“Buôn vua” là gì? Tại sao ông
Nguyễn Công Khế có biệt danh “trùm buôn vua”?
Thứ
Sáu, 01/19/2024 - 09:06 — nguyenvandai
https://www.rfavietnam.com/node/7913
“Buôn
vua” là việc một người dùng tiền, tài sản và các mối quan hệ xã hội để đầu tư
cho con đường quan lộ của một người có cơ hội và khả năng giành được vị trí
quyền lực chính trị, chức vụ cao trong bộ máy nhà nước. Khi người nhận đầu tư
đạt được chức vụ nhất định thì sẽ đem lại lợi ích về kinh tế, chính trị cho
người đã bỏ tiền ra đầu tư. Cả hai cùng được hưởng lợi.
Câu
chuyện về “buôn vua” đã có từ thời nhà Tần bên Trung Quốc.
Lã
Bất Vi là một thương nhân giàu có, tiền tiêu không hết nhưng ông ấy vẫn luôn bị
quan lại chèn ép, xem thường nên ông ấy đã quyết tâm thực hiện một vụ buôn bán
lớn hơn chính là “buôn vua”.
Lã
Bất Vi (292-235 TCN) người nước
Vệ là người có tài,
phong lưu phóng khoáng,
vừa có trí tuệ lại vừa có dã tâm lớn.
Tuy
không phải là quý tộc và trong tay không có binh quyền nhưng Lã Bất Vi hiểu
rằng muốn khuynh đảo thiên hạ thì ngoài quyền thế và quân đội còn có 2 thứ khác
chính là tiền bạc và phụ nữ.
Một
lần khi tới Hàm Đan (đô thành của nước Triệu) buôn bán, Lã Bất Vi đã có cơ hội
gặp gỡ Công tử Dị Nhân của nước Tần đang làm con tin ở Triệu. Và Dị Nhân đang
lâm vào hoàn cảnh khốn cùng nhưng với con mắt tinh tường của thương gia, Lã Bất
Vi nhanh chóng nhìn ra được giá trị trên người Dị Nhân và coi đây là món hàng
kỳ lạ, hiếm có, rất đáng đầu tư với hy vọng một ngày nào đó có thể kiếm được
món lời lớn là danh lợi.
Vì
vậy, Lã Bất vi không tiếc tiền bạc và tìm kế đưa Dị Nhân quay trở về nước Tần,
thậm chí ông còn dâng tặng Dị Nhân tiểu thiếp của mình tên là Triệu Cơ. Không
lâu sau, Triệu Cơ mang thai và hạ sinh một đứa con trai kháu khỉnh đặt tên là
Doanh Chính (hay Triệu Chính, tức Tần
Thủy Hoàng sau này).
Với
tài mưu lược của mình, Lã Bất Vi đã đưa được Dị Nhân làm Thái tử nước Tần và
đổi tên là Tử Sở.
Năm
251 TCN, Tử Sở kế vị, sử gọi là Tần Trang Tương Vương, liền đón vợ con ở nước
Triệu về nước. Sau đó, ông lập Doanh Chính lên làm thái tử và phong Lã Bất Vi
làm thừa tướng, sau đó là Văn Tín Hầu, trở thành một nhân vật hiển hách, ở dưới
một người trên vạn người.
Lên
ngôi được 3 năm thì Tần Trang Tương Vương qua đời, Doanh Chính lên kế vị ở tuổi
13. Do vua Tần còn quá nhỏ tuổi nên Triệu Cơ, lúc này đã trở thành thái hậu, hạ
lệnh cho Lã Bất Vi vẫn làm tướng quốc, thay Doanh Chính chấp chính, đồng thời
lệnh cho Doanh Chính phải gọi Lã Bất Vi là "trọng phụ".
Tuy
đã là tướng quốc nổi danh ở nước Tần, có địa vị không ai sánh bằng nhưng tham
vọng của Lã Bất Vi vẫn chưa dừng lại đó. Lã Bất Vi muốn thống nhất thiên hạ và
để đạt được mục đích này, ông hết lòng phò tá Doanh Chính trở thành một vị vua
anh minh uy vũ.
Do
không chỉ là một thương nhân thông minh mà còn là một nhà chính trị, nhà quân
sự kiệt xuất nên trong thời gian Lã Bất Vi nhiếp chính, nước Tần đã trở nên vô
cùng giàu mạnh, khiến các nước láng giềng ngày càng suy yếu và phải cắt nhường
cho Tần quốc một phần lãnh thổ rộng lớn.
Kết
thúc cuộc đời của kẻ buôn vua đã đạt được quyền lực chỉ dưới một người và trên
muôn người là cái chết tức tưởi. Khi Doanh Chính trưởng thành và nắm quyền lực
thì đã đày cả nhà Lã Bất Vi sang đất Thục. Tự liệu rằng không thể sống, Lã Bất
Vi bèn uống thuốc độc tự tử.
Trong
các triều đại phong kiến sau này ở Trung Quốc và Việt Nam đã có biết bao kẻ học
theo Lã Bất Vi. Và đều thành công ở giai đoạn đầu, nhưng cuối cùng vẫn là những
cái chết hay bị tù đày.
Đến
chế độ cộng sản ở Việt Nam, nạn “buôn vua” ở mọi cấp độ diễn ra mạnh mẽ hơn,
tinh vi hơn, vừa công khai vừa kín đáo. Khi mà giới doanh nhân, tham lam, vô
đạo đức cấu kết với giới quan chức hủ bại để vơ vét, chiếm đoạt tài sản của
người dân và đất nước. Chúng chạy tội, chạy án khi bị phát hiện.
Trong
vụ án Năm Cam trước đây đã Thuyết “buôn vua” hay “chăn voi” tức Trần Văn
Thuyết. Một trong những nhân vật đình đám bậc nhất từng một thời khuynh đảo
giới giang hồ.
Nhưng
Thuyết “buôn vua” mới chỉ có quan hệ tới hàm trung tướng, thứ trưởng Bộ công an
Bùi Quốc Huy, một số quan chức Toà án Tối cao và Viện kiểm sát để chạy án cho
Năm Cam.
Nhưng
cuối cùng thì Thuyết “buôn vua” bị đưa ra xét xử và tuyên phạt 20 năm tù về các
tội “Đưa hối lộ”, “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để
trục lợi”.
Tại
sao lại gọi ông Nguyễn Công Khế là “trùm buôn vua”?
Bởi
vì ông Nguyễn Công Khế đã “buôn vua” tới 4 “ông vua” tức Chủ tịch nước Việt
Nam.
Nguyễn
Công Khế làm Tổng biên tập báo Thanh Niên từ năm 1988. Trên cương vị Tổng biên
tập một từ báo lớn ở TP. HCM, Nguyễn Công Khế dễ dàng thiết lập mối quan hệ với
người lãnh đạo ở Uỷ ban và Thành uỷ TP. HCM. Bởi vì cả hai bên đều có nhu cầu
dựa vào để tồn tại, làm ăn và thăng tiến.
Người
đầu tiên mà Nguyễn Công Khế “buôn vua” là cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Ông
Trương Tấn Sang làm chủ tịch, rồi bí thư TP.HCM từ năm 1992 tới tháng 1 năm
2000. Sau này ông Trương Tấn Sang lên Chủ tịch nước năm 2016.
Người
thứ hai là cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Ông
Nguyễn Minh Triết làm Phó bí thư thường trực TP. HCM từ tháng 1 năm 1997. Trở
thành Bí thư thành uỷ vào tháng 1 năm 2000.
Ngày
27 tháng. 6 năm 2006, ông Nguyễn Minh Triết trở thành Chủ tịch nước.
Người
thứ ba là cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Nguyễn
Công Khế và ông Nguyễn Xuân Phúc là đồng hương Quảng Nam với nhau.
Năm
2008, trên vai trò là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân
Phúc đã trực tiếp thay mặt Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký công văn yêu cầu
các bộ ngành, địa phương làm thủ tục chuyển đổi mục đích thửa đất 151-155 Bến
Nghé, quận 4, TP. HCM. Giúp cho Nguyễn Công Khế thực hiện hành vi tội phạm chót
lọt.
Ngày
5 tháng 4 năm 2021, ông Nguyễn Xuân Phúc lên Chủ tịch nước.
Người
thứ tư là đương kim Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Ông
Võ Văn Thưởng có thời gian dài từ năm 1995 tới năm 2003 làm công tác đoàn tại
TP. HCM. Trong thời gian đó, Nguyễn Công Khế và Võ Văn Thưởng có mối quan hệ
gần gũi, gắn bó.
Võ
Văn Thưởng lên Chủ tịch nước vào ngày 2 tháng 3 năm 2023, sau cú ngã ngựa của
cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Cả
4 ông Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng trên
con đường quan lộ của họ đạt đỉnh cao quyền lực đã nhận sự ủng hộ tài chính và
sự vận động ngầm từ Nguyễn Công Khế.
Ở
chiều ngược lại, cả 4 ông Chủ tịch nước đã giúp cho thế lực và công việc làm ăn
của Nguyễn Công Khế mạnh mẽ, thuận lợi không chỉ ở khu vực phía nam mà còn trên
cả nước.
Nhưng
cuối cùng, “trùm buôn vua” Nguyễn Công Khế không phải là hư danh mà là thực
danh, nhưng vẫn có kết thúc không có hậu.
Giờ
đây, Nguyễn Công Khế đang bị điều tra và đối diện với hình phạt cao nhất là 20
năm tù với tội danh “vi phạm qui định về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước
gây thất thoát, lãng phí” được quy định tại điều 219 Bộ luật hình sự.
Hậu
quả của nạn “buôn vua”
Thứ
nhất, làm tha hoá và mục nát nền chính trị và pháp luật;
Thứ
hai, làm mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn
Thứ
ba, làm thiệt hại đến tài sản của người dân và đất nước, làm cho người dân khốn
khổ.
Giải
pháp chấm dứt nạn “buôn vua”.
Con
đường duy nhất là chấm dứt chế độ độc đảng và dân chủ hoá Việt Nam.
No comments:
Post a Comment