Jetstar xin lỗi sau
lời đùa về tiền Việt Nam, nhiều người vẫn chưa chịu
BBC News Tiếng Việt
15 tháng 1 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9829r153j4o
Hãng hàng không giá
rẻ Jetstar Úc mới đây đã đối diện với làn sóng phẫn nộ từ cộng đồng mạng sau
bài đăng về đơn vị tiền tệ đồng của Việt Nam.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/aaca/live/4b86c380-b28d-11ee-9748-ab8c6294da88.jpg
Hãng hàng không Úc đang bị nhiều người chỉ trích sau
lời đùa về tiền Việt Nam
Cụ thể, vào ngày 10/1, trên trang Facebook có gần
800.000 người theo dõi, Jetstar đã đăng dòng nội dung: "Xin lỗi nhưng tiền
Việt Nam được gọi là đồng, khách quan mà nói nghe rất buồn cười", kèm theo
nội dung trong phần bình luận "Một triệu đồng là 65 AUD và về cơ bản tôi
có 65 AUD có nghĩa tôi là triệu phú".
Bài đăng đã nhận về phản ứng dữ dội của cộng đồng
mạng. Nhiều người cho rằng lời nói đùa này là xúc phạm và phân biệt chủng tộc,
vì chữ “đồng” khi viết không dấu là một từ lóng mang nghĩa thô tục trong tiếng
Anh.
Phẫn nộ càng tăng lên khi hãng âm thầm xóa bài viết
trên Facebook và đăng tải một lời xin lỗi ngắn gọn trong thư mục Newsroom của
trang web vào ngày 12/1.
Trả lời truyền thông Việt Nam, đại diện Jetstar cho
biết họ đã có một bài xin lỗi được đăng trên trang newsroom.jetstar.com và
không giải thích về lý do xảy ra sự việc.
Việt Nam phản đối
vụ đồng 2 đô Úc có hình 'cờ vàng ba sọc' là 'phản ứng thái quá'?
Vụ du học sinh VN 'đạp
cờ vàng' dưới góc nhìn pháp lý của Úc
Hanni Phạm - ca sĩ
K-pop bị tẩy chay vì gia đình có gốc gác VNCH?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/05f2/live/7ed2c860-b28d-11ee-9748-ab8c6294da88.png
Lời xin lỗi gồm 3 dòng của Jetstar trên website công
ty
Trả lời BBC News Tiếng Việt, Xuân Ngô, một du học
sinh tại Úc, cho rằng việc đùa cợt một ngôn ngữ thiểu số trong một xã hội đa
văn hóa như Úc là không thể chấp nhận được.
“Đây là hành động phân biệt chủng tộc và thiếu tôn
trọng cả một đất nước. Không biết những người khác thì như thế nào nhưng tôi sẽ
không bao giờ đi Jetstar nữa.”
Từ Sydney, chị Hồng Hoa, một người Việt định cư tại
Úc, nói với BBC rằng nội dung bài đăng rõ ràng là đùa kiểu của người Úc.
“Những câu đùa dạng này khá phổ biến trong văn hóa
Úc, giống như ở Việt Nam mọi người hay nói đùa về tên nước Cuba vậy,” chị Hoa
so sánh.
Theo chị Hoa, nếu đặt trong bối cảnh bạn bè đùa giỡn
thì bình thường, nhưng đem lên facebook doanh nghiệp lại là câu chuyện khác.
“Rất vô duyên và vô văn hóa. Một số người nhạy cảm
thấy bị xúc phạm, thậm chí phân biệt chủng tộc cũng dễ hiểu,” chị chia sẻ.
Trên trang Facebook cá nhân, phó giáo sư, tiến sĩ
Nguyễn Phương Mai nhận định trong sự việc của Jetstar, họ đã dùng tiêu chí văn
hóa của mình (tiếng Anh/ đồng đô la Úc có giá trị cao) để đánh giá, cười cợt,
giễu nhại văn hóa của chính khách hàng (người Việt).
Đồng thời, bà cho rằng phản ứng của hãng không tương
xứng với sự nghiêm trọng mà họ gây ra.
“Jetstar đã đưa ra lời xin lỗi trên phần tin của
website, nhưng để nó lặn sâu khuất nẻo đến nỗi nếu không có link thì không ai
có thể tìm ra. Xúc phạm công khai nhưng xin lỗi thì dấm dúi. Chưa hết, Jetstar
tuyên bố đã 'apologize on Facebook' [xin lỗi trên Facebook], nhưng về bản chất
là xin lỗi trên một comment đáp trả một comment khác,” tiến sĩ Phương Mai viết.
Một chủ doanh nghiệp kinh doanh du lịch Việt Nam
cũng lên tiếng phản đối hoạt động truyền thông của Jetstar.
Ông Trần Đình Thượng, sáng lập công ty Autravel,
chia sẻ trên Facebook cá nhân: “Đã từng rất yêu mến Jetstar và cũng bán vé cho
hãng rất nhiều nhưng pha đùa không vui này của đội marketing hãng là không thể
chấp nhận được. Ở khía cạnh văn hóa, việc đùa cợt một ngôn ngữ thiểu số trong
một xã hội đa văn hóa như Úc là sự hạ thấp văn hóa ấy cùng các giá trị khác
biệt của nó."
“Việt Nam Đồng không phải trò đùa,” tài khoản này
nhấn mạnh.
Chị Hồng Hoa cũng đồng tình và cho rằng việc Jetstar
âm thầm xóa bài và xin lỗi 'gián tiếp' thông qua comment, sau đó bị phản ứng
quá mới đăng lên website là cách xử lý khủng hoảng truyền thông kém chuyên
nghiệp.
Ngược lại, cũng có một số ý kiến cho rằng lời nói
đùa của Jetstar không quá nghiêm trọng.
Tài khoản Đồng Tuấn viết: “Giá trị đồng tiền ko phải
ở chỗ con số ít hay nhiều khi quy đổi ra đồng tiền khác, mà là sự ổn định. Tôi
thấy Jetstar họ nói thế cũng chả có gì xấu, chẳng qua người Việt mình hiểu biết
về tài chính, tiền tệ... hạn chế nên tự ái như những đứa trẻ thế thôi."
Jetstar Pacific Airlines là một phần của tập đoàn
Qantas Airways Limited, một trong những hãng hàng không lớn nhất và cũng là
hãng hàng không quốc gia của Úc.
Năm 2007, Jetstar và Vietnam Airlines thông báo về
việc ký kết thỏa thuận hợp tác để thành lập Jetstar Pacific.
Tháng 6/2020, Jetstar tuyên bố rút lui khỏi Việt Nam
sau hơn một thập niên.
No comments:
Post a Comment