Công
an nói cựu quản trị viên Fanpage “Nhật Ký Yêu Nước” từ chối luật sư, gia đình
phản bác
RFA
2024.01.02
Cơ quan An ninh Điều tra của Công an
thành phố Hồ Chí Minh nói nhà hoạt động Phan Tất Thành, người được cho là cựu
quản trị viên của Fanpage có nội dung cổ võ các giá trị dân chủ và tự do mang
tên “Nhật Ký Yêu Nước,” từ chối tham vấn luật sư nhưng gia đình khẳng định điều
ngược lại.
Nhà
hoạt động Phan Tất Thành (Facebook
Black AaroN)
Ông Phan Tất Thành, 38 tuổi, bị Công an thành phố Hồ Chí Minh tạm giữ từ
ngày 8/7/2023 rồi sau đó bị bắt giữ với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”
theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự từ ngày 13/7. Hiện ông đang bị giam trong thời
gian điều tra ở Trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu của công an thành phố.
Ông Phan Tất Chí, bố của nhà hoạt động, cho biết ngay sau khi con trai
ông bị bắt, gia đình đã ký hợp đồng bào chữa với luật sư Trần Đình Dũng thuộc
Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh.
Vào cuối tháng 12/2023, luật sư Dũng đã đến cơ quan công an để làm thủ tục
đăng ký bào chữa cho ông Thành, tuy nhiên, phía công an từ chối. Ông Chí thuật
lại với Đài Á Châu Tự Do (RFA):
“Tuần trước luật sư xúc tiến làm thủ tục xin tiếp
xúc với Thành. Hai ngày sau công an an ninh điều tra thông báo với luật sư là
em Thành từ chối gặp tiếp xúc luật sư, không cần luật sư.”
Ông Chí cho rằng thông tin công an đưa ra không đúng với những điều mà
gia đình nhận được từ con ông. Ông khẳng định:
“Điều này nó hoàn toàn trái ngược 100% với ý nguyện
của Thành từ trại tạm giam. Thành thông tin về cho gia đình yêu cầu phải có luật
sư thì nó mới làm việc với bên điều tra.”
Ông cho biết luật sư Dũng yêu cầu văn bản từ chối luật sư với chữ ký của
ông Thành, nhưng phía công an không đáp ứng. Luật sư cũng đã nộp đơn kiến nghị
lên cơ quan công an đề nghị cho gặp ông Thành để xác nhận việc nhà hoạt động
này không muốn sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa, tuy nhiên, phía công an chưa
phản hồi.
Phóng viên gọi điện cho luật sư Trần Đình Dũng và được ông khẳng định
thông tin ông Chí cung cấp là đúng. Tuy nhiên, ông từ chối cho biết thêm chi tiết.
Theo ghi nhận của phóng viên, trong nhiều vụ án thuộc chương An ninh quốc
gia của Bộ luật Hình sự, như Điều 117- Tuyên truyền chống Nhà nước, Điều 109-
Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thậm chí cả Điều 331- Lợi dụng quyền
tự do dân chủ không thuộc chương này, cơ quan an ninh điều tra thường thuyết phục,
thậm chí ép buộc người hoạt động không thuê luật sư.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, người tham gia bào chữa cho nhiều người hoạt động,
cho RFA biết ông không hề ngạc nhiên về thông tin ông Phan Tất Thành từ chối luật
sư trong giai đoạn điều tra “vì lẽ việc này xảy ra rất phổ biển trong các vụ án
chính trị.”
Ông nói với RFA trong tin nhắn:
“Trước hết phải hiểu việc từ chối này chưa bao giờ
xuất phát từ ý chí của họ. Trong hoàn cảnh bị bắt giam, luật sư như cái phao cứu
sinh của họ, ít nhất về phương diện tinh thần. Đồng thời, còn giúp quá trình điều
tra được thực hiện công bằng, đúng pháp luật, ngăn ngừa tình trạng nghi can bị
điều tra viên tra tấn, dùng nhục hình. Cho nên, việc từ chối chẳng khác nào tự
sát.”
Ông cho biết trong các trường hợp từ chối luật sư, khi ông tiếp xúc với họ
thì họ đều cho biết bị cơ quan an ninh điều tra ép buộc từ chối luật sư, với lý
do thường nghe là: Có luật sư thì án sẽ nặng nề hơn.
“Điều này không chỉ vi phạm nghiêm trọng quy định tố
tụng hình sự vì đã xâm phạm vào quyền bào chữa của người bị khởi tố, mà còn xâm
phạm đến việc hành nghề của giới luật sư.
Thực tế, dù phần bào chữa của luật sư trong các vụ
án chính trị không được tòa án và công tố lưu ý, vì họ (chính quyền- PV) đã có
bản án trước khi xét xử. Thế nhưng, cơ quan an ninh điều tra vẫn tìm cách ngăn
cản luật sư tham gia vụ án, vì lẽ, hầu hết quá trình điều tra vụ án đều có tình
trạng vi phạm tố tụng như tra tấn, dùng nhục hình để dụ cung, ép cung nghi can.
Nếu có sự hiện diện của luật sư, thì họ sẽ không thể thực hiện điều đó để điều
tra, kết thúc vụ án theo ý muốn của họ được.”
Gia hạn thời gian điều
tra
Ông Thành bị Cơ quan An ninh Điều tra bắt đi “làm việc” từ ngày 05/7
nhưng lệnh khởi tố và bắt tạm giam ghi từ ngày 13/7/2023 cho tới ngày
09/11/2023.
Ông Chí cho RFA biết, vào ngày 10/11/2023 ông lên Trại tạm giam số 4 Phan
Đăng Lưu để hỏi thông tin về con trai của mình thì được phía công an cho biết
đã gia hạn tạm giam thêm ba tháng.
“Ngày 10/11, tôi lên tôi gửi quà thăm nuôi cho Thành
và tôi hỏi thì bên công an điều tra họ trả lời họ bảo là đã ký cái quyết định
gia hạn (tạm giam- PV) tới ngày 07/2/2024.”
Theo thống kê của RFA, ông Thành là một trong hơn 20 nhà hoạt động nhân
quyền, người bất đồng chính kiến, và Facebookers bị bắt năm 2023, bốn trong số
này bị tống giam với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước.”
Theo nhiều người hoạt động ở phía Nam, Phan Tất Thành, biệt danh là Black
Aaron, thường xuất hiện trong các bình luận và tin tức của trang Fanpage Nhật
Ký Yêu Nước.
Năm 2010, ông từng đi sang Thái Lan và biểu tình một mình trước Đại Sứ
quán Trung Quốc ở Bangkok khi mà mọi cuộc biểu tình trong nước lúc đó đều bị bắt
bớ, ngăn chặn.
Một số nhà hoạt động cho biết trong nhiều năm gần đây, ông Thành đã dừng
mọi hoạt động xã hội và tập trung vào công việc chuyên môn về hậu cần
(logistics).
--------------------------
Tin,
bài liên quan
TIN VIỆT
NAM
Cựu
quản trị viên Fanpage “Nhật Ký Yêu Nước” bị bắt với cáo buộc 117
No comments:
Post a Comment