Di
dân vượt biên kỷ lục, khủng hoảng biên giới Mỹ chưa hạ nhiệt
04/01/2024
Các quan chức Hoa Kỳ ước tính đã xử lý khoảng
300.000 di dân vượt biên bất hợp pháp vào lãnh thổ Mỹ tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico
trong tháng 12, con số cao nhất từng được ghi nhận, theo nhiều hãng tin.
https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-8dd7-08dc0caa1a76_w650_r1_s.jpg
Di dân vượt sông Rio Bravo, ranh giới giữa Hoa Kỳ và
Mexico, tại Ciudad Juarez, Mexico ngày 2/1/2024.
Trong khi Bộ An ninh Nội địa sẽ công bố số liệu tháng 12 vào cuối tháng
này, Reuters và các hãng tin khác ước tính rằng 300.000 người đã tìm cách vượt
biên trong tháng cuối cùng của năm 2023, với khoảng 50.000 người trong số họ đi
qua các cửa khẩu được chỉ định.
Những ước tính đó cho thấy rằng ba tháng đầu tiên của năm tài khóa 2024
(bắt đầu từ tháng 10/2023) sẽ lập kỷ lục. Các chuyên gia cho biết có nhiều yếu
tố đang khiến di dân - nhiều người từ những nơi xa xôi như châu Á, châu Phi và
Trung Đông - kéo tới biên giới Hoa Kỳ.
Các con số kỷ lục này diễn ra trong khi Mỹ bước vào năm bầu cử tổng thống,
trong đó chủ đề di trú dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Tổng thống Joe Biden, người được kỳ vọng sẽ nhận được đề cử của đảng Dân
chủ, đã nhiều lần nói rằng di dân là một trong những thế mạnh của đất nước,
ngay cả khi ông đã thực hiện các bước nhằm kiềm chế dòng người đổ vào hiện nay.
Cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên chắc chắn giành được đề cử của đảng Cộng
hòa, từ lâu đã ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề di trú và thường xuyên
sử dụng ngôn ngữ mang tính kích động để mô tả những người nhập cư vào Mỹ.
Yếu tố ‘đẩy’ và ‘kéo’
Bà Michelle Mittelstadt, giám đốc về truyền thông và các vấn đề công cộng
của Viện Chính sách Di trú, nói với VOA rằng có nhiều yếu tố đã góp phần làm
tăng số lượng di dân ở biên giới phía nam.
Bà Mittelstadt nói rằng nhiều di dân đến biên giới đã bị “đẩy” ra khỏi đất
nước của họ do những biến động về kinh tế và chính trị, thiên tai và các cuộc
khủng hoảng khác. Ví dụ, sự sụp đổ của nền kinh tế Venezuela trong thập niên
qua đã khiến khoảng 8 triệu người phải rời bỏ nước này. Trong khi nhiều người
đã tìm được nơi ẩn náu ở các quốc gia Nam Mỹ khác, chẳng hạn như Colombia, thì
hàng trăm nghìn người đã phải vượt qua chặng đường dài và nguy hiểm để đến Hoa
Kỳ.
Các yếu tố khác góp phần “kéo” di dân đến Mỹ bao gồm sức mạnh của nền
kinh tế Mỹ. Bà Mittelstadt nói rằng điều mà bà gọi là sự chuyên nghiệp hóa ngày
càng tăng của các tổ chức buôn người cũng khiến canh bạc di cư có vẻ hấp dẫn
hơn và khả năng ông Trump có thể tái đắc cử vào năm 2024 đã khuyến khích nhiều
di dân cố gắng vượt biên trước khi các biện pháp di trú chặt chẽ hơn có thể được
áp dụng.
Nổi bật hơn tất cả những yếu tố này là bằng chứng rõ ràng cho thấy hệ thống
xử lý người xin tị nạn của Mỹ đã bị phá vỡ nghiêm trọng: Người xin tị nạn được
cho vào Mỹ trong khi đơn xin của họ được xét duyệt thường phải đợi vài năm trước
khi trường hợp của họ được xét xử tại tòa án di trú. Hơn 3 triệu trường hợp
đang chờ xử lý, trong số này có hơn 1 triệu trường hợp là mới thêm vào trong 12
tháng qua.
Bà Mittelstadt nói: “Thật khó để thấy rằng bất kỳ yếu tố nào trong số này
sẽ sớm giảm bớt, ngay cả khi chính phủ Hoa Kỳ có những thay đổi chính sách rất
mạnh mẽ”.
Khủng hoảng lan rộng
Các tiểu bang dọc biên giới phía nam từ lâu đã phàn nàn về số lượng di
dân vào Hoa Kỳ ngày càng tăng. Nhiều lần, các thị trấn nhỏ ở biên giới đã phải
đối mặt với làn sóng hàng nghìn di dân đột ngột chỉ trong vài ngày.
Lãnh đạo các tiểu bang biên giới, chẳng hạn như Thống đốc Texas Greg
Abbott, đã phàn nàn rằng phản ứng của chính phủ liên bang đối với cuộc khủng hoảng
là chưa đủ, cả về các phản ứng chính sách nhằm làm giảm dòng di dân và về việc
cung cấp hỗ trợ trong việc quản lý số lượng lớn những người vượt biên.
Đặc biệt, trong năm qua ông Abbott đã đẩy nhanh chương trình trong đó
Texas đưa các nhóm di dân bằng xe buýt hoặc máy bay đến các thành phố khác, thường
do các thị trưởng Dân chủ điều hành, như New York và Chicago.
Trong những tháng gần đây, lãnh đạo các thành phố tiếp nhận hàng chục
nghìn di dân theo kiểu này đã bắt đầu cố gắng ngăn chặn dòng người này. Tại New
York, Thị trưởng Eric Adams đã ban hành lệnh hành pháp hạn chế xe buýt của di
dân vào những thời điểm và điểm đổ khách nhất định. Để đáp lại, nhiều xe buýt
chỉ dừng lại gần các trạm trung chuyển công cộng ở bang New Jersey lân cận và
hướng dẫn di dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng vào New York.
Đối thoại với Mexico
Chính quyền Biden đã thực hiện các bước để giải quyết cuộc khủng hoảng,
bao gồm ngăn chặn các tổ chức buôn người, đẩy nhanh một số loại hình trục xuất,
triển khai quân đội để hỗ trợ các nhân viên Tuần tra Biên giới và nhân viên di
trú, đồng thời mở rộng các cơ sở để giam giữ và xử lý những người xin tị nạn và
những di dân khác.
Tuần trước, Ngoại trưởng Antony Blinken đã dẫn đầu một phái đoàn Hoa Kỳ tới
Mexico để đàm phán với chính quyền của Tổng thống Andrés Manuel López Obrador về
việc giảm dòng di dân.
Trong một tuyên bố, ông López Obrador cho biết các cuộc thảo luận đã dẫn
đến “các thỏa thuận quan trọng”, mặc dù không có thông tin chi tiết nào được
công bố.
Tổng thống Biden bị
chỉ trích
Ông Biden, với tư cách là ứng cử viên tổng thống, đã báo hiệu sự cởi mở đối
với những người xin tị nạn và di dân.
Trong cuộc tranh luận tổng thống vào năm 2020, ứng cử viên khi đó là ông
Biden đã bảo vệ thông lệ cho phép các cá nhân xin tị nạn ở lại Hoa Kỳ vô thời hạn
trong khi hồ sơ của họ được xử lý, nói rằng: “Bạn đến Hoa Kỳ và bạn đưa ra trường
hợp của mình rằng, ‘Tôi mong muốn tị nạn dựa trên tiền đề sau đây và tại sao
tôi xứng đáng được tị nạn theo luật pháp Mỹ’.”
Các tổ chức bảo thủ ủng hộ việc thực thi luật nhập cư chặt chẽ hơn cho rằng
hậu quả từ các chính sách của Tổng thống Biden là quá rõ ràng và có thể đoán
trước.
“Trước khi nhậm chức, ông Biden đã gửi một thông điệp rõ ràng tới những
di dân bất hợp pháp trên toàn thế giới rằng họ có nhiều khả năng được nhận vào
Hoa Kỳ,” ông Simon Hankinson, một nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm An ninh
Biên giới và Nhập cư thuộc Sáng hội Heritage, nói.
Trong những tuần gần đây, đảng Cộng hòa tại Quốc hội không chịu xem xét
các gói viện trợ lớn cho Ukraine và Israel trừ khi chúng gắn liền với những cải
cách di trú quan trọng.
Trong lần xuất hiện trên CBS hôm 31/12, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã
đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này một cách ngắn gọn: “Khi bạn đến biên giới
của chúng tôi, chúng tôi nói, ‘Xin lỗi, chúng tôi đã hết chỗ’.”
Trong cùng một chương trình, Thị trưởng Denver Mike Johnston đã bác bỏ ý
kiến cho rằng đã hết chỗ, nói rằng những thành phố như của ông chỉ yêu cầu di
dân đến có trật tự.
Ông nói: “Điều chúng tôi không muốn là mọi người đến tòa nhà của thành phố
và quận vào lúc hai giờ sáng cùng với phụ nữ và trẻ em ở bên ngoài trong thời
tiết 10 độ và không có sự hỗ trợ nào”. “Và vì vậy, chúng tôi muốn xe buýt ở đây
làm những gì mà mọi xe buýt khác đều làm, đó là đậu tại bến xe buýt và tại điểm
dừng xe buýt vào những giờ mà chúng tôi có thể cử nhân viên đến đón và hướng dẫn
họ đến các dịch vụ.”
No comments:
Post a Comment