chế thực sự quan trọng. Nghĩa
là, các cấu trúc chính trị – như quyền sở hữu, sự ổn định, cải cách luật pháp,
cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao khả năng giao dịch thương mại… là nền
tảng của tăng trưởng kinh tế. Giới điều hành kinh tế - Chính phủ luôn nhấn mạnh
sự cấp thiết về cải cách thể chế. Điều khiến các nước nghèo trở nên nghèo không
phải là thiếu nguồn lực. Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tác chiến lược của Việt
Nam, cho thấy họ thiếu nguồn lực thế nào để bắt đầu con đường phát triển của
mình. Đúng hơn, chính việc thiếu thể chế đã khiến các quốc gia trở nên nghèo
nàn. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc chống tham nhũng có thể ‘thành
công’ chỉ khi được thực hiện bởi thể chế dân chủ, kiểm soát quyền lực bởi tam
quyền phân lập, xã hội dân sự… Nhưng cải cách thể chế là một quá trình, vì vậy
việc tập trung vào cải cách khu vực công, nâng cao năng lực công chức để làm
những việc “vi dân” và đồng thời thiết lập những nguyên tắc cơ bản cho kinh tế
thị trường vận hành là những bước đi cần thiết. Việc dự báo kinh tế đang thiếu
yếu tố thể chế sẽ giảm ý nghĩa cho việc hoạch định và thực thi chính sách!
Mô
hình chuyên chế – tăng trưởng kiểu Trung Quốc đang ‘khủng hoảng’ ở Việt Nam,
biểu hiện rõ rệt là sự suy giảm tăng trưởng và suy thoái chính trị. Thể chế
chính trị đang suy thoái bởi hai cội nguồn chủ yếu, trước hết, là quốc nạn tham
nhũng được che đậy bởi nghịch lý nêu trên, nghĩa là sự ‘chấp nhận’ hay ‘đánh
đổi’ tham nhũng lấy tăng trưởng đã biến giới lãnh đạo, giới tinh hoa của chế độ
thành tầng lớp quyền lực và giàu có trong khi phân hoá giàu nghèo ngày càng
lớn. Họ theo đuổi mục đích duy trì hệ thống chính trị tập quyền bằng bạo lực,
trấn áp, từ mầm mống, xã hội dân sự, dân chủ và độc quyền về tư tưởng và truyền
thông, ngăn cản các quyền tự do cá nhân. Chống tham nhũng kiểu “ta đánh ta”
không thể hiệu quả khi nguyên tắc công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình
bị huỷ hoại.
Thứ
hai, đó là sự cứng nhắc về thể chế và nhận thức. Chế độ luôn nhấn mạnh vai trò
của các tổ chức theo cách hiểu của V. Lênin về nhà nước chuyên chế. Theo đó,
những quy tắc chi phối cuộc sống của mình cần được tạo ra và, sau đó cố bảo vệ
nó bằng mọi giá theo cách “cực kỳ bảo thủ.” Ngay cả khi thực tế chỉ ra thế giới
không hoạt động theo cách đó, nhưng việc thay đổi mô hình khiến giới lãnh đạo
rất ‘do dự.’ Fransis Fukuyama, giáo sư tại Đại học Stanford, Mỹ, trong một cuốn
sách về thể chế chính trị, đã được dịch sang tiếng Việt, của mình cho
rằng chủ nghĩa thân hữu ở Mỹ trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là “một cuộc
đấu tranh kéo dài gần hai thế hệ.” Mô hình chuyên chế - tăng trưởng ở
Trung Quốc, theo GS Fukuyama, là một kiểu ‘mô hình tinh thần’, đã không thực sự
tương ứng với thực tế thị trường nhưng người ta vẫn không muốn thay đổi chúng.
Chế độ chính trị dưới sự lãnh đạo toàn diện của độc đảng CS trong những năm gần
đây đã quay lại mô hình toàn trị kiểu Mao với những chính sách mang tính đối phó
với những bất cập, mâu thuẫn trong khi áp dụng những ‘tiêu chuẩn kép’. Điển
hình như chính sách ‘nhích’ gần phương Tây - cơ chế dân chủ để ‘mời gọi’ đầu tư
nước ngoài trong khi kiểm soát gắt gao tự do cá nhân, dân chủ và xã hội dân sự
trong nước.
Sự
suy giảm tăng trưởng và suy thoái chính trị mang tính xu hướng báo hiệu rằng mô
hình chuyên chế - tăng trưởng kiểu Trung Quốc không còn phù hợp với thực tế với
những mâu thuẫn ngày càng căng thẳng Trong trường hợp này lý thuyết của Các Mác
về xung đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa thượng tầng kiến
trúc và hạ tầng cơ sở sẽ dẫn đến sự thay đổi chế độ. Cải cách chuyển đổi dân
chủ hướng đến một ‘thể chế bao trùm’ để tăng trưởng bền vững là tất yếu
nhưng trước hết đòi hỏi sự thay đổi ‘đột phá’ về tư duy. Dù sự chuyển đổi dân
chủ chỉ là một cái “hành lang hẹp” (Tiếng Anh: The Narrow Corridor) nhưng cần
hy vọng. Mới đây, ngày 16/1/2024 ông Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã phát
biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, rằng: “Không quốc
gia nào phát triển nhanh nếu giữ tư duy cũ!”
____________
Tham
khảo:
(1)
Tăng trưởng GDP trong thời kỳ đổi mới: https://infographics.vn/interactive-gdp-cua-viet-nam-qua-35-nam-doi-moi/21395.vna; https://kinhtemoitruong.vn/infographic-tang-truong-gdp-viet-nam-qua-cac-nam-84290.html.
(2)
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI): https://www.transparency.org/en/cpi/2022 ; https://vi.wikipedia.org/wiki/Chỉ_số_nhận_thức_tham_nhũng.
(3)
Mức tăng trưởng GDP so với chỉ số nhận thức tham nhüng (CPI) tai Việt Nam từ
năm 2012-2022: https://www.worldbank.org/en/publication/worldwide-governance-indicators
(4)
Vụ
án AIC Đồng Nai: https://tuoitre.vn/vu-aic-cuu-bi-thu-dong-nai-linh-11-nam-tu-cuu-chu-tich-tinh-9-nam-tu-20230103235034039.htm;
Vụ
án ‘những chuyến bay giải cứu’ : https://tuoitre.vn/vu-chuyen-bay-giai-cuu-so-tien-cac-doanh-nghiep-dua-cho-cac-bi-cao-la-dac-biet-lon-2023072810153938.htm;
Vụ
án ‘Việt Á’: https://tuoitre.vn/vu-viet-a-muc-an-toa-tuyen-cho-38-bi-cao-20240112170357182.htm;
Vụ
án ‘Vạn Thịnh Phát’: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/truy-na-7-bi-can-trong-vu-an-xay-ra-tai-ngan-hang-scb-va-tap-doan-van-thinh-phat-119231029192725111.htm
No comments:
Post a Comment